Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 714 kết quả

Truyện ngắn "Xóm sở Mỹ": Những trải nghiệm tuổi thơ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 11/8/2015

Lượt nghe: 1766

“Xóm sở Mỹ” của nhà văn Thu Trân được viết bằng trải nghiệm tuổi thơ của tác giả cùng bao yêu thương dồn đọng qua năm tháng. Cuộc đời, thân phận, các trạng thái tâm lý nhân vật được phân tích ở góc độ cá nhân song vẫn thấm hơi thở thời cuộc. (Đọc truyện đêm khuya 11/08/2015)

Truyện ngắn "Chuyện con gà trống" và "Ước một lần làm tượng": Góc khuất đời sống dưới con mắt trẻ thơ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2015

Lượt nghe: 1869

Hai truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga là hai câu chuyện khác nhau, hai cách kể khác nhau trong việc khai thác các tình huống đời thường. Tác giả đã tạo được sự cân bằng giữa một bên là cách nhìn cuộc đời vẫn còn trong veo của những đứa trẻ, với thực tế đời sống có nhiều góc khuất. Góc nhìn nhân hậu, thiết nghĩ, cũng là một điều khiến lòng người ấm áp hơn.

Truyện ngắn "Mắt trẻ thơ": Ám ảnh những phận đời mong manh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 9/6/2017

Lượt nghe: 5610

Thế giới trẻ thơ phải được sống trong tình yêu thương, chở che và bao dung. Chúng không thể lớn lên và chứng kiến tội lỗi của những người sinh ra chúng. Đằng sau song sắt và áo sọc, trẻ thơ đã mất đi tuổi thơ sáng trong và đẹp đẽ. Trả lại cuộc sống bình thường cho bao trẻ thơ là câu hỏi còn nhức nhối với trách nhiệm của mỗi công dân và toàn xã hội. Tuổi thơ không thể lớn lên trong sự bủa vây của tội lỗi, của sự xa lánh và song sắt. Câu trả lời thuộc về chúng ta. (Đọc truyện đêm khuya 08/6/2017)

Tình huống éo le của người lính trong truyện ngắn "Cỏ thơm găm gối tìm về"

Tình huống éo le của người lính trong truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2017

Lượt nghe: 3873

Chúng ta có vô tư quá không, có vô tình quá không khi chỉ biết tới cá nhân mình mà bàng quan với bao lặng thầm, hy sinh, nhẫn nhịn của người lính. Ngày họ trở về đã không được chào đón mà còn mắc phải trái ngang từ sự ích kỷ, hiếu thắng, lưu manh - thứ tội ác vốn đang tồn tại, đang ẩn nấp ở mọi ngả đường con phố. Ác mà không biết là mình đang ác thì hậu quả của nó rất nghiêm trọng, khó lường... (Đọc truyện đêm khuya 18/12/2017)

Truyện ngắn "Vợ nhà thơ kể chuyện": Hạnh phúc bình dị

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018

Lượt nghe: 1435

Truyện không có nhiều gai góc chỉ là một câu chuyện bình dị, nhẹ nhàng qua lời kể của nhân vật vợ nhà thơ. Người vợ không biết làm thơ, không hiểu thơ nhưng yêu nhà thơ chỉ vì ông giỏi sản xuất xe đạp. Vì cuộc sống cơm áo, nhà thơ phải gác bút nghiên chuyên tâm cho công việc sản xuất xe đạp của mình. Công việc tuy không khiến ông giàu có nhưng cũng giúp gia đình có một cuộc sống bình thường. Tuy vậy, niềm yêu thích văn thơ vẫn luôn có trong ông. Và rồi đến lúc tài năng của ông được người ta biết đến, vợ nhà thơ tự hào vì chồng mình được nổi tiếng. Con người luôn kiếm tìm hạnh phúc, nhưng quan niệm thế nào mới là hạnh phúc thì mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau. Nếu biết trân trọng và quý mến những điều mình có thì bạn sẽ thấy đó chính là hạnh phúc của mình. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 16/4/2018)

Bạch Liên Hoa: Ký ức tuổi thơ về hoa sen trắng

Bạch Liên Hoa: Ký ức tuổi thơ về hoa sen trắng

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2019

Lượt nghe: 2143

Hình ảnh bông sen trắng duy nhất giữa đầm sen cứ váng vất, lẩn khuất một câu chuyện liên quan đến cái chết của Thanh, về những đồn đoán, về những hiện tượng lạ kỳ của đầm sen. Nỗi ám ảnh mơ hồ trong ký ức tuổi thơ về đầm sen, về cái chết của Thanh, về những câu chuyện ma mị nghe kể lại... là những chi tiết tạo cho truyện ngắn “Bạch Liên Hoa” thêm phần hấp dẫn, sinh động...(Đọc truyện đêm khuya phát 6/6/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 24): Những câu thơ nâng đỡ người lính

Mùa chinh chiến ấy (buổi 24): Những câu thơ nâng đỡ người lính

Ngày phát hành 0:0 | 3/6/2019

Lượt nghe: 1116

Trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc, chính những câu thơ và sự chia ngọt sẻ bùi của những người lính đã để lại trong họ những kỷ niệm không thể nào quên. Nhà văn Đoàn Tuấn gọi cách người lính vượt qua những bãi mìn là “chia nhau cái chết”. Chi tiết những người lính trẻ tranh phần đi trước vì sợ bạn bị vấp mìn đã cho thấy sự gan dạ và tấm lòng sẵn sàng chịu thiệt, chịu hi sinh vì đồng đội. Một lần nữa, họ cho thấy chiến trường đâu chỉ là nơi giành giật sự sống. Đó còn là chỗ thử thách sự kiên gan, tấm lòng và nhân cách con người...(Đọc truyện dài kỳ phát 2/6)

"Hèn đại nhân": Một truyện ngắn hay và hiếm của nhà thơ Lê Đạt

Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2019

Lượt nghe: 1547

Truyện ngắn có dung lượng khá cô đọng, chỉ khoảng hơn 3000 chữ, nhưng có lẽ nó đã mang đến cho nhiều độc giả, thính giả những ấn tượng thật khác biệt, thật sắc nét, thậm chí thật dữ dội về số phận một con người. Jang là một kẻ hèn trong mắt người đương thời, nhưng hèn ở việc này mà vĩ đại ở việc khác. Chấp nhận hèn trong một việc để đạt được thành tựu lớn lao, lưu danh thiên cổ, xưa nay có phải ai cũng làm được như vậy?!

"Lão Chộp": Một truyện ngắn hay của nhà thơ Trần Đăng Khoa

Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020

Lượt nghe: 1624

Trần Đăng Khoa từ lâu không còn là một cái tên xa lạ trong đời sống văn nghệ của Việt Nam. Ông được biết đến trước tiên là một nhà thơ, nổi tiếng thần đồng từ thuở nhỏ với những ấn phẩm được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh thơ, ông còn viết tiểu thuyết và tiểu luận – phê bình. Văn xuôi của ông tạo ra một phong cách riêng, vừa dân dã mà sống động, hài hước mà gần gũi. "Lão Chộp" là một tác phẩm khá đặc biệt của Trần Đăng Khoa, được xây dựng như một sự đan xen giữa các thể loại: báo chí, tản văn, tùy bút, song tựu trung lại, có thể coi đây là một truyện ngắn đích thực...(Đọc truyện đêm khuya phát 3/2/2020)

"Khoảnh khắc thời bình": Một truyện ngắn ấn tượng của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo

Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020

Lượt nghe: 947

Truyện khép lại trong cảnh Út lao sang chốt 4 dưới làn mưa đạn để tìm bằng được người đội trưởng của mình. Một cái kết rất mở của tác phẩm đã gợi cho chúng ta biết bao điều suy nghĩ. Người đọc nào cũng mong muốn Út sẽ gặp được đội trưởng và đưa tận tay bức thư báo tin vui cho anh. Nhưng rất có thể Út hoặc đội trưởng sẽ ngã xuống trên chiến trường như nhiều người lính khác, thì niềm vui này vẫn là một niềm vui có thật, một hạnh phúc lớn lao, mang trong đó biết bao tin yêu, hy vọng như chính cái tên mà đội trưởng đã dành cho đứa con của mình: Hòa Bình. Đó cũng là một ngợi ca về sự sống, về sức sống mãnh liệt của một dân tộc quật cường...

Truyện ngắn “Tiếng vọng”: Trong veo thế giới tuổi thơ

Truyện ngắn “Tiếng vọng”: Trong veo thế giới tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2020

Lượt nghe: 985

Truyện ngắn “Tiếng vọng” của nhà văn Nga Yuri Nagibin, do dịch giả Đăng Bảy chuyển ngữ, có phần ấn tượng hơn khi kể chuyện qua góc nhìn của một đứa trẻ. Nhân vật “tôi” trong truyện là một cậu bé có thú vui sưu tầm đủ thứ từ cục đá, tem thư, bao thuốc tới các nhãn hiệu xe đạp. Cậu bé tưởng mình là “oánh” nhất rồi, cho tới khi gặp cô bé Vit-ka có sở thích sưu tầm tiếng vọng. Truyện viết trong trẻo, hồn nhiên. Thế giới của những đứa trẻ có sự sẻ chia, đồng cảm, nhưng cũng không thiếu những lần giận dỗi, nghỉ chơi. Với nhân vật “tôi” hay Vitka, thế giới tuổi thơ thêm phần sống động nhờ trí tưởng tượng, và hơn cả là nhờ tình bạn – điều giữ cho tâm hồn chúng trong veo giữa những đổi thay của cuộc sống cũng như việc sớm muộn, chúng cũng sẽ phải tạm biệt tuổi thơ để trở thành người lớn...

Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ: "Nhiều khi người ta sống chết, hi sinh vì một nếp nhà rất bình dị"

Nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ:

Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2020

Lượt nghe: 1212

Nói đến nhà thơ, nhà viết kịch, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, nhiều người biết ông là tác giả của những vở kịch nổi tiếng như “Chuyện tình Khau Vai”, “Mai Hắc Đế”, “Hừng đông”, “Thầy Ba Đợi”, “Ngàn năm mây trắng”…. và hai tập thơ “Về lại triền sông” và “Nhớ thương ở lại”. Ngoài ra, ông còn gánh trên vai nhiều trọng trách với tư cách là một vị lãnh đạo, là Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương. Mặc dù bận rộn với công việc, ông vẫn luôn dành thời gian cho văn chương. Gần đây, ông còn xuất hiện với một vai trò mới – một tiểu thuyết gia với “Chuyện tình Khau Vai” (ra mắt vào năm ngoái) và mới nhất là tiểu thuyết “Hừng đông”, do NXB Văn học ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách này, chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa nhà văn Nguyễn Thế Kỷ với phóng viên chương trình.

"Đồi ngựa trắng": Một truyện ngắn hay của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Ngày phát hành 16:12 | 6/2/2021

Lượt nghe: 1087

Các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường đẩy nhân vật vào những hoàn cảnh éo le, trớ trêu, thậm chí là đẩy nhân vật vào đỉnh điểm của sức chịu đựng, để sau đó là sự vỡ òa của cảm xúc, lắng đọng mãi nơi tâm hồn mỗi độc giả những thông điệp của lòng yêu thương, tình yêu cuộc sống, số phận con người. Đồi ngựa trắng theo tôi là một truyện ngắn điển hình cho phong cách đó. Huy đã quay lại ngọn đồi lần thứ ba và định rằng đây sẽ là lần trở lại cuối cùng bởi thời gian của anh không còn nhiều nữa, khi chất độc da cam của những năm tháng chiến tranh đang ngày càng phát tác. Thời gian của câu chuyện trải dài trong nhiều năm, từ khi chiến tranh chưa kết thúc đến thời kỳ sau hòa bình. Con ngựa trắng vừa là chứng nhân, vừa là cảm hứng để nảy nở tình yêu giữa Huy và Mị. Một tình yêu trong trẻo, đẹp đẽ của thời chiến vừa mới nhóm lên thì hai người đã phải cách xa nhau, kéo theo một khát vọng dang dở về việc hoàn thành bức tranh về con ngựa trắng của Huy. Chiến tranh và sự khốc liệt của nó đã cuốn đi nhiều thứ, lấy đi nhiều thứ của con người, trong đó có tuổi trẻ và hạnh phúc của nhiều đôi lứa. Nhưng bi kịch của Đồi ngựa trắng ít nhiều nguôi vơi khi tác giả để cho Huy và Mị được gặp lại nhau trong những ngày tháng cuối cùng của Huy, khi mà cả Mỵ nữa, cũng đã đi sang nửa dốc bên kia của đời người. Chi tiết cuối cùng của truyện, khi con ngựa hí vang, rùng mình và tung vó giống như một phép màu, một điều kỳ diệu. Tuổi trẻ cùng tình yêu của Huy và Mị cũng như được tái sinh, và họ đã chạm tới một niềm hạnh phúc khác biệt, không phải ai cũng dễ dàng có được trong đời (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Truyện ngắn "Đồng cỏ": Xa xăm vương quốc tuổi thơ (P1)

Truyện ngắn

Ngày phát hành 14:42 | 31/5/2021

Lượt nghe: 536

Giọng đọc PTV Hải Yến vừa chuyển tới các bạn phần đầu truyện ngắn “Đồng cỏ” của nhà văn Vân Hạ. Đây là sáng tác tham dự cuộc thi viết truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” do do các đơn vị: báo Nông thôn Ngày nay, báo điện tử Dân Việt, Hội Nhà văn Việt Nam và Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 - Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức. Giọng văn tả chân chi tiết, mộc mạc cho thấy tác giả là người đã thực sự trải qua cuộc sống nông thôn ngày xưa. Có lẽ nhiều độc giả, thính giả xuất thân từ làng quê cũng đã được gặp lại một phần hình ảnh tuổi thơ mò cua bắt ốc lùi lấm nhưng cũng rất đỗi thân thương, đáng nhớ. Chúng ta cùng theo dõi phần tiếp theo truyện ngắn “Đồng cỏ” của nhà văn Vân Hạ vào buổi Đọc truyện đêm mai (Lời bình của BTV Võ Hà)

“Hoa Huê tình còn thơm…” – Giấc mơ có thật của người nghệ sỹ

“Hoa Huê tình còn thơm…” – Giấc mơ có thật của người nghệ sỹ

Ngày phát hành 15:56 | 4/4/2022

Lượt nghe: 969

Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh tâm sự rằng ông có một giấc mơ kỳ lạ “ở Hội Lim rất đông các nghệ sĩ tụ hội. Mỗi nghệ sĩ đều ôm một cây hoa đẹp lạ kỳ. Đó là hoa Huê tình – cây hoa bản mệnh của những người nghệ sĩ đích thực. Có một kẻ vừa hát oang oang trên sân khấu, chỉ thấy giọng khỏe mà không thấy cảm xúc gì. Hát xong ngụp lặn dưới hồ mà gào thét trả cây huê tình cho ta….”. Giấc mơ đó đã gợi cho ông cảm hứng viết truyện ngắn “Hoa Huê tình còn thơm”. Có thể thấy nhân vật Hắn trong truyện ngắn này từ đầu tới cuối luôn khao khát tìm kiếm, và bằng mọi cách để có được bông hoa Huê tình của mình - bông hoa như một biểu tượng cho tài năng, vinh quang, và danh vọng. Quá tình kiếm tìm trái tim hắn ta nặng trĩu tham sân si, lòng hắn ta luôn thèm khát những bông hoa Huê tình của nhiều nghệ sĩ danh tiếng, hắn không từ mọi thủ đoạn để đạt cho được chữ Danh. (từ tham ô một số tiền lớn của đoàn quan họ, dùng pháp thuật Ấn Độ để thu các hoa Huê tình của nghệ sĩ khác về mình, đến việc cưới một cô gái mù hát hay con gái của một nghệ sĩ ….để người con gái đó nhường lại hoa Huê tình của cô cho hắn….vv…). Nhà văn Nguyễn Đức Hạnh viết truyện ngắn này để gửi gắm thông điệp: Một nghệ sĩ đích thực cần hội tụ đủ hai yếu tố tài năng và nhân cách. Dù tài năng đến đâu nếu nhân cách xấu xa anh ta cũng sẽ không thể đi xa bay cao được. Phẩm chất quan trọng nhất trong nhân cách của con người nói chung, người nghệ sĩ nói riêng là lòng nhân ái và tính trung thực. Người nghệ sĩ chân chính cần cống hiến hết mình cho công chúng trước khi nghĩ đến quyền lợi của bản thân. Bút pháp kỳ ảo cũng như hình ảnh mang tính biểu tượng về một loài hoa mang tên Huê tình được tác giả sử dụng để chuyển tải thông điệp đó. Không khí truyện bảng lảng và đậm chất thơ. Tuy nhiên mạch văn đôi khi vẫn hơi rối. Điều đó cũng khiến truyện phần nào giảm sức hấp dẫn

Nhà thơ Hoàng Trung Thông: Tiếng thơ không dứt

Nhà thơ Hoàng Trung Thông: Tiếng thơ không dứt

Ngày phát hành 14:39 | 9/12/2022

Lượt nghe: 177

Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh năm 1925 tại Nghệ An, mất năm 1993 tại Hà Nội. Ông còn có những bút danh khác như Đặc Công, Bút Châm. Hoàng Trung Thông từng trải qua nhiều chức vụ trong giới Văn nghệ như Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tuyên huấn TW, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Viện trưởng Viện Văn học, Tổng biên tập Tạp chí Văn học, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa 1 và 2. Xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà thơ Hoàng Trung Thông tiếp tục tạo dấu ấn trong sáng tác những năm kháng chiến chống Mỹ. Những tập thơ đáng nhắc tới của ông có Quê hương chiến đấu, Đường chúng ta đi, Những cánh buồm, Đầu sóng, Trong gió lửa, Như đi trong mơ, Chiến công tuổi thơ, Hương mùa thơ, Tiếng thơ không dứt, Mùa trăng, một số tập phê bình, tiểu luận, tác phẩm chuyển ngữ. Trong các thi sĩ Việt Nam thế kỷ 20, Hoàng Trung Thông là người có học vấn uyên bác. Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người. Thơ Hoàng Trung Thông vì thế ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều thế hệ.

"Vì sao tuổi thơ": Bay lên cùng cái đẹp

Ngày phát hành 15:14 | 26/5/2023

Lượt nghe: 920

Vì sao tuổi thơ viết về đề tài người lính-quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại chiến trường Campuchia, làm nghĩa vụ quốc tế, truyện không có nhiều chi tiết gay cấn thót tim như các truyện viết về chiến tranh ta từng thấy. Nhà văn Phùng Kim Trọng đã mang tới một âm hưởng mới rất đẹp, tuy chiến tranh nhưng lại rất đỗi lãng mạn nhẹ nhàng. Người chiến sĩ tên Nhân với những giấc chiêm bao về bức điêu khắc tuyệt mỹ trong đền Ăng Co, mơ về những người vũ nữ với thân hình mềm mại và điệu múa uyển chuyển. Anh thoát khỏi hiện thực chiến tranh tàn khốc để mà mơ về cái đẹp vĩnh hằng ở nơi sâu nhất trong tâm tưởng. Người đẹp Stieeng - cô vũ nữ Avin xuất hiện với nhiệm vụ ám sát Nhân, món quà cô gửi tới anh là quả mìn zip cài dưới đế giày. Thế nhưng vẻ đẹp và quá khứ đau thương của Avin lại khiến cho Nhân muốn dập tắt đi những hận thù trong mắt nàng sâu thẳm. Và trong giấc mơ, Nhân và Avin cùng ngồi bên nhau, hai người trong cuộc chiến nói cho nhau nghe về những ước mơ từ thuở thiếu thời. Khi tan mộng hiện thực ùa về, Avi cùng một nhúm tàn quân Pôn Pốt ở ngay trước mắt. Rất nhanh, vì là người chỉ huy Nhân phải hành động để cứu anh và cứu đồng đội. Chỉ một tíc tắc thôi Nhân giật nhẹ quả mìn là cô vũ nữ cùng đám tàn quân sẽ bị quét sạch. Nhưng anh dừng lại, và thầm nghĩ “ta có thể chết đến hai lần chứ ta không thể hủy hoại một vẻ đẹp ngần kia”. Cuối câu chuyện là một cái kết đẹp, anh chiến sĩ siết chặt lấy tay người vũ nữ, giấc mơ anh cùng nàng bay lên cùng vì sao tuổi thơ dường như đã trở thành sự thực. Sau cùng, cái đẹp trong lòng tin, cái đẹp sâu trong tiềm thức tâm hồn của con người đã vượt lên và chiến thắng sự tàn bạo của cuộc chiến; cái đẹp đã gắn kết hai con người hai số phận, cái đẹp hóa giải mọi hận thù. Đúng như điều Nhân tâm niệm: “Chúng ta chiến đấu không phải để gieo rắc hận thù, mà chúng ta chiến đấu để cho điệu múa lời ca của hai dân tộc hòa quyện vào nhau”. (Lời bình của BTV Vũ Hà)

Có một miền quê trong thơ Văn Công Hùng

Có một miền quê trong thơ Văn Công Hùng

Ngày phát hành 9:28 | 26/5/2023

Lượt nghe: 738

Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!

Có một miền quê trong thơ Văn Công Hùng

Có một miền quê trong thơ Văn Công Hùng

Ngày phát hành 9:28 | 26/5/2023

Lượt nghe: 739

Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!

Tình cha con trong thơ Việt

Tình cha con trong thơ Việt

Ngày phát hành 11:1 | 7/6/2023

Lượt nghe: 124

Đã từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới dành riêng một ngày trong năm để tôn vinh những người cha và gọi là Ngày của cha (Father’s Day). Tùy vào từng quốc gia, Ngày lễ dành cho những người cha sẽ được cả cộng đồng long trọng kỷ niệm, nhưng phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6. Khoảng gần chục năm trở lại đây, Ngày của Cha được hưởng ứng và chào đón ấm áp ở nước ta với ngày kỷ niệm được xác định là vào chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm, cùng thời điểm với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Argentina, Mexico... Người cha và tình cha con cũng đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật từ trước đến nay. Nhân dịp Ngày của cha năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài TNVN xin được gửi tới quý thính giả một cuộc trò chuyện với nhan đề: Tình cha con trong thơ Việt

Tình cha con trong thơ Việt

Tình cha con trong thơ Việt

Ngày phát hành 11:1 | 7/6/2023

Lượt nghe: 1641

Đã từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới dành riêng một ngày trong năm để tôn vinh những người cha và gọi là Ngày của cha (Father’s Day). Tùy vào từng quốc gia, Ngày lễ dành cho những người cha sẽ được cả cộng đồng long trọng kỷ niệm, nhưng phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6. Khoảng gần chục năm trở lại đây, Ngày của Cha được hưởng ứng và chào đón ấm áp ở nước ta với ngày kỷ niệm được xác định là vào chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm, cùng thời điểm với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Argentina, Mexico... Người cha và tình cha con cũng đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật từ trước đến nay. Nhân dịp Ngày của cha năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài TNVN xin được gửi tới quý thính giả một cuộc trò chuyện với nhan đề: Tình cha con trong thơ Việt

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy

Ngày phát hành 9:14 | 7/7/2023

Lượt nghe: 845

Các bạn thân mến! Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18-9-1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trong sự nghiệp của mình bà không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng được công chúng yêu mến với các thi phẩm như “Khoảng trời - hố bom”, “Chuyện cổ nước mình”, “Tin ở bàn tay”, “Bài thơ không năm tháng”…mà bà còn là một phóng viên, biên tập viên giàu nhiệt huyết của tạp chí Sông Hương, tỉnh Thừa- Thiên Huế. Ngày 06/07 vừa qua, bà qua đời ở tuổi 74 để lại nhiều tiếc thương với gia đình, bè bạn và công chúng yêu thơ. “Tiếng thơ” đêm nay xin được tưởng nhớ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng bài thơ “Khoảng trời - hố bom”:

Mây trong thơ Việt

Mây trong thơ Việt

Ngày phát hành 9:33 | 9/8/2023

Lượt nghe: 766

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, có lẽ ai cũng đã từng đôi lần ngắm mây. Có làn mây trôi ngang ta buổi sớm, có áng mây như dừng lại lúc trời chiều. Có đám mây bồng bềnh phiêu lãng trên trời cao, có bóng mây in dưới làn nước hồ sâu thẳm. Vừa là một vẻ đẹp của thiên nhiên, con người nhiều khi cũng mượn mây để gửi gắm, ký thác những tình cảm của lòng mình. Thế nên bao đời qua, mây đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của văn chương nghệ thuật, trong đó có thi ca. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT (VOV6) lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với chủ đề: Mây trong thơ Việt

NSND Lê Huy Quang và thôi thúc một đời thơ "Phải khác"

NSND Lê Huy Quang và thôi thúc một đời thơ

Ngày phát hành 10:45 | 25/8/2023

Lượt nghe: 283

80 năm cuộc đời, NSND Lê Huy Quang không ngừng sáng tạo ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Trong thơ ca, ông luôn quyết liệt đổi mới. Thơ Lê Huy Quang là kết tinh của tài năng và trí tuệ, chân thành và say đắm. Còn nhớ năm 2009, ở tuổi 65, nhà thơ Lê Huy Quang in tập “Phải khác” gồm 108 bài thơ được làm trong khoảng thời gian 40 năm, từ năm 1968 đến năm 2008. “Phải khác” cũng là tâm niệm trong cuộc đời sáng tạo của Lê Huy Quang.Luôn tự thôi thúc bản thân mình phải khác, phải đổi mới, cội nguồn sáng tạo trong thơ Lê Huy Quang vẫn là những rung động trước tình yêu, tình đời, tình mẹ. Trong những tứ thơ, những câu từ có vẻ khác biệt vẫn run rẩy bao xúc cảm đời thường.

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý

Ngày phát hành 15:49 | 22/9/2023

Lượt nghe: 664

Vầng trăng – một biểu tượng thiên nhiên muôn đời cũng là một ám ảnh trong thơ Trần Quang Quý. Trong ba tập thơ mới ra mắt của thi sĩ quá cố, trăng trở đi trở lại, vừa là ký ức, vừa là soi rọi của hiện tại cuộc đời.

Biên độ thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành qua hai tập thơ mới

Biên độ thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành qua hai tập thơ mới

Ngày phát hành 10:2 | 6/10/2023

Lượt nghe: 768

Sáng tác thơ trong dòng chảy cuộc sống bộn bề thật không mấy dễ dàng. Vậy mà mới đây nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành đã ra mắt cùng lúc tới hai tập thơ. Tập thơ “Đồng sen tàn” gồm 108 bài lục bát, và tập thơ “Mẹ” tuyển lọc 36 bài lục bát viết về người Mẹ nhân gian. Trước đó nhà thơ sinh năm 1964, người Hà Nội, tốt nghiệp khóa 5 Trường Đại học Viết văn Nguyễn Du đã ra mắt 8 tập sách, cả thơ và văn xuôi.

Hữu Thỉnh – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình

Hữu Thỉnh – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình

Ngày phát hành 11:4 | 11/10/2023

Lượt nghe: 1479

Trong những ngày cuối tháng 9 vừa qua, Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hải Phòng và thành công tốt đẹp. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn Văn chương của Ban VHNT (VOV6), Đài TNVN xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ lão thành Hữu Thỉnh, người đã có nhiều đóng góp, cống hiến ở sự nghiệp văn học cũng như đóng góp cho sự phát triển của Hội Nhà Văn VN. Chương trình hôm nay có nhan đề: Hữu Thỉnh – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình.

Nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ và những bài thơ tuổi đôi mươi

Nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ và những bài thơ tuổi đôi mươi

Ngày phát hành 11:48 | 23/10/2023

Lượt nghe: 701

Nguyễn Anh Vũ sinh năm 1974, là kiến trúc sư, họa sĩ, thiết kế mỹ thuật, đồng thời là gương mặt quen thuộc của Sân thơ trẻ trong Ngày thơ Việt Nam hằng năm. Nguyễn Anh Vũ có nhiều sáng tác in trên các báo, tạp chí văn học. Anh từng đoạt giải Nhì cuộc thi Truyện ngắn và thơ trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội trong hai năm 2008 - 2009 với chùm tác phẩm “Cửa Bắc”, “Ngủ giữa hoa sen”; giải thưởng Mỹ thuật xuất sắc nhất trong vở kịch Sang sông tại Liên hoan sân khấu thử nghiệm năm 2008. Một số bài thơ của Nguyễn Anh Vũ cũng để lại nhiều cảm xúc với bạn đọc, công chúng. Những cuộc chia ly hơn lúc nào hết gợi lại dấu ấn trăn trở của một đời người. Sự ra đi mới đây của nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ – Một nghệ sĩ tài hoa và cá tính để lại cho người ở lại bao nỗi luyến tiếc. Những bài thơ tuổi đôi mươi của anh vẫn đẹp mãi giữa đời.

Dấu ấn bản quán trong thơ Vĩnh Phúc

Dấu ấn bản quán trong thơ Vĩnh Phúc

Ngày phát hành 15:47 | 3/11/2023

Lượt nghe: 1048

Chương trình đêm nay của Ban VHNT (VOV6) gửi tới các bạn những sáng tác nổi tiếng của các nhà thơ sinh trưởng ở quê hương Vĩnh Phúc. Đó là các nhà thơ Phùng Cung, Ngô Văn Phú, Hữu Thỉnh, Quang Chuyền, Bùi Văn Dung.

