Hệ thống tìm thấy 227 kết quả
Ngày phát hành 9:0 | 26/1/2021
Lượt nghe: 851
Thưởng thức truyện ngắn của nhà văn Quế Hương, có lẽ nhiều người sẽ bất giác nhớ về Tết, về thời khắc sum vầy bên người thân, xóm giềng. Có lẽ tác giả là một người hoài cổ và chị viết “Chiếc lá hình giọt lệ” trong sâu thẳm xa xăm một nỗi nhớ. “Chị Thời” cũng như nhiều nhân vật trong truyện ngắn Quế Hương, đều là những con người dường như chịu thua thiệt, khuất lấp, lạc thời, lạc điệu với cuộc đời gấp gáp, bon chen. Họ lặng lẽ, nhịn nhường, quẩn quanh, thu mình lại trong một không gian hẹp, cách biệt với ồn ào thị thành, hiện đại. Nhưng ở họ, lạ kỳ thay, lại ánh lên thứ ánh sáng đẹp đẽ, diệu vợi hiếm còn thấy lại trong cái chói chang của cuộc sống kim tiền. Nhưng điều nhà văn Quế Hương muốn nói chắc hẳn không chỉ là cái sự khác biệt, thanh đạm, của người phụ nữ thuộc về thời xa lắc xa lơ kia. Chị còn muốn nói tới bản năng muôn đời, sự giống nhau của mọi thời, đó là khao khát yêu và được yêu. Khác chăng chỉ là ứng xử với trái tim của nhân vật “Chị Thời” trong truyện ngắn “Chiếc lá hình giọt lệ”, giữa bao người phũ phàng hay cay cú vì tình, vì tiền. Sự sâu sắc của câu chuyện không chỉ hiển hiện ở những chi tiết gây nhói lòng, ở hành văn dịu dàng nhưng sắc sảo, lối miêu tả sinh động, tinh tế mà cao hơn cả, nhà văn Quế Hương đã biết vỗ về cảm xúc người đọc, người nghe qua những điều còn đọng lại sau cuối, đó là đức vị tha, là những khoảnh khắc lắng nghe và cảm nhận bằng tâm hồn, thay vì đôi mắt...(Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2019
Lượt nghe: 632
Vừa hồn nhiên, sâu sắc, vừa lãng mạn, đó là những trang văn viết cho tuổi học trò của nhà văn Nguyên Hương. Trong hai mươi năm cầm bút, nhiều tác phẩm của nhà văn để lại dấu ấn trong lòng độc giả nhí như: “Lời hứa của mùa Hè” “Gia sư”, “Sếp phó”, “Học trò phố huyện”, “Ngày có bốn mùa"... Bắt đầu từ buổi đọc truyện này, hãy cùng đồng hành với truyện dài "Học trò phố huyện", các em nhé. (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ nhất)
Ngày phát hành 15:18 | 24/3/2021
Lượt nghe: 1531
Không rực rỡ như những dân tộc vùng cao Tây Bắc, trang phục của người phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên dáng độc đáo, vừa kín đáo lại quyến rũ lạ thường. Để tạo nét quyến rũ, người phụ nữ Chăm thường chọn khăn đội đầu để tô thêm sắc thái hài hòa của bộ trang phục. Những lúc trời nắng chói chang thì khăn có thể che mái tóc dài óng ả. Những khi trời lạnh thì khăn được quàng quanh cổ giữ ấm vừa tạo nên vẻ kín đáo cho người phụ nữ Chăm. Chiếc khăn trở thành vật không thể thiếu trong văn hóa cũng như cuộc sống của người dân tộc Chăm. Tác giả Kiều MaiLy cũng lấy chiếc khăn Niram, món quà cưới là hình ảnh xuyên suốt câu chuyện. Vì loạn lạc chiến tranh mà nhân vật tôi khi còn nhỏ đã làm thất lạc người em gái bé bỏng của mình. Từ ngày đó bà mẹ cũng như nhân vật luôn ân hận day dứt không biết cô gái nhỏ mới 2 tuổi còn sống hay không, đang ở đâu, có được khỏe mạnh hay không. Nỗi nhớ mong con mòn mỏi khiến bà mẹ đã ốm đau không qua khỏi. Nhân vật Tôi lớn lên một thân một mình với nỗi niềm thương nhớ. 18 năm sau, có hai mẹ con vị khách từ Camphuchia qua làng chơi. Từ dấu vết để lại trên chiếc khăn Njram của cô gái Siam mà hai anh em nhân vật đã đoàn tụ với nhau. Câu chuyện được viết giản dị nhưng xúc động nhất là những gia đình bị thất lạc người thân của mình. Hình ảnh chiếc khăn Njram, chiếc khăn truyền thống trong đám cưới người Chăm lúc nào cũng ẩn hiện như sợi dây gắn kết gia đình. Chiến tranh khiến biết bao gia đình ly tán, cha mẹ, anh chị em phải xa cách nhau. Và khi họ tìm lại được người thân của mình thì thật là niềm hạnh phúc không gì so sánh được. Qua truyện ngắn, người đọc, người nghe hiểu hơn những nét đẹp trong văn hóa người Chăm cũng như những giá trị của gia đình. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2015
Lượt nghe: 1331
Một câu chuyện ít kịch tính, chẳng ồn ào cứ lặng lẽ chiếm lấy cảm tình của người đọc, người nghe bằng một nét duyên riêng: nhẹ nhàng, ý nhị, đủng đỉnh mà vẫn rất tình. Đến mức, khi truyện khép lại bằng một màn đoàn viên hạnh phúc, chắc hẳn nhiều người sẽ không giấu nổi một nụ cười tủm tỉm, mà tự hỏi rằng: Có lẽ do lấy bối cảnh xứ Huế và viết về những người con của đất cố đô, "Thương nhớ con đèo" cũng có phong vị của Huế thương chăng? (Đọc truyện đêm khuya ngày 20/03/2015)
Ngày phát hành 21:9 | 22/8/2021
Lượt nghe: 861
Triển lãm gồm 3 chủ đề “Từ nhân dân mà ra”, “Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam”, “Di sản của Đại tướng Võ Nguyên Giáp” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức giới thiệu các hình ảnh, tài liệu làm nổi bật dấu ấn, vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Tổng Hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam (Nhà và Hầm D67) từ năm 1968 - 1975. (Làn sóng nghệ thuật 20/8/2021)
Ngày phát hành 9:23 | 8/11/2022
Lượt nghe: 10
Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai người dân tộc Ê Đê đã mang đến cho bạn đọc cả nước những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người trong dòng chảy biến đổi văn hóa. Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập. Nhà văn Niê Thanh Mai hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong sự nghiệp viết văn, chị đã có nhiều giải thưởng như: Giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 với tập truyện ngắn “Suối của rừng”, giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 trao cho truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xóa” và “Cửa sổ không có chắn song”. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Đêm dài hun hút” của nhà văn Nie Thanh Mai
Ngày phát hành 11:23 | 18/5/2022
Lượt nghe: 328
Chương trình hòa nhạc “Đêm huyền ảo” gồm hai phần: giao hưởng - hợp xướng với “Tổ khúc giấc mộng đêm hè” và các “Romance và Aria nổi tiếng thế giới” với các giọng ca opera nổi tiếng của nhà hát. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 11:5 | 12/11/2021
Lượt nghe: 1092
Diễn ra trong bối cảnh ngành xuất bản chịu tác động nghiêm trọng do dịch Covid 19, Giải thưởng Sách Quốc gia vẫn thu hút sự chú ý khi có sự tham gia của 47 đơn vị xuất bản với 365 ấn phẩm. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu với quý vị và các bạn cuốn “Du hành giữa các văn bản – Nguyễn Huy Thiệp và xã hội Việt Nam sau 1975” của TS. Nguyễn Văn Thuấn – một trong những cuốn sách rất có khả năng nằm trong Giải thưởng Sách Quốc gia năm nay. Sách do NXB Đại học Huế ấn hành.
Ngày phát hành 15:56 | 4/4/2022
Lượt nghe: 800
Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh tâm sự rằng ông có một giấc mơ kỳ lạ “ở Hội Lim rất đông các nghệ sĩ tụ hội. Mỗi nghệ sĩ đều ôm một cây hoa đẹp lạ kỳ. Đó là hoa Huê tình – cây hoa bản mệnh của những người nghệ sĩ đích thực. Có một kẻ vừa hát oang oang trên sân khấu, chỉ thấy giọng khỏe mà không thấy cảm xúc gì. Hát xong ngụp lặn dưới hồ mà gào thét trả cây huê tình cho ta….”. Giấc mơ đó đã gợi cho ông cảm hứng viết truyện ngắn “Hoa Huê tình còn thơm”. Có thể thấy nhân vật Hắn trong truyện ngắn này từ đầu tới cuối luôn khao khát tìm kiếm, và bằng mọi cách để có được bông hoa Huê tình của mình - bông hoa như một biểu tượng cho tài năng, vinh quang, và danh vọng. Quá tình kiếm tìm trái tim hắn ta nặng trĩu tham sân si, lòng hắn ta luôn thèm khát những bông hoa Huê tình của nhiều nghệ sĩ danh tiếng, hắn không từ mọi thủ đoạn để đạt cho được chữ Danh. (từ tham ô một số tiền lớn của đoàn quan họ, dùng pháp thuật Ấn Độ để thu các hoa Huê tình của nghệ sĩ khác về mình, đến việc cưới một cô gái mù hát hay con gái của một nghệ sĩ ….để người con gái đó nhường lại hoa Huê tình của cô cho hắn….vv…). Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh viết truyện ngắn này để gửi gắm thông điệp: Một nghệ sĩ đích thực cần hội tụ đủ hai yếu tố tài năng và nhân cách. Dù tài năng đến đâu nếu nhân cách xấu xa anh ta cũng sẽ không thể đi xa bay cao được. Phẩm chất quan trọng nhất trong nhân cách của con người nói chung, người nghệ sĩ nói riêng là lòng nhân ái và tính trung thực. Người nghệ sĩ chân chính cần cống hiến hết mình cho công chúng trước khi nghĩ đến quyền lợi của bản thân. Bút pháp kỳ ảo cũng như hình ảnh mang tính biểu tượng về một loài hoa mang tên Huê tình được tác giả sử dụng để chuyển tải thông điệp đó. Không khí truyện bảng lảng và đậm chất thơ. Tuy nhiên mạch văn đôi khi vẫn hơi rối. Điều đó cũng khiến truyện phần nào giảm sức hấp dẫn
Ngày phát hành 16:54 | 14/9/2021
Lượt nghe: 828
Truyện gắn “người bán than ở Chí Linh” viết về thời nhà Trần nhưng không đi sâu 3 lần chiến thắng vang dội của nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông mà đi vào đề tài giao thương của đất nước giai đoạn này. Nhân vật chính của câu chuyện là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, một con người có tài có tâm nhưng cuộc đời long đong trắc trở. Vì tha cho Sái Minh, một tù binh quân địch mà Nhân Huệ Vương bị đuổi khỏi hoàng cung. Giấu đi thân phận quyền quý, ông trở thành một người bán than ở Chí Linh. Khi nhận được chỉ của Hoàng thượng, Nhân Huệ Vương quay về triều cầm quân ra biên ải chống giặc. Những thăng trầm của cuộc đời khiến ông hiểu hơn cuộc sống dân tình thế thái. Những hi sinh mất mát thầm lặng của hàng triệu người dân trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, những khó khăn trong đời sống sinh kế của nhân dân. Truyện ngắn được viết theo dòng hồi tưởng, tự sự của nhân vật với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Là sự chua chát trước bất công nơi triều chính, là tình cảm ân nghĩa khi nghĩ về người mẹ nuôi, về những người cưu mang, hi sinh để mình được sống, là sự đồng cảm với cuộc sống khó khăn của người dân., Trong xã hội phong kiến, những người buôn bán bị coi rẻ nhất. Từng là người dân bình thường đi bán than Nhân Huệ Vương hiểu hơn vai trò, địa vị của người thương lái trong cuộc sống. Chính vì vậy ông không ngại điều tiếng, không ngại chê trách của triều đình, Nhân Huệ Vương trực tiếp tham gia công việc buôn bán của người dân, góp phần giúp người dân đỡ cơ cực. Truyện ngắn nhiều chi tiết xúc động giúp người đọc, người nghe hiểu hơn về một gia đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu hơn về một vị danh tướng lẫy lừng thời nhà Trần – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 11:14 | 24/8/2021
Lượt nghe: 1207
Được coi là một cây bút giàu nội lực, ham đọc, ham nghĩ và say sưa viết, nhà văn Uông Triều có khả năng đem đến sự bất ngờ cho người đọc khi thử sức với nhiều thể loại từ tản văn, tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết đến phê bình. Ở lình vực nào, anh cũng cho thấy mình là “một cây bút giàu nội lực, ham đọc, ham nghĩ và say sưa viết”. Những năm gần đây, anh ít viết truyện ngắn. Nhưng với những ai đã biết tới nhà văn đất Quảng Ninh từ những ngày đầu thì đây vẫn là một địa hạt mà Uông Triều để lại dấu ấn đậm nét về tài năng cũng như bút lực của mình. Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” hôm nay, mời quý vị và các bạn thưởng thức một trong những tác phẩm của “những ngày đầu lưu luyến ấy” – truyện ngắn “Nước mắt sông Cầm” của nhà văn Uông Triều.
Ngày phát hành 22:4 | 5/2/2022
Lượt nghe: 977
Triển lãm trưng bày các phương án đạt giải cuộc thi “Thiết kế không gian sáng tạo Hà Nội” đang diễn ra tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội đến hết tháng 2/2022 nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân thủ đô. Cuộc thi gồm ba hạng mục: Hạ tầng thúc đẩy sáng tạo; Tổ chức không gian sáng tạo trên cơ sở khai thác các công trình công nghiệp trong đô thị phải di dời hoặc chuyển đổi chức năng; Bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc, quy hoạch truyền thống. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 14:15 | 11/4/2021
Lượt nghe: 2485
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Truyện ngắn “Tướng về hưu” (sáng tác năm 1987) là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, đã được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi. (Điểm hẹn văn nghệ 03/4/2021)
Ngày phát hành 13:3 | 3/1/2021
Lượt nghe: 275
Với cái nhìn của chủ nghĩa hiện thực lãng mạn pha lẫn yếu tố siêu thực, họa sĩ Lê Huy Tiếp đã cho ra đời nhiều bức tranh sơn dầu độc đáo. Triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam giới thiệu hơn 120 tác phẩm, trong đó có các tác phẩm được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT như “Chiến tranh”, “Eva trở về”. (Làn sóng nghệ thuật 25/12/2020)
Ngày phát hành 15:7 | 24/3/2021
Lượt nghe: 1282
Trong bối cảnh thơ ca Quốc âm với sự xuất hiện của những truyện thơ lục bát và dần tới buổi giao thời tưởng đã tiến tới hiện đại hóa bỗng lại xuất hiện Tiếng thơ Đường luật đầy bản sắc - Bà huyện Thanh Quan. Dư âm của những “Chiều hôm nhớ nhà”, “Buổi chiều lữ thứ”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Qua đèo Ngang” là sự tổng hòa của kết cấu, nhịp điệu, ngôn ngữ nghệ thuật – Mà ở phương diện nào, Bà huyện Thanh Quan cũng có những đóng góp độc đáo...
Ngày phát hành 11:4 | 4/3/2021
Lượt nghe: 1035
Sáng tác thơ Đường luật bằng chữ Hán lâu nay vẫn mang đặc tính nặng nề, cổ kính, xa lạ với người bình dân. Khi viết bằng chữ Nôm, thơ Đường luật với cách gieo vần gieo chữ nghiêm cẩn cũng khó tìm được sự đồng điệu với ngôn từ đề cao sự thuần phác, nguyên sơ, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thế nhưng, thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan lại dung hòa được hai yếu tố khó đội trời chung là niêm luật thơ Đường và ngôn ngữ Quốc âm. Chỉ có thể giải thích rằng chính giọng thơ nữ tính, nhuần nhị, mang mang niềm hoài cổ của nữ sĩ đã thổi hồn cho những áng thơ Nôm Đường luật đầy cốt cách còn ngân vang cho tới hôm nay...
