Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017
Lượt nghe: 1392
Có nhiều điều để ấn tượng với một bộ phim như "Bao giờ cho đến tháng Mười": câu chuyện về tình yêu, về sự hi sinh của một thời, gương mặt cực kì xi-nê của diễn viên Lê Vân (trong vai Duyên) “khi tựa gối, khi cúi đầu – khi vò chín khúc khi chau đôi mày”, hay từ một vài trích đoạn điển hình trong phim. Nhưng sau tất cả, những điều đó hẳn đều xuất phát từ một sự rung cảm vừa rất cá nhân, riêng tư lại vừa rất chung, rất quen thuộc:“Bao giờ cho đến tháng Mười/ Lúa chín trên cánh đồng giông bão/ Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi/ Những mất mát hi sinh chịu đựng khổ đau/ Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu…”. (Điểm hẹn Văn nghệ 22/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020
Lượt nghe: 756
Có thể nói âm điệu trữ tình gây xúc động lòng người của bản “Chinh phụ ngâm” do nữ sĩ Đoàn Thị Điểm diễn Nôm là kết quả của một chuỗi tự sự giàu tính nghệ thuật. Ở đó, người vợ có chồng đi lính xa nhà giãi bày nhiều cảm xúc, tâm trạng như buồn thương, oán trách, tiếc nuối, lo lắng, xót xa, nhớ nhung, mong ngóng, khát khao… Trong “Chinh phụ ngâm” bản Nôm, ranh giới giữa tự sự và trữ tình, hai phương thức tái hiện đời sống tưởng không thể song hành, đã bị xóa nhòa. Chính việc “kể lể tình cảm” đã tạo khả năng cho áng thơ trữ tình này có thể kéo dài đến 408 câu thơ và diễn đạt một cách dễ dàng, thuận lợi những “cung bậc cảm xúc luôn ngưng đọng trên một khối sầu”:
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2017
Lượt nghe: 726
Tú Xương là nhà thơ trữ tình - trào phúng. Nhắc đến văn chương của ông, chúng mình nhớ đến những bài thơ nổi tiếng như "Sông lấp", "Vịnh khoa thi hương", "Thương vợ"... Bài thơ "Thương vợ" cho chúng mình cảm nhận về tình cảm chân thành, biết ơn, trân trọng đối với bà Tú - người phụ nữ mà nhà thơ suốt đời trân quý. Với bài thơ này chúng mình còn thấy được thái độ tự trào của tác giả, đó là thái độ tự giễu mình, một phẩm chất trong thơ và con người Tú Xương. (Văn nghệ thiếu nhi 04/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2020
Lượt nghe: 799
Như chúng ta đã biết, năm 1964, Giáo sư Trần Thanh Mại đã phát hiện và công bố tập “Lưu hương ký” gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương do bạn thơ Tốn Phong thị viết tựa. Đáng nói là ngôn từ, tâm sự các bài thơ Nôm trong tập thơ này đậm chất trữ tình, khác với hình dung về một tài nữ đáo để, sắc sảo trong hầu hết thơ Nôm truyền tụng. Nói như vậy không có nghĩa là mảng thơ Nôm Hồ Xuân Hương truyền khẩu trong dân gian hoàn toàn là tinh nghịch, giễu nhại...
Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2019
Lượt nghe: 882
Tuy không nổi đình đám trong làng văn xuôi những năm 30 – 40 của thế kỷ trước như các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam nhưng nhà thơ Xuân Diệu, cùng là một thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, ngoài đắm đuối với thơ, còn dành thời gian sáng tác văn xuôi, cụ thể là viết truyện ngắn, bút ký và phê bình tiểu luận. Trong đó, ở thể loại truyện ngắn, ông có tập “Phấn thông vàng”, gồm 17 truyện, in ở NXB Đời nay, xuất bản năm 1939 (Tìm trong kho báu phát 28/3/2019)