Văn Cao – Giữa hai bờ thơ nhạc

Văn Cao – Giữa hai bờ thơ nhạc

Ngày phát hành 14:27 | 8/11/2023

Lượt nghe: 781

Trong các tên tuổi văn nghệ sĩ đi theo cách mạng từ nửa đầu thế kỷ 20, Văn Cao ( 15/11/1923 – 10/07/1995) là một nhân vật thật đặc biệt bởi những đóng góp phong phú của ông ở cả ba lĩnh vực: thơ, nhạc, họa. Sáng tác của ông trải khắp các giai đoạn trước 1945, giai đoạn kháng chiến và sau 1975. Cả thơ và nhạc của Văn Cao đều đa dạng, biến hóa về phong cách thể hiện, song hành hòa quyện giữa cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực, qua đó có thể thấy một bức tranh sống động về đất nước và con người Việt Nam từ những ngày đau thương đói khổ cho đến những tháng năm kiêu hãnh hào hùng rồi cả những sâu lắng, trăn trở nghĩ suy trong thời hậu chiến. Trong đó, bản Tiến quân ca do Văn Cao sáng tác đã trở thành Quốc ca của Việt Nam từ 1945 đến nay. Nhân dịp kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh Văn Cao, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được gửi tới quý thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung Văn Cao với tên gọi: Văn Cao – Giữa hai bờ thơ nhạc

Nhà thơ Thạch Qùy: Ông đồ gàn xứ Nghệ

Nhà thơ Thạch Qùy: Ông đồ gàn xứ Nghệ

Ngày phát hành 11:31 | 19/12/2022

Lượt nghe: 584

Nhà thơ Thạch Qùy là một nhà thơ luôn sống hết lòng với cuộc đời và với sự nghiệp sáng tác văn chương. Ông được tôn trọng bởi tầm hiểu biết về các vấn đề nhân sinh, xã hội và tư tưởng tiến bộ đầy táo bạo của mình. Mới đây, ông đã rời cõi tạm ở tuổi 81, để lại nhiều niềm tiếc thương với gia đình, bạn bè văn nghệ và những người yêu thơ ông.

"Thơ - Sáng tạo và chuyển thể": Không ngừng lan tỏa sáng tạo

Ngày phát hành 14:38 | 23/12/2022

Lượt nghe: 610

Vừa qua, Khoa Ngữ Văn, trường Đại học SPHN 2 đã tổ chức tọa đàm “Thơ: Sáng tạo và chuyển thể”. Tọa đàm có sự tham gia của nhiều diễn giả là nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học, các thầy cô giáo và đông đảo các bạn sinh viên. Bên cạnh phần trao đổi của các khách mời về xu hướng, tầm ý nghĩa của việc chuyển thể thì còn có phần trình diễn và thực hành chuyển thể các sáng tác quen thuộc đầy ấn tượng. Đây thực sự là hoạt động thiết thực để các bạn sinh viên- những thầy cô giáo trong tương lai nhận và lan tỏa cảm hứng trong công tác học và dậy môn Ngữ văn. Một vài ghi nhận từ ghi nhận “Tọa đàm “Thơ: Sáng tạo và chuyển thể: Không ngừng lan tỏa sáng tạo”. Mời các bạn cùng nghe!

Vương Trọng - Thơ nâng con người lên

Vương Trọng - Thơ nâng con người lên

Ngày phát hành 10:24 | 5/1/2023

Lượt nghe: 602

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ 20, có một bộ phận không nhỏ các tác giả được xếp vào nhóm những nhà thơ mặc áo lính. Họ có nhiều năm tháng gắn bó với quân đội và in dấu điều này trong các sáng tác của mình với các mức độ đậm nhạt khác nhau. Bắt đầu trưởng thành từ thời chiến và tiếp tục sáng tác trong thời bình, thơ của họ có những biến động, biến đổi nhất định nhưng vẫn có những vùng mỹ cảm nào đó được bảo lưu. Vương Trọng chính là một trong những nhà thơ mặc áo lính như thế. Có thể nói cả cuộc đời ông đã gắn bó với quân đội, từ thời trẻ nhập ngũ cho đến khi nhận công tác rồi nghỉ hưu. Nhân dịp tròn 80 năm sinh của ông, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung ông với tên gọi: Vương Trọng – Thơ nâng con người lên.

Muôn sắc hoa trong thơ

Muôn sắc hoa trong thơ

Ngày phát hành 15:8 | 17/1/2023

Lượt nghe: 586

Muôn sắc hoa luôn làm xao xuyến hồn người. Những khoảnh khắc đón mùa xuân sắp về cũng là lúc những cánh hoa tươi tắn, căng mọng nhất. Nếu ta có dịp lạc bước vào làng hoa dịp này sẽ không chỉ đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa, của hương mà còn cảm nhận sự hối hả của những người làm đẹp cho đời.

Mưa xuân trong thơ Việt

Mưa xuân trong thơ Việt

Ngày phát hành 10:28 | 18/1/2023

Lượt nghe: 1738

Vậy là một mùa xuân mới lại về. Tin rằng trong khoảnh khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, trong lòng tất cả mọi người đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Và chúng tôi bỗng nghĩ tới nhiều hơn về những người Việt đang ở xa tổ quốc, hay là những người tuy ở trong nước nhưng vì một lí do nào đó mà ngày Tết không thể trở về quê nhà của mình. Lòng tôi lại bâng khuâng tự hỏi: Không biết những điều gì sẽ làm họ nhớ nhất trong những ngày Tết ở xa quê nhà? Đó có thể là hình bóng những người thân yêu, là những không gian quen thuộc, lại có thể là một vẻ đẹp nào đó của thiên nhiên, của đất trời. Đối với những người sinh ra lớn lên trên đất Bắc, chắc hẳn sẽ không thể quê được những cơn mưa xuân, những cơn mưa lẫn vào sương khói mờ ảo, mang theo chút se rét của cái lạnh cuối đông, báo hiệu Tết sắp về. Chương trình Đôi bạn văn chương đặc biệt mừng Tết Quý Mão lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Mưa xuân trong thơ Việt (Đôi bạn văn chương mùng 1 Tết)

Nhịp điệu mới của thơ

Nhịp điệu mới của thơ

Ngày phát hành 14:49 | 6/2/2023

Lượt nghe: 651

Sau gần 02 tháng phát động, Cuộc thi thơ “Nhịp điệu mới” do Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên, phối hợp cùng Ban VHNT (VOV6) và Diễn đàn văn chương Quán Chiêu Văn tổ chức đã thành công tốt đẹp. Từ hơn 300 bài thơ của hơn 100 tác giả dự thi, BTC đã trao 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba và 05 Giải Khuyến Khích cho các tác giả xuất sắc. PV chương trình có những thông tin cụ thể về kết quả cuộc thi. Mời các bạn cùng nghe!:

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21: Nhịp điệu mới, niềm tin mới

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21: Nhịp điệu mới, niềm tin mới

Ngày phát hành 14:56 | 6/2/2023

Lượt nghe: 717

Tạm dừng nhiều năm do đại dịch Covid 19, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 – Xuân Qúy Mão đã chính thức trở lại với diện mạo mới mẻ, hấp dẫn. Ngày thơ Việt Nam năm nay độc đáo và cảm xúc như thế nào? Phóng viên Thúy Quỳnh sẽ chuyển tới các bạn không khí Ngày thơ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long qua phóng sự sau:

Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn

Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn

Ngày phát hành 14:31 | 9/2/2023

Lượt nghe: 623

Nhắc đến Anh Ngọc là nhắc đến một thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, có những tác phẩm quan trọng đồng hành cùng lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ 20, góp phần tạo nên những giá trị tinh thần to lớn đưa đất nước tới ngày thống nhất. Sau đó, Anh Ngọc tiếp tục có một hành trình sáng tác phong phú ở giai đoạn sau 1975. Nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh nhà thơ Anh Ngọc, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn.

Đêm Nguyên tiêu tôn vinh thơ ca Việt Nam

Đêm Nguyên tiêu tôn vinh thơ ca Việt Nam

Ngày phát hành 16:5 | 13/2/2023

Lượt nghe: 641

Các bạn thân mến! Ngày thơ Việt Nam Xuân Qúy Mão đã để lại dư âm đẹp trong lòng công chúng. Đêm thơ Nguyên tiêu được dàn dựng công phu, khắc họa rõ nét tiến trình và hồn thơ Việt đã khép lại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 đầy ấn tượng. Tiếng thơ đêm nay, chúng tôi xin chuyển tới quý vị một số phần trình diễn thơ đặc sắc tại đêm Rằm Tháng Giêng

Trần Lê Khánh và cuộc cách tân thơ Việt đương đại

Trần Lê Khánh và cuộc cách tân thơ Việt đương đại

Ngày phát hành 11:44 | 23/2/2023

Lượt nghe: 585

Nhà thơ Trần Lê Khánh sinh năm 1971, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Trong sự nghiệp thơ ca, nhà thơ Trần Lê Khánh chú trọng thể thơ lục bát và thơ ngắn. Anh ghi dấu ấn trong lòng công chúng qua các tập thơ: “Lục bát Múa”, “Dòng sông không vội”, “Ngày như chiếc lá”, “Giọt nắng tràn ly”. Nhận xét về thơ Trần Lê Khánh, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: Thơ của Trần Lê Khánh là kết tinh của tính chính xác ngôn từ, sự độc đáo của hình ảnh, tính đa tầng của cảm xúc, độ sâu thẳm của tinh thần phương Đông… Vừa qua, tập thơ ngắn “Ngàn bài thơ khác” của nhà thơ Trần Lê Khánh đã được trao giải thưởng Hội Nhà Văn năm 2022. Trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ độc đáo này:

Tập thơ “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ

Tập thơ “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ

Ngày phát hành 15:27 | 6/3/2023

Lượt nghe: 640

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, tại Cà Mau. Đến nay anh đã có 04 tập thơ cho riêng mình. Đó là: “Rồi mình cũng xa lạ nhau”, “Mình mắc cạn vào nhau”, “Ở đậu trong nhau” và mới nhất là tập “Chín nhánh da vàng”. Trong địa hạt văn chương trẻ, anh được đánh giá là một cây bút sáng tác sung sức và triển vọng khi đoạt nhiều giải thưởng thơ. Năm vừa qua, anh đã đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam với tập thơ “Chín nhánh da vàng”. Qua bài viết “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ. Mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ này:, sinh năm 1989, tại Cà Mau. Đến nay anh đã có 04 tập thơ cho riêng mình. Đó là: “Rồi mình cũng xa lạ nhau”, “Mình mắc cạn vào nhau”, “Ở đậu trong nhau” và mới nhất là tập “Chín nhánh da vàng”. Trong địa hạt văn chương trẻ, anh được đánh giá là một cây bút sáng tác sung sức và triển vọng khi đoạt nhiều giải thưởng thơ. Năm vừa qua, anh đã đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam với tập thơ “Chín nhánh da vàng”. Qua bài viết “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ. Mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ này:

Người đẹp trong thơ Việt

Người đẹp trong thơ Việt

Ngày phát hành 15:5 | 14/3/2023

Lượt nghe: 611

Sinh thời, nhà thơ Maiacopxki từng có một câu thơ nổi tiếng, được dịch sang tiếng Việt như sau: Đời vắng mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu. Những người phụ nữ, một nửa của thế giới từ hàng ngàn năm qua đã trở thành đề tài cho biết bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó đương nhiên có thi ca. Bao thi sĩ của mọi thời đại, mọi dân tộc đã viết nên những tác phẩm để ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ. Nhân dịp ngày Quốc tế phụ nữ mùng 8 tháng 3, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện để tôn vinh những người phụ nữ với nhan đề: Người đẹp trong thơ Việt

Chợ trong thơ Việt

Chợ trong thơ Việt

Ngày phát hành 9:3 | 6/4/2023

Lượt nghe: 422

Cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là một hằng số không thể thiếu trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có thi ca. Có một miền không gian vô cùng quen thuộc với người Việt ở mọi vùng miền, từ đồng bằng tới miền núi, từ nông thôn đến thành thị, nhằm phục vụ các nhu cầu trao đổi sản phẩm, mua bán của con người, qua đó giúp cuộc sống con người trở nên đầy đủ thoải mái hơn. Miền không gian ấy có tên là chợ. Chợ cũng đã đi vào bao thi phẩm từ cổ điển cho đến hiện đại, gửi gắm đủ những tâm tư tình cảm của con người. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này vì thế xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi Chợ trong thơ Việt để cùng tìm hiểu loại hình không gian này trong các tác phẩm thi ca.

"Nguyễn Việt Chiến-Thơ và trường ca": Chắt chiu một đời thơ

Ngày phát hành 15:39 | 20/3/2023

Lượt nghe: 637

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến vừa cho ra mắt tuyển tập “Thơ và trường ca” gồm hơn 200 tác phẩm, chắt lọc từ 12 tập thơ của ông. Kết cấu tuyển tập được chia theo nhiều đề tài với nhiều chặng đường thơ khác nhau, giúp bạn đọc có thể cảm nhận một cách tổng quát, đan xen nhiều cảm xúc về tiếng thơ Nguyễn Việt Chiến

Vang vọng những vần thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Vang vọng những vần thơ về chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày phát hành 11:40 | 9/5/2023

Lượt nghe: 639

Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 của quân và dân ta “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” khiến cả thế giới khâm phục. Đã 69 năm trôi qua nhưng ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Rất nhiều bài thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ra đời kể về 56 ngày đêm chấn động địa cầu, ca ngợi chiến công và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh vì sự độc lập tự do của Tổ quốc.

Xứ núi trong thơ

Xứ núi trong thơ

Ngày phát hành 11:10 | 24/11/2023

Lượt nghe: 638

Chương trình “Tiếng thơ” của Ban VHNT (VOV6) chủ đề Núi chuyển tới các bạn sáng tác của các nhà thơ La Quán Miên, Tạ Bá Hương, Lò Cao Nhum, Thu Loan, Ngô Thanh Vân, các nhà thơ nước ngoài Miguel Ángel Asturias, Koun qua trình bày của các Nghệ sĩ Hoàng Long, Vương Hà, Quốc Hưng, Thanh Tâm, Lâm Tùng – Tư liệu từ Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình – Đài Tiếng nói Việt Nam.

Nhà thơ Hồ Minh Tâm và những sáng tác xúc động viết về người lính

Nhà thơ Hồ Minh Tâm và những sáng tác xúc động viết về người lính

Ngày phát hành 10:31 | 19/12/2023

Lượt nghe: 734

Thuộc thế hệ những người sinh ra trong thời chiến, trưởng thành trong thời bình, sáng tác của nhà thơ Hồ Minh Tâm, quê ở Quảng Bình mang cảm thức gạch nối với nhiều cảm xúc quá khứ và thời đại. Nhà thơ Hồ Minh Tâm đã có những sáng tác xúc động viết về người lính.

Nguyễn Quang Thiều và hành trình thơ về siêu tưởng

Nguyễn Quang Thiều và hành trình thơ về siêu tưởng

Ngày phát hành 11:14 | 20/12/2023

Lượt nghe: 816

Nguyễn Quang Thiều là một trong những tên tuổi nổi bật của đời sống văn học Việt Nam đương đại. Từng được Giải A giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam năm 1992, hành trình sáng tạo của ông hơn 30 năm qua đã khẳng định thành tựu ở nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi, chân dung văn học, tiểu luận nhưng thể loại căn cốt nhất của Nguyễn Quang Thiều vẫn là thơ. Hành trình thơ của ông từ tập đầu tay Ngôi nhà tuổi 17 (1990) cho đến nay đã đi qua nhiều bước phát triển, đổi mới về bút pháp, thi pháp cùng những cái nhìn ngày càng đa chiều hơn, sâu sắc hơn về cuộc sống khách quan cũng như thế giới tâm hồn con người. Nhân dịp tập thơ mới của ông vừa được ra mắt cách đây chưa lâu, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ NQT với tên gọi: Nguyễn Quang Thiều và hành trình thơ về siêu tưởng.

Tĩnh lặng mùa thơ

Tĩnh lặng mùa thơ

Ngày phát hành 10:34 | 29/12/2023

Lượt nghe: 697

Ngay lúc này, thời khắc này, chương trình mời các bạn thưởng thức những câu thơ ngân lên trong tĩnh lặng. Cảm xúc lắng đọng ấy cũng dàn trải trong tập thơ mới của họa sĩ Trần Thắng. Thời điểm chuyển giao này, chúng ta cùng nhìn lại điểm nhấn của thơ năm nay qua trao đổi giữa BTV Ban VHNT (VOV6) với nhà thơ Trần Anh Thái – Chủ tịch Hội đồng thơ – Hội Nhà văn Việt Nam.

Nguyễn Đức Mậu – Mùi thơm của hương trầm

Nguyễn Đức Mậu – Mùi thơm của hương trầm

Ngày phát hành 8:47 | 11/1/2024

Lượt nghe: 1310

Trong các cây bút trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Đức Mậu là một gương mặt đặc biệt. Cùng được giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973 với ba nhà thơ khác là Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ và Hoàng Nhuận Cầm song có thể thấy, chất thơ của Nguyễn Đức Mậu đi theo một lối riêng: Kín đáo và bình dị, lặng lẽ mà bền bỉ, ngày càng dày thêm về nội lực, sâu sắc về cách nhìn đời sống. Trải qua hơn nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, Nguyễn Đức Mậu vẫn không ngừng có thêm những tác phẩm mới, được bạn đọc chào đón. Nhân dịp Nguyễn Đức Mậu vừa in hai tuyển tập thơ và trường ca như một tổng kết hành trình của mình vào tháng 12 vừa qua, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Đức Mậu – Mùi thơm của hương trầm.

Nhà thơ Thy Nguyên và những trang thơ trong tập "Phố vợ cũ"

Nhà thơ Thy Nguyên và những trang thơ trong tập

Ngày phát hành 15:19 | 12/1/2024

Lượt nghe: 700

Thơ, trước tiên là những giăng mắc nỗi đời. Có khi những nỗi đời ấy được hình tượng hóa, thấm thía, cô đọng trong cảm xúc thơ. Nhưng cũng có khi, tác giả giãi bày một cách trực diện, ám ảnh trên từng trang viết. Thơ của Thy Nguyên (Tên thật là Phạm Thúy Nga) ở Hải Phòng hòa quyện hai cách viết ấy, ở đó trội lên vẫn là những độc thoại đầy dằn vặt. Tập thơ mới nhất của nữ nhà thơ đất Cảng có nhan đề “Phố vợ cũ” ăm ắp nỗi niềm thân phận.

Nguyễn Ngọc Hạnh: Hồn thơ reo mãi phía làng

Nguyễn Ngọc Hạnh: Hồn thơ reo mãi phía làng

Ngày phát hành 10:25 | 29/1/2024

Lượt nghe: 301

Trong những ngày cuối năm tất bật này, mong độc giả góp nhặt trong trang thơ đôi chút bình yên lắng đọng, đó có lẽ là tâm ý của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh khi cách đây chưa lâu ông ra mắt tập thơ “Nắng dậy thì”. Đây là tập sách thứ 6 và là tập thơ thứ 4 của nhà thơ quê Đại Lộc, Quảng Nam. Như tác giả từng tự nhận: “Xưa tôi sống trong làng/ Giờ làng sống trong tôi” – Những trang thơ Nguyễn Ngọc Hạnh vẫn bộc bạch nỗi niềm của một người xa xứ.

Thơ của người xa xứ

Thơ của người xa xứ

Ngày phát hành 0:8 | 11/2/2024

Lượt nghe: 744

Cứ mỗi khi một năm cũ sắp qua đi, một năm mới sắp ùa về, trong lòng người Việt nào cũng có những xao động, xốn xang của tâm trạng, cảm xúc. Mỗi người đã có thể tự tổng kết những điều mình làm được trong năm qua, dự kiến những kế hoạch trong năm tới. Những người ở thành phố chuẩn bị cho những chuyến về quê thăm họ hàng, cha mẹ, thắp hương phần mộ tổ tiên. Còn những người xa quê, xa xứ thì không khỏi bâng khuâng, bùi ngùi, lòng lúc nào cũng hướng về một khát khao đoàn tụ. Bao thế hệ thi sĩ từ cổ điển cho đến hiện đại, vì những hoàn cảnh khác nhau đã phải tha hương nơi đất khách. Những nỗi niềm và tâm sự khi ly hương ấy họ gửi cả vào thơ. Chương trình Đôi bạn văn chương số đặc biệt chào mừng Tết Nguyên đán, Xuân Giáp Thìn lần này xin được dành một cuộc trò chuyện mang tên: Thơ của người xa xứ.

NSND Vũ Kim Dung: Tiếng thơ sóng bước cuộc đời

NSND Vũ Kim Dung: Tiếng thơ sóng bước cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2024

Lượt nghe: 513

Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn, Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) mời Quý thính giả cảm nhận nội dung và không khí buổi giao lưu với chủ đề “NSND Vũ Kim Dung: Tiếng thơ sóng bước cuộc đời”. Đây là một hoạt động được Ban VHNT (VOV6) đứng ra tổ chức cách đây chưa lâu nhân sự kiện Nghệ sĩ Vũ Kim Dung, một nghệ sĩ từng công tác tại Ban Văn nghệ - Đài Tiếng nói Việt Nam, được Nhà nước tặng danh hiệu NSND cao quý. Chương trình hi vọng là cầu nối thân tình tới các quý thính giả nhiều năm nay đã yêu mến, dõi theo Tiếng thơ và các giọng ngâm, giọng đọc thơ trên sóng Văn nghệ - Đài Tiếng nói Việt Nam. Mời Quý vị và các bạn cùng theo dõi:

Điểm nhấn Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22

Điểm nhấn Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22

Ngày phát hành 10:48 | 26/2/2024

Lượt nghe: 179

Sân khấu đêm thơ diễn ra vào đêm nay, đêm Rằm tháng Giêng có sự góp mặt của các tác phẩm và tác giả người dân tộc thiểu số. Đó là một điểm nhấn quan trọng rất đáng nhắc tới của Ngày thơ Việt Nam năm nay. Những năm qua, chương trình Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) cũng rất chú trọng lưu trữ và giới thiệu sáng tác của các tác giả đến từ các vùng miền, thuộc các tộc người trên khắp Tổ quốc.

Đêm thơ "Bản hòa âm đất nước"

Đêm thơ

Ngày phát hành 10:57 | 26/2/2024

Lượt nghe: 183

Như đã hẹn, chương trình đêm nay gửi tới các bạn nội dung đêm thơ mang tên “Bản hòa âm đất nước”. Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam năm nay, diễn ra vào đêm qua, đêm Rằm tháng Giêng. Đêm thơ có sự góp mặt của 16 tác giả trong nước và quốc tế.

Nhà thơ Lê Va tâm tình với người vùng cao

Nhà thơ Lê Va tâm tình với người vùng cao

Ngày phát hành 11:7 | 18/3/2024

Lượt nghe: 129

Nhà thơ Lê Va sinh năm 1959, quê tại Phú Lương, Thanh Oai, Hà Tây, nay là TP Hà Nội. Ông từng được trao Giải B thơ Hoà Bình các năm 1991 – 2001, tặng thưởng Bài thơ hay báo Văn nghệ – Hội nhà văn Việt Nam năm 2001. ​Cũng cùng một miền thơ như các đồng nghiệp từ miền xuôi lên miền núi và gắn bó lâu năm với quê hương thứ hai, nhà thơ Lê Va (Hội VHNT Hòa Bình) viết nhiều và sâu sắc, lắng đọng về vùng đất – cái nôi của nền văn hóa Mường.

"Tiếng mưa" của Vũ Trần Anh Thư: Những vầng thơ xanh mát

Ngày phát hành 14:15 | 1/4/2024

Lượt nghe: 832

Vũ Trần Anh Thư, sinh năm 1973, quê Thái Bình, hiện sống tại Hà Nội, là thành viên nhóm thơ Facebach. Ngay từ tập thơ đầu tay với nhan đề “Tiếng mưa”, Vũ Trần Anh Thư đã có những bài thơ để lại nhiều dư âm với độc giả.

Dấu ấn thơ Khánh Văn - Trần Nhật Minh

Dấu ấn thơ Khánh Văn - Trần Nhật Minh

Ngày phát hành 15:59 | 12/4/2024

Lượt nghe: 326

Nhà thơ, nhà báo Khánh Văn – Trần Nhật Minh sinh năm 1981, quê Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội nguyên phóng viên Báo Phụ Nữ Thủ Đô, biên tập viên – phóng viên VTC14. Đã từng sống một cuộc đời nhiều nhiệt thành, viết cũng đầy nhiệt thành, giờ đây, Trần Nhật Minh đã về với đất mẹ, quê hương Hoàng Xá – Vân Đình (Hà Nội), dấu ấn thi sĩ để lại trong lòng bè bạn vẫn còn nguyên vẹn.

Chính Hữu – Đời lính, đời thơ

Chính Hữu – Đời lính, đời thơ

Ngày phát hành 14:32 | 17/4/2024

Lượt nghe: 178

Nhìn lại những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu (1926-2007) là một trong những gương mặt hết sức độc đáo. Toàn bộ sự nghiệp thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Số lượng thơ ông tuy không nhiều song lại có những tác phẩm đặc sắc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả nhiều thế hệ. Chính Hữu đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2000. Nhân dịp kỷ niệm tròn 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Chính Hữu với tên gọi: Chính Hữu – Đời lính, đời thơ

Nhà thơ Trần Ngọc Mỹ với "Những ngày không quên"

Nhà thơ Trần Ngọc Mỹ với

Ngày phát hành 11:31 | 18/4/2022

Lượt nghe: 1155

Sáng tác thơ ca là vậy – Trước tiên phải là những tiếng nói về chuyển động của thời đoạn mà nhà thơ đang sống và viết. Bên cạnh nghệ thuật ngôn từ, cảm xúc phải thật gần gũi, chạm được vào nỗi niềm, tâm trạng của độc giả đương thời, những trang thơ mới thực sự ở lại. Mới đây, từ Hải Phòng, nhà thơ Trần Ngọc Mỹ gửi về Tiếng thơ tập thơ mới của chị - “Những ngày không quên”. Chắt chiu trong những cảm xúc tức thời của Trần Ngọc Mỹ, đã có những câu thơ đẹp và một tâm thế đáng quý.

Nhà thơ Lữ Mai và những khúc "Hồi sinh"

Nhà thơ Lữ Mai và những khúc

Ngày phát hành 16:36 | 18/3/2022

Lượt nghe: 971

Những năm gần đây, nhà thơ Lữ Mai – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam khẳng định sức viết, sức sáng tạo qua hàng loạt thể loại, tác phẩm, đặc biệt là sáng tác thơ. Chị thể hiện sự quan tâm, thích ứng, nhanh nhạy với những biến động của xã hội qua các trang viết của mình. Tập trường ca có nhan đề “Hồi sinh” gồm 8 chương mà Lữ Mai mới ra mắt công chúng, bạn đọc những ngày tháng Ba này được đánh giá đã lan tỏa tinh thần sống và hy vọng giữa đại dịch Covid 19.

Dư âm từ những vần thơ phản chiến

Dư âm từ những vần thơ phản chiến

Ngày phát hành 15:19 | 4/3/2022

Lượt nghe: 852

Cách đây hơn 60 năm, trong một chuyến đi tới Mỹ và các nước Tây Âu, ý tưởng viết lời của một bài hát kêu gọi hòa bình và phản đối chiến tranh nảy ra trong thi hào Nga Ép-tu-sen-cô khi ông liên tục đối mặt với câu hỏi “Người Nga có muốn chiến tranh không?”. Lời bài hát sau đó được phổ nhạc và ca khúc trở nên phổ biến khắp nước Nga. Trong bối cảnh ngày hôm nay, câu hỏi “Có phải người Nga thích chiến tranh?” trở lại. Và những lời thơ của Ép-tu-sen-cô như một câu trả lời thuyết phục

Những khúc thơ ru

Những khúc thơ ru

Ngày phát hành 14:45 | 9/3/2022

Lượt nghe: 817

Cuộc đời mỗi con người từ khi bắt đầu sinh ra đến khi tạm biệt trần gian đều được thưởng thức vô vàn những âm thanh đẹp đẽ, kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng. Đó có thể là tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng gió thổi, tiếng mưa, tiếng các loại nhạc cụ, tiếng hát ngọt ngào…Nhưng có một âm thanh thật đặc biệt, nó đến với rất nhiều người trong số chúng ta từ thuở ấu thơ khi còn nằm trong nôi hoặc trong vòng tay của mẹ, của bà, đưa ta vào giấc ngủ ngọt ngào. Và nó sẽ còn đi theo chúng ta đến trọn cuộc đời trong một miền ký ức vẹn nguyên, đó là lời ru. Lời ru đã đi vảo rất nhiều áng thơ đặc sắc trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại và chúng ta sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi lời ru không chỉ dành cho trẻ thơ mà còn dành cả cho những người đã trưởng thành. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này, vì thế, xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên Những khúc thơ ru.

Cuộc thi thơ "Sống và hy vọng": Những tín hiệu đón đợi

Cuộc thi thơ

Ngày phát hành 14:34 | 17/1/2022

Lượt nghe: 1003

Hướng tới ý nghĩa nhân văn tốt đẹp, cuộc thi thơ với chủ đề “Sống và hy vọng” bước đầu đã nhận được sự hưởng ứng tham gia của đông đảo các tác giả, người yêu thơ. Các đơn vị: Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 và Diễn đàn văn học Quán Chiêu Văn đã cùng bắt tay tổ chức một cuộc thi mà chỉ trong một thời gian ngắn sau khi phát động đã cho thấy những kết quả bước đầu đáng hi vọng.

Những vần thơ tiễn năm cũ

Những vần thơ tiễn năm cũ

Ngày phát hành 16:34 | 26/1/2022

Lượt nghe: 837

Thử hỏi ai mà không bồi hồi khi tiễn những tờ lịch cuối cùng của một năm sắp qua – Một cảm giác bao lâu vẫn còn ngưng đọng những nỗi niềm. Nếu nhà thơ Kim Dũng từng viết: “Giã từ tờ lịch cuối năm/ Mà sao lại cứ dùng dằng lạ chưa/ Chông chênh hai phía gió lùa/ Tóc xanh mây trắng đôi bờ thời gian” thì cũng trong bài thơ lục bát nhan đề “Tờ lịch cuối năm”, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng lắng nghe trong xa xăm: “Mỏng manh tờ lịch cuối năm/ Nhẹ tênh rơi xuống chỗ nằm...Vọng âm/ Thoảng như hơi gió vương trầm/ Thoảng như sương khói môi thầm thĩ xa”.

Những vần thơ hạnh phúc

Những vần thơ hạnh phúc

Ngày phát hành 11:23 | 28/1/2022

Lượt nghe: 1126

Vừa rộn ràng vừa lắng đọng, thiêng liêng làm sao những cảm xúc tân Xuân. Như bao năm qua, giờ khắc này, Tiếng thơ muốn cùng hòa chung nhịp đập trái tim với các thính giả. Sau nỗi bồi hồi với những vần thơ viết về hạnh phúc, mời các bạn kết nối miền cảm xúc ngân rung của thế hệ người làm thơ thuở trước và hôm nay. Chắt chiu hạnh phúc bắt đầu bằng sự lắng nghe, bằng những thương yêu thấm thía, Tiếng thơ luôn sẵn sàng đồng hành với các nhà thơ, các thính giả, bạn yêu thơ khắp mọi miền đất nước.

