Ngày phát hành 10:59 | 8/3/2021
Lượt nghe: 847
Truyện tiếp nối nguồn cảm hứng “Vợ Đông chồng Tây” trong hầu hết sáng tác những năm gần đây của Kiều Bích Hương. Ta gặp trong đó những câu chuyện của thời đại hôm nay – Chuyện trải nghiệm mới trong cuộc sống khi lấy chồng ngoại quốc, chuyện các gia đình có điều kiện đưa con ra nước ngoài gửi gắm người thân, chuyện làm du lịch, làm kinh tế ở Tây, ở ta. Nhà văn Kiều Bích Hương gửi vào câu chữ hiểu biết về thế giới, đất nước Bồ Đào Nha, về lối sống ưa chuyển dịch với một văn phong thông suốt, liền mạch. Trong những dữ liệu có vẻ toàn cầu và to tát ấy, ta bắt gặp những chi tiết rất đời thường về tình thân, tình chồng vợ, về tính cách con người, về hoài bão, mục đích sống không ai giống ai. Nhân vật xưng “tôi”, người dì trong truyện ngắn này, trong tâm thế là công dân toàn cầu, một phụ nữ hiện đại với lối suy nghĩ đầy tư tưởng giải phóng cá nhân. Thế nhưng trong sâu thẳm vẫn là những nét tính cách và bản chất truyền thống Việt Nam: dịu dàng và nữ tính, coi trọng gia đình, các giá trị làm nên con người tử tế. Những đứa trẻ dẫu có cách hành xử ra sao cuối cùng vẫn mong sống trọn trong tình yêu thương của bố mẹ. Và ta cũng bắt gặp hình mẫu phụ nữ làm kinh tế liều lĩnh, táo bạo, vươn tầm nhìn ra thế giới qua nhân vật “Chị Nhung” với mô hình đầu tư khách sạn trong nước. Mỗi người một lựa chọn, một nhu cầu, một đam mê sống. Tác giả không quy kết cách sống nào là đúng, là sai. Đọng lại trong câu chuyện nuôi nấng hai đứa con chị gái của cặp vợ Đông chồng Tây là những phát hiện, mách bảo về tình yêu thương, về sự trao quyền, trao tự do, khích lệ hòa nhập. Quả thật, khi cuộc sống đặt ta vào sự đã rồi, ngay trong những hoàn cảnh chính bản thân cũng không mong muốn, một số niềm vui và hứng khởi lại đến thật bất ngờ khi trưởng thành trong hoàn cảnh ấy…(Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2020
Lượt nghe: 896
Đưa nghệ thuật truyền thống thành sản phẩm du lịch là xu hướng được nhiều quốc gia áp dụng khá thành công. Không bỏ qua xu hướng này, gần đây, ở nước ta cũng đã quan tâm đến việc gắn kết sân khấu biểu diễn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, sự gắn kết này mới dừng ở mức “mạnh ai nấy làm”. Vậy, các nhà hát và các đơn vị nghệ thuật cần làm gì để sự kết hợp này phải thực sự có hiệu quả. PV VOV6 trao đổi với NSƯT Đức Hùng, Phó giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 19/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2018
Lượt nghe: 528
Khi An bước vào lều của những người du kích, cậu nhận ra thầy giáo Bảy, ông già đốn củi và ông Huỳnh Tấn, người cán bộ đã đi cùng anh Sáu tuyên truyền đến quán rượu của dì Tư Béo. An được những người du kích đãi một tô cơm kèm hai khúc cá kho khô. Cậu ăn ngon lành vì đang đói sau một chuyến đi rừng vất vả. Anh em du kích rất cảm động khi nhận được quà của má nuôi gửi cho họ. Món quà nhỏ bé chỉ là ít kim chỉ nhưng thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. An được tham dự nghi thức trang trọng khi lực lượng du kích đứng trước lá cờ Cách mạng, trước ảnh Bác Hồ thể hiện quyết tâm chiến đấu chống giặc Pháp. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 20/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018
Lượt nghe: 357
Lễ ra mắt Trung đội du kích Năm Căn diễn ra thật nghiêm trang. Đứng dưới lá cờ, mắt hướng về chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cả Trung đội đồng lòng quyết tâm đánh đuổi bọn xâm lược xa khỏi đất nước. Trong niềm tự hào khôn tả ấy, An đã bật khóc vì có phần tủi thân. Nhưng cậu đã được Tía nuôi kịp thời động viên khích lệ bằng những lời nói giản dị chân thành. Tuy là con nuôi nhưng Tía và má đã luôn yêu thương An hết mực. Cậu nhiều lần cùng với Tía xách nỏ đi báo thù cho người thân và đồng bào. Vì An là cậu bé thông minh gan dạ nên Tía đã đồng ý để cậu làm du kích. Vật dụng duy nhất ông trao cho An trước khi lên đường nhận nhiệm vụ là một con dao nhỏ. Con dao ấy đã luôn được Tía mang theo mình. Nay ông trao lại cho An như trao lại vật báu sinh tử. Tía muốn An luôn được an toàn trong những lúc hiểm nguy. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 26/05/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2018
Lượt nghe: 430
Chúng ta đang theo dõi đến những trang truyện kể về Tía nuôi và An được gặp gỡ với các đồng chí du kích, đó là chú Huỳnh Tài, anh Sáu, thầy giáo Bảy… trong căn lều bí mật được dựng ở giữa rừng U Minh trong cuốn truyện dài Đất rừng Phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Niềm vui này đã lan tỏa tới cả má nuôi và bà con trong ấp, khiến họ luôn hi vọng quê hương sẽ nhanh chóng được giải phóng trong nay mai. Tình thế cấp bách đòi hỏi khu Năm Căn cần thành lập một Trung đội du kích địa phương. Đó là những người có tinh thần yêu nước, gan dạ, sẵn sàng nhận nhiệm vụ. An đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ du kích địa phương. Đây là niềm tự hào cho An và gia đình Tía nuôi vì cậu còn nhỏ mà đã được cấp trên tin tưởng, giao nhiệm vụ. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/05/2018)