Ngày phát hành 10:48 | 28/9/2021
Lượt nghe: 429
Với chất giọng ngọt ngào, ca sĩ Thu Huyền có nhiều thuận lợi khi chuyển từ dòng nhạc dân gian sang dòng nhạc Bolero. Những năm gần đây, nhiều người yêu nhạc lại biết đến một Thu Huyền với những bài hát Bolero say đắm lòng người. (Hành trình Sáng tạo 26/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2017
Lượt nghe: 728
Cụm từ “Bài văn lạ” được dùng khá phổ biến trên mạng internet, đặc biệt nở rộ vào mỗi kỳ thi. Đó có thể là một bài văn xuất sắc, vượt lên chuẩn mực thông thường. Cũng có thể là bài văn có nhiều câu ngộ nghĩnh buồn cười, hay người viết cố ý hiểu nhầm đề bài để gây ấn tượng, mạnh hơn nữa là gây Scandal trong phạm vi lớp học trường học. Mỗi chúng ta sẽ có quan điểm khác nhau về từng trường hợp cụ thể. Ở góc độ giáo viên, các thầy cô có suy nghĩ và ứng xử như thế nào? Cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ - nhà giáo Đông Hà (Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế) đề cập nội dung này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 03/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019
Lượt nghe: 327
Gia đình của công chúa Ma-ga-ret đang chung sống rất hạnh phúc thì những sự chia ly diễn ra. Đầu tiên là sự ra đi của anh trai nàng để tìm vùng đất mới. Không lâu sau đó, mẫu hậu của nàng cũng qua đời. Nhà vua lấy một người vợ mới, nhưng thật không may đó lại là một mụ phù thủy. Chuyện gì sẽ xảy đến với vương quốc và công chúa Ma-ga-ret/ (Kể chuyện và hát ru 27/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2017
Lượt nghe: 653
Tác phẩm “Mùa đông huyền bí” của nhà văn Phần Lan Tove Jansson được viết bằng giọng văn trong trẻo, ngọt ngào miêu tả sinh động vẻ đẹp và sự huyền bí, mê hoặc lòng người của mùa đông ở các nước Bắc Âu. Nhân vật chính mà Mumi, một loài vật ngủ đông từ tháng mười năm trước đến tháng tư năm sau. Năm nay đã có một điều đặc biệt xảy đến với nhân vật này. Ánh trăng đã chiếu rọi vào mặt Mumi làm cậu ta tỉnh giấc. Mumi bắt đầu hành trình khám phá mùa đông với vô vàn điều kỳ lạ. Những đồ vật trong nhà đang chìm sâu vào giấc ngủ đông. Con sông nước trong vắt chảy róc rách qua khu vườn mùa hè của nhà Mumi giờ đây bỗng trở nên lạnh ngắt. Cây cối thì trơ trụi khiến Mumi nghĩ rằng “cả trái đất đã chết khi ta ngủ”. (Văn nghệ thiếu nhi 05/12/2017)
Ngày phát hành 16:0 | 16/3/2022
Lượt nghe: 1406
Dựa trên những cứ liệu xác đáng, căn cứ vào nội dung, nghệ thuật của truyện thơ “Phan Trần”, đặc biệt đặt trong bình diện so sánh với các tác phẩm khác cùng tác giả, có thể khẳng định khả năng rất cao văn thần Nguyễn Huy Lượng thực sự là tác giả của tác phẩm này. Người xưa có câu: “Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” nhằm phê phán câu chuyện, con người vượt ra khỏi lề thói, khuôn thước xã hội. Thế nhưng thời gian đã khẳng định giá trị của cả “Truyện Kiều” và truyện thơ “Phan Trần”. Đó thực sự là những tác phẩm xuất sắc vượt lên về cả nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của nền văn học dân tộc.
Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2019
Lượt nghe: 809
Trong nền thơ hiện đại nước ta, nhà thơ Huy Cận có một vị trí riêng, với những đóng góp nổi bật, đặc biệt ở thời kỳ thơ mới và giai đoạn thơ kháng chiến chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với những bài thơ nổi tiếng như "Tràng giang", "Các vị La hán chùa Tây Phương", "Đoàn thuyền đánh cá"… Thơ ông mang chiều sâu triết lý nhân sinh, suy ngẫm về sự tồn tại của cá nhân trong vũ trụ vốn thẳm sâu và chứa nhiều bí mật. Song ở mảng thơ tình, luôn là sự ấm áp, trìu mến với nhiều sắc thái thể hiện… (Tiếng thơ 05/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2019
Lượt nghe: 623
Bằng tình yêu phim tài liệu và sức trẻ, đạo diễn, nhà biên kịch Đỗ Thị Huyền Trang đã không ngại dấn thân, hướng ống kính về những đề tài được xã hội quan tâm. (Hành trình Sáng tạo 07/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019
Lượt nghe: 350
Ngay hôm đầu tiên dọn đến, bố Hoài đã tự tay khoan tường để gắn móc áo và kệ sách lên cho lũ học trò sống xa nhà. Rất nhanh chóng, cả 5 đứa cùng làm thân và chia sẻ sở thích cho nhau. Tâm An có một cái máy chụp hình điện tử và một cuộn phim Kodak khiến cả bọn thích mê. Không những thế, nó còn có rất nhiều đĩa CD gồm cả băng nhạc và các băng học Tiếng Anh khác. Kiểu học Tiếng Anh qua máy cassette khiến cả bốn đứa còn lại đều kinh ngạc và thầm ghen tị với Tâm An... (Đọc truyện - Học trò phố huyện - Buổi thứ sáu)
Ngày phát hành 21:34 | 4/10/2021
Lượt nghe: 371
Trở lại kinh đô Huế, ba cha con quan phó bảng đều được gọi bằng tên mới: quan phó bảng Nguyễn Sinh Huy, hai cậu con trai là Nguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành. Do chưa thu xếp được chỗ ở nên ba cha con tạm ở nhờ nhà ông Phạm Khắc Doãn - vị quan biên tu Quốc sử quán và là người cùng quê. Ông Khắc Doãn có cậu con trai trạc tuổi Thành. Hai người nhanh chóng làm thân để cùng giúp đỡ nhau việc nhà và việc học... (Văn nghệ thiếu nhi 01/10/2021)
Ngày phát hành 9:40 | 1/10/2021
Lượt nghe: 314
Sau khi chôn cất bà ngoại xong, Côn được cha dẫn đi thăm các bạn thân trước khi ông phải vào Huế nhận chức. Quan phó bảng Nguyễn Sinh Sắc rất mừng vì sự hiểu biết, thông minh của con. Ông có thể nói chuyện thế sự với Côn, trao đổi về những trăn trở việc nước việc dân mà ông quan tâm... (Văn nghệ thiếu nhi 25/09/2021)
Ngày phát hành 10:6 | 24/10/2021
Lượt nghe: 303
Chia tay thầy Lê Văn Miến, Nguyễn Tất Thành nói với anh trai là mình sẽ rời Huế vô miền trong để học hỏi, để làm điều gì có ích cho đất nước. Ngay hôm sau, Tất Thành theo một đoàn người buôn bán kẹo đi về Quảng Ngãi. Trên đường đi, đoàn người rất ngạc nhiên khi thấy một cậu ấm con quan như Thành không kiêu ngạo mà giản dị, chan hòa...(Văn nghệ thiếu nhi 16/10/2021)
Ngày phát hành 21:36 | 6/9/2021
Lượt nghe: 583
Sau nhiều ngày rong ruổi đường xa, kinh thành Huế cũng hiện ra trước mắt với vẻ hoài cổ, kiêu sa. Anh đồ Nghệ Nguyễn Sinh Sắc dẫn các con tìm hiểu các công trình kiến trúc và nhịp sống nơi đây. Côn ngỡ ngàng bởi bên cạnh những khung cảnh tráng lệ nguy nga thì cuộc sống của phần đông dân chúng đều cực khổ lầm than... (Văn nghệ thiếu nhi 03/09/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2020
Lượt nghe: 227
Minh Thu đi vắng. Hoài tập trung ôn luyện để tham gia cuộc thi học sinh giỏi toán cấp tỉnh. Cha Hoài lo lắng cho sức khỏe con gái nên đã khuyên Hoài tạm dừng công việc ở quán. Về phía Hoài cũng đã lường trước được những khó khăn, nhưng Hoài không muốn mình là kẻ chiến bại... (Đọc truyện "Học phò phố huyện" - Buổi 67 - Văn nghệ thiếu nhi 14/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2019
Lượt nghe: 253
Cả nhóm đang nói cười rộn ràng thì tiếng xe gắn máy ồn ào cắt ngang bầu không khí vui vẻ. Bốn cặp nam nữ trên bốn chiếc xe phân khối lớn lần lượt bước xuống. Đó chính là Hạnh Chi và nhóm bạn ngổ ngáo. Sự xuất hiện của Hạnh Chi khiến Tâm An, Hoài và Tú Quyên bỗng thấy khó xử... (Đọc truyện "Học trò phố huyện - Buổi 35 - Văn nghệ thiếu nhi 23/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2020
Lượt nghe: 235
Minh Thi chưa sẵn sàng đối diện với việc sẽ phải rời xa Tú Quyên, Tâm An và Hoài để đến một nơi xa lạ. Cảm giác chỉ có một mình mà không còn những người bạn ở bên khiến cô có đôi chút sợ hãi. Hoài vẫn luôn an ủi Minh Thi và hứa ngày mai khi ra sân bay tiễn bạn, cả nhóm sẽ chờ cho đến khi Minh Thi đến nơi an toàn... (Đọc truyện "Học trò phố huyện - Buổi 65 - Văn nghệ thiếu nhi 08/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2019
Lượt nghe: 259
Sau khi nhóm bạn của Hoài về quê, thì cha mẹ Hoài liền treo biển cho thuê nhà. Rồi ngày tựu trường cũng đến. Gặp lại các bạn, Hoài rất ngần ngại. Nhưng các bạn đã chủ động báo rằng các bạn đã tìm thuê nhà khác trọ học. Nhóm Ngũ long công chúa không còn được ở bên nhau nữa... (Đọc truyện "Học trò phố huyện - Buổi mười bốn)
Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2019
Lượt nghe: 611
Người đầu tiên đến hỏi thuê trọ nhà của gia đình Hoài là cha con Tú Quyên. Tú Quyên bằng tuổi Hoài, và cũng vừa thi đậu vào lớp tiếng Anh của trường chuyên Nguyễn Du. Vì lo lắng cho chỗ ăn ở của con trên thành phố nên bố Tú Quyên đã phải vất vả cùng con đi tìm nhà trọ. Tuy Hoài và Tú Quyên chưa bao giờ gặp nhau, nhưng khi biết cùng học chung trường thì cả hai nhanh chóng quen thân nhau... (Đọc truyện "Học trò phố huyện - Buổi thứ 2)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019
Lượt nghe: 280
Để chúc mừng hai vị khách trọ đầu tiên, ba mẹ Hoài đã nấu một nồi bún bò to và mời Hạnh Chi, Tú Quyên tham gia. Sau bữa ăn, Tú Quyên và Hạnh Chi rủ nhau đi rửa bát. Lúc này, vì vô tình nghe thấy cuộc trò chuyện giữa hai cô bạn mà Hoài đã biết thì ra Minh Thi chính là chị họ của Hạnh Chi. Cả ba háo hức đạp xe xuống khu nhà trọ trường điểm Nguyễn Du để tìm Minh Thi... (Đọc truyện "Học trò phố huyện " - Buổi thứ tư)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019
Lượt nghe: 259
Sau khi thi trượt kỹ năng nghe tiếng Anh, Tâm An quyết tâm mua lại chiếc máy cát-xét đã bán đi và cô cũng bắt đầu dạy kèm những buổi đầu tiên cho cháu của Huỳnh. Hoài thì có ý định học võ ở lớp của Huỳnh. Huỳnh dạy võ rất nghiêm khắc, cũng bởi vậy mà lớp võ của Huỳnh ít thành viên... (Đọc truyện "học trò phố huyện" - Buổi 32 - Văn nghệ thiếu nhi 16/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2020
Lượt nghe: 359
Để chuẩn bị cho Quán Nhớ thì Hoài, Tú Quyên và Tâm An đã rút hẳn việc tập kịch, chỉ còn lại Minh Thi là người vất vả nhất. Vừa phải học đuổi theo các bạn đã học thêm nhiều vào dịp hè, vừa phải tập kịch và làm thủ quỹ cho Quán Nhớ, dường như Minh Thi chẳng có mấy thời gian nghỉ ngơi...(Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 53 - Văn nghệ thiếu nhi 04/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2019
Lượt nghe: 492
Cà phê rớt giá khiến bao gia đình điêu đứng, trong đó có gia đình anh Thành, Hạnh Chi, Tú Quyên và Tâm An. Tú Quyên muốn đi làm thêm ở bể bơi. Tâm An thì phải tằn tiện, bán dần đồ dùng để lo cho việc ăn học. Đã biết thương bố mẹ, nên bạn nào cũng cố gắng để bố mẹ khỏi lo nghĩ. Gặp lại nhau, nhóm Ngũ long công chúa rất vui mừng... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 16)
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2019
Lượt nghe: 571
Tú Quyên đến nhà văn hóa xin việc trông coi bể bơi. Cô bé được đưa đến gặp người phụ trách để đánh giá năng lực. Đó là một người đàn ông trung tuổi với gương mặt cương nghị. Khác hẳn với tưởng tượng của Tú Quyên, không hề có một cuộc kiểm tra nào cả. Vì tuổi còn nhỏ và hạn chế về thể lực nên Tú Quyên không được nhận vào làm. Cô bật khóc và chạy ra khỏi nhà văn hóa... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 17)
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2019
Lượt nghe: 345
Lại một mùa hè. Ngày tạm biệt Tú Quyên và Minh Thi, gương mặt ai cũng không giấu nổi buồn bã. Hạnh Chi muốn rủ Tâm An sang ở cùng nhưng Tâm An từ chối. Hoài cảm nhận rõ sự thiếu vắng những người bạn thân. Dòng chữ “Ngũ long công chúa” trước cửa phòng trọ dù đã mờ nhưng vẫn đọc rõ. Bao kỉ niệm lại ùa về... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 18)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2019
Lượt nghe: 308
Anh Huỳnh nhờ Ngọc nhắn với cô bạn Tú Quyên là anh đã xin việc cho Tú Quyên tại một bể bơi tư nhân. Biết hoàn cảnh gia đình các bạn khá khó khăn nên Hoài vội gọi điện ngay để báo tin cho Tú Quyên. Nhưng Hoài gọi điện mấy lần mà không thấy ai nhận máy. Hoài đành gọi điện và nói chuyện với Minh Thi, cô bất ngờ và khó xử khi Minh Thi nhờ mình giới thiệu vào giúp việc trong quán ăn của má... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 19)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2019
Lượt nghe: 415
Hoài đến mấy quán cơm phở và cà phê xin việc cho Minh Thi nhưng không thành. Sau khi viết thư về quê Tú Quyên, Hoài bất ngờ khi gặp bạn ở phòng trọ. Cô thắc mắc tại sao Tú Quyên khăng khăng không muốn ở trọ cùng Hạnh Chi nữa nhưng không nhận được lời giải thích. Buổi thử việc tại bể bơi của Tú Quyên rất thành công và chắc cô sẽ được nhận vào làm tại bể bơi...