Tình bạn trong thơ Việt

Tình bạn trong thơ Việt

Ngày phát hành 14:54 | 28/1/2022

Lượt nghe: 897

Cuộc đời của mỗi con người, từ khi sinh ra, trưởng thành rồi từ giã thế gian, không ai là không có những người bạn. Tự bao đời, tình bạn đã trở thành một đề tài đẹp đẽ của văn học nghệ thuật nói chung, của thi ca nói riêng. Lịch sử thơ Việt từ cổ điển đến hiện đại có không ít những tình bạn thật cảm động, đã in dấu vào nhiều tác phẩm. Vì thế. chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với nhan đề Tình bạn trong thơ Việt để chúng ta một lần nữa được rung động với nhiều tác phẩm có sức sống vượt thời gian.

Nhà thơ Đỗ Ngọc Yên và những vần thơ tháng Giêng

Nhà thơ Đỗ Ngọc Yên và những vần thơ tháng Giêng

Ngày phát hành 11:14 | 11/2/2022

Lượt nghe: 1029

Trên hành trình sáng tác thơ của nhiều người, có những ám ảnh nghệ thuật trở đi trở lại, có những nguồn cảm hứng tưởng đã vơi cạn vẫn lại đong đầy. Nhà phê bình – Nhà thơ Đỗ Ngọc Yên đã viết rất nhiều bài thơ về tháng Giêng và trong mỗi tứ thơ, ông đi tìm một hình ảnh, câu chuyện mới – Gần gũi, đời thường.

Tiếng thơ đất nước, niềm tin

Tiếng thơ đất nước, niềm tin

Ngày phát hành 15:53 | 29/4/2022

Lượt nghe: 1906

Trong nền thơ ca dân tộc, lãnh tụ và lãnh đạo Đảng nhà nước luôn là một đề tài thiêng liêng, là cảm hứng trong ngòi bút của nhiều thế hệ sáng tác. Các nhà thơ lớn như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh, Hoàng Trung Thông…qua những trang thơ giàu cảm xúc đã xây dựng được những hình tượng nghệ thuật từ nguyên mẫu cuộc đời của lãnh tụ Hồ Chí Minh và bao thế hệ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam trên nhưng bước đường dựng xây và đi lên của đất nước. Chương trình đêm nay của Ban VHNT (VOV6) – Đài Tiếng nói Việt Nam dành toàn bộ thời lượng để lật giở lại những tiếng thơ tâm tình lắng đọng ấy.

“Nhà thơ Vân Long: Một loài cá ăn chìm”

“Nhà thơ Vân Long: Một loài cá ăn chìm”

Ngày phát hành 16:46 | 7/5/2022

Lượt nghe: 1047

Nhà thơ Vân Long, sinh năm 1934, nguyên quán ở Khoái Châu (Hưng Yên), sinh trưởng và gắn bó với Hà Nội, từng được ghi nhận qua nhiều giải thưởng văn học thủ đô. Ông từng là nhạc công violon nhà hát Giao hưởng Hợp xướng – Ca múa kịch Việt Nam, có gần 10 năm làm Biên tập thơ NXB Hội Nhà văn và từng là Chủ tịch Hội đồng thơ - Hội Nhà văn Hà Nội. Trong một bài thơ, nhà thơ Vân Long viết: “Tôi loài cá ăn chìm/ Thơ và đời lặng lẽ”. Từ ý thơ đó, nhà thơ Đặng Huy Giang đã viết về một hành trình thơ với suy tưởng: “Nhà thơ Vân Long: Một loài cá ăn chìm”:

Bùi Kim Anh – Người đàn bà làm thơ quên thời gian

Bùi Kim Anh – Người đàn bà làm thơ quên thời gian

Ngày phát hành 10:56 | 13/5/2022

Lượt nghe: 1670

Nếu tính từ tập thơ đầu tiên “Viết cho mình” cách đây đã gần 30 năm, đến bây giờ, vắt qua hai thế kỷ, nhà thơ Bùi Kim Anh đã có 12 tập thơ được xuất bản, tập nào cũng đầy đặn cả về chữ và tình. Con số 120 bài trong tập thơ “Thức bước thời gian” đã cho thấy nội lực của một nữ nhà thơ, người đàn bà làm thơ quên thời gian.

Những bài thơ về biển

Những bài thơ về biển

Ngày phát hành 15:9 | 2/6/2022

Lượt nghe: 892

Biển từ lâu đã trở thành bạn quý của con người. Biển cung cấp tài nguyên thiên nhiên, giúp bao người dân mưu sinh. Biển cũng là địa bàn chiến lược trong phát triển và bảo vệ đất nước. Bắt đầu từ năm 2009, nước ta đã chọn tuần lễ đầu tiên của tháng 6 làm Tuần lễ biển đảo Việt Nam, đồng thời cũng hưởng ứng ngày Đại dương thế giới 08/06. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên Những bài thơ về biển để mỗi chúng ta càng yêu thêm biển đảo quê hương, có ý thức nhiều hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Suy tưởng trong thơ trẻ hôm nay

Suy tưởng trong thơ trẻ hôm nay

Ngày phát hành 13:4 | 10/6/2022

Lượt nghe: 4869

Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 10 diễn ra tại Đà Nẵng là dịp để nhiều cây bút sáng tác thơ và văn xuôi hội tụ. Cũng dịp này cất lên những tiếng nói, quan niệm về hành trình nung nấu, sáng tạo chữ nghĩa. Chùm thơ, tâm sự trong thơ của tác giả trẻ Nguyễn Thị Kim Nhung, Lý Hữu Lương, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Đức Phú Thọ, Trần Đức Tín thể hiện những suy tưởng thẳm sâu về văn hóa, thân phận con người và cuộc đời.

Sáng tác thơ và băn khoăn “Vì sao chúng ta viết”

Sáng tác thơ và băn khoăn “Vì sao chúng ta viết”

Ngày phát hành 10:54 | 27/6/2022

Lượt nghe: 770

Trong khuôn khổ Hội nghị Những người Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ X đã diễn ra hội thảo thơ “Vì sao chúng ta viết?”. Các đại biểu trẻ trên cả nước đã bước vào hội thảo với một tinh thần cởi mở, nhiệt huyết và trách nhiệm. Ở mỗi cây bút đều có thể thấy được những đau đáu trăn trở để tìm căn nguyên cội rễ của việc sáng tác thơ, mặc dù đây là câu hỏi không dễ trả lời và cũng không có đáp án chung bởi mỗi người viết lại theo đuổi một giá trị, một sứ mệnh, một đích đến khác nhau. Những ghi nhận của hai Phóng viên Kim Nhung và Võ Hà chuyển tải những băn khoăn, nỗi niềm và cả ký thác trong thơ của các tác giả trẻ trong tọa đàm này.

Cùng thơ trở lại cánh đồng Chum

Cùng thơ trở lại cánh đồng Chum

Ngày phát hành 8:10 | 4/7/2022

Lượt nghe: 786

Chiến thắng Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là biểu tượng sinh động của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt của hai dân tộc Việt Nam và Lào. Đây là lần đầu tiên nước ta và nước bạn tiến hành một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh trên chiến trường Lào. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng là biểu tượng về sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng, tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt giữa Ðảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam – Lào. Mời các bạn cùng Phóng viên Anh Thư “Cùng thơ trở lại cánh đồng Chum” qua hồi tưởng của những người lính từng trực tiếp chiến đấu nơi đây ngày ấy và cả những nhà thơ, những người lính từng tới đây, từng đi dọc chiến trường Lào.

Mùa hè trong thơ Việt

Mùa hè trong thơ Việt

Ngày phát hành 11:15 | 6/7/2022

Lượt nghe: 931

Từ cổ chí kim, bốn mùa xuân hạ thu đông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Chúng ta đang ở trong những tháng ngày chính hạ với cái nắng nóng, oi bức tới mức nhiều khi cảm thấy khó chịu. Thế nhưng cho dù không được gợi cảm như các mùa còn lại trong năm, mùa hạ vẫn đi vào nhiều tác phẩm thi ca với những ấn tượng khó phai, làm nên một nỗi nồng nàn riêng biệt. Vì lý do ấy, chương trình Đôi bạn văn chương hôm nay xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với tên gọi: Mùa hè trong thơ Việt

Nhà thơ Cao Xuân Sơn và những tứ thơ viết trên điện thoại

Nhà thơ Cao Xuân Sơn và những tứ thơ viết trên điện thoại

Ngày phát hành 10:41 | 8/7/2022

Lượt nghe: 965

Tốc ký, viết trên điện thoại đang là xu thế của nhiều người sáng tác hiện nay. Vốn là người đi nhiều, ưa quan sát, thích ghi lại các thước ảnh và ngẫm nghĩ, nhà thơ Cao Xuân Sơn đã có trong tay nhiều bài thơ bất chợt. Và những tứ thơ tình cờ bắt gặp ấy đôi khi lại gây ấn tượng rất nhẹ nhõm, thú vị với người đọc, người nghe

Những bài thơ Quảng Trị

Những bài thơ Quảng Trị

Ngày phát hành 9:54 | 21/7/2022

Lượt nghe: 814

Hàng năm, cứ gần đến ngày 27/7, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng những xúc động khôn nguôi về bao thế hệ cha anh đã đổ xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc. Mỗi tấc đất quê hương, mỗi ngọn núi con sông đều in dấu những chiến công, in dấu cả những vinh quang và những đắng cay mất mát. Và chúng ta không bao giờ quên Quảng Trị, mảnh đất anh hùng bất khuất và cũng đầy sâu nặng nghĩa tình đã cùng bao mảnh đất quê hương khác băng mình qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của thế kỷ 20. Nhân dịp tròn 50 năm chiến dịch Thảnh Cổ 1972 – 2022, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Những bài thơ Quảng Trị

Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha và ký ức "Màu Quảng Trị"

Nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha và ký ức

Ngày phát hành 10:25 | 22/7/2022

Lượt nghe: 1107

Có những điều thời gian, tuổi tác không thể xóa nhòa. Với người lính, ký ức về chiến trường và đồng đội dường như mãi còn vẹn nguyên. Đã hơn 50 trôi qua từ ngày tỉnh Quảng Trị được giải phóng, thế nhưng hoài niệm về vùng đất gió Lào cát trắng vẫn còn ở đó trong tâm trí nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha. Với người chiến sĩ thông tin năm nào, Quảng Trị mãi là miền ký ức không thể nào quên.

Những dòng sông trong thơ Việt

Những dòng sông trong thơ Việt

Ngày phát hành 10:22 | 9/8/2022

Lượt nghe: 781

Nước ta có lẽ là một trong những đất nước có mật độ sông ngòi dày đặc nhất trên thế giới. Trên khắp lãnh thổ từ Bắc chí Nam có tới hơn 2300 con sông dài trên 10km và cứ di chuyển trung bình 20 km thì ta lại bắt gặp một cửa sông. Dòng sông, vì thế với mỗi người Việt là một thứ gần gũi, thân thương, ai cũng có ít nhiều kỷ niệm. Và tự bao giờ, sông đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của bao lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có thi ca. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị một cuộc trò chuyện với tên gọi: Những dòng sông trong thơ Việt

Đêm thơ - nhạc - kịch "Hoa cúc xanh" kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của nữ sĩ Xuân Quỳnh: Những đón đợi

Đêm thơ - nhạc - kịch

Ngày phát hành 8:26 | 23/8/2022

Lượt nghe: 711

Còn nhớ cách đây gần 3 năm, dịp sinh nhật lần thứ 77 của cố thi sĩ Xuân Quỳnh, chân dung của bà xuất hiện trên trang chủ Google, công cụ tìm kiếm thông dụng toàn cầu. Tên tuổi, di sản thơ văn của nhà thơ Xuân Quỳnh đã trở thành một biểu tượng của giới văn nghệ sĩ nước ta và lan tỏa ra thế giới. Thực tế, có thể nói, sức sống, di sản thơ ca của nữ sĩ Xuân Quỳnh trên thi đàn cũng như trong đời sống, tâm tưởng của người yêu thơ rất mãnh liệt. Năm nay, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của nữ sĩ, gia đình đã kết hợp với báo Nông thôn ngày nay, báo điện tử Dân Việt cùng ê – kíp “Se sẽ chứ” tổ chức đêm thơ – nhạc – kịch mang tên “Hoa cúc xanh”. Chương trình dự kiến diễn ra vào hai đêm 5- 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Điểm qua ê – kíp sáng tạo của đêm thơ – nhạc – kịch “Hoa cúc xanh”, bên cạnh nhà báo Lưu Quang Định, Tổng biên tập Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt đồng thời là Trưởng ban Tổ chức, chỉ đạo nghệ thuật chương trình, có thể thấy nhiều tên tuổi như đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Nhạc sĩ Quốc Trung, NSUT Trần Lực, Họa sĩ Hà Nguyên Long. Biên tập viên Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) đã có những ghi nhận bước đầu về chương trình đặc biệt này.

Tuổi ấu thơ của người chiến binh quả cảm

Tuổi ấu thơ của người chiến binh quả cảm

Ngày phát hành 9:11 | 2/9/2022

Lượt nghe: 768

Trong nền thơ ca dân tộc, lãnh tụ và lãnh đạo Đảng nhà nước luôn là một đề tài thiêng liêng, là cảm hứng của nhiều thế hệ sáng tác. Trong tâm tưởng của Đại tá Lê Hãn - con trai trưởng của Tổng bí thư Lê Duẩn, cuộc đời Cách mạng của cha ông, những hình ảnh ký ức tuổi thơ còn lưu lại là hành trang trong suốt quãng đời chiến đấu khắp các chiến trường Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ… Xúc động trước tâm tình người lính cụ Hồ, người chiến binh quả cảm năm nay đã 93 tuổi, từ trại viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, nhà thơ Châu La Việt đã viết tặng ông bài thơ “Tuổi ấu thơ của người chiến binh quả cảm”.

Nhà thơ Trần Quang Quý: Người tạo lập thể thức và giọng điệu thơ riêng

Nhà thơ Trần Quang Quý: Người tạo lập thể thức và giọng điệu thơ riêng

Ngày phát hành 11:26 | 11/9/2022

Lượt nghe: 703

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, vừa mới đây, nhà thơ Trần Quang Quý đã rời bỏ cõi đời. Sự ra đi của ông gây bàng hoàng, xúc động với nhiều bạn thơ, người yêu thơ bởi với Trần Quang Quý, năng lượng sáng tạo hãy còn đong đầy. Sinh năm 1955 tại Thanh Thủy - Phú Thọ, gần 40 năm cầm bút, được công chúng biết đến kể từ sau khi đoạt Giải Nhì thơ tạp chí Văn Nghệ Quân đội năm 1984, tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, ông đã dành cả cuộc đời cho sáng tác, trong đó nổi bật là sáng tác thơ ca. Trần Quang Quý được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu của thi đàn nước ta hai thập niên đầu thế kỷ 21.

Thi phẩm "Tiếng thu" của nhà thơ Lưu Trọng Lư: Còn đó những dư ba

Thi phẩm

Ngày phát hành 11:13 | 19/9/2022

Lượt nghe: 713

Bài thơ “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư xưa nay vẫn được xem là một trong những thi phẩm viết về mùa thu nổi tiếng nhất trên thi đàn nước ta. Qua thời gian, “Tiếng thu” đã khẳng định được những vang động và cùng với những thi phẩm khác của nhà thơ Lưu Trọng Lư, đưa ông trở thành tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, một tiếng thơ tài hoa, độc đáo. Thế nhưng, mấy chục năm về trước, đã có những điều tiếng xung quanh bài “Tiếng thu” cho rằng tác giả đã mượn ý tưởng, nội dung sáng tác của một tác giả người Nhật Bản. Gần đây, sự việc này “xôn xao” trở lại. Cùng với một số nhà thơ, nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã có những nhận định riêng về vấn đề này

Tiếng thơ "Tự hát" của nữ sỹ Xuân Quỳnh

Tiếng thơ

Ngày phát hành 12:11 | 3/10/2022

Lượt nghe: 650

Đêm Thơ – Nhạc – Kịch mang tên “Hoa cúc xanh” do Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt cùng ê – kip "Se sẽ chứ" tổ chức đúng dịp sinh nhật lần thứ 80 của nhà thơ Xuân Quỳnh diễn ra vào hai đêm 5- 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình quy tụ ê – kip sáng tạo tài năng với Tổng đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc âm nhạc Quốc Trung, Đạo diễn sân khấu – NSUT Trần Lực, Thiết kế sân khấu – Họa sĩ Hà Nguyên Long. Từ nội dung chương thứ 3 của chương trình nghệ thuật “Hoa cúc xanh” với tâm điểm là các sáng tác thơ, BTV chương trình đã có ghi nhận về Tiếng thơ Xuân Quỳnh nặng mang nỗi niềm về mùa thu, mùa sinh, mùa của những cảm xúc tự sự lắng đọng còn mãi với thời gian:

Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Mối tình thơ bất tử

Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Mối tình thơ bất tử

Ngày phát hành 10:37 | 6/10/2022

Lượt nghe: 621

Nói về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Xuân Quỳnh, không thể không nhắc tới người bạn đời của bà là nhà thơ – nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, người đã cùng đồng hành với Xuân Quỳnh từ 1973 cho đến ngày cả hai người từ giã cuộc đời. Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ là hai gương mặt thơ tiêu biểu của nửa cuối thế kỷ 20, họ vừa tiếp thêm sức mạnh cho nhau, là điểm tựa tinh thần của nhau, vừa là nguồn cảm hứng để cùng cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật. Nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh nhà thơ Xuân Quỳnh, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ: Mối tình thơ bất tử

Thơ Ngô Văn Phú: Còn đó những vụ mùa phong thu, bát ngát

Thơ Ngô Văn Phú: Còn đó những vụ mùa phong thu, bát ngát

Ngày phát hành 11:4 | 28/10/2022

Lượt nghe: 566

Một đời người, đời thơ lặng lẽ với nhiều nỗi niềm đã được nhà thơ Ngô Văn Phú thể hiện gần như trọn vẹn trong các sáng tác của ông. Qua cảm nhận thơ và những tư liệu ghi lại của BTV VOV6, mời các bạn cùng ngẫm nghĩ về “những vụ mùa phong thu, bát ngát” trong thơ Ngô Văn Phú:

Tiếng thơ của nhà thơ, nhà giáo Bùi Kim Anh

Tiếng thơ của nhà thơ, nhà giáo Bùi Kim Anh

Ngày phát hành 10:46 | 14/11/2022

Lượt nghe: 535

Ở tuổi 74, nhà thơ Bùi Kim Anh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã ra mắt công chúng, bạn đọc tổng cộng 12 tập thơ. Ấy là một đam mê, nỗ lực không ngưng nghỉ. Nhà thơ Bùi Kim Anh vốn là một cô giáo dạy Văn có tiếng ở Hà Nội. Mấy chục năm đã trôi qua, tiếng thơ của một nhà giáo vẫn còn đó với ánh nhìn tha thiết với cuộc đời.

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên: "Im lặng đêm Hà Nội"

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên:

Ngày phát hành 11:19 | 28/11/2022

Lượt nghe: 636

Trời đã lập đông nhưng vẫn còn đó những dư vị của buổi tàn thu. Thời khắc dùng dằng giữa đôi mùa, khi ca khúc “Im lặng đêm Hà Nội” của nhạc sĩ Phú Quang, phổ thơ Phạm Thị Ngọc Liên ngân lên gợi nhớ trong nhiều người những cảm xúc lắng đọng. Và tác giả bài thơ – Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên trở về với hồi ức năm cũ.

Trịnh Bửu Hoài: Một hồn thơ dung chứa

Trịnh Bửu Hoài: Một hồn thơ dung chứa

Ngày phát hành 11:8 | 9/12/2022

Lượt nghe: 642

Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, người vẫn được xem như sở hữu nhiều sách nhất miền Tây Nam Bộ mới đây qua đời ở tuổi 71. Sự ra đi của ông để lại nỗi luyến thương cho nhiều bạn thơ, người yêu thơ bởi Trịnh Bửu Hoài ngoài sáng tác lâu nay còn được quý mến bởi bản tính tài tử chân thành. Có thể nói tình yêu và tình quê là hai nguồn cảm hứng thường trực trong sáng tác của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài. Trong cuộc đời cầm bút, tuy viết nhiều thể loại nhưng thơ luôn là một góc đặc biệt trong tâm hồn ông. “Tài tử Nam Bộ chân thành” Trịnh Bửu Hoài đã rời bỏ cõi đời, nhưng tấm lòng gắn bó với quê hương, bản quán thể hiện qua những sáng tác ông để lại mãi còn lưu nhớ trong lòng độc giả, công chúng.

Hình tượng gió trong thơ Phan Hoàng

Hình tượng gió trong thơ Phan Hoàng

Ngày phát hành 9:41 | 21/5/2021

Lượt nghe: 500

Mỗi nhà thơ đều có cách riêng để giãi bày tình yêu quê hương, đất nước. Để theo đuổi một hình tượng để khắc họa một cách tầm vóc và xuyên suốt một hành trình của đất nước đi liền với nhiều suy tư, trăn trở. Từ hình tượng “Gió”, nhà thơ Phan Hoàng đã viết nên cả một Trường ca và nhiều bài thơ khắc khoải. Anh chia sẻ với BTV chương trình về hình tượng độc đáo và mãnh liệt ấy trong sáng tác của mình.

Nhà thơ Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La

Nhà thơ Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La

Ngày phát hành 8:33 | 10/6/2021

Lượt nghe: 917

Nhà thơ Duy Thảo là một người bền bỉ và miệt mài với lao động nghệ thuật, với sáng tác thi ca. Những bài thơ đầu tiên được ông công bố từ các năm 1962 – 1963. Từ tập thơ đầu tiên Lời tin yêu (Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh 1976) đến tập gần đây nhất Lối về (NXB Văn học 2020), ông đã xuất bản tất cả 12 tập thơ. Hành trình thơ Duy Thảo có thể nói đã đi ngót nghét gần 60 năm, qua nhiều biến động của lịch sử xã hội, nhiều sự kiện lớn lao của đất nước và con người Việt Nam. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Duy Thảo với tên gọi: Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La.

Những vần thơ về ngôi nhà – tổ ấm

Những vần thơ về ngôi nhà – tổ ấm

Ngày phát hành 9:44 | 18/6/2021

Lượt nghe: 945

Cuộc đời mỗi con người, còn lại cuối cùng là điều gì? Chúng ta mải miết kiếm tìm để rồi nhận ra thật đơn giản: đó là tình thân, một mái ấm, là gia đình. Tiếng thơ đêm nay dành trọn vẹn thời lượng để nhắc nhớ về giá trị ấy qua chùm thơ về ngôi nhà – tổ ấm của các nhà thơ Huy Cận, Lưu Quang Vũ, Lương Ngọc An...

Tế Hanh – Một hồn thơ đằm thắm, nghĩa tình

Tế Hanh – Một hồn thơ đằm thắm, nghĩa tình

Ngày phát hành 11:32 | 8/7/2021

Lượt nghe: 871

Nhắc đến Tế Hanh là nhắc đến một nhà thơ có hành trình sáng tác bền bỉ và phong phú qua nhiều giai đoạn của nền văn học Việt Nam. Từ trước 1945 ông đã xác lập được tên tuổi khi là một trong 46 thi sĩ được Hoài Thanh giới thiệu trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Sau 1945, ông tiếp tục sáng tác và có thêm nhiều tác phẩm in dấu sâu đậm trong lòng bạn đọc các thế hệ. Ngoài thơ trữ tình cho người lớn, ông còn sáng tác nhiều thơ cho thiếu nhi và viết tiểu luận phê bình. Năm 2012, toàn bộ các sáng tác của Tế Hanh đã được tập hợp trong ấn phẩm Tế Hanh toàn tập do NXB Văn học ấn hành. Nhân dịp kỷ niệm tròn 100 năm sinh Tế Hanh, chương trình Đôi bạn văn chương hôm nay xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông...

Nhà thơ Lữ Mai: Tiếng thơ tri ân qua "Chư Tan Kra mây trắng"

Nhà thơ Lữ Mai: Tiếng thơ tri ân qua

Ngày phát hành 15:35 | 15/7/2021

Lượt nghe: 914

Với tâm thế từng trải, là người lính, người trong cuộc, những trang thơ viết về đề tài thương binh, liệt sĩ đương nhiên sẽ có bề dày về mặt thông tin, cảm xúc. Vậy nhưng thế hệ cầm bút trẻ sinh trưởng sau chiến tranh vẫn có tác phẩm chất lượng lấy cảm hứng từ những người lính đã ngã xuống vì hòa bình Tổ quốc. Mới đây, Trường ca “Chư Tan Kra mây trắng” của nhà thơ trẻ Lữ Mai đã ra mắt và tạo hiệu ứng ấn tượng với độc giả. Trên nền câu chuyện về “Trung đoàn mũ sắt” 209 thuộc Sư đoàn 312 với những cựu chiến binh “dối già” đi tìm hài cốt đồng đội, tác phẩm của Lữ Mai thiết thực tri ân thế hệ cha anh một thời hào hùng cũng đầy hi sinh, mất mát.

Vang động trong thơ viết về dịch Covid-19

Vang động trong thơ viết về dịch Covid-19

Ngày phát hành 15:45 | 12/8/2021

Lượt nghe: 1538

Có lẽ với hầu hết mọi người, những ngày này quả thực là những ngày không quên trong cuộc đời - Khi mà nhiều tỉnh thành trên đất nước ta lần lượt trải qua đủ đầy các trở ngại và cung bậc cảm xúc do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Tâm trạng trong dịch bệnh đã ít nhiều để lại những vang động trong tâm hồn nhiều người sáng tác. Để cất lên tiếng thơ viết những ngày khó quên của đất nước, trong thời khắc diễn ra dịch Covid 19 của các nhà thơ Trần Ngọc Mỹ, Thy Nguyên, Đinh Hạ, Nguyễn Văn Song.

Trần Hòa Bình – Một hồn thơ lãng tử xứ Đoài

Trần Hòa Bình – Một hồn thơ lãng tử xứ Đoài

Ngày phát hành 10:1 | 19/8/2021

Lượt nghe: 1015

Nhắc đến Trần Hòa Bình là nhắc đến một gương mặt độc đáo trong làng văn làng báo phía Bắc. Cả đời ông chưa in tập thơ riêng nào nhưng lại có nhiều bài thơ được truyền tụng và yêu thích trong lòng đông đảo các độc giả. Ngoài thơ trữ tình cho người lớn, ông còn viết nhiều thơ văn cho thiếu nhi, vẽ tranh, chơi nhạc, viết phê bình tiểu luận, giữ mục tư vấn tâm lý tình cảm nhiều năm trên báo Tiền Phong với bút danh Tầm Thư. Và chương trình Đôi bạn văn chương hôm nay muốn dành một buổi trò chuyện nhân 13 năm ngày mất của ông với tên gọi: Trần Hòa Bình – Một hồn thơ lãng tử xứ Đoài.

Nhà thơ Nguyễn Hưng Hải và tiếng thơ về Bác, về ngày Độc lập

Nhà thơ Nguyễn Hưng Hải và tiếng thơ về Bác, về ngày Độc lập

Ngày phát hành 11:56 | 26/8/2021

Lượt nghe: 3586

Mỗi độ thu về sống lại trong mỗi chúng ta những cảm xúc đẹp gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước. Cách đây 76 năm, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, từ Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời khắc đó mãi không thể nào quên với người đương thời – Và dư vang hãy còn tiếp nối đến các thế hệ sau. Gần như cả cuộc đời sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải trăn trở với những vần thơ viết về Bác, về những dấu ấn đáng nhớ của dân tộc. Liên tiếp ra mắt những tập thơ, được công chúng, bạn đọc quan tâm, yêu mến, đồng cảm, đó là niềm động viên giá trị với nhà thơ Nguyễn Hưng Hải

Gặp lại Tiếng thơ một thuở

Gặp lại Tiếng thơ một thuở

Ngày phát hành 10:34 | 13/9/2021

Lượt nghe: 706

"Gắn bó và chia xa, khắc ghi và quên lãng – Những thái cực khoảng cách, cảm xúc tưởng chẳng bao giờ gặp gỡ - Thế nhưng qua năm tháng, có những điều tưởng chừng như đã thành ký ức xa xăm, một khắc chạm vào, bỗng rộn ràng trở lại, tươi mới, hồn hậu. Đó là những xao động trong ý nghĩ của nhà thơ Nguyễn Thành Phong khi “Gặp lại Tiếng thơ một thuở".

Thơ Nguyễn Thành Phong: Dằng dặc những nỗi đời

Thơ Nguyễn Thành Phong: Dằng dặc những nỗi đời

Ngày phát hành 10:46 | 2/8/2021

Lượt nghe: 1144

10 năm như tự nhận “Đã đủ nhiều trải nghiệm, lắm niềm vui, cũng không ít cay đắng, nhọc nhằn”, sau không ít thúc giục của bạn bè, đồng nghiệp và của chính nội tại bản thân, nhà thơ Nguyễn Thành Phong đã xuất bản tập thơ “Đêm ngồi ngã ba sông”. Đây là một tập thơ đặc biệt đối với nhà thơ Nguyễn Thành Phong. Bởi như ông đã tâm sự đã biết bao lấn cấn, nghi ngại vì đó là “tập thơ không giống như các tập thơ vô lo nghĩ trước đây”.

Nhà thơ Trần Quang Đạo: "Bay trong mơ"

Nhà thơ Trần Quang Đạo:

Ngày phát hành 11:42 | 24/9/2021

Lượt nghe: 734

Giải thưởng văn học Asean trong hai năm 2019 và năm 2020 mới đây công bố các tác giả, tác phẩm được vinh danh. Cùng với nhà văn Võ Khắc Nghiêm với tiểu thuyết “Thị Lộ chính danh”, nhà thơ Trần Quang Đạo với tập thơ “Bay trong mơ” được chọn trao giải thưởng uy tín tầm cỡ khu vực này. Có thể nói tập “Bay trong mơ” – Tập thơ mang lại cho nhà thơ Trần Quang Đạo giải thưởng văn học Asean là kết quả của đằng đẵng 10 năm viết và chiêm nghiệm. Với số lượng lên tới 80 bài, tập thơ cho thấy Trần Quang Đạo vẫn đắm đuối với sáng tác và luôn tìm tòi vượt lên chính mình.