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2019
Lượt nghe: 305
Biết chú của anh Huỳnh mới mở quán cà phê Thanh Thanh, Hoài mạnh dạn giới thiệu Minh Thi vào làm việc. Trên đường trở về, Hoài ngượng khi 2 cô bạn nói anh Huỳnh thích cô. Nếu anh không thích sao lại giúp Hoài nhiệt tình như vậy? Lúc này Tú Quyên mới nói lý do tại sao mình không muốn ở trọ cùng Hạnh Chi nữa... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 21)
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2019
Lượt nghe: 239
Tâm An, Hoài và Tú Quyên đã xin được việc làm thêm, trong khi Minh Thi và Hạnh Chi vẫn chưa tìm được việc. Thời gian này, Hạnh Chi có thêm những người bạn mới, tỏ ra không quan tâm tới nhóm Ngũ nương công chúa như trước kia. Điều này khiến các bạn khá buồn, nhưng cũng không biết nói sau... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 22)
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2019
Lượt nghe: 312
Tú Quyên kể cho Hoài nghe chuyện xảy ra đêm qua tại phòng trọ Tâm An, nửa đêm ông chủ phòng trọ gõ cửa gạ gẫm. Nỗi hoảng sợ vẫn còn in trên khuôn mặt Tâm An. Hoài khuyên các bạn phải nhanh chóng chuyển phòng trọ trong ngày hôm nay, không thể chậm trễ... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 23)
Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2019
Lượt nghe: 264
Gặp anh Huỳnh, Hoài đã kể sự tình về Tâm An cho anh Huỳnh nghe, lại việc của Minh Thi nữa. Anh Huỳnh gợi ý về công việc bán cafe ở một quán quen nữa sẽ hợp với Minh Thi trong giai đoạn này. Hoài rất biết ơn về sự giúp đỡ của anh Huỳnh đối với mình và các bạn... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 24)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2019
Lượt nghe: 319
Nhận thấy chỗ ở trọ không an toàn nên Tâm An đã nhờ Hoài và Tú Quyên đến chuyển đồ đạc đi tìm chỗ trọ khác. Và để tăng thêm khí thế “mạnh mẽ cho Tâm An”, Hoài nhờ thêm Trâm và Duy - em của Hoài đến trợ giúp. Trong lúc chuyển nhà, Tâm An không may bị trúng gió và ngất lịm đi. Tình thế vô cùng nguy cấp khi bên cạnh các bạn không có người lớn... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 25)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2019
Lượt nghe: 486
Công việc kinh doanh cà phê bị thua lỗ khiến bố mẹ Tâm An chưa kịp gửi tiền học cho con. Tâm An đã phải đi làm thêm ở một cơ sở xay bột cách nhà trọ khoảng 4km. Nhưng do làm việc quá nhiều cộng thêm tinh thần bất an mỗi khi về nhà trọ khiến cô bạn không thể gắng gượng thêm được nữa... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 26)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2019
Lượt nghe: 526
Bố mẹ Tâm An muốn đưa bạn về quê, không tiếp tục theo học nữa. Hạnh Chi thì thay đổi, ăn diện hơn và có phần xa cách các bạn. Kết quả học tập của Hạnh Chi cũng sa sút. Nhóm Ngũ long công chúa đang có nguy vơ tan vỡ... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 27)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2019
Lượt nghe: 300
Khi mang hộp cơm tới phòng trọ của Hạnh Chi tự nhiên Hoài thấy hồi hộp. Hoài nghĩ tới việc Hạnh Chi sẽ làm lành với mọi người và nhóm Ngũ Long Công Chúa lại vui vẻ như trước. Nhưng Hoài thất vọng khi thấy Hạnh Chi đang trò chuyện vui vẻ cùng một nhóm bạn khác ở phòng trọ. Trong khi đó, Tú Quyên và Tâm An đến ở nhờ nhà Hoài, được gia đình Hoài đón tiếp niềm nở chu đáo... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 28)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2019
Lượt nghe: 237
Sự quan tâm của ba má và hai em với các bạn khiến Hoài cảm động. Đêm đầu tiên ngủ chung, ba người bạn lục đục mãi mới ngủ được và kết quả là sáng hôm sau Tú Quyên đi làm muộn. Được sự chăm sóc tận tình của Hoài, Tâm An cảm thấy khỏe lên và quyết định ngày mai sẽ đi học. Minh Thi xuất hiện khiến Hoài vô cùng bất ngờ. Hóa ra em gái của Hoài đã gọi điện cho Minh Thi... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 29)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2019
Lượt nghe: 247
Minh Thi được nhận vào làm việc tại quán cà phê Sơn Nữ thuận lợi hơn cả mong đợi của Hoài và các bạn. Bà chủ quán đồng ý ngay khi nhìn thấy Minh Thi. Trên đường về nhà, các bạn tự nhiên thấy nhớ Hạnh Chi. Hoài mơ hồ lo lắng khi dạo này Minh Thi chơi thân với 2 thanh niên nghỉ học là Quyền và Vĩnh... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 30)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019
Lượt nghe: 263
Bị trượt trong kỳ thi của trung tâm ngoại ngữ, Tâm An đành ngậm ngùi chờ đợi thêm một tháng nữa để thi lại kĩ năng nghe. Không chỉ Hoài, Minh Thi, Tú Quyên buồn cho Tâm An mà gia đình Hoài và Huỳnh đều cảm thấy tiếc nuối cho cô nàng hiếu học. Những món quà mọi người chuẩn bị cho Tâm An cũng đành gác lại... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 31 - Văn nghệ thiếu nhi 15/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019
Lượt nghe: 431
Nhóm bạn đến Thanh Thanh Quán vừa nghe nhạc, vừa quan sát Huỳnh và Tú Quyên dạy các học viên bơi lội rất vui mắt. Trong lúc Tú Quyên đang huấn luyện bơi thì có một học viên nam gây rối. Thành liền nhảy xuống hồ bơi gỡ rối cho Tú Quyên, nhưng Tú Quyên muốn tự mình giải quyết... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 33 - Văn nghệ thiếu nhi 17/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2019
Lượt nghe: 300
Khi những vị khách cuối cùng rời bể bơi Thanh Thanh, cả bọn cùng nhau tụ tập tại quán nước. Đây là lần đầu tiên đông đủ đến vậy, chỉ thiếu mỗi Minh Thi. Không khí vui vẻ bao trùm trong những bản nhạc du dương. Mùi bánh mì và mứt ổi thơm phức. Tâm An, Hoài và Tú Quyên có thêm những người bạn mới... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 34 - Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2019
Lượt nghe: 309
Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến Tâm An quyết tâm phải học thật tốt, trở thành người trí thức để không phải chịu nỗi khổ mùa màng. Nhưng việc thi trượt môn tiếng Anh đã khiến cho cô bạn có phần nhụt chí. Trong khi đó, Tú Quyên dù bơi rất giỏi nhưng không muốn trở thành vận động viên bơi lội. Mỗi người đều ấp ủ một giấc mơ, một hoài bão cho riêng mình... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 36 - Văn nghệ thiếu nhi 24/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2019
Lượt nghe: 428
Cùng một lúc, cả anh Tiến, Mẫn và Dũng đều xuất hiện ở nhà Hoài. khiến Hoài vừa ngạc nhiên, vừa ngượng nghịu, không biết phải giải thích với má như thế nào. Anh Tiến nhờ Hoài chuyển cho Tâm An một chiếc phong bì với lời cảm ơn. Chi tiết này khiến cô bạn tò mò ghê gớm... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 37 - Văn nghệ thiếu nhi 29/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2019
Lượt nghe: 366
Nhờ Tâm An tư vấn về những món đồ uống pha theo công thức đặc biệt cùng tên gọi rất thú vị, quán Thanh Thanh trở nên đông khách. Gia đình anh Tiến rất vui vì điều ấy, Tâm An cũng hết sức ngạc nhiên, không nghĩ những ý tưởng ấy lại được thực hiện thành công đến vậy... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 38 - Văn nghệ thiếu nhi 30/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2019
Lượt nghe: 436
Nhận món quà vật chất của gia đình anh Tiến, Tâm An đặt ra nhiều dự định, trong đó có việc học tiếng Anh mà cô bạn vẫn đau đáu. Trong khi ba bạn đang say sưa buôn chuyện thì Minh Thi về. Vẻ mặt cau có, bực bối của Minh Thi khiến cho cả ba rất băn khoăn. Không biết Minh Thi đang gặp vấn đề gì đây... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 39 - Văn nghệ thiếu nhi 01/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2019
Lượt nghe: 256
Nghe tin nhà Hạnh Chi bị phá sản, Hoài, Tú Quyên, Tâm An và Minh Thi quyết định đi về nhà Hạnh Chi để an ủi bạn. Vượt qua quãng đường xa, nhóm bạn phải kiên nhẫn chờ đợi Hạnh Chi mới ra mở cửa. Căn nhà to rộng nhưng trống huếch trống hoác, chỉ còn lại Hạnh Chi nhỏ bé sợ sệt... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 40 - Văn nghệ thiếu nhi 06/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2019
Lượt nghe: 330
Câu chuyện về gia cảnh Hạnh Chi chưa dứt khi từ quán sá, chợ búa đến trường học, đâu đâu cũng râm ran, đồn đại về việc phá sản của chủ vựa cà phê Hạnh Chi. Điều ấy khiến cho Hoài, Tú Quyên, Tâm An và Minh Thi càng thương cho bạn mình... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 41 - Văn nghệ thiếu nhi 07/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2019
Lượt nghe: 304
Hạnh Chi chủ động xuống phòng trọ của các bạn để xin ở cùng. Bốn người bạn mừng rơn khi bao nhiêu ký ức ngày xưa ở căn phòng bé nhỏ lại ùa về. Vậy là trải qua nhiều biến cố, nhóm “Ngũ long công chúa” đã đoàn tụ cùng nhau... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 42 - Văn nghệ thiếu nhi 08/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2019
Lượt nghe: 438
Mặc dù được các bạn động viên rất nhiều nhưng Hạnh Chi dường như vẫn chưa thực sự hòa nhập. Những lần đi chơi, đi ăn, bạn vẫn mang vẻ mặt u buồn. Đến nỗi Tiến- anh bạn rất thích Hạnh Chi cũng cảm thấy buồn theo... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 43 - Văn nghệ thiếu nhi 13/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2019
Lượt nghe: 422
Chỉ là những câu chuyện phiếm mà nhóm “Ngũ long công chúa” có thể ngồi hết ngày này sang ngày khác mà vẫn không hết chuyện. Mỗi bạn một hoàn cảnh, một tính cách. Bạn này bổ khuyết cho bạn kia, điều đó đã tạo nên sự kết dính mang tên “tình bạn”... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 44 - Văn nghệ thiếu nhi 14/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2019
Lượt nghe: 458
Tuổi mới lớn như các bạn Hoài, Tâm An, Tú Quyên, Hạnh Chi và Minh Thi rất dễ hiểu lầm lẫn nhau. Ví như khi anh Tiến tặng bộ sách ôn thi cho Tú Quyên mà không tặng cho Hạnh Chi, trong khi cả nhóm đều biết rõ rằng anh Tiến rất thích Hạnh Chi. Hoài cũng có phần ganh tị khi anh Huỳnh chẳng bao giờ tặng cho bạn quà, mặc dù anh Huỳnh cũng rất thích Hoài… (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 45 - Văn nghệ thiếu nhi 15/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2019
Lượt nghe: 306
Đó là một buổi sáng không thể quên. Cảnh sát ập vào căn phòng trọ nhỏ. Chỉ trong vài phút, họ đã tìm thấy một xấp đô la mệnh giá 100 được kẹp trong quyển sách địa lý lớp 11 nơi góc học tập của Hạnh Chi. Hóa ra, Hạnh Chi đã vướng phải một vụ việc vô cùng nghiêm trọng... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 46 - Văn nghệ thiếu nhi 20/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2019
Lượt nghe: 307
Sau chuyện đau buồn của Hạnh Chi, Hoài vô cùng day dứt. Cô bị ám ảnh về buổi chiều ngày hôm đó, khi Hạnh Chi bật khóc nức nở trước mặt Hoài. Những câu nói đứt đoạn, những lời thổ lộ không trọn vẹn của Hạnh Chi cứ xoay vần trong tâm trí Hoài... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 47 - Văn nghệ thiếu nhi 21/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2019
Lượt nghe: 369
Anh Huỳnh kể với Hoài rằng bản thân anh cũng từng phạm lỗi với một người bạn thân. Câu chuyện của anh Huỳnh liệu có phải là sự thật hay do anh nghĩ ra nhằm giúp Hoài nguôi bớt sự dằn vặt trong lòng? (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 48 - Văn nghệ thiếu nhi 22/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2019
Lượt nghe: 398
Sau hai tháng, kết quả học tập ở lớp chuyên toán của Hoài không được tốt. Lời phê bình, nhắc nhở của thầy giáo chủ nhiệm ảnh hưởng tới tinh thần tham gia văn nghệ. Nhưng các thành viên lớp chuyên toán vẫn thấy không thể bỏ được cuộc thi văn nghệ năm nay... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 49 - Văn nghệ thiếu nhi 27/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2019
Lượt nghe: 429
Lớp chuyên toán quyết định tập kịch để tham dự thi cuộc thi văn nghệ năm nay. Kịch bản được cả lớp tin cậy giao cho lớp trưởng Mẫn. Buổi sáng hôm sau, khi những lời thoại đầu tiên được chuyền tay nhau để mọi người đọc thử thì không khí cả lớp đã rộn ràng như thể là giải nhất trong tầm tay rồi... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 50 - Văn nghệ thiếu nhi 28/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2019
Lượt nghe: 379
Hoài cùng Tâm An, Tú Quyên cá cược với nhau nếu lớp đứa nào giành giải nhất cuộc thi văn nghệ thì sẽ được ngồi thu tiền khi mở quán, còn ba đứa kia sẽ phải chạy bàn, rửa ly tách. Hoài và các bạn ra bưu điện để nhận số tiền 10 triệu đồng tài trợ mở quán từ một người giấu tên. Ai là người đã gửi số tiền đó? (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 51 - Văn nghệ thiếu nhi 30/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2020
Lượt nghe: 307
"Quán Nhớ" là tên gọi mà các bạn đặt cho quán cà phê tương lai. Phần nội thất đầu tiên của quán đã được cả bọn sắm sửa chu đáo. Mấy cậu bạn trai cũng hết sức ủng hộ ý tưởng mở quán và quyết định chung tay góp sức... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 52 - Văn nghệ thiếu nhi 03/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2020
Lượt nghe: 328
Để chuẩn bị cho một quán cà phê cần sắm sửa chuẩn bị rất nhiều thứ, mất nhiều công phu chuẩn bị. Nhưng Quán Nhớ lại chẳng tốn một đồng nào cho nhân công vì toàn bộ đều do bọn con trai làm. Thành, Thiện, Mẫn và Dũng đều dồn rất nhiều tâm huyết cho quán, mong nó sớm được hoàn thiện... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 54 - Văn nghệ thiếu nhi 05/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2020
Lượt nghe: 408
Do quán mới mở và giá lại rẻ nên quán Nhớ lúc nào cũng đông khách. Không gian của quán Nhớ sôi động hẳn lên nhờ vào đêm văn nghệ lần đầu tiên được tổ chức tại đây. Tâm An, Tú Quyên, Mẫn, Dũng và Thiện được trận cười nghiêng ngả vì những vẫn thơ của Tuệ Nhi và Ngọc... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 55 - Văn nghệ thiếu nhi 10/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2020
Lượt nghe: 254
Kết thúc học kỳ I, cả nhóm Ngũ long công chúa được nghỉ xả hơi. Quán Nhớ lúc nào cũng đông khách. Tuy nhiên điều đó cũng không làm Tâm An vui lên, mà ngược lại mọi người đều thấy cô bạn trầm hẳn đi. Thì ra Tâm An đang dồn tâm lực cho vở kịch về chủ đề ma túy... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 56 - Văn nghệ thiếu nhi 11/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2020
Lượt nghe: 262
Thiện, Mẫn và Thành luôn là những người bạn nhiệt tình giúp đỡ các bạn trong nhóm Ngũ long công chúa. Không chỉ phụ giúp việc ở quán Nhớ như bê nước, lau dọn bàn, mà còn chia sẻ những tâm sự khi phát hiện bạn gái nào trong lớp có hậu vệ đi cùng... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 57 - Văn nghệ thiếu nhi 12/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 459
Sau tràng vỗ tay nhiệt liệt của mọi người, Ngọc xuất hiện lộng lẫy trong vai nàng tiên nâu, Tuệ Chi xuất hiện với bộ quần áo công an còn nửa lớp toán đại diện cho nhiều tầng lớp trong xã hội. Trên sân khấu diễn ra trận chiến ác liệt giữa phe thiện và phe ác để tranh giành bốn con nghiện. Cả hội trường bùng lên tiếng vỗ tay tán thưởng khi vở kịch kết thúc... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 58)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 286
Một vụ xích mích diễn ra giữa Mẫn, Thiện và hai cậu con trai học trường bán công Chu Văn An. Vụ việc dừng lại khi ông bảo vệ xuất hiện nhưng Hoài lo lắng 2 cậu con trai kia sẽ gọi người gây khó dễ. Lỡ xảy ra đánh nhau thì sẽ ảnh hưởng nặng nề tới lớp... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 59)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 290
Trong lúc mọi người hân hoan chúc mừng thành công của vở kịch lớp lý thì Minh Thi lặng lẽ bỏ về. Hoài vội dặn Ngọc và Tuệ Chi tới gặp Thành còn cô đuổi theo Minh Thi. Hai người bạn lặng lẽ đi trên con đường vắng, có lẽ mỗi người đều có tâm sự riêng... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 60)
Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020
Lượt nghe: 275
Việc ở Quán Nhớ tạm gác khi vòng thi văn nghệ toàn tỉnh diễn ra. Nhóm bạn bất ngờ khi vị khách công an hôm nào ngồi ở vị trí giám khảo. Các tiết mục dự thi lần lượt được thể hiện trên sân khấu. Và rồi tiết mục Minh Thi hóa thân thành Hạnh Chi hoàn toàn thuyết phục khán giả cùng ban giám khảo... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 61 - Văn nghệ thiếu nhi 31/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020
Lượt nghe: 330
Sau đêm thi văn nghệ, vị khách công an lui tới Quán Nhớ lần thứ hai. Ông gửi đến Minh Thi lời mời đi nói chuyện tại các trường học để chia sẻ về câu chuyện của Hạnh Chi mà Minh Thi đã hóa thân rất xuất sắc. Thế nhưng, Minh Thi đã phản ứng quyết liệt với lời mời đó... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 62 - Văn nghệ thiếu nhi 01/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020
Lượt nghe: 342
Minh Thi đã nhận lời đề nghị của vị giám khảo. Cô bắt đầu tham gia hành trình truyền thông điệp phòng chống tệ nạn ma túy học đường. Cùng với guồng quay bận rộn của nhóm bạn thì Tết cũng đã cận kề. Người người, nhà nhà tấp nập sắm Tết. Không khí chợ Tết rộn ràng hơn hẳn khi giá cà phê có dấu hiệu tăng... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 63 - Văn nghệ thiếu nhi 02/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2020
Lượt nghe: 220
Chuẩn bị cho chuyến đi xa của Minh Thi, nhóm bạn tập trung tại nhà Hoài để trò chuyện và ăn trưa cùng nhau. Hoài rất hồi hộp với cuộc gặp gỡ này. Về phần Minh Thi cũng chuẩn bị rất chu đáo. Tất cả đã có bên nhau một kỉ niệm thật đáng nhớ... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 64 - Văn nghệ thiếu nhi 07/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2020
Lượt nghe: 278
Sau buổi gặp gỡ đông vui và cảm động, Minh Thi chính thức bước vào một công việc mới mẻ đầy thử thách. Tiễn Minh Thi đi thành phố Hồ Chí Minh là những người bạn gái vô cùng thân thiết. Ai cũng hồi hộp và xao xuyến... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 66 - Văn nghệ thiếu nhi 09/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2020
Lượt nghe: 310
Công việc ở Quán Nhớ cùng áp lực học hành thi cử khiến Hoài rất bận rộn. Ba có vẻ nghiêm khắc khi nhắc đến mối quan hệ của Hoài và anh Huỳnh. Hoài rất buồn, cố tìm cách giải thích với ba, khẳng định anh Huỳnh là một người bạn rất tốt, đã giúp đỡ Hoài nhiều trong học tập... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 68 - Văn nghệ thiếu nhi 15/02/2020
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2020
Lượt nghe: 226
Qua các buổi thuyết trình về đề tài ma túy học đường, Minh Thi nhận được sự hưởng ứng rất nồng nhiệt ở những nơi bạn đến. Đây thực sự là một chuyến đi bổ ích. Và Minh Thi sẽ mang gì về cho Quán Nhớ... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 69 - Văn nghệ thiếu nhi 16/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2020
Lượt nghe: 310
Minh Thi bất ngờ bay từ Hà Nội về mà không thông báo cho các bạn. Ngắm nhìn Minh Thi trong chiếc áo bông to xù, Hoài thấy cô bạn vừa mới mẻ lại vừa thân thiết. Minh Thi tặng cặp kính bơi tuyệt đẹp cho Tú Quyên, tặng đĩa CD cho Tâm An. Còn Hoài thì nhận được cuốn sách “Tuyển tập toán- những kì thi Quốc tế”. Cả nhóm rất vui vì Minh Thi đã trở về... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 70 - Văn nghệ thiếu nhi 21/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2020
Lượt nghe: 227
Dù rất muốn duy trì hoạt động của quán Nhớ, nhưng ai cũng bận rộn cho những kỳ thi quan trọng sắp tới. Nghĩ về tâm huyết của cả nhóm, Hoài bỗng chạnh lòng nhớ tới anh Huỳnh. Cô tự hỏi không biết lý do gì mà dạo này anh Huỳnh lại tránh mặt cô. Về đến nhà, Hoài lấy cớ phải học bài rồi về phòng khóc nức nở... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 71 - Văn nghệ thiếu nhi 22/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2020
Lượt nghe: 417
Từ khi Minh Thi trở về, có rất nhiều lá thư từ miền xa gửi đến. Đó là tâm sự, tình cảm, sự sẻ chia của những khán giả đã xem chương trình truyền hình về cuộc giao lưu của Minh Thi với sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bất ngờ lớn nhất đến từ lá thư của một đạo diễn. Ông đề nghị được chuyển thể câu chuyện mà Minh Thi đã hóa thân và mời cô đóng vai chính cho bộ phim ấy... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 72 - Văn nghệ thiếu nhi 23/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2020
Lượt nghe: 217
Lớp học của Hoài trở nên rộn rã khi đón các thầy cô giáo thực tập. Đầu tiên là thầy Lê Huy Lâm dạy môn Toán, rồi các thầy cô dạy văn, dạy ngoại ngữ, thể dục. Sự xuất hiện của thầy Lâm khiến Hoài thêm suy tư về giấc mơ dở dang của anh Huỳnh, bởi anh Huỳnh từng học chung lớp với thầy Lâm tại Đại học sư phạm Quy Nhơn... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 73 - Văn nghệ thiếu nhi 28/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2020
Lượt nghe: 219
Chia tay Quán Nhớ, nhóm bạn dồn tâm lực cho năm học cuối cấp. Tú Quyên phát cho các bạn mỗi người một tờ giấy, yêu cầu viết vào đó ngành học mình sẽ chọn. Hoài nộp lại sớm nhất . Những câu trả lời khác gửi về khá chậm chạp... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 74 - Văn nghệ thiếu nhi 29/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2020
Lượt nghe: 427
Trong nhóm bạn, Tú Quyên là người hăng hái hơn cả. Với quyết tâm trở thành một phóng viên, cô nàng rất chăm chỉ viết bài gửi cho các báo. Và rồi, cũng có hồi âm của một tờ báo lớn với lời động viên Tú Quyên cố gắng hơn nữa. Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh cho cô. Còn các bạn khác thì sao, họ đang trải qua quãng thời gian đầy thử thách và ý nghĩa như thế nào/ (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 75 - Văn nghệ thiếu nhi 01/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2020
Lượt nghe: 406
Tú Quyên rủ Tâm An và Hoài tham gia cuộc thi tiếng Anh vui nhộn do nhà trường tổ chức, mục đích để viết bài cho báo. Các bạn đã tham gia hào hứng và thông minh. Khó nhất là phần nghe lời thoại vở kịch "Romeo và Juliet" thì các bạn cũng tìm cách vượt qua được... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 76 - Văn nghệ thiếu nhi 06/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2020
Lượt nghe: 271
Sự xuất hiện của Trịnh, thành viên lớp 11 chuyên Hóa khiến Tú Quyên và các bạn tò mò. Nhưng khi nhìn thấy Trịnh với tất cả sự đơn sơ, hiền lành và nghèo khó, Tú Quyên không khỏi se lòng. Cô quyết định sẽ đến nhà Trịnh để tìm hiểu gia cảnh, viết bài về cậu học trò vượt khó... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 77 - Văn nghệ thiếu nhi 07/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2020
Lượt nghe: 273
Vừa lúc cả bọn ra đến cửa thì gặp Trịnh đi làm thêm về. Cậu ngạc nhiên khi thấy các chị khoá trên đường đột đến nhà mình. Đang lúng túng chào hỏi thì Tú Quyên nhanh miệng hẹn gặp Trịnh vào ngày cuối tuần. Mặc dù không hiểu có chuyện gì nhưng Trịnh vẫn đồng ý để cả bọn quay lại vào sáng chủ nhật... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi cuối cùng - Văn nghệ thiếu nhi 08/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2019
Lượt nghe: 529
Kỳ nghỉ hè, nhóm bạn trọ ở nhà Hoài lần lượt về nhà với lời hứa là thường xuyên liên lạc với nhau. Còn Hoài khi nhìn hai căn phòng trọ trống vắng đã khiến bạn không cầm được nước mắt. Hoài nhớ tới những trò nghịch ngợm, hay những đêm nằm tán phét với nhóm bạn dí dỏm này... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 13)
Ngày phát hành 0:0 | 1/10/2019
Lượt nghe: 487
Tết đến nơi rồi. Bạn nào cũng háo hức muốn về nhà. Đêm đêm, sau khi học bài xong, cả bọn ngồi trước sân, hít hà mùi mứt thơm từ hàng xóm bay sang mà đứa nào cũng rộn ràng, náo nức. Biết các bạn muốn về quê đón Tết càng nhanh càng tốt, Hoài càng hiểu hơn tâm trạng của những đứa con xa nhà trọ học... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi mười hai)
Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2019
Lượt nghe: 278
Để có được điểm cao của môn ngữ văn ở lớp chuyên toán là điều không dễ dàng chút nào. Thế nhưng bài kiểm tra một tiết của lớp trưởng Mẫn đã xuất sắc dành được điểm 9 trong sự ngỡ ngàng của tập thể lớp. Vậy bài văn của Mẫn viết như thế nào mà được điểm cao như vậy... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi mười lăm)
Ngày phát hành 0:0 | 1/10/2019
Lượt nghe: 343
Ngũ long công chúa rủ nhau đi chơi và quyết định vào nhà hàng sang trọng để ăn cơm một lần cho biết. Nhưng khi nhìn lại 4 đứa đi xe đạp, chỉ trừ Hạnh Chi đi xe máy, cả bọn đồng loạt dắt xe bỏ chạy, để lại Hạnh Chi một mình sững sờ. Hạnh Chi giận các bạn vô cùng. Còn các bạn, cũng rất áy náy nhưng không thể làm lành với Chi, bởi nỗi ngượng ngùng riêng... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi mười một)
Ngày phát hành 0:0 | 1/10/2019
Lượt nghe: 307
Mẹ Hạnh Chi ghé thăm con gái và các bạn, mua bao nhiều đồ ăn ngon để các bạn ăn chung. Sau đó, hai mẹ con đi dự tiệc tân gia, Hạnh Chị chở mẹ đi bằng xe máy, đây là chiếc xe trong mơ của đám bạn. Ai cũng xuýt xoa vì Hạnh Chi được ba mẹ chiều chuộng, hơn nữa điều kiện gia đình bạn ấy cũng rất khá giả. Cả đám lại trò chuyện vui vẻ suốt cả buổi sáng chủ nhật... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buối thứ 10)
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019
Lượt nghe: 439
Bốn bạn trọ nhà Hoài đều là con nhà có điều kiện, còn bố mẹ Hoài vẫn vất vả nhiều với cuộc mưu sinh. Vậy là từ ngày hôm sau, Hoài cáo bận học và không tham đi bơi nữa. Lớp học bơi của huấn luyện viên Tú Quyên cũng phải sớm tạm dừng do lịch học dày đặc của các thành viên. Năm cô gái đều chăm chỉ học tập. Ai cũng mong muốn mình trở thành quán quân trong cuộc đua này... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ 8)
Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2019
Lượt nghe: 469
Bố Tú Quyên sợ con gái ở một mình dễ buồn nên đã đồng ý để Tú Quyên mời bạn là Hạnh Chi tới ở cùng. Hạnh Chi là một cô gái nhẹ nhàng, mái tóc dài, đôi mắt đen dễ mến. Phần vì lo lắng cho sức khỏe của con, phần vì mong muốn cho con dành toàn tâm toàn lực để học hành, nên mẹ Hạnh Chi đã đề nghị mẹ của Hoài nấu cơm cho cả cô bé nữa. Bữa cơm gia đình Hoài có thêm hai bạn Tố Quyên và Hạnh Chi... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ ba)
Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2019
Lượt nghe: 339
Năm nàng công chúa cùng đi tới bể bơi như đã hẹn. Khác với tưởng tượng, việc học bơi vô cùng khó nhằn với Hoài, Tâm Anh, Hạnh Chi và Minh Thi. “Huấn luyện viên dạy bơi”- Tú Quyên cũng khá lúng túng trước các học trò của mình. Cuối cùng, sau khi đã uống kha khá nước tại bể bơi. “Huấn luyện viên” Tú Quyên cùng bốn “học trò” ra về. 5 nàng chọn quán bánh xèo làm điểm dừng chân để nạp lại năng lượng và đúc rút kinh nghiệm sau buổi học bơi không mấy suôn sẻ... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ bảy)
Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019
Lượt nghe: 298
Hoài vốn nhạy cảm và sớm biết lo lắng cho gia đình. Tình hình kinh tế trong vùng trở nên khó khăn do giá cà phê xuống dốc, khiến việc buôn bán của bố mẹ Hoài gặp trở ngại hơn trước. Bố Hoài bàn với mẹ Hoài về việc chuyển hướng kinh doanh từ bán hàng ăn vặt sang bán cơm, nhưng mẹ Hoài tỏ ý phản đối... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ chín)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019
Lượt nghe: 320
Thành viên cuối cùng của nhóm “Ngũ long công chúa” cũng đã xuất hiện. Đó là Tâm An – cô bạn đầy cá tính. Tâm An là bạn của Minh Thi, vì muốn ở cùng bạn cho đỡ buồn nên khi Minh Thi nói muốn thuê phòng ở nhà Hoài, Tâm An đồng ý cái rụp. Như vậy là hai căn phòng trọ nhà Hoài đã xếp đủ người. Một phòng là Hạnh Chi và Tú Quyên, phòng còn lại là của Minh Thi và Tâm An... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ năm)
Ngày phát hành 23:18 | 19/9/2022
Lượt nghe: 224
Khi Mumi về đến ngôi nhà thân thương của mình, cậu khá bất ngờ bởi mọi người vẫn say ngủ, ngôi nhà vẫn bộn bề như khi cậu rời khỏi nhà, một số đồ đạc đã bị đánh cắp. Cậu cảm thấy tự hào vì mình là Mumi đầu tiên chứng kiến thời gian của cả năm. Những tín hiệu của mùa xuân đến rõ ràng hơn quanh khu nhà của Mumi... (Văn nghệ thiếu nhi 16/09/2022)
Ngày phát hành 10:59 | 13/9/2022
Lượt nghe: 376
Dãy núi Cô Đơn bây giờ đang chìm trong tuyết lạnh. Nhưng điều đó không đáng sợ bằng việc ông Hemuli và chú chó nhỏ Surka đang phải đối diện với những con chó sói lông xám, to lớn và dũng mãnh chạy trên cánh đồng tuyết. Vậy ông Hemuli và Surka sẽ phải làm gì để an toàn trước đàn con chó sói hung hãn này? (Văn nghệ thiếu nhi 11/09/2022)
Ngày phát hành 10:54 | 13/9/2022
Lượt nghe: 370
Lần đầu tiên Mumi chứng kiến trận bão tuyết đúng vào ngày tuyết ngừng rơi. Quang cảnh đẹp giống như một tấm rèm che mỏng vừa được kéo sang bên, thoáng đãng trải dài tới tận bờ biển. Ngay lập tức Mumi nhìn thấy có đám mây xám đầy vẻ đe dọa đang ùn ùn kéo tới từ đằng xa... (Văn nghệ thiếu nhi 10/09/2022)