"Thơ Việt thế hệ mới”: Lạc quan và đón đợi

Ngày phát hành 10:30 | 27/9/2021

Lượt nghe: 505

Nắm bắt được xu hướng tọa đàm, họp mặt trực tuyến trong điều kiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid 19, mới đây, Chuyên đề Văn+, thuộc CLB Văn học trẻ - Hội nhà văn Hà Nội đã tổ chức thảo luận về chủ đề “Thơ Việt thế hệ mới”. Số lượng hơn 90 người, bao gồm các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đang sung sức tham gia thảo luận sôi nổi trong thời gian hơn 3 giờ đồng hồ đã cho thấy sức hấp dẫn, đa chiều trong tranh biện. Đây là một trong hai thảo luận được Chuyên đề Văn + của CLB Văn học trẻ - Hội nhà văn Hà Nội tổ chức thời gian gần đây nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng; Cũng là một mô hình hiệu quả, đáng học hỏi trong tình hình chưa thể tổ chức các tọa đàm trực tiếp do ảnh hưởng của dịch Covid 19.

Nhà thơ Trần Trương không còn nhặt lại tháng ngày rơi

Nhà thơ Trần Trương không còn nhặt lại tháng ngày rơi

Ngày phát hành 16:7 | 1/10/2021

Lượt nghe: 734

Sinh năm 1941 tại Thanh Miện (Hải Dương), được đào tạo rồi công tác trong ngành lâm nghiệp, nhà thơ Trần Trương sau đó đi vào con đường báo chí, sáng tác. Tập thơ “Nhặt lại tháng ngày rơi” của ông được đánh giá đằm thắm, giàu chất thế sự, từng được trao giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Giờ đây, nhà thơ Trần Trương đã không còn “nhặt lại tháng ngày rơi”. Nhưng vẫn còn đó tinh thần sống và sáng tác: “Đừng e ngại những dòng sông rộng lớn/ Rồi cuối cùng ra biển cũng hòa tan/ Hãy nồng nàn như ca dao giản dị/ Sẽ suốt đời sống mãi với nhân gian”.

Những bài thơ Hà Nội

Những bài thơ Hà Nội

Ngày phát hành 10:47 | 7/10/2021

Lượt nghe: 580

Thăng Long – Hà Nội từ bao đời nay đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thi ca. Thăng Long – Hà Nội vừa đồng hành cùng lịch sử dân tộc, vừa đồng hành cùng số phận bao con người. Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT lần này muốn gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với tên gọi: Những bài thơ Hà Nội với mong muốn cùng làm một cuộc viễn du về Hà Nội trong thơ từ cổ điển cho tới hiện đại.

Những bài thơ tặng vợ

Những bài thơ tặng vợ

Ngày phát hành 18:5 | 21/10/2021

Lượt nghe: 634

Sinh thời, nhà thơ Nga Maiacopxki có câu thơ nổi tiếng được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới: Đời vắng mẹ hiền không phụ nữ/ Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu. Từ cổ chí kim, người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao sáng tác nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng. Hàng năm, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có những ngày dành riêng để tôn vinh người phụ nữ. Nhân dịp ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với nhan đề: Những bài thơ tặng vợ với mong muốn một lần nữa tôn vinh những người phụ nữ trong cuộc sống của chúng ta.

Hoàng Việt Hằng: Thơ kể nỗi đời

Hoàng Việt Hằng: Thơ kể nỗi đời

Ngày phát hành 8:6 | 25/10/2021

Lượt nghe: 634

Khi trái tim người viết qua năm tháng đã đong đầy tình yêu và lòng trắc ẩn, tuổi tác không còn là lực cản của sáng tạo, càng không tác động khiến cho những vần thơ trở nên già cỗi. Bước qua tuổi 60, có một nữ nhà thơ vẫn viết về tình yêu, về những chuyến đi, những thân phận con người bằng cảm xúc tràn đầy và bút pháp mới lạ. Đó là nhà thơ Hoàng Việt Hằng. Tập thơ “Em đã đốt thư tình anh tặng” tập hợp những sáng tác được bà viết trong 5 năm, trải qua một thời gian sau khi phát hành, ngôn từ, câu chuyện đầy nữ tính trong thơ vẫn gây rung động. Giọng thơ nhẹ nhàng, đằm thắm theo dòng cảm xúc, nhà thơ Hoàng Việt Hằng đã trải qua lắm nỗi gian nan khi theo nghề viết. Và những câu thơ chắt lọc từ những nỗi đời

Nhà thơ Thanh Tùng: Hoa vẫn vẫy hồn người trở lại

Nhà thơ Thanh Tùng: Hoa vẫn vẫy hồn người trở lại

Ngày phát hành 18:13 | 3/11/2021

Lượt nghe: 559

Nhắc đến Thanh Tùng là nhắc đến một hồn thơ mang đậm khí chất của đất Cảng Hải Phòng, vừa cuồng nhiệt sôi nổi dữ dội vừa mê mải đắm say. Điều ấy cũng thật đúng với khí chất của thi sĩ, một người đàn ông với vóc dáng to khỏe, hào sảng, đã từng làm những công việc nặng nhọc nhất để kiếm sống nhưng lại cũng rất dễ rơi nước mắt vì những câu thơ. Nhà thơ Thanh Tùng đã đến với cuộc đời và tạm biệt cuộc đời đều trong những ngày mùa thu với 82 năm trần thế. Trong dịp thu này, chương trình Đôi bạn văn chương muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ của ông – thi sĩ Thanh Tùng.

Nhà văn Nguyễn Hiếu: Thơ kể chuyện làng

Nhà văn Nguyễn Hiếu: Thơ kể chuyện làng

Ngày phát hành 15:23 | 4/11/2021

Lượt nghe: 627

Dường như ai mới cầm bút cũng viết về làng mình, quê mình, gia đình mình trước khi viết về những câu chuyện, vùng đất xa xôi. Từ thuở mới bước chân vào sáng tác, nhà văn Nguyễn Hiếu đã viết về những điều ông biết và cảm nhận về con người, đất đai của làng quê. Gần 40 năm cầm bút, trong số gần 30 tiểu thuyết, chục tập truyện ngắn, hơn 60 kịch bản sân khấu, gần 20 kịch bản điện ảnh, nhiều tác phẩm ghi đậm hình ảnh làng Chèm quê ngoại của nhà văn Nguyễn Hiếu. Với thơ cũng vậy. Bao năm ông vẫn miệt mài sáng tác và mới đây ra mắt bạn đọc tập thơ “Làng mình” – Vẫn một miền cảm xúc với người làng, đất làng.

Nguyễn Văn Song: Nỗi đời ấm nóng trong thơ

Nguyễn Văn Song: Nỗi đời ấm nóng trong thơ

Ngày phát hành 10:36 | 19/11/2021

Lượt nghe: 725

Trong số các tác giả đoạt giải cao trong Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (2019-2020) có thể kể đến những người xuất thân từ bục giảng như Nguyễn Văn Song, Đinh Hạ, Châu Hoài Thanh. Trong đó, nhà thơ Nguyễn Văn Song, sinh năm 1974, giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Phù Cừ (Hưng Yên) gây ấn tượng với chùm thơ lục bát đoạt giải B. Bên cạnh những bài thơ viết về tình mẹ, tình quê, thơ Nguyễn Văn Song còn chạm đến những nỗi niềm của đời sống hôm nay. Cảm xúc ấm nóng trong những vần thơ của anh.

Nhạc sĩ Phú Quang và những ca khúc phổ thơ còn mãi với thời gian

Nhạc sĩ Phú Quang và những ca khúc phổ thơ còn mãi với thời gian

Ngày phát hành 9:33 | 10/12/2021

Lượt nghe: 594

Nhạc sĩ Phú Quang ra đi trong khi chùm 5 tác phẩm viết về Hà Nội của ông vẫn đang trong quá trình xét tặng giải thưởng Nhà nước. Trước đó, vào năm 2014, ông được vinh danh là “Công dân ưu tú Thủ đô” và cuối năm ngoái, được trao Giải thưởng Lớn của Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Trong gia tài âm nhạc của Phú Quang, nổi tiếng nhất phải kể đến loạt ca khúc trữ tình, đặc biệt là về Hà Nội và mùa thu.Song hành với mỹ cảm âm nhạc, nhịp điệu và ngôn từ thơ ca có một sức hút đặc biệt với Phú Quang. Dường như trong sâu thẳm tâm hồn người nhạc sĩ luôn có sự khao khát âm nhạc của mình được đồng điệu, giải tỏa và hợp lưu với thơ ca. Bên cạnh những bản nhạc phim, các bản khí nhạc, nhạc không lời và ca khúc tự viết lời, các ca khúc phổ thơ của nhạc sĩ Phú Quang có ảnh hưởng sâu rộng trong công chúng yêu âm nhạc. Tên tuổi của các nhà thơ Phan Vũ, Dương Tường, Hoàng Hưng, Phạm Thị Ngọc Liên, Hồng Thanh Quang, Giáng Vân, Thảo Phương, Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh thêm sâu đậm trong làng thơ qua sự chắp cánh của âm nhạc Phú Quang.

Đỗ Nam Cao – 10 năm lại nhớ đến người thơ

Đỗ Nam Cao – 10 năm lại nhớ đến người thơ

Ngày phát hành 9:5 | 23/12/2021

Lượt nghe: 608

Đỗ Nam Cao thuộc thế hệ cuối cùng lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trực tiếp tham gia tại chiến trường miền Nam. Thơ ông độc đáo, nhiều sáng tạo ngay từ những bài thơ trong tập thơ đầu tay in chung cùng Nguyễn Khắc Thuần trước 1975 mang tên Những cánh cò lửa. Hơn 25 năm sau ông mới in tập thơ thứ 2 với cái tên rất lạ Dính (NXB Hội nhà văn 2000). Đỗ Nam Cao làm thơ không nhiều nhưng mỗi bài đều có những cấu tứ và phát hiện độc đáo, riêng biệt. Trong mắt bạn bè văn chương, ông là một tài năng khiêm nhường, lặng lẽ sống và viết, lặng lẽ tỏa hương. Nhân dịp tròn 10 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn Văn chương lần này xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với nhan đề: Đỗ Nam Cao – 10 năm lại nhớ đến người.

Ngọn gió thơ Trúc Thông

Ngọn gió thơ Trúc Thông

Ngày phát hành 10:21 | 26/12/2021

Lượt nghe: 569

Sau hơn mười năm chịu đựng những cơn tai biến mạch máu não, nhà thơ Trúc Thông đã nhẹ nhàng ra đi ở tuổi 82 trong vòng tay yêu thương của những người thân gia đình. Sự ra đi của ông để lại bao niềm tiếc thương của bạn hữu , đồng nghiệp – những người luôn trân trọng về những đóng góp của ông với thơ ca nước nhà. Bài “Ngọn gió thơ Trúc Thông” của nhà báo Trần Nhật Minh – Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Đài Tiếng nói VN là những nén tâm hương của đồng nghiệp thế hệ đi sau.

Những tiếng thơ nhân nghĩa với cuộc đời

Những tiếng thơ nhân nghĩa với cuộc đời

Ngày phát hành 16:33 | 31/12/2021

Lượt nghe: 555

Trải qua một năm với nhiều thử thách chung của đất nước và mỗi cá nhân con người, những tiếng thơ vẫn cất lên thiết tha, mãnh liệt lòng biết ơn với cuộc sống. Chúng ta cùng lắng lại cảm xúc để nghe các tác giả đoạt giải tự thể hiện những sáng tác gửi tới cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức. Cũng từ TP HCM, nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên giãi bày cùng Tiếng thơ nguồn cảm hứng khởi sinh từ tâm thức lạc quan trong đại dịch Covid 19. Kết thúc chương trình và cũng là mở ra hi vọng mới, chùm thơ viết về sự khởi đầu của các nữ nhà thơ nổi tiếng như suối nguồn mát lành thanh lọc tâm hồn chúng ta vững vàng hành trình phía trước.

Tiếng thơ Trúc Thông: Ngọn nguồn và dấu ấn

Tiếng thơ Trúc Thông: Ngọn nguồn và dấu ấn

Ngày phát hành 15:14 | 3/1/2022

Lượt nghe: 971

Nhà thơ Trúc Thông, tên thật là Đào Mạnh Thông. Ông sinh năm 1940 tại Bình Lục, Hà Nam, từ năm 15, 16 tuổi đã bắt đầu làm thơ, rồi từ đó gắn cả cuộc đời với văn chương và thơ ca. Tốt nghiệp khoa Ngữ văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhà thơ Trúc Thông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam và sau đó trở thành Biên tập viên của Ban Văn nghệ. Các tập thơ Trúc Thông đã xuất bản có “Chầm chậm tới mình”, “Ma-ra-tông”, “Một ngọn đèn xanh”, “Vừa đi vừa ở”, “Trúc Thông thơ”, Tác phẩm Lý luận phê bình có “Văn chương ngẫu luận”, “Mẹ và em”, “Trúc Thông tiểu luận bình thơ”. Ông được trao Giải thưởng Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội 1990 - 1995, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội năm 2000, Giải B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2000; Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2016. Nhà thơ Trúc Thông tạ thế ở tuổi 82 vào ngày 26 tháng 12 năm vừa rồi.

Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên với "68 nhánh cỏ thi"

Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên với

Ngày phát hành 11:10 | 16/12/2021

Lượt nghe: 538

Nhà thơ Nguyễn Thế Kiên sinh năm 1971 tại Yên Phong – Ý Yên – Nam Định, hiện sống và làm việc ở Hà Nội – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam – Hội viên Hội VHNT Nam Định. Anh là Giám đốc công ty Văn hóa Đất Việt, đơn vị đóng vai trò đỡ đầu cho nhiều ấn phẩm văn chương tạo dấu ấn tốt trong hơn chục năm qua. Nhiều năm gắn bó với sáng tác thơ lục bát, đã ra mắt bạn đọc công chúng hơn chục tập thơ, gắn bó với thể thơ truyền thống của dân tộc, mới đây nhà thơ Nguyễn Thế Kiên ra mắt tập Trường ca “68 nhánh cỏ thi”. Mượn hình ảnh cỏ thi (Tức thi thảo) loài cỏ họ cúc, vừa thiêng liêng vừa gần gũi, tác giả tự viết lời giới thiệu đầu cho tập sách. Ngoài 7 chương gồm 48 khúc với 772 câu thơ lục bát liền vần, liền mạch, tác phẩm còn có hai phụ bản gồm 20 bài thơ, nhà thơ Nguyễn Thế Kiên cũng dành 1/3 số trang in của “68 nhánh cỏ thi” ghi lại những suy nghĩ, cảm nhận của bạn hữu văn chương về tập trường ca của anh

Thơ trẻ: Gương mặt và nhịp chảy

Thơ trẻ: Gương mặt và nhịp chảy

Ngày phát hành 14:16 | 9/2/2021

Lượt nghe: 768

Đến với sự vi diệu của thơ ca vẫn luôn là một hành trình đằng đẵng, có những thuận lợi, may mắn nhưng vẫn có những khoảnh khắc lầm lạc, vô phương. Hi vọng các tác giả, nhà thơ trẻ dung hòa được những thao thiết và sự bình đạm để chạm được tới khát vọng sáng tạo. Tiếng thơ “Thơ trẻ: Gương mặt và nhịp chảy” ngày đầu năm hi vọng sẽ gieo vào mỗi chúng ta niềm tin về một thế hệ làm thơ trẻ với những cá tính, sáng tạo, thể nghiệm...(Tiếng thơ Mùng 1 Tết)

Những cung bậc cảm xúc trong thơ tình yêu

Những cung bậc cảm xúc trong thơ tình yêu

Ngày phát hành 14:20 | 9/2/2021

Lượt nghe: 1250

Tình yêu là địa hạt của văn chương nói chung và thơ ca nói riêng. Viết về tình yêu lứa đôi, các nhà thơ từ cổ chí kim ở thế giới cũng như nước ta luôn thể hiện những cung bậc cảm xúc dạt dào, mãnh liệt, để lại những tác phẩm tuyệt đẹp cho mọi thời. Có thể nhắc đến tác phẩm nổi tiếng “Tôi yêu em” của đại thi hào Puskin, tác phẩm “Chút tình đầu” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, “Chiếc lá đầu tiên” của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, “ Thơ duyên” của Xuân Diệu, “Tương tư” của Nguyễn Bính, “Sóng” của Xuân Quỳnh…(Tiếng thơ Mùng 1 Tết)

Thơ những ngày giãn cách - Nguồn năng lượng yêu thương

Thơ những ngày giãn cách - Nguồn năng lượng yêu thương

Ngày phát hành 14:26 | 9/2/2021

Lượt nghe: 1167

Nhìn lại năm 2020, một trong những biến động có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đó là đại dịch Covid 19. Đại dịch Covid đã gây ra bao khó khăn cho mỗi gia đình, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia; nhưng cũng đồng thời lại là một thử thách để chúng ta biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Ttuyển tập thơ xinh xắn, trang nhã mang tên "Mùa nhớ - Thơ những ngày giãn cách" gồm 44 bài thơ của 33 tác giả, do NXB Văn học vừa ấn hành cuối năm qua. Đó chính là tiếng nói trong mùa dịch bằng ngôn ngữ của thi ca...(Đôi bạn văn chương mùng 2 Tết)

Rượu và trà trong thơ Việt

Rượu và trà trong thơ Việt

Ngày phát hành 11:17 | 25/2/2021

Lượt nghe: 1037

Theo phong tục ngàn đời của người Việt, trong mâm cơm dâng lên tổ tiên, trên bàn thờ của mùng 1 ngày rằm trong năm và nhất là dịp Tết đến, không bao giờ thiếu trà và rượu. Rượu và trà vừa là lễ, vừa là quà, vừa là chút thăng hoa giúp con người chia sẻ tình cảm với nhau. Chương trình Đôi bạn văn chương số đầu xuân lần này, vì thế sẽ dành để bàn về rượu và trà trong thơ Việt.

Cỏ trong thơ Việt

Cỏ trong thơ Việt

Ngày phát hành 8:50 | 11/3/2021

Lượt nghe: 837

Chúng ta đang ở trong những tháng ngày đẹp nhất của mùa xuân. Thời tiết ấm áp, cây cối xanh tươi đâm chồi nảy lộc. Sáng sớm tỉnh giấc, có khi nào chúng ta để ý thấy những giọt sương long lanh vẫn còn đậu trên đầu ngọn cỏ. Trong một không khí tràn sức xuân ùa về, Đôi bạn văn chương lần này muốn gửi tới quý vị một chương trình trò chuyện với chủ đề: Cỏ trong thơ Việt, một hình ảnh vô cùng quen thuộc nhưng đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho nhiều thế hệ thi sĩ từ cổ điển đến hiện đại...

Nhà thơ Đặng Bá Tiến và những trang thơ về Tây Nguyên

Nhà thơ Đặng Bá Tiến và những trang thơ về Tây Nguyên

Ngày phát hành 15:13 | 24/3/2021

Lượt nghe: 1052

Một nơi chốn nào, khi ta sống thật lâu và thật sâu, đủ để quen với những thân thương và cả khắc nghiệt, tự khắc những đổi thay của nơi ấy sẽ dội vào tâm hồn ta những nhịp - điệu. Hơn ba mươi năm gắn bó với Tây Nguyên, làm báo, sáng tác thơ của nhà thơ Đặng Bá Tiến in đậm ánh nhìn và cảm xúc với từng nơi ông đến, từng khúc quanh trong mỗi tuổi đời miền đất đỏ bazan

Những bài thơ hạnh phúc

Những bài thơ hạnh phúc

Ngày phát hành 11:36 | 25/3/2021

Lượt nghe: 838

Mỗi con người sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành, ai cũng mong muốn mình hạnh phúc. Tình cảm ấy, mong ước chung ấy không phân biệt giới tính, lứa tuổi, sắc tộc, tôn giáo. Chỉ có điều, mỗi người lại có một suy nghĩ riêng về hạnh phúc và nhiều khi không phải ai cũng cắt nghĩa được hạnh phúc một cách rõ ràng. Bắt đầu từ năm 2013, Đại hội đồng Liên hiệp quốc với 193 quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua nghị quyết và chọn ngày 20/3 hàng năm làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Từ cảm hứng đó, chương trình Đôi bạn văn chương lần này sẽ gửi tới quý vị và các bạn cuộc trò chuyện với chủ đề: Những bài thơ hạnh phúc. Chúng ta sẽ cùng xem các nhà thơ, nhà văn cắt nghĩa hạnh phúc như thế nào.

Tiếng thơ online hưởng hứng ngày thơ Việt Nam

Tiếng thơ online hưởng hứng ngày thơ Việt Nam

Ngày phát hành 9:36 | 1/3/2021

Lượt nghe: 741

Ngày Rằm Tháng Giêng hàng năm được chọn để tổ chức Ngày thơ Việt Nam. Cũng như năm ngoái, năm nay do những ảnh hưởng của dịch Covid 19, Ngày thơ truyền thống ở Văn Miếu Quốc Tử Giám không thể diễn ra. Để gợi lại không khí của Ngày hội thơ đáng nhớ đã liên tiếp hai năm bị hoãn, nhà thơ Hữu Việt – Hiện công tác ở báo Nhân dân đã chủ trì tổ chức livestream buổi tụ họp đọc thơ của các nhà thơ trẻ hiện đang công tác ở báo Nhân dân cùng các Cộng tác viên thân thiết, các bạn đồng nghiệp tham dự góp vui.

Quang Dũng: Một hồn thơ khí phách, hào hoa

Quang Dũng: Một hồn thơ khí phách, hào hoa

Ngày phát hành 11:33 | 9/4/2021

Lượt nghe: 1015

Nhà thơ Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, từng là Đại đội trưởng Tiểu đoàn 212, Phó Đoàn tuyên truyền Lào – Việt. Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ. Sau 1954, Quang Dũng về làm biên tập viên tại Báo Văn nghệ rồi chuyển về làm việc tại NXB Văn học. Bên cạnh gia tài thơ ca, Quang Dũng còn sáng tác nhạc, vẽ tranh, viết kịch và một số truyện ngắn. Quang Dũng mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại Hà Nội sau một thời gian dài lâm bệnh. Năm 2001, ông được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ: “Quang mây” một quãng thơ ca

Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ: “Quang mây” một quãng thơ ca

Ngày phát hành 9:35 | 12/4/2021

Lượt nghe: 657

Phát hiện, nêu danh một số gương mặt bước đầu đã có những một giọng thơ – Đó là kết quả nhãn tiền. Điều mà chung kết cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam làm được, rộng hơn là hoàn thành bài kiểm tra về thực tế giá trị, ảnh hưởng và lực lượng sáng tác thơ. Làm rõ ra phần nào cục diện quãng dài những năm qua còn mờ tỏ xem ra cũng là một kết quả đã được ghi nhận

"Màu Cầm mãi thổn thức trang thơ"

Ngày phát hành 10:18 | 26/4/2021

Lượt nghe: 608

Vẫn là nỗi ngậm ngùi như sau mọi cuộc tiễn đưa, sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm mới đây gieo niềm xúc động đến nhiều giới, nhiều người, nhiều lứa tuổi. Cũng bởi sức biểu cảm, truyền cảm của các sáng tác thơ Hoàng Nhuận Cầm thực sự sâu sắc, rung động. Nỗi “Thổn thức” mà chất thơ tác giả của những “Chiếc lá đầu tiên”, “Phương ấy”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” mang lại, nói như nhà thơ, nhà báo Trần Nhật Minh, “luôn rực lên một màu cảm xúc chói gắt”:

Những bài thơ tháng Tư

Những bài thơ tháng Tư

Ngày phát hành 14:38 | 28/4/2021

Lượt nghe: 697

Tháng Tư có lẽ là tháng đặc biệt nhất trong năm bởi nó mang trong mình cả bốn mùa. Vừa là cuối xuân, vừa là đầu hạ như trong lời ca của Dương Thụ, vừa có chút rét nàng Bân như mùa đông còn sót lại. Và khi đã có sự góp mặt của xuân, hạ, đông thì những thời khắc man mác, dìu dịu của mùa thu tất sẽ xuất hiện khi những cơn mưa lá bất ngờ đổ xuống trên mỗi con đường chúng ta qua. Và trên tất cả, tháng Tư có ngày 30/4 lịch sử-Ngày thống nhất non sông

"Đỗ Thị Hồng Nhung và những tứ thơ vụt hiện"

Ngày phát hành 10:55 | 10/5/2021

Lượt nghe: 1399

"Thật hiếm hoi và cũng vô cùng quý giá - Nhiều người làm thơ đã sáng tác nên tác phẩm để đời, để nhớ trong những khoảnh khắc vụt hiện. Cảm xúc tượng hình nên những câu thơ ấy gần như khó có thể nắm bắt trở lại. Trong tập thơ “Cỏ cháy” nhà thơ Đỗ Thị Hồng Nhung mới ra mắt bạn đọc, có những bài thơ ra đời bất chợt như thế".

Nhà thơ Đồng Đức Bốn: Ngọn gió trên cánh đồng xanh

Nhà thơ Đồng Đức Bốn: Ngọn gió trên cánh đồng xanh

Ngày phát hành 10:15 | 19/5/2021

Lượt nghe: 1373

Nhà thơ Đồng Đức Bốn cho tới khi qua đời đã xuất bản 6 tập thơ. Nếu như ở tập đầu tay, Con ngựa trắng và rừng quả đắng (1992), thơ Đồng Đức Bốn còn chưa gây được nhiều sự chú ý thì ngay trong tập thơ xuất bản 1 năm sau đó, Chăn trâu đốt lửa (1993), ông đã chinh phục được đông đảo độc giả bằng giọng điệu rất riêng của mình, đồng thời xác lập sở trường của bản thân là thể thơ lục bát. Các tập thơ xuất bản trong những năm sau đó lần lượt là: Trở về với mẹ ta thôi (2000), Cuối cùng vẫn còn dòng sông (2000), Chuông chùa kêu trong mưa (2002) và tập thơ cuối cùng dày hơn nghìn trang như một hợp tuyển tổng kết cả đời thơ của Đồng Đức Bốn: Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006). Năm nay, vừa tròn 15 năm kể từ khi ông qua đời, Đôi bạn văn chương dành một chương trình trò chuyện để tưởng nhớ con người và tác phẩm của ông.

Thơ Nguyễn Hồng Hải và những cảm xúc "Không đề"

Thơ Nguyễn Hồng Hải và những cảm xúc

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020

Lượt nghe: 838

Một khi đã trót làm thơ, có duyên còn trở lại và khó dứt được thơ. Bao lâu nay rồi, điều ấy không chỉ xảy đến với riêng tác giả Nguyễn Hồng Hải. Xuất thân sinh viên Văn khoa Tổng hợp, làm thơ từ thưở đôi mươi, 21 tuổi Nguyễn Hồng Hải đã có tập thơ đầu tay “Lời yêu của đá” được giới sinh viên ngày ấy chuyền tay nhau. Tận 18 năm sau ngày ấy, anh mới lại in tập thơ thứ hai – “Mùa ban mai”. Và mới đây là tập “Vườn của mẹ” dày dặn 58 bài thơ kèm một Tuyển tập 81 bài.

"Đong đếm một mùa thơ"

Ngày phát hành 15:43 | 30/12/2020

Lượt nghe: 893

Năm nào cũng vậy, những sáng tác và gương mặt thơ luôn đóng vai trò quan trọng trong hình ảnh phản chiếu diện mạo của nền văn học. Năm vừa qua, chất lượng thơ nước ta được đánh giá có những khởi sắc và chuyển biến rõ rệt. Dẫu chưa thật rộ mùa trái ngọt nhưng những thành quả thơ thu hái được năm vừa qua cũng đã phần nào làm ấm lòng những người còn tha thiết ân tình với ngôn từ chưng cất từ rung động của tâm hồn...

Nguyễn Việt Chiến: Hồn thơ xứ Đoài

Nguyễn Việt Chiến: Hồn thơ xứ Đoài

Ngày phát hành 14:33 | 7/1/2021

Lượt nghe: 713

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến sinh ngày 8 tháng 10 năm 1952 tại Chàng Sơn, Thạch Thất, Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội. Ông vào bộ đội năm 1970, xuất ngũ năm 1974 rồi tốt nghiệp đại học ngành địa chất. Từ năm 1990 chuyển sang viết báo, làm phóng viên tại báo Thanh niên từ năm 1992. Kể từ 1992 đến nay, Nguyễn Việt Chiến đã xuất bản tất cả 9 tập thơ: Mưa lúc không giờ, Ngọn sóng thời gian, Cỏ trên đất, Những con ngựa đêm, Trăng và thơ đọc chậm, Hoa hồng không vỡ, Tổ quốc nhìn từ biển, Trường ca Biển và tập gần đây nhất Thi giác và ảo giác (2020). Cũng vừa qua, tập thơ Tổ quốc nhìn từ biển của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến vừa nhận giải thưởng Tôn vinh của Hội nhà văn Việt Nam cho các tác phẩm về đề tài biên giới hải đảo giai đoạn 1975 đến nay. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương muốn thực hiện một cuộc trò chuyện cùng nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm để nhìn lại một hành trình thơ Nguyễn Việt Chiến.

Hoàng Đình Quang: Bùi ngùi một giọng thơ

Hoàng Đình Quang: Bùi ngùi một giọng thơ

Ngày phát hành 7:55 | 18/1/2021

Lượt nghe: 504

Chạm tháng Chạp, thời khắc cuối năm bộn bề, lại dậy lên những nỗi đời, nỗi người. Hoàn cảnh gà trống nuôi con đã chục năm nay, mỗi tháng Chạp với nhà thơ Hoàng Đình Quang lại để lại những nốt lặng trong cõi lòng. Bài “Chiều tháng Chạp” ông viết khi người bạn đời mới mất chưa được bao lâu. Những ngày cuối năm khi người người nhà nhà tất bật sửa soạn cho cái Tết sum họp, nhà thơ bơ vơ đứng giữa chợ đời với bao nỗi niềm khôn tả...

Cảm hứng thơ về Bác Hồ và núi rừng Pác Bó

Cảm hứng thơ về Bác Hồ và núi rừng Pác Bó

Ngày phát hành 11:16 | 21/1/2021

Lượt nghe: 929

Những cảm xúc về núi rừng Pác Bó, điểm dừng chân của Bác Hồ sau 30 năm bôn ba trở về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng giải phóng dân tộc đã đi vào thơ. Cuộc đời cao đẹp của Người là nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà thơ, trong đó có nhà thơ Nguyễn Văn Hùng, một người xứ Nghệ. Tầm vóc và tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã đi vào sáng tác của nhiều nhà thơ trên thế giới...

Thơ Hải Thanh: Day dứt làng quê

Thơ Hải Thanh: Day dứt làng quê

Ngày phát hành 0:0 | 2/11/2020

Lượt nghe: 961

Ân tình với quê hương, xứ sở vẫn luôn là ngọn nguồn của những vần thơ day dứt khôn nguôi. Không cứ là xa xứ sẽ viết về quê một cách bồi hồi. Như nhà thơ Hải Thanh, lên phố rồi, chẳng cách làng quê tuổi thơ mình bao xa mà thơ vẫn nặng mang một nỗi nhớ khôn cùng. Để rồi chân đi chốn nào, viết về điều gì, quê hương vẫn thấp thoáng trong thơ anh

Tâm tư qua mấy giọng thơ hôm nay

Tâm tư qua mấy giọng thơ hôm nay

Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2020

Lượt nghe: 531

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10 đã bế mạc, song vẫn còn để lại những dư âm trong lòng người sáng tác cũng như công chúng bạn đọc. Chúng ta cùng ôn lại những tâm tư của các nhà thơ là đại biểu tham dự Đại hội qua sáng tác và góc nhìn về thơ hôm nay...(Tiếng thơ 29/11/2020)

Thơ của người nằm xuống

Thơ của người nằm xuống

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2020

Lượt nghe: 900

Người đã nằm xuống - những bài thơ còn mãi tươi xanh. Tiếng Thơ tri ân các nhà thơ – liệt sĩ Thâm Tâm, Trần Mai Ninh, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân, Nguyễn Trọng Định, Trần Quang Long với những sáng tác đi cùng năm tháng. Từ góc nhìn của người làm thơ sinh ra trong thời bình, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng viết để tri ân những người đã ngã xuống vì nền hòa bình dân tộc...

Thơ người xứ Nghệ

Thơ người xứ Nghệ

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2020

Lượt nghe: 817

Từ những vần thơ về Xô Viết Nghệ Tĩnh của nhà thơ, nhà Cách mạng - Đặng Chính Kỷ: “Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước/ Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên/ Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên/ Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi”, đến "Gửi bạn người Nghệ Tĩnh" của nhà thơ Huy Cận dung dị lời nhắn gửi: "Ai ơi, cà xứ Nghệ/ Càng mặn lại càng giòn/ Nước chè xanh xứ Nghệ/ Càng chát lại càng ngon/ Khoai lang vàng xứ Nghệ/ Càng nhai kĩ càng bùi/ Cam Xã Đoài xứ Nghệ/ Càng chín lại càng tươi” đều thắm đượm khí chất, tâm hồn người thơ xứ Nghệ...

Hương thầm thơm mãi bước người đi

Hương thầm thơm mãi bước người đi

Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2020

Lượt nghe: 635

Nhắc đến nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn là nhớ tới cả một thế hệ nhà văn nữ của thời chống Mỹ đã góp phần tạo nên một lực lượng hùng hậu cho nền văn học cách mạng lúc ấy. Đó là Dương Thị Xuân Quý, Xuân Quỳnh, Lê Minh Khuê, Lâm Thị Mỹ Dạ, Lê Thị Mây…Và mỗi người qua các tác phẩm của mình đều tạo ra một giọng điệu thật riêng biệt. Đối với PTTN, có lẽ cũng là một trường hợp thật đặc biệt vì vừa xuất hiện đã nổi tiếng ngay khi nhận giải của tờ báo về văn chương sang trọng hàng đầu lúc ấy...(Đôi bạn văn chương phát 19/8/2020)

Thi sĩ Thu Bồn - Dòng sông thơ dạt dào, hào sảng

Thi sĩ Thu Bồn - Dòng sông thơ dạt dào, hào sảng

Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2020

Lượt nghe: 729

Nhà thơ Thu Bồn tên thật là Hà Đức Trọng, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1935 tại xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, vào đi theo cách mạng từ năm 12 tuổi và là thiếu sinh quân ở đơn vị biệt động chiến đấu. Sau khi làm phóng viên chiến trường ở Liên khu V, ông về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam khóa 4. Thu Bồn để lại một sự nghiệp văn học khá đồ sộ với khoảng 25 đầu sách, bao gồm hơn một chục tập tiểu thuyết và truyện ngắn, 5 tập thơ và nhiều tập trường ca. Ông được giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001 và được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2017...(Đôi bạn văn chương phát 23/09)

Những bài thơ cho con

Những bài thơ cho con

Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2020

Lượt nghe: 974

Chúng ta đang ở trong những ngày thật đẹp của mùa thu. Mùa thu thì ai cũng quý cũng yêu nhưng đối với mỗi đứa trẻ có lẽ chúng càng có nhiều lý do hơn để yêu mến.Mùa thu chính là mùa tựu trường, mùa bắt đầu của một năm học mới. Mùa thu còn gắn liền với Tết trung thu, được chơi rước đèn ông sao và được nhận thật nhiều quà bánh. Ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ thơ, cho những đứa con của mình. Riêng đối với những người làm thơ thì nhiều người còn có thêm những món quà thật đặc biệt cho con của mình, đó chính là các bài thơ. Trong chương trình đôi bạn văn chương phát 07/10, những người thực hiện chương trình sẽ gửi tới quý vị và các bạn một món quà thật đáng yêu mang tên: Những bài thơ cho con.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi đã lỡ lần được gặp Bác

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi đã lỡ lần được gặp Bác

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2020

Lượt nghe: 887

Vào dịp 19 tháng 5 năm 1968, nhà thơ Trần Đăng Khoa khi ấy là cậu bé hơn mười tuổi đã chép 20 bài thơ của mình và gửi ra Hà Nội để tặng sinh nhật Bác. Hiện nay kỉ vật này đang được được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh. Với nhà thơ Trần Đăng Khoa, dù chưa một lần được gặp Người, nhưng từng trang thơ trang văn về Người luôn được ông cất giữ trong sâu thẳm trái tim… (Tiếng thơ 20/05/2020)

Nhà thơ Trương Hữu Lợi: Về miền "Cõi hoang"

Nhà thơ Trương Hữu Lợi: Về miền

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020

Lượt nghe: 777

Nhà thơ Trương Hữu Lợi sinh năm 1948, quê Bắc Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Ông thường lấy hai câu thơ: “Người thơ chân thành sám hối/ trước những thánh thần lầm lũi ngày đêm” để nhắc nhở bản thân trong suốt cuộc đời làm báo làm thơ. “Thánh thần” trong quan niệm của ông không phải đấng siêu nhiên mà chính là nhân dân bình dị bao đời. Ông sinh vào tháng năm, ra đi cũng vào tháng năm. Tháng năm này, tròn năm năm nhà thơ Trương Hữu Lợi đi xa… (Tiếng thơ 30/05/2020)

Nhà thơ Trịnh Công Lộc: Một trong những thế mạnh của thơ ca là đáp ứng được yêu cầu thời sự

Nhà thơ Trịnh Công Lộc: Một trong những thế mạnh của thơ ca là đáp ứng được yêu cầu thời sự

Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020

Lượt nghe: 982

Trong những ngày cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid 19, các nhà thơ cũng nhập cuộc đầy hào hứng. Nhiều bài thơ, tứ thơ mới ra đời, vừa cho thấy tâm tư thời đại, vừa cổ vũ động viên nhân dân, đặc biệt những người ở tuyến đầu chống dịch… (Tiếng thơ 06/05/2020)

Nhà thơ Duy Thảo – Một dòng La xanh

Nhà thơ Duy Thảo – Một dòng La xanh

Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2020

Lượt nghe: 1077

Nhà thơ-nhà báo Duy Thảo sinh năm 1938, quê quán tại làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Lấy sự rung động chân thành là điểm xuất phát của sáng tạo, các tập thơ của ông thường có tựa đề thật gần gũi: “Lối xanh”, “Sau mùa lá rụng”, “Bến mặn”, “Góc chiều”, “Nỗi xưa”… Tập thơ gần đây nhất mang tên “Lối về” dành riêng tặng mẹ và vợ - hai người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời ông, cũng là lời khẳng định sự trở về với nguồn cội quê hương, với tình nghĩa trước sau như một. Nhà thơ Duy Thảo sinh ra bên dòng sông La, và con người ông, lẽ sống mà ông theo đuổi cũng trong xanh hiền hòa như dòng sông ấy. Xin giới thiệu chân dung nhà thơ Duy Thảo – một dòng La xanh… (Tiếng thơ 06/06/2020

Vùng văn hóa xứ Quảng trong thơ

Vùng văn hóa xứ Quảng trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 15/6/2020

Lượt nghe: 849

Là đô thị cổ có sự tiếp biến qua các thời kỳ lịch sử, Hội An khác biệt với nhiều di sản văn hóa ở chỗ vẫn có một đời sống riêng, sinh động đến từng hơi thở. Cách thành phố Hội An hơn 20 km về phía Tây là di tích Trà Kiệu nằm ở làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nơi từng là kinh đô của vương quốc Champa. Nhũng dấu ấn của một nền văn minh còn sót lại trong hình hài điêu khắc, kiến trúc, mỹ thuật… cho chúng ta hiểu thêm nhiều điều về lẽ nhân sinh… (Tiếng thơ 10/06/2020)

Về một hội thảo thơ Hà Nội

Về một hội thảo thơ Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2020

Lượt nghe: 824

Hội thảo “Thơ Hà Nội – sức sống mới sau 45 năm thống nhất đất nước” nằm trong chuỗi hoạt động thường kỳ của Hội nhà văn Hà Nội, tổ chức vào ngày mồng mười hàng tháng. Hội thảo diễn ra khá sôi nổi, với tính tương tác cao, một phần nằm ở đề tài vừa quen thuộc vừa có tính gợi mở; mặt khác, đây cũng là hoạt động đầu tiên của Hội nhà văn Hà Nội được kết nối trở lại sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19… (Tiếng thơ 20/06/2020)

Nhà thơ trẻ Khúc Hồng Thiện chênh chao cùng lục bát

Nhà thơ trẻ Khúc Hồng Thiện chênh chao cùng lục bát

Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020

Lượt nghe: 1238

Trong số 27 hội viên chuyên ngành thơ mới được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, có người đã nhiều năm gắn bó cùng thơ, có người thành công đến sớm, có người thành danh muộn, có người còn trẻ nhưng luôn ý thức về con đường sáng tác chuyên nghiệp. Nhà thơ Khúc Hồng Thiện thuộc những gương mặt thơ trẻ ấy. Anh sinh năm 1983 tại Hưng Yên, hiện công tác tại báo Nhân Dân, đã xuất bản hai tập thơ “Chênh chao tích chèo” và “Cùng nhau nhân từ”. Không quá vội vàng mà chắc chắn với từng bước đi trong đời cũng như trong thơ – đó là phong thái của Khúc Hồng Thiện, người vốn say mê lục bát và những điệu chèo thôn dã...(Tiếng thơ 29/01/2020)

"Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình"

Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2020

Lượt nghe: 1516

Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình/ Những vui buồn đời ký thác cho anh”, Thơ đâu phải điều gì quá cao siêu, ngoài “Những vui buồn ký thác”. Để có đôi ba câu lấp lánh, ở lại, lắm lúc người sáng tác đã phải lao đao trong dòng đời khắc nghiệt, đẩy đưa. Thơ tuy chẳng mang lại bạc tiền, ấy vậy mà cứ như bùa mê thuốc lú dẫn dụ ta đến những bờ bến không cùng. Nhìn trên bề mặt, thơ là những lát cắt của cảm xúc trước va đập của đời thường. Có đủ ngọt ngào, phẫn nộ, ăn năn, chán ghét, dấn thân. Dừng lại hay gắng chắt lọc lấy những tâm thế đằng sau những cảm xúc tức thời ấy là khoảnh khắc đứng trước mốc giới đọc để rồi trôi đi hay đọc để ngẫm, để nghĩ và hiểu về một tâm sự, một nỗi niềm…

Vân Long – Nhà thơ không tuổi

Vân Long – Nhà thơ không tuổi

Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2020

Lượt nghe: 931

Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934, nguyên quán ở Khoái Châu, Hưng Yên nhưng lại sinh ra lớn lên ở Hà Nội. Ông có thơ đăng báo từ năm 18 tuổi và có một hành trình thơ kéo dài nửa thế kỷ với nhiều tập thơ. Năm 2002, 154 bài thơ tiêu biểu được chính tác giả tự chọn để in thành tuyển tập Hành trình thơ Vân Long, NXB Hội nhà văn, cùng với lời giới thiệu của nhà thơ Ngô Quân Miện và phần bình luận của 12 tác giả như Nguyễn Viết Lãm, Trần Lê Văn, Tô Hà, Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Hoàng Sơn, Hồ Anh Thái. Và một trong 12 tác giả ấy có cả nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, cũng là khách mời bình luận trong chương trình Đôi bạn văn chương số đầu tiên hôm nay

Nhà thơ liệt sĩ Vũ Đình Văn - Những câu thơ còn ấm nóng hơi người

Nhà thơ liệt sĩ Vũ Đình Văn - Những câu thơ còn ấm nóng hơi người

Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2020

Lượt nghe: 1032

Nhà thơ-liệt sỹ Vũ Đình Văn đang học năm thứ ba khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thì lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc và đã anh dũng hy sinh tại trận địa tên lửa xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Vũ Đình Văn là tác giả của những bài thơ nổi tiếng như: Nửa sau khoảng đời, Đêm hành quân qua phà Long Đại, Lạy mẹ con đi, Mười ba bậc cầu thang. Nhiều câu thơ của anh đã trở thành tuyên ngôn cho cả một thế hệ thanh niên lúc ấy, sẵn sàng băng mình lên tuyến đầu trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc:

Nhà thơ Cao Xuân Sơn: "Bấm chân qua tuổi dại khờ"

Nhà thơ Cao Xuân Sơn:

Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020

Lượt nghe: 916

Thơ trú ngụ nơi đâu khi người làm thơ im bặt một quãng dài, tưởng chừng như đã dứt bỏ trang viết? Một ngày nào đó, nếu còn duyên mà trở lại, còn chăng những tha thiết thuở ban đầu? Nhà thơ Cao Xuân Sơn, một người tưởng đã “nghỉ chơi” với thơ từ vài chục năm nay, gần đây bỗng nhiên trở lại với tập “Bấm chân qua tuổi dại khờ” với con số 101 bài thơ (Tiếng thơ 01/08)...

Thơ mùa thu bay lên cùng giai điệu

Thơ mùa thu bay lên cùng giai điệu

Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2020

Lượt nghe: 1049

Mùa thu vốn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao tác phẩm thi ca của người Việt từ cổ điển đến hiện đại. Trong chương trình phát 5/8/2020, chúng ta cùng bàn về những bài thơ mùa thu được phổ nhạc thành những ca khúc nổi tiếng, cả thơ và nhạc đều tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng thưởng thức.

Mùa thu về trong Tiếng thơ

Mùa thu về trong Tiếng thơ

Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2019

Lượt nghe: 836

Đến nay, chương trình Tiếng thơ đã có một quá trình dài đồng hành cùng Tiếng nói Việt Nam, đồng hành cùng thính giả cả nước, qua bao khúc quanh lịch sử, qua bao khúc quanh đời người. Đây là một thương hiệu được xây dựng từ những chắt chiu của nhiều thế hệ biên tập viên tài hoa, tâm huyết Đài Tiếng nói Việt Nam. Họ vừa biên tập thơ, vừa góp phần đưa thơ từ văn bản chữ trở thành văn bản của âm thanh, của nghệ thuật, mở rộng không gian cho thơ, cho Tiếng Việt...(Tiếng thơ phát 7/9/2019)

Nhà thơ Anh Ngọc: Đọc thơ là niềm yêu thích của tôi

Nhà thơ Anh Ngọc: Đọc thơ là niềm yêu thích của tôi

Ngày phát hành 0:0 | 6/2/2020

Lượt nghe: 845

Có những bài thơ chỉ đọc bằng mắt, có những bài thơ đọc thành tiếng, có bài được ngâm lên, hát lên. Ở những hình thức đọc hay ngâm ấy, thơ tích hợp thêm vẻ đẹp của thanh âm, của nhạc điệu. Đó cũng chính là đặc trưng thơ Tiếng Việt. Vốn tâm đắc với điều này, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ cùng Tiếng thơ nhiều điều thú vị và ý nghĩa… (Tiếng thơ 08/02/2020)

Người mẹ - ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Người mẹ - ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2020

Lượt nghe: 1027

Mẹ ơi/ Con đang bay trên cao thẳm bầu trời/ Như hoàng tử trong chuyện xưa mẹ kể/ Trước mặt con là vòm xanh êm ru/ Vẫn từng xanh trên mái nhà mình...Bài thơ được viết năm 1979, khi lần đầu tiên nhà thơ Trần Đăng Khoa ngồi trên máy bay, bay trên cao thẳm bầu trời, qua nhiều làng mạc đồng quê, ông nghĩ đến mẹ và làm thơ gửi mẹ. Mẹ chính là ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa, thuở nhỏ cũng như sau này. Khi đã qua thời niên thiếu, trở thành người lính, người chồng, người cha, thì mẹ vẫn là miền cảm xúc mát lành, níu ông về với góc sân và khoảng trời tuổi nhỏ. Mẹ làm nên hồn cốt của đất đai, của quê hương xứ sở, là điều đẹp đẽ nhất có thật ở trên đời… (Tiếng thơ 12/02/2020)

Bài thơ “Chiều xuân” – Bức tranh lưu giữ một nông thôn xa vắng

Bài thơ “Chiều xuân” – Bức tranh lưu giữ một nông thôn xa vắng

Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2020

Lượt nghe: 963

Với “Chiều xuân” một sáng tác thời kỳ thơ mới của nữ sỹ Anh Thơ, bút pháp vừa hiện đại vừa cổ điển đã tạo dựng một bức tranh xuân tĩnh lặng, vắng vẻ, thẳm sâu, với những hình ảnh vô cùng tiêu biểu của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vốn đã và đang bị mất mát quá nhiều… (Tiếng thơ 22/02/2020)

Nhà thơ Minh Giang, cây sống đời lặng lẽ

Nhà thơ Minh Giang, cây sống đời lặng lẽ

Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2020

Lượt nghe: 995

Trong cuộc sống nói chung, thơ ca nói riêng, có những người thành công thành danh, được nổi tiếng, được nhận về nhiều hoa trái ngọt ngào. Song cũng có người lặng lẽ, khuất nấp, lấy sự an yên làm niềm tri kỷ. Nhà thơ Minh Giang thuộc típ người đó. Ở tuổi hai mươi, ông xuất hiện như một cây bút trẻ đầy triển vọng, là một trong những hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam, nhưng ở tuổi gần 80, ông mới in tập thơ đầu tay, và náu mình trong những trang tiểu thuyết. Thơ và văn mang nỗi đau của những giằng co số phận, giữa bão táp lịch sử và thời đại… (Tiếng thơ 11/03/2020)

Chế Lan Viên và những bức tình thơ

Chế Lan Viên và những bức tình thơ

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2020

Lượt nghe: 1448

Công chúng thường nhắc đến Chế Lan Viên với dòng thơ thế sự, suy tưởng mà ít để ý đến những bài thơ tình của ông. Đặc biệt, qua những vần điệu trìu mến, người đọc có thể hiểu được phần nào những ngày hạnh phúc của Chế Lan Viên với hai người vợ: bà Nguyễn Thị Giáo sinh năm 1925 và bà Vũ Thị Thường sinh năm 1930… (Tiếng thơ 21/03/2020)

Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng

Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2020

Lượt nghe: 801

Câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” trở thành lời nhắn nhủ sâu sắc, cho thấy nhu cầu hướng về nguồn cội của bao thế hệ người Việt. Thơ viết về đền Hùng, về vùng đất Phong Châu - Phú Thọ cũng là một vệt đề tài mang tính lịch sử, phong phú về nội dung và màu sắc biểu hiện. Bài viết “Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng” của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn thể hiện góc nhìn mang tính khái quát về nội dung, ý nghĩa của vệt sáng tác này trong lịch sử văn học nước ta (Tiếng thơ 04/04/2020)

Khói và thơ

Khói và thơ

Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2019

Lượt nghe: 663

Những ngày Hà Nội ô nhiễm khói bụi, nhiều người dồn hỏi lý do về phía những ngọn khói đốt đồng từ ngoại thành tràn vào. Có thể, khói đốt đồng quá đậm đặc theo chiều gió bay vào nội thành, quẩn quanh những vòng xe, những tòa cao ốc, hút mất một phần ô-xy nơi đô thị vốn đã nóng giãy vì bê tông, vì khí thải nhà kính. Nhưng đổ hết nguyên nhân cho khói đốt đồng, e rằng oan uổng. Những làn khói đó có quyền chất vấn chúng ta, rằng chúng ta đang ứng xử với thiên nhiên như thế nào, chúng ta đã bỏ quên quá khứ thế nào, với mái tranh rơm rạ và bếp lửa nồng thơm…(Tiếng thơ 30/10/2019)

Khát vọng trở về trong tập thơ “Một tiếng gọi”

Khát vọng trở về trong tập thơ “Một tiếng gọi”

Ngày phát hành 0:0 | 11/11/2019

Lượt nghe: 1454

Từ “Ngọn lửa đầu tiên” (1999), trải qua “Lá thay mùa” (2008), đến năm nay, nhà thơ Thiên Sơn cho ra mắt tập thơ thứ ba “Một tiếng gọi”. Khoảng cách từ tập thơ đầu tay đến tập thơ này là 20 năm. “Một tiếng gọi” giống như sự giải phóng một phần năng lượng nghệ thuật mà khi viết truyện ngắn, tiểu thuyết hay phê bình… tác giả không thể chuyển tải hết. Nói cách khác, những rung động thơ tựa làn hơi mỏng manh quyến rũ đòi hỏi người viết phải thu lọc lại và chưng cất riêng, đợi ngày tỏa hương… (Tiếng thơ 09/11/2019)

Nhà thơ Trần Quang Quý từ Nguồn mà đi

Nhà thơ Trần Quang Quý từ Nguồn mà đi

Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2019

Lượt nghe: 1039

Ở tập thơ “Nguồn” mới xuất bản, nhà thơ Trần Quang Quý có lời đề từ: "Nguồn cội là dòng chảy văn hóa của sông Đà - Núi Tản huyền ảo, uy linh luôn là nơi chốn đi về trong tâm thức tôi". Trong cuộc đời mỗi con người, quê hương là chặng đầu và chặng cuối hành trình. Trải qua những đốn ngộ, những cuộc kiếm tìm dữ dội, con người ta sẽ bằng an trở về nguồn. Thơ sẽ ra đời ở những khoảnh khắc tìm kiếm và đốn ngộ ấy… (Tiếng thơ 23/11/2019)

Những khuynh hướng sáng tác thơ Hà Nội đương đại

Những khuynh hướng sáng tác thơ Hà Nội đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019

Lượt nghe: 698

Buổi sinh hoạt thường kỳ của Hội nhà văn Hà Nội với chủ đề “Những khuynh hướng sáng tác thơ Hà Nội đương đại” có vẻ hơi rộng, hơi quá sức so với khuôn khổ một tọa đàm, song đã xới lên được nhiều nội dung của thơ hôm nay gắn với những xu hướng, quan niệm sáng tác, không chỉ trong không gian Hà Nội mà phần nào đó là các xu hướng sáng tác của thơ ca cả nước nói chung...(Tiếng thơ 25/09/2019)

Trang thơ Những người mẹ Tổ quốc

Trang thơ Những người mẹ Tổ quốc

Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2019

Lượt nghe: 1631

Đất nước này, non sông tươi đẹp này thấm máu đào của bao anh hùng liệt sỹ, thấm nước mắt và cả máu của bao người mẹ. Khi cách mạng còn non trẻ, chính là tấm lòng người mẹ đã bao dung, nuôi dưỡng, chở che những cán bộ Việt minh hoạt động bí mật. Khi kháng chiến thành công, chính là mẹ nén dòng nước mắt, đón đồng đội của con như thể chính con trở về… (Tiếng thơ 12/10/2019)

Thơ trẻ và truyền thông thơ

Thơ trẻ và truyền thông thơ

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019

Lượt nghe: 801

Tự sáng tác, tự xin giấy phép xuất bản, có sách rồi lại lên kế hoạch truyền thông để đưa tác phẩm đến với công chúng – đó là một chặng đường đã trở nên quen thuộc với người làm thơ hôm nay, đầy hứng thú song cũng không ít mệt nhọc và tốn kém. Từ câu chuyện về giới thiệu, truyền thông trong thơ, cho thấy người làm thơ, đặc biệt các cây bút trẻ rất cần sự quan tâm giúp đỡ từ các hội nghề nghiệp, để những nỗ lực sáng tạo không bị bỏ quên (Tiếng thơ 16/10/2019)

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng dưới bóng cây chu đồng

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng dưới bóng cây chu đồng

Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2019

Lượt nghe: 1013

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng hiện sống và viết ở Hòa Bình, tác giả của 6 tập thơ mang đậm hồn cốt xứ Mường. Bám vào nguồn cội, làm tươi mới những giá trị thuộc bản sắc dân tộc là ý thức thường trực trong nhà thơ Đinh Đăng Lượng, thể hiện trong cuộc sống và sáng tác… (Tiếng thơ 26/10/2019)

Nhà thơ Phạm Quốc Ca với “Cơn mưa mạ vàng”

Nhà thơ Phạm Quốc Ca với “Cơn mưa mạ vàng”

Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2019

Lượt nghe: 1114

Quê Diễn Châu – Nghệ An, nhiều năm giảng dạy ở Đại học Đà Lạt, làm thơ và gắn bó với vùng đất cao nguyên xinh đẹp này. Đó là đôi nét về nhà thơ Phạm Quốc Ca. "Cơn mưa mạ vàng" (Tuyển thơ từ 1970 đến 2017) là tập thơ thứ 6, tập hợp những sáng tác chọn lọc cùng những bản dịch thơ của ông. Có thể coi “Cơn mưa mạ vàng” là một trạm nghỉ để nhìn lại quãng đường gắn bó với thơ của nhà thơ – nhà giáo Phạm Quốc Ca (Tiếng thơ 27/11/2019)

Nhà thơ Trần Nhương: "Cuộc chiến đã kéo chúng ta đi..."