Ngày phát hành 23:34 | 19/9/2022
Lượt nghe: 231
Khi Mumi trở về nhà, cậu thấy mẹ đã thức dậy và đang dọn dẹp. Lo lắng cho tình trạng của con trai, mẹ Mumi đã nấu ngay một nồi nước hoa quả với nhiều vị thuốc bí truyền và cho Mumi uống. Sau khi uống thuốc xong, Mumi mệt nhoài chìm vào giấc ngủ.... (Văn nghệ thiếu nhi 18/09/2022)
Ngày phát hành 10:45 | 13/9/2022
Lượt nghe: 262
Một trong những trò chơi được yêu thích là trượt tuyết. Chỉ cần có hai thanh gỗ nhỏ làm ván trượt là có thể đi được khắp nơi. Chơi chán, Mumi và các bạn lại cùng nhau vào nhà trò chuyện quanh lò sưởi, nhấp từng ngụm cà phê nóng hổi. Băng giá đã làm thay đổi mọi sinh hoạt thường ngày... (Văn nghệ thiếu nhi 09/09/2022)
Ngày phát hành 12:10 | 10/9/2022
Lượt nghe: 109
Mumi kinh ngạc thấy một đám đông xuất hiện trong vườn nhà mình. Những kẻ đáng thương ngồi than vãn vì lạnh và đói. Mumi đưa họ vào nhà và lo lắng họ sẽ chén hết cả hầm mứt nhà mình. Sáng hôm sau, dưới ánh mặt trời yếu ớt, Mumi và các vị khách ra ngoài vườn để làm một ngôi nhà tuyết... (Văn nghệ thiếu nhi 04/09/2022)
Ngày phát hành 11:51 | 10/9/2022
Lượt nghe: 22
Cuối cùng thì Quỷ Đông cũng xuất hiện, hơi lạnh từ người Quỷ Đông tỏa ra khiến đống lửa cùng chiếc đèn dầu tắt phụt. Mumi lặng lẽ trở về nhà mà không kể cho ai nghe về những sinh vật kì lạ mình đã nhìn thấy... (Văn nghệ thiếu nhi 02/09/2022)
Ngày phát hành 21:45 | 24/8/2022
Lượt nghe: 81
Mumi lại tỉnh ngủ mất rồi. Chẳng lẽ lại ngồi một góc để chờ mùa đông dài đằng đẵng trôi qua hay sao? Mumi nảy ra một suy nghĩ táo bạo, đó là cậu sẽ chu du một chuyến về phương nam để tìm cậu bạn Muikunen... (Văn nghệ thiếu nhi 20/08/2022)
Ngày phát hành 17:16 | 28/8/2022
Lượt nghe: 621
Chú sóc đã chết vì giá rét. Sau một hồi bàn bạc, các bạn quyết định sẽ đem chôn chú sóc. Ngày hôm sau, chú sóc được mang đi chôn nhưng vì băng quá cứng, ba bạn không biết phải làm sao cả. Ngay lúc đó, con ngựa tuyết xuất hiện, nó đặt chú sóc trên lưng và phóng đi thật xa... (Văn nghệ thiếu nhi 28/08/2022)
Ngày phát hành 12:5 | 10/9/2022
Lượt nghe: 216
Mimu nhìn thấy một con vật nhỏ bé, lông dài và mũi to. Tutikki nói rằng đó chính là cụ tổ của dòng họ Mumi. Mumi cố gắng tỏ ra thân thiện và trò chuyện với cụ tổ, đưa cụ đi thăm căn phòng của mình. Cụ tổ tỏ ra rất háo hức ngắm nghía mọi thứ trong phòng... (Văn nghệ thiếu nhi 03/09/2022)
Ngày phát hành 21:39 | 24/8/2022
Lượt nghe: 66
Trong lúc cả nhà Mumi đang say ngủ thì cậu bạn Mumi bỗng thức giấc và không thể ngủ lại được nữa. Mumi thấy mọi thứ xám xịt, tĩnh lặng đến đáng sợ. Mumi cố gắng đánh thức mẹ dậy nhưng vô ích... (Văn nghệ thiếu nhi 19/08/2022)
Ngày phát hành 17:1 | 28/8/2022
Lượt nghe: 118
Mùa đông ảm đạm bao phủ lên mọi thứ. Cái lạnh làm cho Mumi rất khó chịu. Cậu luôn trông thấy quỷ đông đang lẩn khuất đâu đó trong căn nhà, nhất là trong buồng tắm của cậu. Cậu nghi ngờ quỷ đông và con vật vô hình trong cái tủ ở nhà tắm. Nhất định phải hỏi Tutikki mới được... (Văn nghệ thiếu nhi 26/08/2022)
Ngày phát hành 20:33 | 24/8/2022
Lượt nghe: 85
Bộ truyện “Gia đình Mumi” gồm 9 cuốn với các tên gọi khác nhau như: Gia đình Mumi ở biển, Mùa đông huyền bí, Chiếc mũ của phù thủy, Ngày hạ chí nguy hiểm, Tháng Mười một ở thung lũng Mumi… Từ một nhân vật tưởng tượng, Mumi đã mang tính cách cùng suy nghĩ của nhiều bạn nhỏ thông minh, hiếu động, có nhiều điểm khác biệt đáng yêu. Chúng ta cùng theo dõi buổi đầu tiên của "Mùa đông huyền bí" nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 14/08/2022)
Ngày phát hành 17:10 | 28/8/2022
Lượt nghe: 598
Mumi, Tutikki và Muy Tí Hon đang đợi Băng Giá đến, cả 3 biết rằng bà ta rất khó chịu, có thể đến bất cứ chỗ nào bà ta muốn. Quả thực như dự đoán, bà Băng Giá đã đứng cạnh những cây sậy, phả hơi vào chú sóc rồi nhanh chóng rời đi. Chú sóc lập tức cứng đờ, lạnh băng... (Văn nghệ thiếu nhi 27/08/2022)
Ngày phát hành 21:51 | 24/8/2022
Lượt nghe: 108
Tutikki cùng Mumi đi về phía biển. Khi vào căn phòng nhỏ để thay đồ bơi thì Mumi chợt nhận ra đó chính là căn phòng gần biển của nhà Mumi vào mỗi dịp hè. Thế nhưng Tutikki nói rằng cậu ấy không quan tâm căn phòng này là của ai vào mùa hè , còn mùa đông, nơi đây chính là căn nhà của cậu ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 21/08/2022)
Ngày phát hành 10:39 | 4/4/2022
Lượt nghe: 454
Biết đội Du-bi-lô sắp thua, Vôn-ca yêu cầu ông già Khốt-ta-bít phải thay đổi tình thế trận đấu. Trên sân cỏ vang lên tiếng còi báo giải lao. Bác sĩ chăm sóc đội Du-bi-lô thông báo với trọng tài là phải dừng trận đấu vì các cầu thủ bị mắc bệnh sởi... (Văn nghệ thiếu nhi 02/04/2022)
Ngày phát hành 10:0 | 23/5/2022
Lượt nghe: 246
Giê-ni-a nhặt được một cái bình. Cậu đã nói bí mật ấy với Vôn-ca. Cả hai quyết định mở nắp bình ra và đột nhiên một luồng khói đen xuất hiện, sau đó biến thành một ông lão có khuôn mặt dữ tợn. Đó là vị thần bị nhốt trong bình mấy nghìn năm trước. Vị thần tỏ ra khó chịu khi nhìn thấy hai chú bé... (Văn nghệ thiếu nhi 15/05/2022)
Ngày phát hành 18:27 | 30/1/2022
Lượt nghe: 516
Rời khỏi rạp chiếu phim với cảm giác tồi tệ, ông già Khốt-ta-bít theo chân cậu chủ nhân nhỏ tuổi vào quán nước. Khi những người bán hàng cúi chào họ thì ông già Khốt-ta-bít lại hiểu nhầm rằng đó là cử chỉ thể hiện sự xem thường Vôn-ca. Chính vì thế ông quyết định sẽ trừng phạt họ bằng cách biến họ thành chim sẻ... (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2022)
Ngày phát hành 14:50 | 9/3/2022
Lượt nghe: 1315
Bên cạnh 100 bài thơ cung oán, nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Huy Lượng còn nổi tiếng với bài phú ca tụng hồ Tây gồm 86 liên, độc vận. Dụng ý của tác giả là mượn cảnh Tây Hồ để tán tụng sự nghiệp và công đức của nhà Tây Sơn. Cũng là bài phú này đã khơi mào cuộc bút chiến nổi tiếng giữa hai danh sỹ, nhà thơ Nguyễn Huy Lượng với Phạm Thái. Khi đọc được “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng, tác giả của “Sơ kính tân trang” đã viết một bài phú hoạ lại (cùng số câu, cùng vần), gọi là “Chiến tụng Tây Hồ”. Tác phẩm vừa hoạ lại, vừa đả kích những nội dung trong bài phú của Nguyễn Huy Lượng. Hai bên đối lập, một bên là phù Tây Sơn, một bên thuộc phái phù Lê chống Tây Sơn. Tuy vậy, qua thời gian không thể phủ nhận được giá trị nghệ thuật thể hiện trong bài phú ca tụng Hồ Tây của Nguyễn Huy Lượng.
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2016
Lượt nghe: 3016
Dung dị mà cảm động, nhẹ nhàng trong sáng mà vẫn có “sức nặng”.. Đó hẳn là những cảm xúc đầu tiên khi đọc và nghe "Nhảy trên cạnh huyền" của nhà văn Nguyên Hương. Dĩ nhiên, viết về trẻ em khiếm thính, khiếm thị không phải là một đề tài mới, kể cả với chính nữ nhà văn, nhưng cách khai thác cốt truyện, lựa chọn tình tiết lẫn xây dựng nhân vật khiến sáng tác này vẫn đủ sức khiến người ta rưng rưng.(Đọc truyện đêm khuya 04/03/2016)
Ngày phát hành 15:50 | 11/7/2022
Lượt nghe: 261
Về nước sau thời gian học tập tại nước ngoài, đạo diễn Hà Nguyên Long đã dành những điều học hỏi được để xây dựng và phát triển XplusX Studio - một không gian nghệ thuật mở, mang tính đối thoại dành cho tất cả những người mong muốn tìm hiểu, tiếp cận sân khấu kịch tại Hà Nội. Với các dự án sân khấu của mình, anh và các cộng sự mong muốn tạo ra những điểm kết nối, những giá trị mới cho khán giả. (Hành trình Sáng tạo 10/7/2022)
Ngày phát hành 9:7 | 8/12/2021
Lượt nghe: 325
Nhiều năm gần đây tên tuổi họa sĩ Tạ Huy Long không còn xa lạ với công chúng yêu nghệ thuật, gắn liền với những minh họa tác phẩm văn học nổi tiếng như Dế mèn phiêu lưu ký, Đêm núm sen cùng nhiều bộ truyện tranh lịch sử như Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Yết Kiêu, Dã tượng, Trần Nhân Tông. Anh cũng là nhân vật của chương trình hành trình sáng tạo hôm nay. (Hành trình Sáng tạo 05/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 352
PV VOV6 trao đổi với nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn phát huy âm nhạc dân tộc). (Làn sóng nghệ thuật 06/12/2019)
Ngày phát hành 15:48 | 9/6/2022
Lượt nghe: 1597
Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều là chủ soái, linh hồn của Bích Động thi xã. Trong các đàm đạo, xướng họa thơ văn của thi xã, ông vừa đóng vai trò là người chủ trì vừa thể hiện tài năng, khí chất hơn người. Bởi thế, trong nhiều tứ thơ các thành viên chủ chốt của Bích Động thi xã như Nguyễn Ức, Nguyễn Sưởng đều thấp thoáng hình ảnh vị chủ soái tài hoa cũng như bày tỏ niềm kính phục với tài năng, phẩm cách của ông
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2019
Lượt nghe: 800
Hơn 30 tác phẩm trong triển lãm thể hiện hình ảnh người phụ nữ thủ đô dịu dàng, sâu lắng; cảnh sắc, thiên nhiên; những góc nhỏ mang hồn của Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 05/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 6/7/2017
Lượt nghe: 1085
Khi cầm một cuốn sách trên tay, điều gì khiến các em ấn tượng đầu tiên? Bên cạnh tên sách và nội dung tóm tắt, chắc hẳn bìa sách là nơi thu hút chúng ta vô cùng. Vậy, bìa sách dành cho độ tuổi chúng mình sẽ được thiết kế như thế nào nhỉ? PV Thúy Quỳnh trò chuyện với họa sĩ Ngô Xuân Khôi, giúp chúng mình tìm hiểu về công việc đặc biệt này nhé! ( Văn nghệ thiếu nhi 05/7/2017)
Ngày phát hành 8:44 | 4/7/2022
Lượt nghe: 212
Không có bảng màu, không dùng cọ vẽ, họa sĩ trẻ Thu Huyền sáng tạo nên những tác phẩm của mình bằng phương thức và chất liệu độc đáo là ghép vải. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng chị cũng đã dành hơn 10 năm dòng để tạo dựng và tìm cho mình một hướng đi riêng về chất liệu và tạo hình dòng tranh này. (Hành trình Sáng tạo 03/7/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2017
Lượt nghe: 1075
"Lĩnh Nam Chích Quái" hẳn không còn xa lạ với bạn đọc yêu mến dòng văn học sử thời kỳ Trung Đại. Nhưng chúng ta thường quen với việc tiếp nhận tác phẩm nổi tiếng này với một hình thức xuất bản quen thuộc như bao quyển sách khác. Vừa qua, họa sĩ Tạ Huy Long đã cộng tác với NXB Kim Đồng, mang lại cho "Lĩnh Nam Chích Quái" một diện mạo mới, vô cùng thu hút các bạn đọc nhỏ tuổi đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 27/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2017
Lượt nghe: 932
Cuốn truyện "Lĩnh Nam chích quái" được họa sĩ Tạ Huy Long dày công minh họa bằng 200 trăm bức tranh vẽ hoàn toàn thủ công mô phỏng phong cách tranh khắc gỗ dân gian. Việc dùng ngôn ngữ hội họa để minh họa cho những câu chuyện đã gắn liền với sự hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc là điều thú vị luôn được các bạn trẻ mong chờ. (Văn nghệ thiếu nhi phát 14/07/2017)
Ngày phát hành 8:51 | 20/2/2023
Lượt nghe: 0
Tiến sỹ - Họa sỹ Nguyễn Thiện Đức hiện là Ủy viên Ban chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, giảng viên Khoa Mỹ thuật Ứng dụng trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế. Qua những năm tháng lao động miệt mài, họa sỹ Nguyễn Thiện Đức đã khẳng định được vị trí của mình trong làng mỹ thuật, với hàng loạt giải thưởng giá trị tại các triển lãm khu vực, triển lãm Toàn quốc, giải thưởng của Hội Mỹ thuật Việt |Nam, giải thưởng từ các cuộc thi thiết kế đồ họa. Anh cũng là một trong những nghệ sỹ sớm tham gia các triển lãm mỹ thuật, triển lãm đồ họa quốc tế diễn ra ở Mỹ, Đức, Trung Quốc, Thái Lan. Với Nguyễn Thiện Đức, hội họa là một phần không thể thiếu của cuộc sống, đem đến cho anh nguồn năng lượng bất tận. (Hành trình sáng tạo 19/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2019
Lượt nghe: 582
Sói thường ức hiếp những con vật yếu thế và lươn lẹo với những loài vật mạnh hơn chúng. Không những thế, con sói gian ác trong truyện cổ tích “Những ân huệ bị lãng quên” còn là một kẻ lấy oán trả ơn. Sau khi được cứu sống, sói còn đòi ăn thịt người đã cứu mình... (Kể chuyện và hát ru 18/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015
Lượt nghe: 1196
Trong chiến tranh, bao chàng trai, cô gái đã chấp nhân hy sinh vì độc lập, tư do của dân tộc. Sự tàn khốc của chiến trường thử thách phẩm chất kiên trung, tinh thần đồng đội của người chiến sĩ. Vở kịch “Chiến tranh không có huyền thoại” của Nguyễn Hiếu là những lát cắt chiến tranh với những thân phận, hoàn cảnh lặng thầm góp phần cho ngày toàn thắng
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015
Lượt nghe: 1135
Trong chiến tranh, bao chàng trai, cô gái đã chấp nhân hy sinh vì độc lập, tư do của dân tộc. Sự tàn khốc của chiến trường thử thách phẩm chất kiên trung, tinh thần đồng đội của người chiến sĩ. Vở kịch “Chiến tranh không có huyền thoại” của Nguyễn Hiếu là những lát cắt chiến tranh với những thân phận, hoàn cảnh lặng thầm góp phần cho ngày toàn thắng
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015
Lượt nghe: 1173
Trong chiến tranh, bao chàng trai, cô gái đã chấp nhân hy sinh vì độc lập, tư do của dân tộc. Sự tàn khốc của chiến trường thử thách phẩm chất kiên trung, tinh thần đồng đội của người chiến sĩ. Vở kịch “Chiến tranh không có huyền thoại” của Nguyễn Hiếu là những lát cắt chiến tranh với những thân phận, hoàn cảnh lặng thầm góp phần cho ngày toàn thắng
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2015
Lượt nghe: 2106
Mâu thuẫn đến đỉnh điểm giữa thầy và trò, hai người đồng nghiệp, lãnh đạo và những người giúp việc tại một bệnh viện sẽ được hóa giải ra sao? Cùng NSƯT Minh Vượng tìm câu trả lời qua câu chuyện "Cao tay" (Xin chờ hồi kết-8/2/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2019
Lượt nghe: 1236
Chuyện của một cô gái sắc sảo, xinh đẹp nhưng lận đận trong tình yêu
Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2016
Lượt nghe: 3262
Tình yêu, hôn nhân rất cần sự hòa hợp về tính cách, sở thích, sức khỏe, tuổi tác, sự đồng điệu về tâm hồn - những yếu tố làm nên hạnh phúc trong cuộc sống gia đình sau này... Vậy nhưng, không phải cặp đôi nào cũng đạt được sự hoàn thiện ấy
Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2014
Lượt nghe: 2561
Lãng - chàng trai hiền lành nhưng nhút nhát, thầm yêu trộm mến Dịu nhưng chẳng dám thổ lộ. Dịu cũng cảm mến và luôn lặng lẽ quan tâm khiến cuộc sống thường nhật cùng bao lo toan trong xóm trọ của họ thêm phần thi vị…
Nhưng rồi, có sự xuất hiện của Lan, người cũng không kém phần nết na, đảm đang theo cách lựa chọn của mẹ Lãng…
Ba người tốt ấy sẽ ứng xử ra sao trong tình yêu?????
Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2015
Lượt nghe: 1131
Trước tết, khi ai đó còn đang tất bật trên những con đường chật chội với những túi quà, với những chuyến viếng thăm vội vã và đầy vụ lợi...Lại có người ngồi nhà "chầu chực" những tiếng gọi cửa!
Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2015
Lượt nghe: 1580
Nhận nhiệm vụ điều tra hành vị sai phạm của một chủ doanh nghiệp, Kiên, chiến sĩ cảnh sát lại chiếm được tình cảm của Quỳnh, cô con gái của ông chủ. Khi vụ án kết thúc cũng là lúc Kiên phải đứng trước sự lựa chọn trong tình cảm. Anh phải làm gì để không sống trái với lương tâm, đồng thời cùng không làm mờ đi hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ công an (Xin chờ hồi kết 12/7/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2019
Lượt nghe: 5076
Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2016
Lượt nghe: 2927
Những kẻ làm ăn bất chính sau bao "phi vụ" luôn tìm cách dè chừng, bầy mưu tính kế hãm hại nhau. Không ít người lương thiện, thật thà bị chúng biến thành công cụ, thành những "quân cờ" trong nước đi phi pháp... Nhưng rồi, "vỏ quýt dầy có móng tay nhọn", chân lý không bao giờ đứng về phía "bóng tối"
Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2016
Lượt nghe: 2589
Một tình huồng bất ngờ xảy ra, chàng trai thể hiện hàng động nghĩa hiệp trước cô gái lạ, rồi họ kết bạn và cảm mến nhau… Nhưng, qua đi sự những phút giây ban đầu đầy thi vị, câu chuyện bỗng chốc chuyển hướng với không ít tình tiết khiến cô gái nghi ngờ về thân phận và đông cơ hành động của chàng trai….. Mọi chuyện kết thúc ra sao???? Chúng ta cùng chờ đợi
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2015
Lượt nghe: 2006
Cuộc sống cho dù có xô bồ, phức tạp, nhưng xung quanh ta con rất nhiều người tốt. Lòng tốt làm nên phép mầu và để chúng ta thêm tự tin và nhiều hy vọng. Hay hy vọng, tin tưởng vào linh cảm của mình. Điều đó giúp ta hoàn thiện hơn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống
Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2015
Lượt nghe: 1194
Khang vô cùng ngạc nhiên khi Cường, một người bạn vụng về của mình lại có người yêu vô cùng xinh đẹp học trường Sân khấu-Điện ảnh. Tuy nhiên hai chàng trai còn ngạc nhiên hơn khi một lần đợi Nga-người yêu của Cường ở cổng trường thì thấy Nga bước lên một chiếc siêu xe. Cả hai đã mất một ngày và một đêm để đi tìm câu trả lời. (Xin chờ hồi kết 15/3/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2016
Lượt nghe: 1858
Hai người trẻ tuổi yêu nhau say đắm, tưởng chừng không gì có thể chia lìa! Và rồi, một ngày kia, chàng trai bỗng biến mất... Nhưng liệu rằng đó có phải là điều tồi tệ, là dấu chấm hết của mối tình. Cùng nghe và suy ngẫm với câu chuyện trong chương trình Xin chờ hồi kết
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015
Lượt nghe: 1357
Nghề báo cần sự nhậy cảm để phát hiện, cần cái nhìn sẻ chia và cảm thông trước mỗi cảnh ngộ, tình huống bất chợt. Nhưng vì thiên chức nghề nghiệp, sự tỉnh táo là vô cùng cần thiết. Câu chuyện xảy ra trong câu chuyện này cũng là một tình huống gần gũi với nghề báo
Ngày phát hành 0:0 | 8/7/2016
Lượt nghe: 3670
Trong cuộc sống, người ta thường nghĩ, trước mỗi tình huống, hoàn cảnh bất ngờ, người ngoài cuộc thường tỉnh táo, bình tĩnh và có hành động khách quan, kịp thời…. Cô gái (tên Lan) trong câu chuyện này, người vốn được coi là sắc sảo, năng động, hiểu đời, với tâm lý “người ngoài cuộc” đã đứng ra “giải quyết” các mối quan hệ trong ca cấp cứu của ông chú… Liệu rằng mọi chuyện có diễn ra đúng theo suy luận của Lan…
Ngày phát hành 0:0 | 6/7/2017
Lượt nghe: 2597
Người ta hay ví đời người như dòng sông, lúc yên ả, lúc gập ghềnh nhưng luôn xuôi về một hướng. Dù có điều gì tồi tệ đến đâu thì ngay mai luôn là một cơ hội tươi sáng. Hành trang của mỗi con người rất cần một bản lĩnh và niềm tin vào những điều tốt đẹp. Cũng như sau cơn mưa sẽ có nhiều tia nắng lung linh.
Ngày phát hành 0:0 | 24/1/2017
Lượt nghe: 2775
Vợ chồng quan Chánh tổng Thăng làm một con gà bằng vàng để biếu quan Tổng Trấn nhưng quan không nhân vì có lệnh của triều đình cấm các quan được nhận quà biếu trong dịp tết. Nhưng rồi, kỳ lạ thay cuối cùng con gà vàng vẫn yên vị ở địa chỉ cần đến.... Chúng ta cùng chương để xem gà vàng chạy thế nào.
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2016
Lượt nghe: 2927
Một người chồng vốn hiền lành, nhẫn nhịn quan tâm chăm sóc con, mải mê việc bếp núc, chợ búa bỗng chốc thay đổi... Một chàng trai lém lỉnh, đào hoa, đầy kinh nghiệm "tình trường" bỗng nhiên "say nắng" chân thành cô gái trẻ mới quen... Người phụ nữ hãnh tiến, thành đạt bỗng chốc cảm thấy "cay cú" khi những điều xảy ra không như điều mình muốn.... "Tình công sở" sẽ mang đến câu trả lời.
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2017
Lượt nghe: 2537
Rất nhiều người vẫn mơ giá như mình trúng số độc đắc. Liền với đó là bao dự định sẽ mua nhà, mua xe, đi du lich, hưởng thụ cuộc sống. Cuộc sống sẽ bước sang trang tươi đẹp. Thế nhưng thực tế, đã có nhiều người may mắn trúng số nhưng cuộc sống của họ lại phức tạp và bi đát hơn. Câu chuyện "Trúng số" mở ra nhiều điều để suy ngẫm.
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2015
Lượt nghe: 1528
Sống trong sự quan tâm, chăm sóc đủ đầy của cha mẹ, nhưng cậu bé trong câu chuyện lại có ước mơ "không bình thường" khiến những người lớn thấy "sốc"... Vậy điều không bình thường này cần uốn nắn, hay chính sự toan tính, khô cằn trong chúng ta đa biến suy nghĩ của con trẻ trở nên không bình thường.
Ngày phát hành 0:0 | 9/6/2017
Lượt nghe: 2919
Một vụ cướp xảy ra và tưởng chừng rơi vào bế tắc bởi sự im lặng của người bị hại. Thậm chí, những người bảo vệ pháp luật đã nghĩ đến sự đồng lõa của nạn nhân. Nhưng rồi, dần dần, sự thật cũng được làm sáng tỏ và chúng ta có thêm nhiều bài học ý nghĩa về kỹ năng sống
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2017
Lượt nghe: 2791
Thần Tình yêu, người tưởng chừng thông tỏ và quyền lực nhất trong việc sắp đặt tình cảm nhân gian đã mắc sai lầm, bởi tình cảm lứa đôi luôn tiềm ẩn những bất ngờ! Nhưng phải chăng điều bất ngờ ấy không tuân theo bất kỳ một quy luất nào?
Ngày phát hành 0:0 | 24/1/2017
Lượt nghe: 3068
Một cô gái hiện đại, xinh đẹp mà luôn trắc trở trong tình duyên. Gặp thầy bói phán có người âm yêu tha thiết, muốn lấy chồng phải làm lễ cắt tiền duyên.Cô làm theo tất cả những gì thầy bói yêu cầu. Liệu mọi sự có dẫn đến kết cục tốt đẹp hay không? Chúng ta cùng chờ đợi...
Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2016
Lượt nghe: 2438
Một người đàn ông lặng lẽ xây một ngôi nhà trên mảnh vườn của gia đình khiến cả người vợ luôn cận kề và cậu con trai duy nhất đều ngỡ ngàng... Điều gì xảy ra sau hành động lạ lùng ấy. Cùng nghe va cảm nhận với NSƯT Minh Vượng và nhà văn Nguyễn Uyển
Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2016
Lượt nghe: 2742
Những diễn biến bất ngờ xảy ra phía sau một vụ đánh ghen cho chúng ta những suy nghĩ đúng đắn hơn về tình yêu và giá trị của hạnh phúc
Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2015
Lượt nghe: 1834
Điều gì sẽ xảy ra khi xuất hiện một bản kiến nghị liên quan đến tổ chức khi chuẩn bị bộ nhiệm vị trí lãnh đạo mới... Tình huống ở vở kịch của chương trình Xin chờ hồi kết có thể không xảy ra trong thực tế, nhưng tin rằng cũng mang đến cho người nghe một trải nghiệm thú vị
Ngày phát hành 0:0 | 2/12/2015
Lượt nghe: 710
Hoàng Duy - nhà khoa học trẻ thành danh ở nước ngoài được lãnh đạo một viện nghiên cứu săn đón, mời làm cố vấn chuyên môn. Nhưng phía sau hành động tưởng như cầu thị, trọng tài, "chiêu hiền đãi sĩ" ẩn chứa những toan tính danh lợi. Câu chuyện trong chương trình Xin chờ hồi kết chia sẻ cùng người nghe cách ứng xử thú vị xung quanh người nổi tiếng
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2015
Lượt nghe: 1734
Vở kịch bắt đầu bằng câu chuyện tình đẫm nước mắt của Ngân và Tiệp. Họ yêu nhau, đã tính đến chuyện tương lai với bao hạnh phúc cho một gia đình nhỏ bé, nhưng bất ngờ Ngân cương quyết nói lời chia tay…. Điều gì đã xảy ra, liệu rằng hồi kết của câu chuyên có phải là kết cục buồn của một mối tình …. Cúng ta cùng chờ nghe
Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2016
Lượt nghe: 2410
Một câu chuyện vui vẻ nhẹ nhàng về quan niệm lựa chọn bạn trai của không ít cô gái trẻ hiện đại
Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2015
Lượt nghe: 1404
Cuộc tình đang nồng thắm bỗng chốc tan vỡ mà chằng có nguyên nhân. Bao lý do để trách móc, hờn giận cũng không làm vợi đi tình cảm tốt đẹp của người trong cuộc khi khắc khoải về quá khứ. Bí mật nào ẩn sau sự tan vỡ tưởng chừng như vô lý ấy…Xin mời đồng hành cùng NSƯT Minh Vượng trong chương trình "Xin chờ hồi kết"-19/4/2015
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 1784
Câu chuyện xung quanh tình yêu giữa hai cặp đôi, Chí - Lan và Hoàng - Nguyệt. Thông qua việc chuẩn bị quà tặng nhân một năm ngày quen nhau, chúng ta hiểu thêm về sự chân thành trong tình yêu, quan niệm về vật chất, lẽ sống, hạnh phúc của những người bạn trẻ...
Ngày phát hành 0:0 | 26/8/2015
Lượt nghe: 2502
Bố mẹ bé Na đang chật vật mưu sinh, phải đối mặt trước bao nhu cầu rất đỗi bình thường của cuộc sống một gia đình nhỏ bé… Một ngày kia, bất ngờ họ biết rằng mình đang sở hữu một tài sản có giá trị - chiếc bình cổ được lưu truyền qua 5 đời được một người sưu tầm đồ cổ trả giá 1 tỷ đồng… Vậy là lại bao toan tính với đôi vợ chồng trẻ xung quanh câu hỏi “Bán hay không bán” chiếc bình gia bảo???
Nhưng một tình huống bất ngờ đã xảy ra! Quý vị và các bạn cùng đón đợi trong những phút cuối của chương trình Xin chờ hồi kết.
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015
Lượt nghe: 1759
Hùng - một thanh niên mới bước vào đời vướng vòng lao lý bởi một lần nông nổi, không làm chủ bản thân… Sống trong trại giam, bên cạnh sự ân hận, hối tiếc vì tội lỗi, vì những dự định tương lai bỗng chốc dang dở, điều khiến Hùng đau buồn nhất chính là sự lạnh nhạt bất thường của mẹ và em gái - những người thân yêu và thấu hiểu hoàn cảnh phạm tội của anh nhất… Điều gì đã xảy ra với gia đinh của nhân vật chính trong vở kịch “Chuyện ở một trại giam”? Chúng ta cùng chờ đợi trong chương trình Xin chờ hồi kết
Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2015
Lượt nghe: 1628
Phụ nữ thích gì, muốn gì? Câu hỏi tưởng chùng như đơn giả và quá xưa cũ bỗng chốc trở thành câu hỏi định mệnh với chàng trai trong vở kịch giả tưởng “Cổ tích tháng 10”. Và rồi trong nỗ lực tìm lời giải để cứu mạng sống cho chính mình, nhân vật của chúng ta đã khám phá ra bao điều thú vị.
Ngày phát hành 0:0 | 18/1/2016
Lượt nghe: 1725
Bố mẹ luôn quan tâm, lo lắng cho hạnh phúc và sự thành đạt của con cái. Nhưng sở thích, tình cảm và quan niệm sống của mỗi người thì có thể không như nhau. Đôi khi cái gì mình cho rằng đúng, hay, phù hợp lại không phải là điều người khác mong muốn. Tình huống trong chương trình có kết cục khiến các nhân vật trong kịch cũng bất ngờ
Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2015
Lượt nghe: 2350
Hai cô gái trẻ, một là bạn thân, một là người yêu của chàng lính hải quân trong chuyến đến thăm đơn vị đã vô tình phát hiện một điều mà theo họ là "khủng khiếp": Bên cạnh tình cảm hướng về gia đình, người thương nơi phương xa, chàng lính đảo lém lỉnh ấy còn coi Xuân Lan (cái tên rất xa lạ với 2 cô gái) như một người bạn tri kỷ, chia sẻ những tâm sự, tình cảm ở vào thời khắc cô đơn …
Điều bí mật nào ẩn sau cái tên ấy, chúng ta cùng nghe trong chương trình Xin chờ hồi kết 31/5/2015
Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2015
Lượt nghe: 1491
Bình, một sinh viên chăm học, năng động, có chí tiến thủ là con trai ông Hoà, thương binh, bộ đội phục viên. Dù còn đang đi học, câu sinh viên ngoại tỉnh ấy đã có nhiều cơ hội việc làm, những công việc gần với chuyên ngành đang học. Đặc bệt, Bình được luật su Hùng, bố của Hương-cô bạn thân học cùng lớp, tin tưởng chọn làm người giúp việc. Tương lai tưởng chừng thuận lợi với chàng sinh viên luật ấy. Vậy nhưng, có những điều bất ngờ đã xảy ra... (Xin chờ hồi kết 26/7/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 23/2/2016
Lượt nghe: 894
Hoàng Sa - vùng biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Nơi ghi dấu bao huyền thoại về nhiều thế hệ người Việt Nam chung sức chinh phục thiên nhiên, cùng đoàn kết chiến đấu bảo vệ chủ quyên thiêng liêng... Gắn liền với những huyền thoại về những ngư phủ quả cảm còn là không ít câu chuyện cảm động về tình yêu, tình cảm ruột thịt và niềm kiêu hãnh
Ngày phát hành 0:0 | 3/10/2015
Lượt nghe: 1912
Trang là người phụ nữ được coi là thành đạt trong cuộc sống. Cô có gia đình với người chồng thành đạt, hiền lành, đời sống kinh tê khá giả. Sống trong cảnh vương giả ấy, nhiều người nghĩ Trang sẻ thoải mái, vô lo và phóng khoáng… Ấy vậy nhưng Trang luôn sống với những toan tính chi ly, nghi kỵ, soi xét nhỏ mọn từ anh chồng hiền lành cho tới cô bé giúp việc ngô nghê…
Và rồi một ngày kia, Trang nghe được câu chuyện tâm sự giữa chồng và người giúp việc, rồi đến việc cô bé quê mùa ấy có thai… Mọi sự diễn ra bất ngừ khiến Trang choáng váng... sẽ kết thúc thế nào? Chúng ta cùng chờ đợi!
Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2015
Lượt nghe: 1270
Một người phụ nữ thành đạt rơi vào tình cảnh bị chồng lừa dối. Lẽ phải, tình cảm và lý trí đếu đứng về phía người vợ nhưng rồi người đàn ông vẫn ra đi… Nhưng liệu rằng khi đã có được thứ mình muốn, người tình trẻ có cảm thấy hạnh phúc. Mời nghe và cùng suy ngẫm về những điều xảy ra trong câu chuyện: Ngoài luồng
Ngày phát hành 15:4 | 2/4/2021
Lượt nghe: 550
Thực tế hiện nay, các tác phẩm điêu khắc đương đại đang rất thiếu không gian sống. Ngoài các cuộc triển lãm thì không phải tác phẩm nào cũng có cơ hội để được trưng bày tại các bảo tàng, các không gian đô thị, không gian công cộng,... Vậy, làm thế nào để tác phẩm điêu khắc có được không gian sống và phát huy giá trị nghệ thuật? PV VOV6 đối thoại với Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 31/3/2021)
Ngày phát hành 11:3 | 9/9/2022
Lượt nghe: 117
Mỗi năm cứ bước vào tháng 9 là toàn thể những người làm chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung, các cán bộ của Ban Văn học Nghệ thuật nói riêng lại náo nức chuẩn bị chào đón ngày thành lập Đài Tiếng nói, gắn với mùa thu cách mạng lịch sử 1945 của dân tộc. Bên cạnh nhiệm vụ thực hiện các chương trình phát thanh văn nghệ phục vụ đông đảo công chúng cả nước, nhiều biên tập viên của Ban Văn học Nghệ thuật còn có niềm say mê yêu thích sáng tác văn học. Họ là những hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và có nhiều tác phẩm đóng góp trên văn đàn. Có thể kể đến những tên tuổi như Trần Nhật Lam, Vũ Quần Phương, Nguyễn Bùi Vợi, Lê Đình Cánh, Trúc Thông, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh…Nhân ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Lâm Huy Nhuận, một trong những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu của Đài, người đã có nhiều đóng góp cho các chương trình văn nghệ trong suốt những năm tháng công tác cho đến khi nghỉ hưu
Ngày phát hành 10:26 | 3/2/2021
Lượt nghe: 1120
Họa sĩ Lê Huy Tiếp là một gương mặt tiêu biểu, người tiên phong của thế hệ họa sĩ thứ ba trong nền mỹ thuật hiện đại nước nhà. Ông thành danh trên cả hai lĩnh vực là hội họa và tranh in, là tấm gương lao động miệt mài, khai mở nhiều phương thức sáng tạo nghệ thuật mới. (Hành trình Sáng tạo 31/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2019
Lượt nghe: 464
Một miền đất thuộc khúc ruột miền Trung mang trong mình trầm tích của lịch sử, văn hóa, với những cơn mưa dầm dề, dòng Hương giang trong sáng, những món ăn ngon thấu tình. Và còn nhiều nữa, những tầng bậc không - thời gian, qua "Căn cước xứ mưa" của nhà văn Lê Vũ Trường Giang... (Trang văn học tuổi mới lớn 27/03/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2019
Lượt nghe: 1731
Những ngày gian khổ tiếp theo dọc đường hành quân không khiến anh em chiến sĩ chùn bước, nhận được tin các anh bị thương nặng như anh Viết, rồi anh Hà Huy Lan hi sinh ... anh em ai nấy đều xót thương, tiếc nhớ. Sau mấy ngày anh em mới tìm thấy anh Lan trong tư thế ôm cây súng, gục ngã ở bìa rừng, không còn viên đạn nào trong khẩu súng chứng tỏ anh Lan đã bắn trả địch đến viên đạn cuối cùng. Mọi người ngậm ngùi đưa anh về tiểu đoàn bộ, chôn cất anh xong, anh em lại tiếp tục lên đường...(Đọc truyện dài kỳ phát 21/05/2019)
Ngày phát hành 14:26 | 31/1/2023
Lượt nghe: 0
Là nghệ sĩ chơi đàn tỳ bà nhưng hơn 20 năm qua, nghệ nhân ưu tú Phạm Thị Huệ lại đam mê và miệt mài theo đuổi nghiệp ca trù. Chẳng mong được gì cho riêng mình, chỉ miễn sao được đàn, được hát và sống trọn tình yêu với bộ môn nghệ thuật mà chị nhận thấy nó giống như “sứ mệnh” của cuộc đời mình. Không chỉ âm thầm lưu giữ, bảo tồn một loại hình nghệ thuật đã từng có nguy cơ mai một, chị còn truyền dạy, lan tỏa tình yêu nghệ thuật ca trù đến với nhiều người. (Hành trình Sáng tạo 29/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019
Lượt nghe: 650
Được thừa hưởng "gen" di truyền âm nhạc của cả bố lẫn mẹ, từ khi còn nhỏ, nghệ sĩ Bá Nha đã biết chơi nhiều loại nhạc cụ dân tộc, anh được xem là "thần đồng" âm nhạc truyền thống của Việt Nam. (Hành trình Sáng tạo 25/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/3/2020
Lượt nghe: 606
Nghệ sĩ Thu Huệ được giới chuyên môn đánh giá là diễn viên ballet hàng đầu của Việt Nam hiện nay, chị được tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh là 1 trong 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất năm 2020. Nhưng với chị, hành trình chinh phục những đỉnh cao mới chỉ bắt đầu. (Hành trình Sáng tạo 22/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015
Lượt nghe: 1276
Là một trong số những nghệ sỹ nổi bật của sân khấu kịch Hồng Vân, NS Kim Huyền đã trở thành một gương mặt nghệ sỹ quen thuộc với khán giả phía Nam qua nhiều vở kịch. Những vai diễn của chị bao giờ cũng đong đầy cảm xúc và chạm đến trái tim người xem. Vậy làm thế nào để Kim Huyền đạt được điều đó?
Ngày phát hành 15:18 | 15/1/2021
Lượt nghe: 596
Nhiều thế kỷ đã trôi qua, chặng đường phát triển của Xẩm từ một hình thức đàn hát dân gian dành riêng cho những người khiếm thị để mưu sinh nơi đầu đường góc chợ, bến nước, mom sông, nay đã trở thành một loại hình nghệ thuật được biểu diễn trên sân khấu, thực sự là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam... Nhưng cho dù phát triển đến đâu, nếu không có một chiến lược bảo tồn và phát huy hiệu quả, nghệ thuật hát Xẩm sẽ đối mặt với nguy cơ mai một. PV VOV6 đối thoại với nhà nghiên cứu Mai Thiện xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2020
Lượt nghe: 439
NSUT La Thanh Hùng sinh ra trong gia đình có truyền thống 3 đời làm nghệ thuật Tuồng và ca Huế. Không chỉ là một diễn viên, đạo diễn tâm huyết với sân khấu truyền thống, ông còn là một nghệ nhân vẽ mặt nạ Tuồng. (Câu chuyện nghệ thuật 14/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2020
Lượt nghe: 877
Nghệ sĩ piano Nguyễn Huy Phương sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, được học tập, rèn luyện bài bản, anh là một người chơi đàn với kĩ thuật cao và đầy năng lượng. (Hành trình Sáng tạo 15/11/2020)
Ngày phát hành 9:46 | 9/8/2022
Lượt nghe: 143
Để nghệ thuật truyền thống không bị quên lãng, nhiều bạn trẻ có những ý tưởng độc đáo và triển khai những dự án góp phần tạo nên sức hấp dẫn đối với khán giả, nhất là giới trẻ, trong đó có thể kể đến Nguyễn Quốc Hoàng Anh - người sáng lập, giám đốc nghệ thuật của dự án “Lên ngàn”. Anh ấp ủ nhiều dự định mới lạ về sự kết hợp giữa nghệ thuật truyền thống với nhiều lĩnh vực nghệ thuật đương đại để kể câu chuyện mới về di sản cũng như văn hóa dân gian. (Hành trình Sáng tạo 07/8/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2020
Lượt nghe: 855
Trong hơn mười năm trở lại đây, gương mặt thơ nữ Nguyễn Thị Ánh Huỳnh được bạn đọc bạn viết yêu mến bởi một giọng thơ riêng, mang đậm sắc thái miệt vườn Nam Bộ, lối biểu đạt hình ảnh cảm xúc mới mẻ, tự nhiên và tự tin. Chị quan niệm: làm thơ để “khiến ta được giải phóng khỏi bản thân mình để thử làm kẻ khác, làm chim muông cây cỏ, sương gió”, “để làm mình làm mẩy với phận số cô đơn của mình, được giải toả, được thoát khỏi cái chật hẹp của tham - sân - si...” (Tiếng thơ 08/03/2020)
Ngày phát hành 8:37 | 3/11/2022
Lượt nghe: 11
Ở khía cạnh tri thức, nhà thơ, danh sĩ Nguyễn Thông được đánh giá là một người thầy đáng kính, một người làm quản lý giáo dục có nhiều đóng góp về giáo dục ở vùng đất phương Nam. Ông là người tiếp tục phát huy học phong Nam Bộ - một truyền thống học vấn khởi đầu từ nhà giáo Võ Trường Toản, chú trọng ở nghĩa lý, chứ không trọng từ chương, đề cao đạo lý, chú trọng thực thực tiễn và vị đời. Theo PGS.TS Lê Quang Trường, vì gia cảnh nghèo, đường khoa cử lận đận, bước đầu Nguyễn Thông nhận chức Huấn đạo ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang, bắt đầu con đường làm quan của mình từ chức học quan ở một huyện nhỏ. Trải qua một hành trình dài, bằng chính những trải nghiệm của mình, ông không chỉ mong muốn nối dài học phong trọng thực dụng và vị đời ở Nam Bộ mà còn mong muốn được lan toả trong cả nước nhằm chấn chỉnh hiện tượng tầm chương trích cú sáo rỗng thời bấy giờ:
Ngày phát hành 10:46 | 20/3/2023
Lượt nghe: 0
Với đặc trưng là loại hình nghệ thuật đặc biệt, chép sử bằng hình ảnh-nhiếp ảnh đã, đang là một trong những công cụ tuyên truyền đắc lực, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Trải qua 70 xây dựng và phát triển, nền nhiếp ảnh đã để lại một kho sử bằng hình ảnh quý giá, đầy tự hào về chặng đường đấu tranh giành độc lập và đổi mới đi lên của đất nước. Vậy ngành Nhiếp ảnh và Chiếu bóng được thành lập dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? Cuộc trò chuyện sau đây giữa phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ và nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến phần nào giúp các bạn có câu trả lời:
Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2017
Lượt nghe: 1783
Sinh trưởng, học tập và làm việc ở Huế, nhà thơ Võ Quê có lẽ là người may mắn khi gắn bó với không gian văn hóa này trọn cuộc đời. Từ thời trai trẻ hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên đến những ngày tháng ở Côn Đảo hay trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau sau này, ông vẫn giữ nguyên vẹn một tấm tình nồng nhiệt đầy trách nhiệm với quê hương, mong muốn làm những điều thật ý nghĩa. Chính ông đã góp phần không nhỏ vào sự tồn tại của ca Huế, giữ cho ca Huế bản sắc riêng không pha trộn trong đời sống thị trường. Nhà thơ Võ Quê từng bộc bạch: "Cuộc sống và tác phẩm văn học là một. Nhà văn sống đẹp, sống tốt với đời, với người để mỗi trang văn, mỗi tứ thơ luôn lấp lánh hạnh phúc, ngợi ca sự hướng thiện”. (Tiếng thơ 02/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016
Lượt nghe: 1154
Những trang nhật ký về tuổi trẻ trong học tập và tu dưỡng đạo đức của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng được người thân và các bạn trẻ đồng cảm như thế nào? Bên cạnh đó những sáng tác thơ văn của các bạn học sinh qua các cuộc thi như "Cây bút tuổi hồng", "Em tập viết văn làm thơ", "Viết thư Quốc tế UPU"…đã có những tác động như thế nào tới tâm hồn non trẻ của các em? Câu chuyện vui về thời đi học của thi sĩ Xuân Diệu sẽ giúp các bạn có thêm góc nhìn về một nhà thơ có nhiều sáng tác về tình yêu. (Điểm hẹn văn nghệ 28/5 + 02/6/2016)
Ngày phát hành 15:48 | 11/3/2021
Lượt nghe: 1298
Dù số lượng thơ Nôm còn lại tới hôm nay không nhiều, thế nhưng chỉ mươi trước tác truyền tụng của Bà huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh cũng đã đủ để định hình một phong cách sáng tác độc đáo trong dòng thơ Quốc âm. Những bài thơ ngắn như đôi dòng nhật ký ngắn ghi lại nỗi lòng của một người phụ nữ trước dáng dấp, vang động của thiên nhiên, tạo vật, kỳ lạ thay tạo nên những cảm xúc ngân rung đồng điệu. Bà huyện Thanh Quan có thể nói là một tiếng thơ đáng kể trong lịch sử thơ ca trung đại và cả hiện đại.
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2019
Lượt nghe: 831
Là một nhạc sĩ thuộc thế hệ 7X, thượng tá - NSND Nguyễn Xuân Bắc đã dành trọn sự nghiệp âm nhạc của mình để theo đuổi nền âm nhạc dân tộc. Hiện nay, anh là Chủ nhiệm Khoa nghệ thuật Dân tộc và Miền núi, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội. (Hành trình Sáng tạo 22/12/2019)
Ngày phát hành 12:19 | 20/9/2021
Lượt nghe: 463
Hơn 10 năm về công tác tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam cũng là chừng ấy năm NSƯT Diệu Hương gắn bó với việc bẻ làn nắn điệu, biên tập, thu âm các làn điệu Ca Huế để gửi tới thính giả và đồng bào cả nước. Mặc dù được đào tạo bài bản về kĩ thuật thanh nhạc nhưng khi đến với Ca Huế, NSƯT Diệu Hương đã cố gắng học hỏi các thế hệ đi trước và tự nghiên cứu để gắn bó với loại hình âm nhạc cổ truyền bác học này. (Hành trình Sáng tạo 19/9/2021)
Ngày phát hành 10:27 | 16/8/2022
Lượt nghe: 119
Với sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật đa dạng như hiện nay, sân khấu truyền thống nói chung và nghệ thuật Tuồng nói riêng gặp không ít khó khăn. Nhưng trong muôn vàn khó khăn đó vẫn có những nghệ sĩ trẻ quyết tâm theo đuổi, nặng lòng và đau đáu với nghề, nghệ sĩ ưu tú Lộc Huyền - Nhà hát Tuồng Việt Nam là một trong số nghệ sĩ trẻ như thế. (Hành trình Sáng tạo 14/8/2022)
Ngày phát hành 9:46 | 9/8/2021
Lượt nghe: 640
Để có được những khoảnh khắc thăng hoa trên sân khấu đó mà hơn 20 năm gắn bó với Nhà hát Múa rối Thăng Long, NSƯT Thu Huyền luôn sáng tạo, đổi mới trong các tác phẩm và để lại dấu ấn trong lòng công chúng yêu nghệ thuật và bạn bè đồng nghiệp, qua đó, đưa nghệ thuật múa rối đặc sắc của dân tộc đến gần hơn với khán giả. (Hành trình Sáng tạo 08/08/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 541
NSƯT Thu Huyền đến với chèo từ bé bằng niềm đam mê, tên tuổi của chị gắn liền với những vai diễn kinh điển và mẫu mực của nghệ thuật chèo, đặc biệt là vai diễn Thị Mầu trong vở chèo “Quan Âm Thị Kính”. (Hành trình Sáng tạo 26/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/6/2020
Lượt nghe: 475
Sở hữu chất giọng ngọt ngào, ấm áp cùng với lối diễn xuất tinh tế và giàu cảm xúc, NSƯT Văn Chương đã tạo được cho mình một chỗ đứng vững chắc trong lòng công chúng và bạn nghề. (Hành trình Sáng tạo 31/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2020
Lượt nghe: 611
NSƯT Việt Hoàn là một trong những ca sĩ nổi tiếng và uy tín trong làng âm nhạc Việt Nam. Anh đánh dấu tên tuổi mình với những ca khúc dòng nhạc truyền thống cách mạng. (Hành trình Sáng tạo 19/07/2020)
Ngày phát hành 15:58 | 22/3/2022
Lượt nghe: 447
Nhắc đến Phạm Tiến Duật là nhắc đến một trong những gương mặt tiêu biểu hàng đầu của lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những tác phẩm thơ của ông, có thể nói đã đồng hành cùng cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc, nhận được tình cảm yêu mến của đông đảo chiến sĩ và bạn đọc cả nước. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày mất của Phạm Tiến Duật, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Phạm Tiến Duật – Cánh chim lửa của Trường Sơn huyền thoại.