Nhà thơ Trần Nhương:

Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2019

Lượt nghe: 938

Gắn bó với nghề báo, say mê thơ ca hội họa, nhà thơ Trần Nhương có cơ hội được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều vùng đất. Song những gì thuộc về ký ức bên đồng đội những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước luôn là khoảng thời gian – không gian vô cùng thiêng liêng máu thịt, đưa ông trở lại với thời thanh niên mộng mơ, sôi nổi, dẫu đầy gian khó mà cũng đầy khát vọng. BTV Tiếng thơ có cuộc trò chuyện cùng ông nhân dịp ông cũng đồng đội thăm lại chiến trường Lào...(Tiếng thơ 07/12/2019)

Có một con đường của thơ ca

Có một con đường của thơ ca

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2019

Lượt nghe: 1123

Quốc lộ 7 là tuyến giao thông quan trọng của Nghệ An, dài hơn 200 km tính từ thị trấn huyện Diễn Châu đến cửa khẩu Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn. Đây còn là tuyến giao thông liên quốc gia, nối Việt Nam với Lào ở cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và chạy về Xiêng Khoảng. Trong những năm đất nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ con đường này, bộ đội tình nguyện Việt Nam đã sang giúp đỡ quân đội Pathet Lào, góp phần giải phóng cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng. Đường 7 là con đường của tình hữu nghị và khát vọng hòa bình, con đường của thơ ca… (Tiếng thơ 22/12/2019)

Đa nghĩa thơ Bằng Việt

Đa nghĩa thơ Bằng Việt

Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2020

Lượt nghe: 795

Có những bài thơ đi qua thời gian nhưng vẫn không bị cũ mà ngược lại được chứng thực, thậm chí được cấp thêm những lớp nghĩa mới. “Bánh chưng bánh dày” của nhà thơ Bằng Việt là một sáng tác như thế. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Bằng Việt với chiều sâu triết lý, ưa ngẫm ngợi của một trí thức luôn nhạy cảm trước thời cuộc… (Tiếng thơ 15/01/2020)

Dịu dàng thơ tình Huy Cận

Dịu dàng thơ tình Huy Cận

Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2019

Lượt nghe: 971

Trong nền thơ hiện đại nước ta, nhà thơ Huy Cận có một vị trí riêng, với những đóng góp nổi bật, đặc biệt ở thời kỳ thơ mới và giai đoạn thơ kháng chiến chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với những bài thơ nổi tiếng như "Tràng giang", "Các vị La hán chùa Tây Phương", "Đoàn thuyền đánh cá"… Thơ ông mang chiều sâu triết lý nhân sinh, suy ngẫm về sự tồn tại của cá nhân trong vũ trụ vốn thẳm sâu và chứa nhiều bí mật. Song ở mảng thơ tình, luôn là sự ấm áp, trìu mến với nhiều sắc thái thể hiện… (Tiếng thơ 05/06/2019)

Tiếng thơ từ cánh đồng Chum

Tiếng thơ từ cánh đồng Chum

Ngày phát hành 0:0 | 3/6/2019

Lượt nghe: 957

Chương trình Tiếng thơ được thực hiện nhân dịp các cựu chiến binh, các văn nghệ sỹ từng có thời gian chiến đấu tại nước bạn Lào trở lại thăm chiến trường xưa vào cuối tháng 5 vừa qua. Chương trình thực hiện tại Xiêng Khoảng, với sự tham gia của các nhà thơ: Vương Trọng, Trần Nhương, Châu La Việt, Lê Hoài Nguyên… (Tiếng thơ 02/06/2019)

Trang thơ mùa thu cách mạng

Trang thơ mùa thu cách mạng

Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2019

Lượt nghe: 920

“Có một suối thơ chảy từ gần gũi/Ra xa xôi, và lại đến gần quanh/Một suối thơ lá ngọt với hoa lành/Nói trong xóm, và dỡn cười dưới phố”...Khi viết những câu thơ này vào tháng 8 năm 1946, nhà thơ Xuân Diệu cũng như nhiều văn nghệ sỹ khác đều hồ hởi, nồng nhiệt, mong muốn đem hết sức khỏe vật chất và tinh thần phục vụ cách mạng, phục vụ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ. Suối thơ mà ông nói thực sự là một nguồn thơ mới nguồn cảm hứng mới, đưa bao người “từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui” như chia sẻ của nhà thơ Chế Lan Viên (Tiếng thơ 10/08/2019)

Thơ trẻ Hà Nội và câu chuyện dấn thân

Thơ trẻ Hà Nội và câu chuyện dấn thân

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019

Lượt nghe: 991

“Nhận diện văn học trẻ thủ đô 10 năm gần đây” là tên gọi buổi tọa đàm trong khuôn khổ hoạt động thường kỳ của Hội nhà văn Hà Nội. Một buổi tọa đàm lấy người trẻ làm trung tâm, với phạm vi bàn luận khá rộng, song có lẽ cả người điều hành và người tham gia đều nghiêng về thơ. “Dấn thân” là một từ khóa được nhắc tới nhiều lần, cho thấy sự tin tưởng, kỳ vọng, hoặc một thực tế đang tồn tại đối với người viết hôm nay. Vả dẫu chưa được bàn thảo thỏa đáng, thì buổi tọa đàm cũng là dịp để người viết trẻ có thêm động lực đi tiếp con đường vốn cần nhiều đam mê và thử thách này...(Tiếng thơ phát 14/08/2019)

"Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc" và mối duyên thơ nhạc Ngọc Lê Ninh – Trần Ngọc

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2019

Lượt nghe: 922

12 ca khúc trong tổ hợp thơ - ca khúc “Khúc tráng ca hai chiều Tổ quốc”, hầu hết được phổ từ những bài thơ tình: Gió và núi, Nóng ran mùa thay lá, Đèn tình, Chiếc lá hình trái tim, Miếu tình… vv… Ngay tên gọi các bài thơ – bài hát đã cho thấy cái gì đang ào ạt, một cái gì đang nóng lên, một cái gì đang da diết, hy vọng, dù đổ vỡ vẫn chấp nhận và tiếp tục hy vọng. Giá trị của nghệ thuật không phụ thuộc vào số lượng. Lịch sử thơ ca âm nhạc đã cho chúng ta thấy rằng dù chỉ một bài thơ, một bản nhạc đi cùng năm tháng, thì phần thưởng người nghệ sỹ nhận về đã quá đỗi ngọt ngào… (Tiếng thơ 28/08/2019)

Nhà thơ Trần Mạnh Thường với bài thơ tiên cảm

Nhà thơ Trần Mạnh Thường với bài thơ tiên cảm

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019

Lượt nghe: 963

Nhà thơ nhà báo Trần Mạnh Thường – nguyên Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam, từng gắn bó sâu sắc với chương trình Tiếng thơ. Ông đã đi về thế giới người hiền. Một bài thơ để lại dấu ấn trong cuộc đời sống và viết của ông, đó là bài “Chuyến xe cuối cùng”, sáng tác trước khi ông qua đời không bao lâu, giống như một dự cảm, đồng thời bộc lộ những nghĩ suy giàu nhân ái… (Tiếng thơ phát 16/6/2019)

Nhọc nhằn quảng bá thơ Việt

Nhọc nhằn quảng bá thơ Việt

Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2019

Lượt nghe: 813

Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, nhiều năm nay Hội nhà văn Việt Nam - đơn vị chính đảm nhiệm công việc này hình như vẫn loay hoay tìm đường, lên phương án, thành lập cả trung tâm dịch thuật, mở nhiều hội nghị hội thảo tầm quốc gia và quốc tế… Song tất cả hình như vẫn để ngỏ, chính xác hơn thì kết quả thu về chẳng thấm vào đâu với số tiền và công sức bỏ ra... (Tiếng thơ 29/06/2019)

Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng: “Cao hơn thơ vẫn mối bận làm người”

Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng: “Cao hơn thơ vẫn mối bận làm người”

Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2019

Lượt nghe: 796

“Hỏi Sen” là tập thơ mới nhất của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng (hiện sống và sáng tác ở thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An) do NXB Nghệ An ấn hành, ôm chứa nhiều vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay: môi trường ô nhiễm, tình người cạn kiệt, đạo đức suy vi, thói vô cảm… Những câu thơ được viết từ trải nghiệm, không màu mè hình ảnh mà chắt lọc, hướng nội, với lập luận chặt chẽ, thái độ điềm tĩnh mềm mỏng mà cương nghị. Tinh thần ấy, thái độ ấy thực đậm nét, vượt trội so với những tập thơ đã xuất bản trước đó của ông… (Tiếng thơ 03/07/2019)

Trang thơ về quê hương đất nước

Trang thơ về quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 12/7/2019

Lượt nghe: 1046

Lịch sử Việt Nam là lịch sử nhọc nhằn và vinh quang qua bao thế kỷ dựng nước và giữ nước. Trong những di sản mà cha ông để lại có Tiếng Việt – một ngôn ngữ tuyệt đẹp, đầy thanh sắc, đầy từng trải mà luôn tươi mới, có khả năng diễn đạt đầy đủ những cung bậc cuộc đời song vẫn không ngừng vươn lên để thu nhận những điều mới mẻ. Tiếng Việt cũng là nguồn cảm hứng, chất liệu của người làm thơ, đưa tiếng thơ vang khắp mọi miền Tổ quốc… (Tiếng thơ 13/07/2019)

Nhà thơ Vương Trọng với thơ đa thanh

Nhà thơ Vương Trọng với thơ đa thanh

Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2019

Lượt nghe: 588

Theo nhà thơ Vương Trọng, Tiếng Việt giàu thanh tạo nên âm điệu uyển chuyển, du dương cho thơ. Tuy nhiên trong một câu thơ truyền thống, hiếm khi chứa đủ sáu thanh của tiếng Việt. Ông đề xuất một lối làm thơ chú trọng về thanh, nâng số thanh lên tối đa. Theo nhà thơ, nếu làm được điều đó thì tính đa thanh của tiếng Việt càng được tận dụng triệt để và hiệu quả đem lại sẽ lớn hơn… (Tiếng thơ 17/07/2019)

Tiếng thơ tri ân những người con hy sinh vì Tổ quốc

Tiếng thơ tri ân những người con hy sinh vì Tổ quốc

Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2019

Lượt nghe: 869

Với những người hay đi đi du lịch hoặc sống ở nước ngoài, trở về nước chắc chắn họ nhận ra điểm khác biệt, rằng chưa có nơi nào nhiều tượng đài nhiều nghĩa trang liệt sỹ như đất nước ta. Hàng trăm hàng nghìn, thậm chí lên tới cả chục nghìn, những ngôi mộ hữu danh , những ngôi mộ vô danh, những ngôi mộ gió, những ngôi mộ chìm khuất trong rừng già, tan vào lòng sông lòng biển, dằng dặc qua bao thế kỷ, từ đó tái sinh màu xanh đất Việt...(Tiếng thơ 27/7/2019)

Trang thơ về biên giới

Trang thơ về biên giới

Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2019

Lượt nghe: 801

Khi ta đang sống ở đồng bằng, giữa đô thị náo nhiệt, nếu thực hiện chuyến đi đến biên giới đất liền hay ra ngoài đảo xa, đó thực sự là một hành trình xa ngái, vất vả. Nhưng khi được chạm tay vào cột mốc Tổ quốc, hay ở giữa mênh mang nước và trời, thực sự là cảm giác tuyệt vời, hạnh phúc, tự hào, xúc động. Nơi biên giới, từ một vòm cây đến một bông hoa, một dòng sông cho đến một giọt nước, tất cả đều hóa thiêng liêng, đều hàm ẩn những giá trị khác biệt, trường tồn… (Tiếng thơ 31/07/2019)

Lê Đình Cánh: Nhà thơ của những vần lục bát

Lê Đình Cánh: Nhà thơ của những vần lục bát

Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2019

Lượt nghe: 1561

Nhà thơ Lê Đình Cánh sinh ngày 21/9/1941, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hoá. Ông tốt nghiệp Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, sau đó học thêm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là giáo viên dạy văn hoá của lực lượng Thanh niên xung phong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau đó, ông chuyển về công tác ở Ban Văn học – Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam đến khi nghỉ hưu. Mối duyên với thơ ca, mối duyên với báo chí, với phát thanh Văn nghệ trên làn sóng Tiếng nói Việt Nam để lại dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời nhà thơ Lê Đình Cánh (Tiếng thơ phát 6/3/2019)

Nhà thơ Trần Quang Quý: Để thơ Việt đi ra thế giới

Nhà thơ Trần Quang Quý: Để thơ Việt đi ra thế giới

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2019

Lượt nghe: 804

Trong những ngày diễn ra Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 4 và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ 3 ở Hà Nội và một số địa phương khác, nhà thơ Trần Quang Quý đóng vai trò một thành viên trong ban tổ chức. Nhưng lúc thì ông xuất hiện với vai trò dịch giả, lúc là một người dẫn chương trình, lúc lại là một hướng dẫn viên nhiệt tình. Nhà thơ Trần Quang Quý Từng tham gia một số liên hoan thơ quốc tế, có một tập thơ được in và phát hành ở Mỹ . Và nội dung ông trò chuyện với Tiếng thơ đêm nay liên quan tới việc dịch, quảng bá thơ ca, văn học Việt Nam ra nước ngoài...(Tiếng thơ phát 13/03/2019)

Tiếng thơ trong lòng Tiếng nói Việt Nam

Tiếng thơ trong lòng Tiếng nói Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2019

Lượt nghe: 931

Khởi đầu từ chuyên mục “Nói chuyện thơ kháng chiến” do nhà thơ Xuân Diệu phụ trách, trải qua năm tháng, chương trình Tiếng thơ với đóng góp của nhiều thế hệ văn nghệ sỹ, biên tập viên, đã song hành cùng với lịch sử Đài Tiếng nói Việt Nam, bước qua chiến tranh đến hòa bình đổi mới, chung nhịp thở với dân tộc, với nhân dân. Mới đây, buổi giao lưu “Tiếng thơ trong lòng Tiếng nói Việt Nam” do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 thực hiện như một lời cảm ơn tới các thế hệ Văn nghệ sỹ, biên tập viên và thính giả gần xa. Trong không gian Tiếng thơ phát 23/03/2019, cùng theo dõi những nội dung chính của buổi giao lưu này.

Nhà thơ Nguyễn Trác: Thơ góp cho đời một mùi hương

Nhà thơ Nguyễn Trác: Thơ góp cho đời một mùi hương

Ngày phát hành 0:0 | 28/3/2019

Lượt nghe: 925

“Liễu biếc” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Trác, NXB Hội nhà văn mới ấn hành. Một tập thơ đầy đặn, mang vẻ đẹp thanh nhã của hồn thơ nhân hậu, đủ từng trải để chiêm nghiệm đời sống, chấp nhận những ngổn ngang song vẫn hướng lòng mình về phía ánh sáng, lặng lẽ quan sát bao buồn vui đang diễn ra hàng ngày và có thể mỉm cười bước qua hay ưu tư dừng lại. Lịch sử và văn hóa dân tộc là lớp trầm tích được nhà thơ quan tâm gợi mở, mong muốn gửi một thông điệp cho thế hệ sau...(Tiếng thơ phát 27/3/2019)

Nhà thơ Võ Văn Trực: Mùa thu không yên tĩnh

Nhà thơ Võ Văn Trực: Mùa thu không yên tĩnh

Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2019

Lượt nghe: 832

Nhà thơ Võ Văn Trực sinh năm 1936, quê làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An, từng công tác tại Bộ Ngoại giao, NXB Thanh Niên, báo Văn nghệ. Ông đã xuất bản hàng chục đầu sách với các thể loại: Thơ, tiểu thuyết, ký, phê bình, sưu tầm khảo cứu. Vì tuổi cao, bệnh trọng, nhà thơ Võ Văn Trực đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi. Chương trình Tiếng thơ xin được gửi lời chia buồn tới gia đình, bạn bè và người yêu thơ ông…(Tiếng thơ phát 06/04/2019)

Tiếng thơ: Đường xuân về đất Tổ

Tiếng thơ: Đường xuân về đất Tổ

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2019

Lượt nghe: 938

"Thanh minh trong tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” – Hai câu thơ trong Truyện Kiều đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam ta bao nhiêu năm qua, vào mỗi dịp cuối xuân, đất trời trong sáng, cỏ cây giao hòa. Tiết thanh minh đi tảo mộ để nhớ về nguồn cội tổ tiên. Và Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng nằm trong khoảng thời gian tiết thanh minh. Điều đó cho thấy dường như có một duyên sắp đặt, khi những ứng xử của chúng ta phù hợp thì sẽ nhận được sự ủng hộ, thiên thời địa lợi nhân hòa... (Tiếng thơ 10/04/2019)

Nhà thơ Phạm Đức - Người bên lề Tình yêu

Nhà thơ Phạm Đức - Người bên lề Tình yêu

Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2019

Lượt nghe: 789

Từng là một người lính thông tin trong kháng chiến chống Mỹ, khi rời quân ngũ, nhà thơ Phạm Đức gắn bó với nghề biên tập ở nhà xuất bản, và khi nghỉ hưu, ông lại bận bịu cùng phong trào thơ ở các câu lạc bộ. Bên trong người đàn ông có mái tóc bạc trắng ấy là một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu người. Tình yêu, với ông là sự cho đi mà không đòi hỏi phải nhận về, phải đắn đo, tính toán. Tâm thế ấy thể hiện qua nhiều bài thơ, tiêu biểu như “Đơn phương”, “Ví dầu”, “bên lề”, “Thì anh lại sợ”…(Tiếng thơ phát 20/04/2019)

Nhà thơ Nguyễn Phan Hách và hai bản tình ca

Nhà thơ Nguyễn Phan Hách và hai bản tình ca

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2019

Lượt nghe: 1200

Nhà thơ Nguyễn Phan Hách sinh năm 1944 tại Thuận Thành – Bắc Ninh, từng dạy học, làm nghiên cứu văn hóa dân gian ở quê nhà, sau đó chuyển công tác ra Hà Nội, chuyên tâm với công việc của một người làm văn học, làm báo và xuất bản. Ở tuổi ngoài bảy mươi, ông vẫn viết đều, sáng tác thơ, nhạc, truyện ngắn, và yêu đời tha thiết. Trọng bệnh đã khiến ông phải rời xa nhân thế sớm hơn, song không bất ngờ hay bi quan. Số lượng đầu sách văn xuôi của ông nhiều hơn số tập thơ, nhưng trước hết và sau cùng thơ vẫn rọi chiếu ánh sáng tinh thần tới người viết. Ánh sáng ấy mang màu sắc của hoài niệm, kỷ niệm, được ông nâng niu trên mọi bước đường sống và viết... (Tiếng thơ 24/04/2019)

Lắng đọng những xúc cảm đêm thơ "Huyền thoại Trường Sơn"

Lắng đọng những xúc cảm đêm thơ

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2019

Lượt nghe: 815

Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn và ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2019), nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ đã được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước. Có thể kể đến chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn” do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 phối hợp cùng Hội truyền thống Trường Sơn Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương tổ chức, phát sóng từ 22h đến 23h ngày 18/05, phát lại vào 22h00 đến 23h00 ngày 22/5 trên kênh sóng VOV2

Tiếng thơ theo di chúc Bác Hồ

Tiếng thơ theo di chúc Bác Hồ

Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2019

Lượt nghe: 1415

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn của thơ hiện đại, và đến nay vẫn là nguồn cảm hứng để người làm thơ viết tiếp câu chuyện thời đại mình đang sống. Đó là một hình tượng có sức lay động, tỏa sáng, sự tích hợp của cặp phạm trù giản dị và vĩ đại .Làm theo di chúc Bác Hồ cũng chính là thực hiện trách nhiệm công dân, lý tưởng sống, coi trọng lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc, góp phần giữ vững chủ quyền đất nước... (Tiếng thơ 19/05/2019)

Tác giả Nguyễn Việt Anh: Neo đậu cùng thơ

Tác giả Nguyễn Việt Anh: Neo đậu cùng thơ

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018

Lượt nghe: 785

Có tập thơ đầu tay xuất bản vào năm 2014, đến nay, sau 4 năm, tác giả Nguyễn Việt Anh (sinh năm 1982 ở Hà Nội) đã sở hữu gia tài thơ ca là 5 tập thơ, đa phần là lục bát. Dù anh không phải là người khiếm thị duy nhất làm thơ, nhưng đây chính là lý do đưa anh đến với thơ, neo đậu cùng thơ, và được thơ mở lòng, được nhiều nhà thơ thành danh giúp đỡ, động viên, ưu ái. Trong buổi giới thiệu thơ Nguyễn Việt Anh do câu lạc bộ Văn chương mới tổ chức gần đây ở Hà Nội, nhiều nhà thơ đã chia sẻ những tình cảm, sự quan tâm đối với cây bút khiếm thị này, cũng như đặt nhiều kỳ vọng vào những bước đi sắp tới... (VOV6 Tiếng thơ 15/07/2018)

Lặng lẽ và thơ ca

Lặng lẽ và thơ ca

Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2018

Lượt nghe: 987

“Hãy lặng lẽ sống đi/ hãy lặng lẽ đọc đi/ hãy lặng lẽ chiêm nghiệm đi” – Đây là những câu mà nhà thơ Nguyễn Văn Hùng viết tặng một người bạn thơ. “Lặng lẽ” cũng là suy nghĩ về lối sống và về sáng tác của nhà thơ thành Vinh này. Hai chữ ấy có điều gì mà hấp dẫn ông đến vậy? Cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Nguyễn Văn Hùng sẽ chia sẻ cùng các bạn câu chuyện này. (VOV6 Tiếng thơ 25/7/2018)

Đọc Hoàng Văn Lược, nghĩ về thơ ca thời mở cửa

Đọc Hoàng Văn Lược, nghĩ về thơ ca thời mở cửa

Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2018

Lượt nghe: 1836

Chúng ta đã và đang chứng kiến những thay đổi chóng mặt trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Kể cả lĩnh vực nghệ thuật thuộc kiến trúc thượng tầng cũng chịu nhiều tác động, dẫn đến những khác biệt trong thẩm mỹ, sáng tạo. Tuy nhiên, vẫn có những điều bất biến, thuộc về bản chất, ví như cách dùng thơ ca nghệ thuật để nới dài đời sống nội tâm, nới dài thời gian và ý nghĩa của tồn tại. Điều đó giải thích vì sao trong nhịp sống vội vàng gấp gáp, thơ vẫn là khu vườn xanh tốt, được nhiều vị khách ghé thăm, và không ít người ở lại lâu dài, ươm cây, đợi quả. Tác giả Hoàng Văn Lược ở Thanh Hóa là một trong những vị khách ấy, và tập thơ đầy đặn “Nửa vầng trăng” của ông do Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa ấn hành chính là hoa quả ông thu được từ khu vườn thảo thơm ấy. Bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa nhan đề “Đọc Hoàng Văn Lược nghĩ về thơ ca thời mở cửa” phác thảo cùng chúng ta về tập thơ này. (VOV6 Tiếng thơ 28/07/2018)

Bài thơ về hạnh phúc

Bài thơ về hạnh phúc

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2018

Lượt nghe: 1422

Hạnh phúc là gì, mà ai cũng đi tìm kiếm? Phải chăng hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng và mỗi người đều có định nghĩa cho riêng mình về hạnh phúc? Chương trình Tiếng thơ gửi tặng các bạn những bài thơ về hạnh phúc.

Thơ về Hà Nội: Một không gian sâu đằm và quyến rũ

Thơ về Hà Nội: Một không gian sâu đằm và quyến rũ

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2018

Lượt nghe: 1266

Hà Nội linh thiêng và hào hoa, Hà Nội xưa và nay, Hà Nội thành phố Anh hùng - thành phố Hòa bình mãi là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các thi sĩ. Mảnh đất này là chất liệu sống sinh động cho các văn nghệ sĩ khai thác, suy ngẫm để làm nên những tác phẩm tâm đắc của mình. Hà Nội không của riêng ai, Hà Nội của chúng ta, vẫn ẩn chứa biết bao trầm tích lịch sử và văn hóa dân tộc gợi mở sáng tạo cho các nhà thơ (Tiếng thơ phát 14/10/2018).

Thơ về phụ nữ - nhan sắc - tình yêu và hạnh phúc

Thơ về phụ nữ - nhan sắc - tình yêu và hạnh phúc

Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2018

Lượt nghe: 1094

Mở đầu bài thơ “Em kiêu hãnh vì được làm đàn bà”, nhà thơ Trầm Hương viết: "Em kiêu hãnh vì được làm đàn bà/Thế giới của khôn cùng đớn đau và êm dịu/Thế giới của loài mẫu đơn tự huỷ mình khi sinh nở/Thế giới của tận cùng thấp hèn xấu xa..."Kiêu hãnh vì được làm đàn bà, chứ không phải “khổ vì sinh ra đã là phụ nữ”, niềm kiêu hãnh có thực, không phải chỉ vì đàn bà là phái đẹp, có quyền được yêu được dỗi hờn. Kiêu hãnh vì thế giới của đàn bà mang vẻ đẹp của hy sinh, tuyệt vọng, bi kịch, thế giới của những nỗi đau đớn cũng trở thành dịu êm (Tiếng thơ 20/10/2018)

Tập thơ "Vừng ơi mở cửa": Nhớ một thời hoa niên

Tập thơ

Ngày phát hành 0:0 | 16/11/2018

Lượt nghe: 1289

“Vừng ơi mở cửa” là nhan đề tập thơ của Câu lạc bộ thơ Đại học Tổng hợp Hà Nội ấn hành nội bộ năm 1991, với sự góp mặt của 37 sinh viên khoa Ngữ văn Đại học tổng hợp Hà Nội. Mới đây, nhà xuất bản Văn học đã tiếp sức để tập thơ được chính thức xuất bản, phát hành rộng rãi. “Vừng ơi mở cửa” không chỉ là một tập thơ có diện mạo riêng biệt, mà còn là chứng nhân của một thời kỳ, gắn với thương hiệu “Văn Tổng hợp” từng là địa chỉ đỏ trong nhiều năm của giáo dục đại học, gắn với phong trào thơ sinh viên sôi nổi mộng mơ, và đặc biệt, gắn với một thời kỳ trong trẻo khi văn chương còn nhiều chỗ đứng trong xã hội (Tiếng thơ 17/11/2018)

Ngọc Lê Ninh: Khi tiến sỹ môi trường làm thơ

Ngọc Lê Ninh: Khi tiến sỹ môi trường làm thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2018

Lượt nghe: 1010

Bén duyên cùng thơ từ những năm 90 của thế kỷ trước, rồi xuất hiện trở lại sau hơn 20 năm vắng bóng, lần lượt in 3 tập thơ trong vòng ba năm trở lại đây. Đó là đôi nét về nhà thơ Ngọc Lê Ninh, tên thật là Lê Ngọc Ninh, sinh năm 1969 ở Thanh Hóa, vị tiến sỹ khoa học được biết đến với nhiều công trình nghiên cứu xử lý vệ sinh môi trường (Tiếng thơ 01/12/2108)

Phác thảo bức tranh thơ năm 2018

Phác thảo bức tranh thơ năm 2018

Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2019

Lượt nghe: 768

Ngày thơ cùng hội thảo “Thơ và những vấn đề của thơ đương đại”, tổng kết cuộc thi thơ của tạp chí Nhà văn và tác phẩm, kỉ niệm 100 năm sinh Nguyễn Bính, 30 năm ngày mất Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ… Đó là những dấu ấn đậm nét trong đời sống thơ năm 2018. Hàng nghìn tập thơ được ấn hành trong năm với bao lời khen ngợi, nhưng thật khó khăn để nhận diện một tập thơ vào giải thưởng. Đã đến lúc chúng ta đặt câu hỏi một cách nghiêm túc, rằng tâm thế con người hôm nay có dành nhiều mối quan tâm cho văn học. Bóng đá, thể thao, những cuộc thi nhan sắc dễ dàng kéo khán giả nhập cuộc. Văn chương ở đâu, có đi vào những góc tối, những ngõ nghèo, những thân phận đang tha hóa, bon chen… (Tiếng thơ 30/12/2018)

Trang thơ người lính Tây Nam

Trang thơ người lính Tây Nam

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2019

Lượt nghe: 1084

Bốn mươi năm đã trôi qua kể từ ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và tình nguyện làm nghĩa vụ quốc tế giúp nước bạn thoát khỏi họa diệt chủng. Những người lính tình nguyện năm xưa, có người đã được rèn luyện trong môi trường quân ngũ, có người mới rời ghế nhà trường, còn trẻ măng, nhập cuộc với bao ngỡ ngàng. Nhưng rồi, họ đã vượt qua thời khắc vô cùng khắc nghiệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổ quốc đã trao cho thế hệ mình. Không ít người mang trong mình phẩm chất thi sỹ, nhiều người sau này trở thành thi sỹ, viết tiếp bài thơ tuổi trẻ của mình và đồng đội… (Tiếng thơ phát 2/1/2019)

Duyên bình thơ Nguyễn Trọng Tạo

Duyên bình thơ Nguyễn Trọng Tạo

Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2019

Lượt nghe: 836

Khi nhìn điểm đầu và điểm cuối một đời người, ngẫm lại như một giấc chiêm bao. Mỗi người, trong hành trình sống, để lại những dấu chân riêng tùy theo tài năng, tính cách, thân phận. Với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, ông đã lại dấn ấn sâu đậm trong giới nghệ thuật, một tài năng âm nhạc, hội họa, thơ ca, một con người ấm áp, nhiệt thành và hiểu biết. Tiếng thơ phát 16/1/2019, chúng ta cùng dành một phần thời gian để nhớ về ông, không chỉ với tư cách nhà thơ - nhạc sỹ - họa sỹ, mà còn là một người bình thơ đầy tinh tế

Trang thơ ngày cuối năm

Trang thơ ngày cuối năm

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2019

Lượt nghe: 791

Những ngày cuối năm, thời gian như vội vã hơn. Cảnh vật thiên nhiên dường cũng đi nốt chặng đường còn lại của mùa cũ để nhường chỗ cho mùa mới, với cỏ xanh ủ mầm dưới đất và lá non bật nở trên cành. Dốc cạn tâm sự ngày cuối năm, dọn lòng mình tinh khôi để đón xuân về trong lộc biếc hoa vàng. Đó cũng là điều mà Tiếng thơ phát 26/1/2019 muốn chia sẻ cùng các bạn

VOV6 và nhà thơ Anh Ngọc chọn bình 5 bài thơ hay thế kỷ 20

VOV6 và nhà thơ Anh Ngọc chọn bình 5 bài thơ hay thế kỷ 20

Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019

Lượt nghe: 1566

"Những bài thơ đi cùng năm tháng” là một tiêu chí mà Tiếng thơ mùng 1 Tết Kỷ Hợi đưa ra để lựa chọn năm bài thơ cùng thưởng thức, tại không gian thời gian này, trong mùi thơm của đào của quất, của rượu, của bánh chưng xôi nếp quyện hương trầm sâu thẳm, và ở bên ngoài cánh cửa ngôi nhà, có mùi thơm của đất đai cây cỏ ruộng đồng đang lặng lẽ lật giở, sinh sôi trong gió xuân...(Tiếng thơ 5/2/2019)

Câu chuyện về Hải Phòng được kể bằng thơ

Câu chuyện về Hải Phòng được kể bằng thơ

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2018

Lượt nghe: 851

Câu chuyện về Hải Phòng dù chỉ qua một khoảnh khắc hay cả một đời cũng được kể lại qua các bài thơ của các tác giả như: Thanh Tùng, Nguyễn Nhã Tiên, Trần Thị Lưu Ly...(Tiếng thơ phát 15/12/2018)

Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Đánh cược cuộc đời vào chữ

Nhà thơ Trần Nhuận Minh: Đánh cược cuộc đời vào chữ

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018

Lượt nghe: 728

Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ Trần Nhuận Minh vẫn song hành cùng thơ với niềm nhiệt huyết mà không phải ai cũng giữ được trước sự hủy hoại của thời gian. Ông vẫn viết những bài thơ giàu chất thế sự, một thế sự không ít ngổn ngang, ngẫm ngợi, song được ghìm giữ bằng cái nhìn trải nghiệm, dồn nén, đa chiều. "Đánh cược cuộc đời mình vào chữ" là tâm thế sáng tạo của ông (Tiếng thơ phát 19/12/2018)

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17: Sự kiện 3 trong 1

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17: Sự kiện 3 trong 1

Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019

Lượt nghe: 723

Đã thành thông lệ, vào dịp Tết nguyên tiêu hàng năm, hầu hết các tỉnh thành trong cả nước lại sôi nổi với các hoạt động ngày thơ. Năm nay, ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII sẽ được tổ chức sớm hơn, dài hơn, gắn với Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ III (Tiếng thơ 09/02/2019)

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17: Câu chuyện sông núi trên vai

 Ngày thơ Việt Nam lần thứ 17: Câu chuyện sông núi trên vai

Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2019

Lượt nghe: 945

Nằm trong chuỗi sự kiện gồm Hội nghị quảng bá Văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ thế giới lần thứ 3, ngày thơ ở Văn Miếu – Quốc tử Giám – Hà Nội năm nay diễn ra sớm hơn hai ngày so với mọi năm, đặc biệt có sự hiện diện của gần 200 khách mời là các nhà văn, nhà thơ, dịch giả của 46 nước trên thế giới. “Sông núi trên vai” là một hình tượng, một chủ đề được nhấn mạnh trong ngày thơ năm nay (Tiếng thơ phát 17/02/2019)

Những câu chuyện biên giới được kể bằng thơ

Những câu chuyện biên giới được kể bằng thơ

Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2019

Lượt nghe: 1018

Mất ba mươi năm với hàng nghìn đêm không ngủ, giang sơn Việt Nam mới liền một dải. Song chẳng bao lâu sau, tiếng súng đã rộ lên ở biên giới Tây Nam. Tiếng súng lại lan ra mặt trận biên giới phía Bắc. Dân tộc ta thêm một lần nữa phải gồng lên đối diện với kẻ thù lớn mạnh hơn gấp nhiều lần. Tiếng thơ vỡ òa, đôi khi không khỏi xót xa, nghẹn nấc...(Tiếng thơ 23/02/2019)