Ngày phát hành 0:0 | 18/9/2017
Lượt nghe: 3909
Chuyên mục "Câu chuyện phóng viên": Cảm nhận của nhà báo Tuyết Mai về triển lãm “Nét” của họa sĩ Lưu Công Nhân - người được xem là “Bậc thầy thuốc nước”. Chuyên mục “Thơ phổ nhạc” là những giai điệu trữ tình sâu lắng của nhạc phẩm “Thư tình cuối mùa thu” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ thi sĩ Xuân Quỳnh. Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm" giới thiệu bộ phim tài liệu "Dấu tích Sa Huỳnh" của đạo diễn Phùng Ngọc Tú. Nền văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 3000 năm nằm trên dải đất miền Trung. Cùng với hai nền văn hóa khác cùng thời kỳ là Đông Sơn ở Bắc bộ, văn hóa Óc Eo ở Nam bộ, văn hóa Sa Huỳnh đã trở thành 1 trong 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta. (Điểm hẹn văn nghệ 16/09/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2018
Lượt nghe: 948
Nghệ sĩ ưu tú Quyền Văn Minh: Người tiên phong mang dòng nhạc jazz độc đáo đến với công chúng yêu nhạc Việt. (Chân dung nghệ sỹ 05/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/6/2020
Lượt nghe: 374
"Tôi đã tình cờ viết một cuốn sách như thế nào" không chỉ là một tác phẩm mách bảo người ta cách vượt qua mất mát, khổ đau mà còn là một khóa học đầy cảm hứng về kĩ năng viết văn, khóa học ưu tiên cho bạn đọc nhỏ tuổi. Phần chữ in đỏ ở cuối mỗi câu chuyện là những “mẹo viết” mà nhà văn Lidwien đã chỉ bảo cho bé mười ba tuổi Katinka... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 09/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2015
Lượt nghe: 1863
Lâu nay, nhiều tác giả sân khấu vẫn cho rằng phải sống ‘chật vật” với nghề viết kịch bản, nhưng với nữ tác giả Vương Huyền Cơ, chị lại tuyên bố không những sống được bằng nghề mà còn “sống khỏe”. Tại sao vậy?….
Ngày phát hành 22:27 | 5/1/2021
Lượt nghe: 573
Những giờ dạy và học văn giàu cảm xúc luôn đọng lại nơi học trò bài học sâu sắc. Điều đáng quý của người giáo viên ngữ văn là bên cạnh truyền thụ kiến thức còn truyền tới các em tình yêu cuộc sống cùng những giá trị nhân văn cao cả. Đúc rút từ những giờ dạy văn như thế, cô Nguyễn Minh Duyên - giáo viên ngữ văn trường THPT Chuyên Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang đã có bài viết “Những chân trời” rất tâm huyết... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 04/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 396
Năm nay, nhà nghiên cứu âm nhạc Vũ Tự Lân bước sang tuổi 87. Với những đóng góp cho nền âm nhạc nước nhà, ông vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật (năm 2012). (Câu chuyện nghệ thuật 19/6/2020)
Ngày phát hành 20:49 | 10/8/2021
Lượt nghe: 325
Vốn là một nhà quay phim, sau đó mới trở thành đạo diễn nên NSND Bùi Đình Hạc có con mắt rất tinh anh, nhạy bén. Tên tuổi của ông gắn liền với các bộ phim: “Nước về Bắc Hưng Hải”, “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi”, “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”, “Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin”, “Đường về Tổ quốc”… (Câu chuyện nghệ thuật 23/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019
Lượt nghe: 628
Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học - Nghệ thuật Trung ương đã tổ chức hội nghị tập huấn “Nâng cao trình độ nhận thức và năng lực lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật” tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc (tháng 8/2019) và khu vực phía Nam (9/2019). (Điểm hẹn văn nghệ 14/9/2019)
Ngày phát hành 15:51 | 5/4/2021
Lượt nghe: 760
Có thể so với một số cây bút tiêu biểu về đề tài miền núi như Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Tống Ngọc Hân, truyện ngắn của Chu Thị Minh Huệ bớt ngồn ngộn chi tiết và tiết chế sự dữ dội hơn. Bù lại, tác giả rất biết cách để những trang văn của mình không trở thành minh họa thuần túy cho tập tục của đồng bào dân tộc ở Hà Giang. Những câu văn ngắn, dễ hiểu, vừa phải, cô đọng kể cho chúng ta về câu chuyện về thân phận người Mông ở Yên Minh, ở Đồng Văn thông qua những nét sinh hoạt, văn hóa đặc sắc từ nghìn xưa. Nhà văn có thói quen đặt ra các câu hỏi, các giả thiết rồi lại tự lý giải để làm sáng lên những thắc mắc, làm mạch nối cho các diễn biến tiếp theo. “Nối dây” ở đây không đi theo mô – típ thông thường là lên án một tập tục lâu đời đã thành lạc hậu. “Nối dây” là để nối lại đường đi của tình yêu, số phận con người tuân theo lẽ tự nhiên lúc ban đầu. Vì thế, dù câu chuyện kết thúc bằng cái chết của Vảng và Pà, hai người yêu nhau mà không cưới được nhau nhưng lại không hoàn toàn buồn thảm, bi kịch. Ở đó, ta vẫn thấy được ánh sáng của một đời sống mới, tiếp nối mới - Những người ở lại – Dua và Phủ, không còn phó mặc cho số phận mà biết đấu tranh và giữ lấy hạnh phúc. Thêm một điểm cộng cho nhà văn Chu Thị Minh Huệ khi chị viết về điều ấy với một ngòi bút khá tự nhiên và thấm đẫm tình người (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 9:40 | 13/1/2021
Lượt nghe: 469
Sau nghệ sĩ nhân dân Bạch Tuyết và nghệ sĩ ưu tú Thu Huyền thì sân khấu chèo lại có thêm một “Thị Màu” lên chùa với phong cách mới mẻ và ấn tượng - gương mặt đó là nghệ sĩ trẻ Thanh Huyền, diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội. Nhờ diễn xuất xuất thần, cô gái trẻ sinh năm 2000 này vừa dành huy chương vàng tại cuộc thi Tài năng trẻ sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2020, trước đó, Thanh Huyền cũng từng dành giải vàng tại cuộc thi Liên hoan Sân khấu Thủ đô 2020. (Hành trình Sáng tạo 10/01/2021)
Ngày phát hành 15:54 | 17/3/2021
Lượt nghe: 702
Tài năng của các tác giả thơ Nôm nhìn chung được đánh giá qua ảnh hưởng, sức vang vọng của tác phẩm tới hậu thế - Gần hơn nữa là đặt trong tương quan so sánh với các tác giả cùng thời. Trường hợp Bà huyện Thanh Quan có thể coi là một điển hình với phong cách sáng tác tài hoa, độc đáo. Tuy số lượng thơ Nôm truyền tụng tới nay không nhiều nhưng tài năng vượt trội, chất thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của nữ sĩ Thanh Quan khiến bà trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của dòng thơ Quốc âm.
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2020
Lượt nghe: 344
Biển vô cùng rộng lớn và có biết bao điều bí mật chưa được khám phá hết. Một lần, khi đang lao động trên biển, bác đánh cá kéo lên chiếc bình cổ bằng đồng. Bên trong chiếc bình này có gì bất ngờ, khác lạ? (Kể chuyện và hát ru 06/11/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2020
Lượt nghe: 295
Có một chàng trai mồ côi cha mẹ từ rất sớm. Mọi người thường gọi anh với cái tên Chim Non. Chim Non ở trong căn chòi cũ xiêu vẹo bên bờ suối. Trong một lần nhấc tảng đá to, anh nhìn thấy một quả trứng nhỏ xinh nằm trong đó, liền mang quả trứng ấy về căn chòi làm bầu bạn. Sau gần một tháng, quả trứng đã nở ra một nàng tiên xinh đẹp. Chàng Chim Non vô củng bối rối... (Kể chuện và hát ru 23/11/2020)
Ngày phát hành 20:51 | 29/3/2021
Lượt nghe: 830
Nhân vật chính trong truyện cổ tích này xinh đẹp, đáng yêu và thông minh. Cô vướng phải một tình huống rất rắc rối. Nhưng thay vì ngồi khóc và chờ Tiên chờ Bụt đến cứu giúp, cô đã tự tháo gỡ khó khăn, gặp được những người đồng cảm và có cuộc sống đúng như cô mong muốn... (Kể chuyện và hát ru 22/03/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2017
Lượt nghe: 3716
Chúng ta có vô tư quá không, có vô tình quá không khi chỉ biết tới cá nhân mình mà bàng quan với bao lặng thầm, hy sinh, nhẫn nhịn của người lính. Ngày họ trở về đã không được chào đón mà còn mắc phải trái ngang từ sự ích kỷ, hiếu thắng, lưu manh - thứ tội ác vốn đang tồn tại, đang ẩn nấp ở mọi ngả đường con phố. Ác mà không biết là mình đang ác thì hậu quả của nó rất nghiêm trọng, khó lường... (Đọc truyện đêm khuya 18/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2019
Lượt nghe: 491
Khi gặp quỷ dữ, hai người anh trai sợ hãi và chỉ biết khóc lóc. Ngược lại, cậu em út bình tĩnh nghĩ ra cách đối phó với con quỷ. Không những thế, cậu còn biết lấy đôi giày thần có thể bay xa hàng trăm dặm của quỷ, khiến hắn không thể nào đuổi kịp ba anh em... (Kể chuyện và hát ru 05/06/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2020
Lượt nghe: 352
Tình huống truyện trong tác phẩm tự sự là một trong những phương diện khá quan trọng. Nắm bắt được tình huống truyện, nhận thức được ý nghĩa của nó trong việc chuyển tải nội dung tác phẩm là yêu cầu của việc đọc hiểu văn bản... (Văn nghệ thiếu nhi 26/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2019
Lượt nghe: 596
Với những câu chuyện dung dị, đời thường, triển lãm tái hiện cuộc sống, chiến đấu của nữ chiến sỹ, thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại. (Làn sóng nghệ thuật 21/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2016
Lượt nghe: 1261
Truyện viết về ký ức chiến tranh, có cả gian khổ và mất mát nhưng không bi lụy mà vô cùng ấm áp. Những nhân vật như Toán, anh Hàn, chị Hạnh được khắc họa sống động, có cảm giác họ sắp bước ra từ trang sách. Họ ám ảnh người đọc, người nghe bởi những câu chuyện kì lạ trong cuộc đời và vẻ đẹp từ trái tim mình.(Đọc truyện đêm khuya 16/5/2016)
Ngày phát hành 11:15 | 23/11/2022
Lượt nghe: 0
Vùng đất Nghi Tàm, Thăng Long xưa vốn là nơi hội tụ nhiều văn nhân tài tử vang danh. Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh là một trong số đó. Những giai thoại xoay quanh cuộc đời bà đều cho thấy chân dung một tài nữ hiếm có trong lịch sử văn học dân tộc ta. Truyện ngắn này của nhà thơ Ngô Văn Phú điểm lại những chi tiết, câu chuyện soi tỏ tấm lòng, đức độ, tài năng của Bà Huyện Thanh Quan, trong đó đi sâu vào công lao của bà trong việc giúp dân làng Nghi Tàm thoát khỏi lệ tiến cống chim sâm cầm cho triều đình và các phủ, huyện. Truyện ngắn danh nhân, lịch sử nếu không cao tay rất dễ bị lệ thuộc vào các tư liệu, thiếu chất văn, chất đời. Với truyện ngắn này, nhà văn Ngô Văn Phú cho thấy sự kỳ công trong việc tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của một “phép vua”. Những câu văn giàu hình ảnh, kết cấu câu chuyện liền mạch cho thấy tác giả đã thực sự đi sâu vào tâm tư, tình cảm của các nhân vật cũng như nỗ lực lột tả giai thoại từ góc nhìn ngưỡng vọng tới tiền nhân của một một bậc hậu sinh hiểu sử và hiểu đời. Từ tích truyện gắn với tục tiến cống sâm cầm, truyện ngắn của nhà thơ Ngô Văn Phú tô đậm tấm lòng với đất và người Thăng Long xưa của Bà Huyện Thanh Quan, điều mà bà đã thể hiện trong nhiều áng thơ nổi tiếng. Ở kinh đô Huế nhưng trái tim bà luôn hướng về cố hương. Nữ học quan Cung Trung giáo tập đã làm được một việc có ý nghĩa lưu vào ngọc phả làng Nghi Tàm. Nhờ đó, tên tuổi của bà không chỉ sáng ngời trong văn học mà còn để lại tiếng thơm giữa đời thường. Giai thoại dân gian qua ngòi bút của nhà thơ Ngô Văn Phú cũng là một phép ẩn dụ về thân phận con người trong biến động thời cuộc. Viết truyện danh nhân mà gợi lên được những cảm xúc đời thường, nói lên được những điều chưa thể hiển hiện một cách sinh động qua tư liệu lịch sử, nhà thơ Ngô Văn Phú đã cho thấy phong cách sáng tác đặc sắc, cá tính với một đề tài văn xuôi chung thủy. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2015
Lượt nghe: 1910
Thoạt đầu nghe tên truyện là “Hồi Cung”, người ta tưởng tác phẩm sẽ kể về cuộc đời của một cung phi xiêm áo lụa là nhưng hóa ra không phải. Dẫu không thiếu bóng hồng nhan nhưng "Hồi Cung" lại là một câu chuyện của một người già tha hương trong một chuyến thăm quê vội vàng. Cái tên “Hồi Cung”, cũng không có gì khác, vốn là tên của nữ nhân vật chính, đã ngoài 60 tuổi. Và cứ như vậy, giọng điệu đủng đỉnh, chậm rãi và nhẹ nhàng của tác giả Nguyễn Quang Tuyến bắt đầu dẫn dắt người đọc, người nghe bước vào thế giới ký ức của một cựu nữ sinh trường Hàm Nghi. Nào giọng Huế Thành Nội nhẹ và mượt mà, với những tiếng “chi, mô, răng, rứa” nghe xao xuyến lạ lùng. (Đọc truyện đêm khuya ngày 25/09/2015)
Ngày phát hành 15:15 | 22/7/2021
Lượt nghe: 754
Nhìn lại tiến trình truyện ngắn Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, có thể thấy nổi lên hai gương mặt vô cùng ấn tượng. Nam Cao đại diện cho nửa đầu thế kỷ và Nguyễn Huy Thiệp đại diện cho nửa cuối thể kỷ. Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp kể từ khi xuất hiện đến nay cũng là những tác giả được dư luận đặc biệt quan tâm, trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án, chuyên luận. Nhân dịp kỷ niệm tròn 70 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (1951 - 2021) và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng vừa mới đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị một cuộc trò chuyện mang tên Từ Nam Cao đến Nguyễn Huy Thiệp, để một lần nữa nhìn nhận lại những thành tựu tác phẩm của hai nhà văn, đồng thời thấy được những tương đồng và khác biệt thú vị của hai văn tài, đã tạo thành hai phong cách khó trộn lẫn trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2015
Lượt nghe: 1544
Vì sao lá cây huyết dụ có màu đỏ và hình lá nhọn như lưỡi dao bầu nhỉ? Các bé cùng nghe truyện dân gian Việt Nam - Sự tích cây huyết dụ sẽ rõ nhé. (Kể chuyện và hát ru cho bé 04+05/07).