Hình ảnh người thầy thuốc trong thơ

Hình ảnh người thầy thuốc trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2019

Lượt nghe: 1026

Sinh – lão – bệnh – tử là quy luật cuộc đời. Biết thế, nhưng bởi cuộc sống quá đẹp, có biết bao điều để yêu thương. Khi đau ốm là lúc con người ta khát khao nhiều nhất, mong nhanh được trở lại nhịp đập ngày thường, mong làm những điều giản dị chưa kịp làm. Tình cảm yêu thương, sự quan tâm chân thành của các y bác sỹ và người thân sẽ tạo động lực, niềm hạnh phúc cho người bệnh...(Tiếng thơ phát 27/2/2019)

Trang thơ vùng Đất Tổ

Trang thơ vùng Đất Tổ

Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2018

Lượt nghe: 961

Miền Đất Tổ Phú Thọ được coi là mảnh đất thiêng liêng với hàng nghìn năm lịch sử, nơi lưu giữ và bảo tồn một khối lượng lớn di sản văn hóa hữu thể và phi vật thể, đa dạng, phong phú và đặc trưng, phản ánh cuộc sống của cư dân nông nghiệp trong tiến trình hình thành và phát triển của quốc gia - dân tộc. Các nhà thơ, các văn nghệ sỹ sinh ra và trưởng thành, gắn bó với nơi này đều có ý thức sâu sắc về quê hương, nguồn cội. Viết về vùng đất Tổ, về sức mạnh văn hóa tự thân, sự tự cường dân tộc là nỗi trăn trở của những người bám trụ nơi này, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.(VOV6 Tiếng thơ 25/04/2018)

Trang thơ đất Cố đô

Trang thơ đất Cố đô

Ngày phát hành 0:0 | 8/5/2018

Lượt nghe: 1052

Đất đai có trước, con người có sau. Đất là nơi phát tích, nơi dừng chân, nơi níu kéo hồn người. Thịnh vượng, suy tàn, dời đổi là quy luật muôn đời của lịch sử. Nhưng hồn đất, hồn người vẫn lắng sâu trong trầm tích thời gian, là thứ tài sản vô giá để người hôm nay có một tâm thế an nhiên, tĩnh tại khi đến và ở lại Cố đô. (VOV6 Tiếng thơ 05/05/2018)

Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng: "Viết về Bác để sống tốt hơn với gia đình quê hương"

Nhà thơ Nguyễn Văn Hùng:

Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2018

Lượt nghe: 1015

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn trong thơ hiện đại nói riêng, trong văn học nghệ thuật nói chung. Sinh nhật của Người cũng là dịp để nhiều cây bút thêm một lần ngẫm ngợi, trăn trở với những trang viết. Như những dòng tâm sự của nhà thơ Nguyễn Văn Hùng trên face book cá nhân: “Viết về Bác, cái khó là làm sao cho có chất thơ, làm sao để bạn đọc cảm và nghĩ nhiều không chỉ về Bác, về ngày hôm qua, mà cảm và nghĩ nhiều về cái ngày hôm nay, về chính mình, về những cái chưa tốt chưa đẹp của mình, từ đó sống tốt hơn, đẹp hơn, có trách nhiệm hơn đối với bản thân, với cơ quan nơi mình làm việc, với gia đình, quê hương và đất nước...”.(VOV6 Tiếng thơ 19/05/2018)

Thơ tự do và tự do thơ

Thơ tự do và tự do thơ

Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2018

Lượt nghe: 889

“Nghĩ về thơ tự do” là bài viết của nhà thơ Thanh Thảo trình bày một cách ngắn gọn, cô đúc về thơ tự do – thể thơ đã xác lập vị trí không thể thiếu trong đời sống thơ hiện nay, phù hợp với tâm cảm của người viết và người đọc, không bó buộc vào vần luật hay nhịp điệu, kết cấu định sẵn. Vượt lên khuôn khổ hình thức, nhà thơ Thanh Thảo chạm tới tầng bậc sâu hơn, đó là tự do trong thế giới quan sáng tạo nghệ thuật. Vậy hiểu như thế nào về thơ tự do và tự do thơ? (VOV6 Tiếng thơ 16/06/2018)

Chùm thơ lục bát mới thu thanh

Chùm thơ lục bát mới thu thanh

Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2018

Lượt nghe: 1095

Từ trước đến nay, thể thơ lục bát luôn có vị trí đáng trân trọng trong thơ ca dân tộc, bởi sự mềm mại, uyển chuyển, sâu sắc mà giản dị, mà biến ảo lẹ làng thanh thoát. Bén duyên cùng lục bát có lẽ không khó, nhưng để se tơ kết tóc, tạo được những nét riêng đóng góp vào thể loại thì lại là điều không đơn giản. (VOV6 Tiếng thơ 24/03/2018)

Bài thơ về sự cô đơn

Bài thơ về sự cô đơn

Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2018

Lượt nghe: 1335

Cuộc sống hiện đại mở ra những không gian mới cho con người bước vào tìm hiểu, khám phá. Nhận thức sâu sắc về tồn tại, con người dường như càng cô đơn hơn. Cô đơn trước không gian, thời gian. Cô đơn với chính mình và đồng loại. Khi cô đơn chất đầy lồng ngực, sẽ vụt thành sức mạnh, nguồn sức mạnh bên trong, để con người không ngừng sáng tạo. Vì thế, thay vì sợ hãi cô đơn, hãy đối diện nó, đồng hành cùng nó...(VOV6 Tiếng thơ 28/3/2018)

Thơ trình diễn và sắp đặt

Thơ trình diễn và sắp đặt

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2018

Lượt nghe: 886

Khái niệm thơ trình diễn và sắp đặt đã được nói đến nhiều, được thực hành nhiều, và sự đón nhận, cảm thụ của người yêu thơ cũng khác nhau, tùy thuộc vào mỹ cảm và vốn văn hóa của mỗi người. Hiểu như thế nào về tinh thần của thơ trình diễn và sắp đặt? thơ như thế nào được đem trình diễn? Đó là những câu hỏi được đặt ra qua cuộc trò chuyện giữa BTV Tiếng thơ với Tiến sỹ văn học Nguyễn Phượng – giảng viên trường đại học sư phạm Hà Nội... (VOV6 Tiếng thơ 07/04/2018)

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017: Vì sao không có thơ?

Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017: Vì sao không có thơ?

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017

Lượt nghe: 1195

Giải thưởng thường niên Hội Nhà văn Hà Nội năm nay được trao cho các tác phẩm thuộc hạng mục văn xuôi, phê bình, dịch thuật. Sự vắng bóng của thơ trong danh mục giải thưởng phần nào xới lên câu chuyện về thơ hôm nay, chất lượng sáng tác và tiêu chí xét giải của hội nhà văn Hà Nội. Nhà thơ Trần Quang Quý (Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội) chia sẻ góc nhìn của người trong cuộc về điều này. (Tiếng thơ 16/12/2017)

Thơ trẻ và sáng tạo

Thơ trẻ và sáng tạo

Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018

Lượt nghe: 978

Trong mươi năm trở lại đây, đời sống thơ – trong đó có thơ trẻ khá yên ắng. Con tàu văn chương nghệ thuật dường như đang nằm ở một ga xép nhường chỗ cho những chuyến tàu khác đi qua. Đây là điều bình thường, xét theo quy luật vận hành của thời đại. Chấp nhận điều đó, và người viết trẻ bên cạnh những bôn ba đời sống, vẫn lặng lẽ vui buồn - thao thức cùng thơ, dùng thơ như một phương tiện không thể thiếu để chuyển tải suy nghĩ nội tâm. Nỗ lực của họ cần được ghi nhận, cần được động viên khích lệ, dù tên tuổi của họ chưa có mặt trong nhiều giải thưởng văn chương. (Tiếng thơ 30/12/2017)

Nam Trân - Người thơ "ba trong một"

Nam Trân - Người thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2018

Lượt nghe: 862

Từ lâu, tên tuổi của nhà thơ Nam Trân gắn với phong trào Thơ mới 1930 – 1945. Là người Quảng Nam có nhiều năm học tập và làm quan ở Huế, tập thơ “Huế, đẹp và thơ” xuất bản năm 1939 cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với mảnh đất này. Có lẽ, từ tên gọi tập thơ đó nên đến bây giờ xứ Huế vẫn được định danh ‘đẹp và thơ”. Bản thân Nam Trân không chỉ là nhà thơ mà ông còn là một dịch giả uyên bác, một thầy giáo truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò. Nhân kỉ niệm 110 năm sinh và 40 năm mất của ông, Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức tọa đàm “Nam Trân – cuộc đời và sự nghiệp”. (VOV6 Tiếng thơ 27/01/2018)

Ngày thơ Việt Nam có còn hấp dẫn?

Ngày thơ Việt Nam có còn hấp dẫn?

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2018

Lượt nghe: 818

Nguyên tiêu năm nay, thời tiết mùa xuân khá dễ chịu, phù hợp cho một ngày thơ, một ngày hội. Dẫu có nhiều cố gắng, thay đổi trong cách thức tổ chức, lựa chọn nội dung thể hiện, nhưng ngày thơ Việt Nam lần thứ 16 này không tránh khỏi đơn điệu, đơn giản, mà màn thả thơ diễn ra sớm hơn mọi năm gần tiếng đồng hồ là dẫn chứng cụ thể. Để tạo nên một ngày thơ sống động, giàu sức thu hút hơn, có lẽ cần một kịch bản đầy đặn, dụng công, lôi kéo người yêu thơ nhập cuộc. (VOV6 Tiếng thơ 04/03/2018)

Khát vọng người phụ nữ xưa trong thơ nay

Khát vọng người phụ nữ xưa trong thơ nay

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2018

Lượt nghe: 1457

Lấy ví dụ trong vở chèo Thị Kính. Hai nhân vật nữ chín và nữ lệch nổi tiếng là Thị Kính và Thị Màu đại diện cho hai tính cách khác nhau. Thị Kính tiêu biểu cho phẩm chất người phụ nữ truyền thống, lấy chữ Nhẫn để đối nhân xử thế, đối lập với Thị Màu hành động mang tính bản năng, cá nhân. Theo thời gian, khi những quy định về đạo đức, luật tục xã hội không còn trói buộc con người ta ngặt nghèo như trước, những phân tích về hai nhân vật này lại đầy thêm chi tiết mới. (Tiếng thơ 08/3/2018)

Thơ và những vấn đề của thơ đương đại

Thơ và những vấn đề của thơ đương đại

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2018

Lượt nghe: 897

Nằm trong chuỗi sự kiện Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16, hội thảo “Thơ và những vấn đề của thơ đương đại” nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp của người sáng tác và nghiên cứu phê bình. Một trong những nội dung được đề cập nhiều nhất, thể hiện sự đồng tình, trăn trở của người viết là vấn đề đổi mới thơ. Nhưng đổi mới thơ như thế nào, bắt đầu từ đâu thì mỗi người lại có suy nghĩ khác nhau. Bên lề hội thảo, BTV Anh Thư có cuộc trò chuyện với nhà thơ Dương Kỳ Anh về điều này. (VOV6 Tiếng thơ 10/03/2018)

Nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc: Thơ đi theo nhịp rơi trái tim mình

Nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc: Thơ đi theo nhịp rơi trái tim mình

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2017

Lượt nghe: 1374

Miệt mài với công việc của một nhà báo và không ngừng nuôi dưỡng những cảm xúc cho thơ – đó là một phần chân dung tinh thần của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc (Chủ tịch Hội nhà văn Thừa Thiên-Huế; Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương). Anh có một quan niệm về thơ khá cởi mở, tôn trọng mọi tìm tòi khác biệt trong thơ, mong muốn được đón nhận nhiều hơn những sắc hương phong phú của vườn thi ca. Từ suy nghĩ này, anh đến với thơ Tân hình thức, dùng thơ Tân hình thức để diễn đạt những trạng thái khác mà theo anh sẽ không phù hợp lắm nếu biểu đạt bằng thể thơ truyền thống. (Tiếng thơ 13/9/2017)

Nhà thơ Thanh Tùng: Hoa cứ vẫy hồn người trở lại

Nhà thơ Thanh Tùng: Hoa cứ vẫy hồn người trở lại

Ngày phát hành 0:0 | 15/9/2017

Lượt nghe: 2236

"Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao / Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng / Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh / Chẳng chịu cho lòng ta yên...". Tác giả của những câu thơ say đắm này là nhà thơ Thanh Tùng (tên khai sinh là Doãn Tùng). Ông sinh năm 1935 tại Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, gắn bó với Hải Phòng, là một phần của Hải Phòng nhọc nhằn nhưng kiên cường trong chiến tranh, trong lao động dựng xây. Do bệnh nặng, tuổi cao, nhà thơ Thanh Tùng đã qua đời tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh. “Hoa cứ vẫy hồn người ở lại” là nhan đề bài viết của tác giả Đỗ Anh Vũ gửi cho chương trình Tiếng thơ. Bài viết ghi lại những cảm xúc trong sáng, say mê của một người yêu “Thời hoa đỏ”, yêu thơ Thanh Tùng và không khỏi bất ngờ khi hay tin ông ra đi. Chúng ta cùng chia sẻ với tác giả Đỗ Anh Vũ những dòng viết còn tươi nguyên này. (Tiếng thơ 16/09/2017)

Dịch giả Nguyễn Quốc Hùng và những bài thơ về đồng quê nước Anh

Dịch giả Nguyễn Quốc Hùng và những bài thơ về đồng quê nước Anh

Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2017

Lượt nghe: 1085

Với dịch giả Nguyễn Quốc Hùng, ngoài dạy học và viết sách là hai công việc ông bỏ tâm sức nhiều nhất thì việc dịch thơ đem đến những khoảng khắc thú vị, ngọt ấm như chén chè nóng nhấm nháp trong ngày đông lạnh. “Miền đất xanh” là nhan đề tập thơ song ngữ Anh - Việt do ông biên soạn và dịch thuật, NXB Văn học ấn hành. 20 sáng tác được chọn dịch mang cảm hứng lãng mạn và hiện thực, thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc, giúp ta hình dung về một đất nước tươi đẹp, ở đó con người và thiên nhiên có sự gắn bó và tôn trọng, hài hòa với nhau. (Tiếng thơ 06/12/2017)

Tập thơ "Trong hố cầu thang" và nỗ lực của người viết trẻ

Tập thơ

Ngày phát hành 0:0 | 2/10/2017

Lượt nghe: 2013

“Trong hố cầu thang” là nhan đề tập thơ mới xuất bản của tác giả Đặng Thiên Sơn, cho thấy nỗ lực của một người trẻ từ quê lên thành phố mưu sinh, đối diện với nhiều vấn đề phức tạp của lợi danh cơm áo nhưng vẫn bền lòng và chung thủy với thơ, coi thơ như một điểm tựa, nơi tâm hồn được trở về, được thanh lọc, được khao khát. Phần lớn sáng tác trong tập là những lát cắt, những mảnh tâm trạng: khi chán nản, lo âu, bức bối, khi thất vọng lúc lại nhen niềm hy vọng, khi bất lực lúc lại tự vấn mình… Nhưng hơn hết vẫn là khát khao vươn lên để được sống, được yêu thương chân thật. (Tiếng thơ 30/9/2017)

Nhà thơ Bùi Kim Anh: "Bỏ phố mình biết đi đâu"

Nhà thơ Bùi Kim Anh:

Ngày phát hành 0:0 | 6/10/2017

Lượt nghe: 1696

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, suốt mấy chục năm, nhà thơ Bùi Kim Anh gắn bó với sự nghiệp trồng người. Nghỉ hưu, bà có thời gian sống với thơ nhiều hơn, trăn trở cùng con chữ bao niềm vui nỗi buồn. Trong thơ bà, luôn thấp thoáng không gian Hà Nội với từng góc nhỏ thân yêu gắn với kỉ niệm của bản thân và gia đình. Còn khi đối diện với Hà Nội tập nập hiện giờ, bà lại muốn thu mình lại, muốn trở về, muốn quay lưng lại phố phường. Đó là tâm lý khá phổ biến của những ai đã gắn bó với Hà Nội từ thế kỷ trước, yêu thích miền không gian tĩnh lặng thanh bình. (Tiếng thơ 07/10/2017)

Những bài thơ vui của người nông dân Nga

Những bài thơ vui của người nông dân Nga

Ngày phát hành 0:0 | 13/10/2017

Lượt nghe: 1620

Nước Nga tuy xa mà gần, lạ mà quen – Đó là cảm nhận của nhiều người ít nhất có một lần đặt chân đến đất nước thân thiện này, hoặc chỉ biết về xứ sở bạch dương qua tiểu thuyết Lep Tonxtoi, thơ Puskin, Exênhin… Thiên nhiên Nga, văn học Nga, thơ ca Nga thực sự là một miền nhớ, một không gian văn hóa tinh thần vô cùng ý nghĩa. (Tiếng thơ 11/10/2017)

Thơ miền Nam trước 1975: Cái tôi hòa hoãn với cuộc đời

Thơ miền Nam trước 1975: Cái tôi hòa hoãn với cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2017

Lượt nghe: 1875

Theo nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc (hiện đang sống và làm việc tại Úc), thì chủ nghĩa cá nhân trong thơ mới đầy tự tin và tự hào, còn chủ nghĩa cá nhân trong sáng tác của các nhà thơ miền Nam giai đoạn 1954-1975 “phải chăng” hơn, "cái tôi" cá thể được hiểu như một cái riêng chứ không phải một cái khác, càng không phải là một cái gì lớn lao tuyệt đối. Nhà thơ không còn là “con chim đến từ núi lạ” (như trong thơ Xuân Diệu) mà chỉ là “Một con chim bói cá / Lặn tìm vuông đời mình” ( trong thơ Du Tử Lê), không còn đi những bước đi đặc dị: “Chân mình vẫn lạc dấu nghìn chân” (thơ Trần Huyền Trân) mà chỉ muốn hòa hoãn với cuộc đời: “Tôi bây giờ sống thu thân / Sống cam phận nhỏ chia phần an vui” (thơ Nhã Ca). (Tiếng thơ 25/10/2017)

Thơ viết sau cơn bão

Thơ viết sau cơn bão

Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2017

Lượt nghe: 1311

Mùa mưa năm nay kéo dài, mưa trên diện rộng cùng sự tấn công bất ngờ của nhiều cơn bão đã gây ra thiệt hại lớn trên nhiều địa phương từ miền núi đến đồng bằng, từ Bắc vào Nam. Mưa bão là nỗi lo không của riêng ai, đặc biệt với những gia đình sống ở vùng lũ, công việc làm ăn phụ thuộc vào thiên nhiên thời tiết. Ca dao xưa đã bộc lộ thật tha thiết ước mong của người lao động: "Trông trời, trông đất, trông mây / Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm / Trông cho chân cứng đá mềm / Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng". Trong một sáng tác “Viết sau cơn bão”, nhà thơ Đỗ Vinh cũng dùng làn điệu dân ca để ru cho cơn bão yên lòng người: “Ngủ đi cấp chín cấp mười/ Giật bao nhiêu cấp để người tay không/ Ngủ đi sức vóc biển đông/ Rung cành rung lá đừng rung cội nguồn...". (Tiếng thơ 08/11/2017)

"Tự do" - tập thơ nặng chất duy lý của nhà giáo Hoàng Xuân Tuyền

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2017

Lượt nghe: 1528

Dạy học và làm thơ là hai công việc được tác giả Hoàng Xuân Tuyền vô cùng tâm đắc. Anh hiện là giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia, đã xuất bản hai tập thơ “Bến thời gian” và “Tự do”. Khoảng cách thời gian giữa hai tập thơ này là 15 năm, khác biệt về lối viết, một bên “duy tình” và một bên nghiêng về “duy lý”. Thơ với thầy giáo, tác giả Hoàng Xuân Tuyền không chỉ để chia sẻ những rung động yêu thương mà còn là tiếng nói phản biện cần thiết của người trí thức về các vấn đề còn ngổn ngang trong xã hội. (Tiếng thơ 18/11/2017)

Nỗi buồn trong thơ

Nỗi buồn trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2017

Lượt nghe: 1570

Nỗi buồn là điều không ai muốn nhưng nếu vắng nó hẳn khó có thể cảm nhận được hạnh phúc, không có niềm đau hẳn không thể hiểu cảm giác nhẹ nhõm khi cất tiếng cười. Vậy nên nỗi buồn luôn tồn tại, như chân lý, như niềm tin, như hơi thở. Nỗi buồn là một phần tài sản tinh thần, giúp chúng ta vững vàng hơn khi đối diện với những bất ngờ mà cuộc sống có thể đẩy cho bất cứ ai vào bất cứ lúc nào... (Tiếng thơ 22/11/2017)

Thơ ca và câu chuyện hòa giải

Thơ ca và câu chuyện hòa giải

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2017

Lượt nghe: 1174

Cuộc gặp gỡ lần thứ nhất “Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc” do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức vào tháng 10 vừa qua là một sự kiện ý nghĩa trong đời sống văn chương. Tâm tình của các văn nghệ sỹ đã từng trải qua chiến tranh, từng sống trong những năm đất nước bị cắt chia thêm một lần xao động. Hòa bình, độc lập, thống nhất là khát vọng, là lý tưởng sống của hàng triệu người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Đoàn kết để nhân lên sức mạnh nội lực, vững vàng và bản lĩnh trong thế giới nhiều bất ổn của hôm qua và cả hôm nay. (Tiếng thơ 02/12/2017)

Tạp chí Sông Hương: Đổi mới từ trang thơ

Tạp chí Sông Hương: Đổi mới từ trang thơ

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2017

Lượt nghe: 2769

Là một tạp chí văn học nghệ thuật địa phương, nhưng Sông Hương là địa chỉ uy tín về chất lượng văn học, về diện phủ sóng. Trang thơ trên Sông Hương luôn đầy đặn, được chăm chút cẩn thận. Một trong những yếu tố mà những người biên tập quan tâm, ấy là chất lượng thơ cùng tiêu chí đổi mới. Cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc (Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên-Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương) sẽ chia sẻ với chúng ta nội dung này. (Tiếng thơ 17/6/2017)

Trang thơ các nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam

Trang thơ các nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2017

Lượt nghe: 1682

Trong hình dung về nghề báo không thể thiếu những chuyến đi giúp người làm báo thực hiện các công việc nhiệm vụ cụ thể. Mặt khác, những chuyến đi còn đem lại cho họ bao hiểu biết về đời sống xã hội, về sự dài rộng của đất nước, về chiều sâu lịch sử văn hóa dân tộc. Đó là những chuyến đi truyền cảm hứng, giúp cây bút cái nhìn của người làm báo thêm sâu sắc, rung động, mở rộng hồn mình với đất nước và nhân dân. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Tiếng thơ gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các nhà báo, các thính giả trên mọi miền đất nước, và xin được giới thiệu tới quý vị những bài thơ xúc động, ấm áp tình cảm gia đình, tình quê hương đất nước của các nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam. (Tiếng thơ 21/6/2017)

Nhà thơ Hải Như: Đạo và đời

Nhà thơ Hải Như: Đạo và đời

Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2017

Lượt nghe: 1509

Nhà thơ Hải Như (tên khai sinh: Vũ Như Hải) sinh năm 1923 tại Nam Định, đã qua đời tại TP.Hồ Chí Minh, hưởng thọ 94 tuổi. Ông thuộc lớp nhà báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam, từng làm phóng viên, biên tập viên các báo Vệ quốc quân, Cứu quốc, Giác ngộ. Ở góc độ thơ ca, ông nổi tiếng với nhiều bài thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà gây xúc động nhất là bài “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” viết khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời. Nhà thơ Hải Như quan niệm: “Đề tài của nhà thơ, nhà văn phải là đề tài có tính nhân loại, cái mà nhân loại quan tâm. Con người thuộc mọi dân tộc, mọi màu da, mọi thời đại đều yêu cái đẹp, cái thật và ghét cái xấu, cái ác, đều hướng về chân - thiện - mỹ". Bài viết “Nhà thơ Hải Như – chuyện đạo và đời” của tác giả Phan Huỳnh góp một hình dung rõ hơn về quan niệm sống và viết này. (Tiếng thơ 05/7/2017)

Những vần thơ tri ân

Những vần thơ tri ân

Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2017

Lượt nghe: 1413

Tri ân những anh hùng liệt sỹ và người có công với đất nước với nhân dân là một chủ đề lớn,được tiếp nối tự nhiên qua từng thế hệ cầm bút. Sáng tác của các tác giả trưởng thành sau năm 1975 là một minh chứng đậm nét về điều này. Họ viết bằng cảm xúc trái tim, bằng lý trí và tinh thần trách nhiệm của ngườiu đang sống, đang được nhận bao an lành mà thế hệ trước đã đổ máu xương đem lại. (Tiếng thơ 19/7/2017)

Thơ và câu chuyện "thôi", "xao"

Thơ và câu chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2017

Lượt nghe: 1956

Trong bất cứ một lĩnh vực lao động nào, sự sáng tạo luôn được đề cao. Với lao động nghệ thuật, sáng tạo là một hành trình dài vừa hấp dẫn vừa khó nhọc. Đã có nhiều giai thoại nhà thơ phải lao tâm khổ tứ vì một chữ, dùng sao cho tinh xác, linh diệu, khiến đã hạ bút rồi thì ai đó tài đến mấy cũng khó thay nổi. Mặt khác, lại có những câu chuyện kể về những trường hợp nhầm lẫn mà lại đem đến cho thơ hiệu ứng tích cực ngoài mong đợi của tác giả. Bài “Sự nhầm lẫn đáng khen” của nhà thơ Vân Long ghi lại nhiều câu chuyện ý nghĩa và thú vị đó.(Tiếng thơ 26/8/2017)

Nhà thơ Trúc Phương và trường ca "Mẹ, đất nước và lưu dân"

Nhà thơ Trúc Phương và trường ca

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2017

Lượt nghe: 2400

Trường ca “Mẹ, đất nước và lưu dân” của nhà thơ Trúc Phương được hoàn thành sau một quá trình lao động chữ nghĩa nhọc nhằn và cũng đầy hứng thú. Tác phẩm được nhận Giải ba Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công, nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ. Trường ca mang âm hưởng sử thi, là sự kết hợp hài hòa cảm hứng của cái tôi công dân với cái tôi cá nhân, khi nghĩ về những bước đi của đất nước, của dân tộc, những bước đi của chính cuộc đời mình. (Tiếng thơ 30/8/2017)

Trang thơ về mùa thu đất nước

Trang thơ về mùa thu đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2017

Lượt nghe: 3259

Trong bốn mùa của xứ Bắc, mùa thu luôn để lại những xúc cảm dịu dàng tinh tế. Mùa thu cũng là mùa bão. Vì thế, đó là mùa bình yên và cũng không bình yên, mùa đặc biệt mang gió heo may xoay vần lịch sử, để từ đó bao thế hệ người Việt Nam lại bắt đầu những hành trình mới, ngược xuôi theo chiều dài Tổ quốc, thực hiện sứ mạng mà lịch sử giao phó. Đứng trước mùa thu, cảm xúc thơ cứ ngân lên, mỗi cá nhân lại cảm nhận sâu sắc hơn mối dây liên hệ giữa mình và đất nước. (Tiếng thơ 02/9/2017)

Nối tiếp những vần thơ tri ân

Nối tiếp những vần thơ tri ân

Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2017

Lượt nghe: 1093

"Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ / Đáy sông còn đó bạn tôi nằm / Tan chợ chiều xuôi đò có vội / Xin đừng khuấy đục nước dòng trong"...Làm gì thì làm nhưng “Xin đừng khuấy đục nước dòng trong”. Những mái chèo hãy nhẹ, những bán mua hãy nhẹ. Dưới đáy sông bạn tôi đang nằm. Dưới đáy sông những người lính năm xưa đang nghỉ. Hãy để các anh yên nghỉ với sự yên tĩnh và thanh thản của tâm hồn. Hãy để những dòng sông đừng bị vẩn đục vì bất cứ lý do gì. Dẫu hòa bình hôm nay là rất đẹp. (Trích "Những vần thơ tri ân" của nhà thơ Nguyễn Trác - Tiếng thơ 29/7/2017)

Nhà thơ Võ Quê - một mảnh hồn của Huế

Nhà thơ Võ Quê - một mảnh hồn của Huế

Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2017

Lượt nghe: 1892

Sinh trưởng, học tập và làm việc ở Huế, nhà thơ Võ Quê có lẽ là người may mắn khi gắn bó với không gian văn hóa này trọn cuộc đời. Từ thời trai trẻ hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên đến những ngày tháng ở Côn Đảo hay trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau sau này, ông vẫn giữ nguyên vẹn một tấm tình nồng nhiệt đầy trách nhiệm với quê hương, mong muốn làm những điều thật ý nghĩa. Chính ông đã góp phần không nhỏ vào sự tồn tại của ca Huế, giữ cho ca Huế bản sắc riêng không pha trộn trong đời sống thị trường. Nhà thơ Võ Quê từng bộc bạch: "Cuộc sống và tác phẩm văn học là một. Nhà văn sống đẹp, sống tốt với đời, với người để mỗi trang văn, mỗi tứ thơ luôn lấp lánh hạnh phúc, ngợi ca sự hướng thiện”. (Tiếng thơ 02/8/2017)

Nhà thơ Võ Thanh An: Một giọng thơ Xứ Nghệ

Nhà thơ Võ Thanh An: Một giọng thơ Xứ Nghệ

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2017

Lượt nghe: 2155

Nhà thơ Võ Thanh An (tên khai sinh là Trần Quang Vinh) sinh năm 1942. Bút danh Võ Thanh An ghép từ ba chữ của quê ông: xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông viết không nhiều, luôn khắt khe với ngòi bút của mình và thường được nhắc đến với những nét tính cách đặc trưng Xứ Nghệ. Do tuổi cao bệnh nặng, nhà thơ Võ Thanh An đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Để nhớ đến ông, mục "Thơ tác giả tự đọc” gửi tới các bạn một chùm thơ qua giọng đọc của chính tác giả (Băng lưu trữ trong kho tư liệu Đài Tiếng Nói Việt Nam). (Tiếng thơ 09/9/2017)

Nhà thơ Bùi Kim Anh thỏa hiệp với nỗi buồn

Nhà thơ Bùi Kim Anh thỏa hiệp với nỗi buồn

Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2017

Lượt nghe: 2191

“Hình như mùa đã lỡ” là tập thơ thứ mười của nhà thơ Bùi Kim Anh, Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Một tập thơ đầy đặn, tự nhiên trong thi tứ và giản dị, uyển chuyển trong lối viết. “Hình như mùa đã lỡ” là tiếng lòng của người phụ nữ coi thơ như một phần hơi thở, một phần của tồn tại cá nhân. Bà nhỏ nhẹ chia sẻ với chúng ta những câu chuyện, những nỗi niềm, những buông bỏ đời thường mà đa phần trong chúng ta đều nếm trải, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều hay ít.(Tiếng thơ 20/5/2017)

Thơm ngát một đời sen

Thơm ngát một đời sen

Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2017

Lượt nghe: 1806

Nhắc đến loài hoa phổ biến từ thành thị đến nông thôn, từ miền Bắc đến miền Nam, loài hoa bình dị trang nhã, ưa ánh nắng, ưa ấm áp thanh bình, thì có thể nghĩ ngay đến hoa sen vốn gắn bó với đời sống lao động, đời sống tình cảm – tâm linh của người dân nước ta. Hình tượng sen từ cuộc đời thường nhật đi vào ca dao dân ca, là nỗi nhớ khôn nguôi với người xa xứ. Ai trong chúng ta không một lần ở trong tâm trạng “Sen xa hồ sen khô hồ cạn / Lựu xa đào lựu ngả lựu nghiêng”, hoặc vấn vương hình ảnh “Nụ cười như thể hoa ngâu / Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”. (Tiếng thơ 24/5/2017)

Nhà thơ Anh Ngọc kể chuyện giao lưu thơ quốc tế trên đất Nhật

Nhà thơ Anh Ngọc kể chuyện giao lưu thơ quốc tế trên đất Nhật

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2017

Lượt nghe: 1539

Khi nhắc đến Việt Nam, nhắc đến thơ Việt, nhiều nhà thơ, học giả nước ngoài thường nhắc đến một từ khóa là “chiến tranh”. Thơ về chiến tranh cũng là nội dung được đề cập khá nhiều tại buổi “Giao lưu quốc tế với Việt Nam - 2017", do Hội nhà thơ Nhật Bản tổ chức vào đầu tháng tư này trên đất nước của họ. Cùng với các nhà thơ xứ sở hoa anh đào thì khách mời duy nhất là một đại diện của Hội Nhà văn Việt Nam – nhà thơ Anh Ngọc. Đây là một dịp để thơ Việt mở rộng mối quan hệ với các nước trong khu vực vốn có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. (Tiếng thơ 22/4/2017)

Nhà thơ Nga Epvtusenko trong kí ức nhà thơ Bằng Việt

Nhà thơ Nga Epvtusenko trong kí ức nhà thơ Bằng Việt

Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2017

Lượt nghe: 1751

Nhà thơ nổi tiếng người Nga Evghenhi Aleksandrovich Evtushenko sinh năm 1933 tại thị trấn Zima vùng Siberia, qua đời ngày 1.4 vừa qua tại Mỹ. 16 tuổi, ông bắt đầu sáng tác thơ, cho ra đời hơn 30 tập thơ, hai tiểu thuyết và một số tập phê bình lý luận văn học. Ông còn là nhà viết kịch, diễn viên và đạo diễn điện ảnh, nhưng thơ vẫn là đóng góp quan trọng nhất của ông. Ở nước ta, thơ Evtushenko được giới thiệu qua bản dịch của nhiều dịch giả, người dịch nhiều nhất và có bản dịch đến được với người đọc nhiều nhất là nhà thơ Bằng Việt, bởi những điểm tương đồng trong quan niệm thơ ca và cuộc sống với người bạn vong niên này... (Tiếng thơ 26/04/2017)

Những gương mặt thơ mới Hội Nhà văn Việt Nam

Những gương mặt thơ mới Hội Nhà văn Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2017

Lượt nghe: 1908

Chùm thơ mới thu thanh của các tác giả: Từ Quốc Hoài, Lê Đình Cánh, Ngô Thế Trường, Nguyễn Bảo Chân, Đỗ Nam Cao. Mỗi bài thơ một giọng điệu, tạo nên sự phong phú của sắc màu thanh âm. Bên cạnh đó, chương trình còn lắng lại với những chia sẻ về cuộc sống và sáng tác của các nhà thơ mới trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm nay. (Tiếng thơ 12/03/2017)

Nhà thơ Việt Phương - "Cỏ dọc đường trần kiên nhẫn sống"

Nhà thơ Việt Phương -

Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2017

Lượt nghe: 1949

Ở góc độ một công chức nhà nước, nhà thơ Việt Phương nổi bật với vai trò thư ký của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong nhiều năm. Ở góc độ thơ ca, ông tạo một dấu mốc riêng cho mình và cho thơ hiện đại với tập “Cửa mở”, xuất bản lần đầu năm 1970, sau đó được tái bản với số lượng hàng chục nghìn bản in. “Cửa mở” là hiện tượng thơ, sự kiện văn học – xã hội ở thời điểm đó, thể hiện một tư duy khác, một lối nghĩ khác, trân trọng quá khứ nhưng phản biện để hướng tới những giá trị mới phù hợp với bước đi thời đại. Nhiều câu thơ trong tập “Cửa mở” đến nay vẫn được nhắc đến như bằng chứng sinh động về tư duy mới mẻ, đa chiều của nhà thơ Việt Phương, trong bối cảnh đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và dồn sức cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. (Tiếng thơ 10/5/2017)

Thơ từ vùng lũ

Thơ từ vùng lũ

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2016

Lượt nghe: 1623

Chùm thơ từ vùng lũ của các tác giả: Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Ngọc Phú, Hoàng Gia Cương, Hoàng Bình Trọng. Bài viết về "Màu sắc trong thơ" của tác giả Huỳnh Văn Hoa. Những sáng tác mới của PGS.TS Trương Đăng Dung qua giọng đọc của chính tác giả. (Tiếng thơ 22/10/2016)

Nhà thơ Minh Giang và "Hơi ấm mùa đông năm ấy"

Nhà thơ Minh Giang và

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2017

Lượt nghe: 1761

Chùm thơ mới thu thanh của các tác giả: Trúc Thông, Minh Giang, Hương Sinh, Trần Kim Anh. Ghi chép "Dấu ấn Phạm Huy Thông" tổng hợp những tham luận nghiên cứu tại hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ. (Tiếng thơ 14/01/2017)

Thơ với mùa xuân tha phương

Thơ với mùa xuân tha phương

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2017

Lượt nghe: 2292

“Xa xứ”, “tha hương” đâu phải là câu chuyện riêng, bởi mấy ai được sống trọn vẹn, đủ đầy ở nơi mình sinh ra và lớn lên. Phần đông chúng ta đều có những thời điểm phải xa gia đình, học tập, làm việc, lập nghiệp và sinh sống ở một nơi khác. Từ điểm nhìn này, chuwong trình tiếng thơ “Với người xa xứ” như một sự kết nối tâm hồn giữa những người thân, giữa anh em bè bạn, để trong khoảng khắc chuyển giao năm cũ và năm mới này, chúng ta cùng hướng về nhau, cảm nhận tiếng lòng gần gũi trong nhau... (Tiếng thơ 27/01/2017)

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XV: Đã thực sự mới mẻ?

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XV: Đã thực sự mới mẻ?

Ngày phát hành 0:0 | 11/2/2017

Lượt nghe: 2898

Ngày Thơ Việt Nam năm nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có chủ đề “Đồng hành và sáng tạo cùng đất nước”. Không chia thành hai sân thơ (sân thơ truyền thống và sân thơ trẻ) như mọi năm, các hoạt động ngâm thơ, trình diễn thơ, thả thơ được diễn ra trên một sân khấu chính. Các hoạt động triển lãm, giao lưu, trưng bày thơ cũng được chú trọng ở những không gian khác nhau của Văn Miếu. BTV Vũ Hà và Anh Thư chuyển tới các bạn những điểm nhấn của Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XV. (Tiếng thơ 11/02/2017)

Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm và trang viết về đề tài chiến tranh cách mạng

Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm và trang viết về đề tài chiến tranh cách mạng

Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2017

Lượt nghe: 2113

Giải thưởng cao nhất của cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016 dành cho nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm ở Thanh Hóa. Chùm ba sáng tác của anh “Xin về nhận lại”, “Đối thoại ở rừng” và “Nhận hoa” thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với lịch sử với quá khứ đồng thời không quên nhắc nhở chính mình về lẽ sống sao cho xứng đáng với hy sinh của bao người đã ngã xuống, đã mất một phần xương máu cho quê hương đất nước. Thông điệp trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm không mới nhưng chân thành và day dứt. (Tiếng thơ 22/02/2017)

Nhà thơ Trúc Thông: "Một ngọn đèn xanh"

Nhà thơ Trúc Thông:

Ngày phát hành 0:0 | 24/2/2017

Lượt nghe: 1644

Nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2016 với hai tập thơ “Một ngọn đèn xanh” và “Ma-ra-tông” là tin vui rất có ý nghĩa đối với gia đình nhà thơ Trúc Thông cũng như với bạn bè đồng nghiệp yêu mến thơ ông, sự ghi nhận đối với cả hành trình miệt mài cùng thơ. Bài viết “Phút im lặng cùng người Ma-ra-tông với thơ” của nhà thơ, nhà báo Trần Vũ Long khắc họa phần nào chân dung tinh thần nhiều suy tư của ông... (Tiếng thơ 25/02/2017)

Thơ và nhan sắc

Thơ và nhan sắc

Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2017

Lượt nghe: 1883

Chùm thơ về nhan sắc và tình yêu của các tác giả: Bích Khê, Đỗ Minh Tuấn, Vương Trọng,Lê Minh Quốc Trò chuyện giữa biên tập viên chương trình với tác giả trẻ Ngô Thị Thanh Vân ở Gia Lai. Góc thơ dịch với chùm thơ của Marina Ivanovna Tsvetaeva. (Tiếng thơ 08/03/2017)

Nhà thơ Nguyễn Trác - kẻ lữ hành cô đơn

Nhà thơ Nguyễn Trác - kẻ lữ hành cô đơn

Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2017

Lượt nghe: 1690

“Chàng thư sinh lớn lên giữa lòng Hà Nội, đi qua chiến tranh và nhận ra trong mình một nhà thơ… Chất thơ của Nguyễn Trác là tiếng vang giữa những tương hợp nhẹ và tưởng như nhẹ của sự vật, thanh âm, sắc màu”…Gần 30 năm đã trôi qua, kể từ khi nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc viết lời giới thiệu này trên báo Nhân dân cuối tuần, đến nay thơ Nguyễn Trác vẫn giữ nét vẻ ban đầu ấy, và nếu có khác đi, thì là sự đằm chín hơn trong chiêm nghiệm, thoải mái hơn trong giọng điệu, rộng mở hơn trong trường liên tưởng. (Tiếng thơ 15/3/2017)

Dịch giả Nguyễn Quốc Hùng và tập thơ song ngữ "Nhớ - Remember"

Dịch giả Nguyễn Quốc Hùng và tập thơ song ngữ

Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2017

Lượt nghe: 1596

Nhiều năm làm công tác giảng dạy, nghiên cứu và dịch thuật tiếng Anh, mới đây, nhà giáo – dịch giả Nguyễn Quốc Hùng đã bổ sung thêm vào danh sách những tác phẩm đã xuất bản của mình một tập thơ song ngữ có tựa đề rất dễ chịu: "Nhớ - Remember". Tập thơ gồm 20 sáng tác của 12 nhà thơ nổi tiếng làm nên chủ nghĩa lãng mạn trong thơ Anh, khởi nguồn từ cuối thế kỉ 18. (Tiếng thơ 29/3/2017)

Tình cảm miền Trung thao thức trong thơ

Tình cảm miền Trung thao thức trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2016

Lượt nghe: 1746

Miền Trung – mảnh đất đầy nắng gió và đời sống lam lũ vất vả đã đi vào trong sáng tác thơ bằng những gương mặt đời sống vô cùng sinh động. Mỗi nhà thơ sinh ra ở quê hương miền Trung tìm thấy những nét đáng yêu của quê nhà để rồi nâng niu, trân trọng. Đó chính là máu thịt và hơi thở đã gắn bó tình người hòa quyện sâu đậm cùng tình đất thân thương, như các nhà thơ Hoàng Trần Cương, Hữu Loan, Hoàng Cát, Khuất Bình Nguyên và Nguyễn Thanh Kim. Trao đổi với nhà thơ Trần Quang Quý về nét đồng quê trong thơ hiện đại. (Tiếng thơ 10/7/2016)

Thơ Hoàng Hữu - Nửa vầng trăng vẫn sáng

Thơ Hoàng Hữu - Nửa vầng trăng vẫn sáng

Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2016

Lượt nghe: 2549

Dẫu biết mình chỉ có nửa vầng trăng, song thi sỹ ấy luôn khát khao về một vầng trăng tròn đầy, viên mãn. Trăng cũng là hình tượng trở đi trở lại trong thế giới thơ ca của Hoàng Hữu. Hiểu như thế sẽ nhận ra “Hai nửa vầng trăng” không chỉ là một bài thơ tình mà còn chứa đựng trăn trở nghệ thuật của một nhà thơ khao khát tới được “Bến bờ anh tim dội sóng đến vô cùng”. (Tiếng thơ 13/7/2016)

Tình yêu biển đảo Tổ quốc trong thơ

Tình yêu biển đảo Tổ quốc trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2016

Lượt nghe: 1588

Những vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc ta luôn gợi nên tình cảm sâu sắc tận đáy lòng của mỗi người dân Việt Nam. Với mỗi nhà thơ, cảm xúc về biển trời Tổ quốc chạm đến trái tim nhạy cảm, nồng nàn của họ để viết nên những bài thơ hay nhất. Hình ảnh những người lính hải quân, những ngư dân luôn bám biển để khẳng định chủ quyền thiêng của Tổ quốc là những hình tượng đẹp trong thơ. Các bạn đến với xúc cảm thơ về vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc qua sáng tác của các nhà thơ: Nguyễn Trọng Tạo, Thy Hoàng, Huệ Triệu và Đỗ Phú Nhuận. Sau đó là chân dung nhà thơ Triệu Từ Truyền gắn bó với thơ ca.(Tiếng thơ 24/7/2016)

Nhà thơ Dương Kỳ Anh và chuyện "Người đi tìm phần mộ em trai mình"

Nhà thơ Dương Kỳ Anh và chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2016

Lượt nghe: 814

Chiến tranh đã qua đi, biết bao gia đình được đoàn tụ, cũng không ít gia đình vẫn lặn lội tìm kiếm, hy vọng gặp được một phần thân thể, hoặc chỉ là một nắm đất nơi con em mình hy sinh. Trong số những gia đình ấy có gia đình nhà thơ Dương Kỳ Anh. Bản thân ông đã thực hiện nhiều chuyến đi tìm mộ em trai. Những chuyến đi có thực và cả những chuyến đi trong tâm tưởng này được ông tâm sự trong bài thơ “Người đi tìm phần mộ em trai mình”. (Tiếng thơ 27/7/2016)

Thơ viết trong mùa bão

Thơ viết trong mùa bão

Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2016

Lượt nghe: 1738

Thơ viết trong mùa bão của các tác giả: Đỗ Vinh, Nguyễn Bích Phụng, Nguyễn Bùi Vợi, Trần Hữu Dũng Nhà thơ xứ Huế Hồ Đăng Thanh Ngọc chia sẻ về những trải nghiệm đối với thơ tân hình thức Chùm thơ nước ngoài qua bản dịch của nhà thơ Bằng Việt. (Tiếng thơ 10/8/2016)

Thơ ca viết về Tổ quốc

Thơ ca viết về Tổ quốc

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2016

Lượt nghe: 2304

Trên bản đồ địa lý, nước ta mang hình chữ S, trải dài từ Bắc xuống Nam, lưng tựa núi, hướng nhìn ra biển Đông. Dáng hình đất nước đi vào thơ ca với nhiều cách gọi khác nhau: “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu” (Tạ Hữu Yên), “Tổ quốc tôi như một con tầu” (Xuân Diệu), “Đất nước hình chim câu” (Trần Quang Đạo), "Đất nước những cánh cung" (Chung Tiến Lực)… Mỗi hình dung đều gửi gắm tình cảm và khát vọng của người viết nghĩ suy về đất nước. (Tiếng thơ 03/9/2016)

Trang thơ của các nhà thơ Đài Tiếng nói Việt Nam

Trang thơ của các nhà thơ Đài Tiếng nói Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2016

Lượt nghe: 4780

Gắn bó với những chương trình như "Đọc truyện đêm khuya", "Tiếng thơ", "Văn nghệ", để lại nhiều dấu ấn đối với đồng nghiệp thế hệ sau nhưng lại rất kiệm lời khi nói về mình – đó dường như là đặc điểm chung của các nhà thơ từng làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Cũng với sự lặng lẽ và kiên nhẫn ấy, họ làm thơ, dùng thơ để bộc lộ nỗi niềm riêng tư với cuộc đời, dùng thơ để thỏa mãn cá tính sáng tạo. (Tiếng thơ 07/9/2016)

Những vần thơ gửi lại

Những vần thơ gửi lại

Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2016

Lượt nghe: 1734

Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật là giải thưởng cao quý, khẳng định giá trị của các tác phẩm cùng đóng góp của văn nghệ sỹ gắn bó với từng chặng đường đất nước. Trong những tác giả được tôn vinh ở lần trao giải thứ V này, nhiều người đã qua đời, song sáng tác của họ vẫn còn đó, tươi xanh. (Tiếng thơ 21/9/2016)

Những gương mặt thơ trẻ

Những gương mặt thơ trẻ

Ngày phát hành 0:0 | 26/9/2016

Lượt nghe: 1697

Đã thành thông lệ, sau năm năm, nhiều cây viết trên cả nước lại gặp nhau tại Hội nghị những người viết văn trẻ do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Nhân dịp này, chúng tôi giới thiệu một số gương mặt thơ trẻ cùng các sáng tác do họ thể hiện. (Tiếng thơ 28/9/2016)

Những tiếng nói từ thơ trẻ

Những tiếng nói từ thơ trẻ

Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2016

Lượt nghe: 1481

Cố gắng chọn một góc quan sát khác, một lối diễn đạt khác để câu thơ không rơi vào nhịp điệu quen thuộc, hình ảnh thơ gợi mở đa chiều giác quan hơn, đây là điều thường thấy trong sáng tác của các tác giả trẻ. Dù vẫn thiếu một nhịp nội tâm mạnh mẽ, thiếu những trăn trở ở tầm cao hơn về tư tưởng, những day dứt về lẽ sống lẽ tồn tại, nhưng những nỗ lực của các tác giả trẻ là điều cần ghi nhận. (Tiếng thơ 05/10/2016)

Nhà thơ Trần Kim Anh: Viết để tri ân cuộc đời

Nhà thơ Trần Kim Anh: Viết để tri ân cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2016

Lượt nghe: 1943

Yêu thơ, gắn bó với thơ từ những năm tháng dạy học tại quê mẹ Hà Tĩnh, đến tận bây giờ, khi đã đi qua chặng đường tươi trẻ nhất, nhà thơ Trần Kim Anh vẫn luôn coi thơ như một người bạn, một người thân và cũng là người thầy của chính mình. Viết không chỉ là nhu cầu bộc lộ cá nhân mà viết còn là cách để bà trả ơn cuộc đời, trả ơn những người đã cưu mang mình, đã giúp bà nhận ra bao điều tốt đẹp ngầm ẩn trong dòng mưu sinh vội vã. Nhân dịp tập thơ “Chuyện của rêu” của nhà thơ Trần Kim Anh mới xuất bản, BTV Anh Thư đã có cuộc trò chuyện với bà về những chuyến đi và viết tại vùng than Quảng Ninh. (Tiếng thơ 19/10/2016)

Thơ của cựu sinh viên khoa Ngữ Văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)

Thơ của cựu sinh viên khoa Ngữ Văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)

Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2016

Lượt nghe: 2550

“Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp” là một thương hiệu bền vững, ẩn chứa niềm tự hào của bao thế hệ từng học tập, trưởng thành từ nơi đây. Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo được đào tạo ở khoa đã vào chiến trường, dâng hiến tuổi trẻ cho lý tưởng, cho khát vọng độc lập thống nhất đất nước. Trong không khí kỷ niệm 60 năm truyền thống khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-2016), Tiếng thơ trân trọng giới thiệu sáng tác của một số nhà thơ - cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, thay lời tri ân đối với những đóng góp của một địa chỉ đào tạo đại học uy tín. (Tiếng thơ 16/11/2016)

Trang thơ của các nhà giáo

Trang thơ của các nhà giáo

Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2016

Lượt nghe: 1986

Có duyên với nghề dạy học, nhiều thầy cô giáo cũng nhận được chữ duyên từ thơ, bởi thơ tiếp cho họ thêm động lực, cảm hứng, vừa nối dài những suy tư đôi khi khó tỏ bày. Chương trình tiếng thơ giới thiệu sáng tác của các nhà thơ - nhà giáo: Đặng Nguyệt Anh, Mai Văn Hoan, Trần Ngọc Hưởng, Lê Đức Đồng,Anh Tuyết, Trần Văn Lợi. (Tiếng thơ 20/11/2016)

Những không gian tình yêu trong thơ

Những không gian tình yêu trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 24/11/2016

Lượt nghe: 2002

Một trong những sứ mạng của thơ ca là ca ngợi tình yêu, một trong những niềm rung cảm tuyệt vời vô tận của người làm thơ là viết về tình yêu, khai thác những cung bậc, nỗi niềm, cùng bao mối liên quan ràng buộc. Ở góc độ hẹp, nếu ví mỗi bài thơ như một tấm ảnh, thì trong tấm ảnh đó hiển hiện một không gian mang dấu ấn tâm trạng gắn với từng khoảnh khắc của hai người yêu nhau... (Tiếng thơ 23/11/2016)

Thơ từ "Nóc nhà Tổ quốc"

Thơ từ

Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2016

Lượt nghe: 1761

Tiếng thơ mở đầu bằng chùm thơ của các tác giả: Đỗ Trung Lai, Đỗ Xuân Thu, Nguyễn Vũ Quỳnh, Nguyễn Khánh Toàn, Kai Hoàng, Hà Linh. Tiếp đó là ghi nhận về hội thảo “Tú Xương với thơ đường luật Việt Nam”. (Tiếng thơ 03/12/2016)

Những gương mặt thơ kháng chiến

Những gương mặt thơ kháng chiến

Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2016

Lượt nghe: 1685

Nói theo ngôn từ thơ Xuân Diệu, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem tới “nguồn thơ mới”, nhưng phải đến khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các nhà thơ bước vào thực tế thời chiến, cùng tản cư, cùng thâm nhập đời sống của nhân dân, của chiến sỹ, và đặc biệt, hình thành một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong sắc xanh áo lính, thì lúc đó tiếng thơ mới thực sự mới mẻ, vừa bắt nguồn từ cuộc sống, vừa bay cao hơn cuộc sống. (Tiếng thơ 14/12/2016)

Thơ trên những bước đường kháng chiến

Thơ trên những bước đường kháng chiến

Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2016

Lượt nghe: 1912

Trong kháng chiến, thơ vừa là nơi kí thác tâm sự, vừa động viên tinh thần người ở hậu phương và người ngoài mặt trận. Trong thời bình, thơ có điều kiện để nhìn lại, ngẫm lại và nới dài những suy tư mà trước kia chưa thể hoặc chưa có điều kiện tỏ bày. Dù vậy, thơ viết trong hay sau kháng chiến vẫn luôn có điểm gặp gỡ, ấy là niềm tự hào, là tình yêu đối với Tổ quốc, nhân dân – cội nguồn của sức mạnh, của giá trị dân tộc. (Tiếng thơ 25/12/2016)

Quê hương da diết trong thơ

Quê hương da diết trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2015

Lượt nghe: 1071

Làng quê thanh bình da diết với hình ảnh người mẹ hiền tần tảo sớm khuya, dòng sông, con đò thao thiết và ký ức thuở hoa niên...cứ lặng thầm sống dậy. Tâm bút tác giả thơ Nguyễn Đăng Tiến trải lòng qua mỗi chặng đường.(Tiếng thơ 26,27/7).

Từ Quốc Hoài - những khoảng lặng cùng thơ

Từ Quốc Hoài - những khoảng lặng cùng thơ

Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2015

Lượt nghe: 1032

Những suy tư chiêm nghiệm về thời gian qua sáng tác của các tác giả Duy Phí, Đông Trình, Nguyễn Khắc Kình, Trương Đăng Dung. Không gian sống và không gian thơ qua từng chặng thời gian sẽ được nhà thơ Từ Quốc Hoài chia sẻ như thế nào với Tiếng thơ. Tiếng nói bên trong của nhà thơ Mê-hi-cô Octavio Paz qua chùm thơ dịch. (Tiếng thơ 30/07)

Nơi lưu giữ tình yêu thơ ca

Nơi lưu giữ tình yêu thơ ca

Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2015

Lượt nghe: 1399

Chùm thơ về lễ hội xuân miền Bắc. Ghi chép "Nơi lưu giữ tình yêu thơ ca". Góc thơ dịch giới thiệu hai bài thơ vui dân gian thế giới qua bản dịch của dịch giả Thái Bá Tân.

Miền nhớ miền thơ Trương Hữu Lợi

Miền nhớ miền thơ Trương Hữu Lợi

Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2015

Lượt nghe: 937

Giản dị và lắng đọng là những vần thơ về cỏ. Ghi chép "Trương Hữu Lợi - Một miền nhớ một miền thơ" phần nào khắc họa chân dung tinh thần một nhà thơ luôn có ý thức tìm tòi cái riêng, cái khác trong thơ. Nỗi đau, sự khắc khoải và chịu đựng thấm đẫm trong những câu thơ của nữ sỹ Nga Marina Tsvetaeva.

Thơ từ một ngày thơ

Thơ từ một ngày thơ

Ngày phát hành 0:0 | 28/2/2016

Lượt nghe: 1477

Trong ngày thơ Việt Nam lần thứ 14 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám – Hà Nội, sân thơ trẻ mang màu sắc riêng, gọn gàng hơn, giản đơn hơn và do vậy cũng gần gũi hơn. Với chủ đề “Đường xuân”, các tác giả trẻ trực tiếp thể hiện tác phẩm trên nền nhạc violon như lời tâm sự, giãi bày về thế giới nội tâm, có khát khao, có ước vọng và ít nhiều bất lực. Đó cũng là một phần nội dung mà Tiếng thơ muốn gửi đến quý vị và các bạn!

Tâm tình các nhà thơ nữ

Tâm tình các nhà thơ nữ

Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2016

Lượt nghe: 1792

Thế giới tình yêu đầy sắc thái của Xuân Diệu qua tâm sự của nhà giáo Vũ Nho.Tâm tình về cuộc sống, tình yêu và ký ức khắc khoải vừa nhẹ nhàng vừa da diết qua những vần thơ của Phạm Thị Ngọc Liên, Trần Thị HUyền Trang,Nguyễn Lập Em,Hoàng Việt Hằng,Lý Thái Phương và Vũ Thị Huyền.(Tiếng thơ 7/03)

Những vần thơ viết về Bác Hồ

Những vần thơ viết về Bác Hồ

Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2015

Lượt nghe: 902

Cuộc đời thanh cao mà bình dị của Bác Hồ đã để lại trong lòng nhân dân ta nhiều niềm yêu mến và kính trọng sâu sắc. Nhiều nhà thơ VN và nước ngoài dành những vần thơ xúc động, chân thành ngợi ca Người...(Tiếng thơ phát 17+18/05)

Những vần thơ về Bác Hồ

Những vần thơ về Bác Hồ

Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2015

Lượt nghe: 1491

Cuộc đời thanh cao mà bình dị của Bác Hồ đã để lại trong lòng nhân dân ta niềm yêu mến và kính trọng sâu sắc.Tưởng nhớ Bác qua những vần thơ xúc động của các nhà thơ Hải Như, Phạm Đức, Thanh Tùng, Nguyễn Thiên Sơn, Trần Hữu Thung và Trần Quang Hiển.(Tiếng thơ 17,18/5)

Những vần thơ nổi tiếng về Trường Sơn

Những vần thơ nổi tiếng về Trường Sơn

Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2015

Lượt nghe: 3305

Những bài thơ về Trường Sơn đi cùng năm tháng là chủ đề chính của chương trình tiếng thơ đêm nay; Tiết mục “Nhà thơ và tác phẩm”, nhà thơ Trương Đăng Dung bộc lộ những thao thức về thời gian qua thi phẩm “Anh không thấy thời gian trôi”; Góc thơ dịch giới thiệu chùm thơ của Koun-nhà thơ đương đại nổi tiếng của Hàn Quốc. (Tiếng thơ 21/05 và 28/05/2015)

Tiếng thơ về tình yêu biển đảo

Tiếng thơ về tình yêu biển đảo

Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015

Lượt nghe: 1672

Mỗi vùng biên đảo xa xôi của Tổ quốc Việt Nam đều sâu nặng tình yêu của quân và dân ta đang ngày đêm gìn giữ và bảo vệ chủ quyền đất nước. Mỗi nhà thơ, mỗi người dân luôn lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình qua từng con sóng biển. Xúc cảm thơ Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Ngọc Trạch, Anh Ngọc,Phan Thành Minh, Phạm Quang Thuận sâu đậm tình yêu ấy. (Tiếng thơ 24, 25/05)

Thiên nhiên-Nguồn cảm xúc của thơ ca

Thiên nhiên-Nguồn cảm xúc của thơ ca

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2015

Lượt nghe: 1216

Luôn luôn gắn bó thủy chung với con người, môi trường thiên nhiên là nguồn cảm xúc bất tận cho thi ca. Chia sẻ và nâng đỡ tâm hồn, bạn nghe có thể tìm thấy trong thơ Hữu Loan, Võ Quê, Từ Kế Tường, Nguyễn Linh Khiếu và Đoàn Min; cùng với đó là Hộp thư Tiếng thơ tháng 5/2015v (Tiếng thơ 31/5 và 1/6)

Mùa nắng trong thơ

Mùa nắng trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2015

Lượt nghe: 1179

Hình ảnh nắng với muôn màu cảm xúc trong thơ. Tình yêu biển đảo trong sáng tác thơ Trần Đăng Khoa. Và thơ tình Hen-ric Hai-nơ và On-ga Béc-gôn trong màu sắc mùa hạ. (Tiếng thơ 4 và 11/6)

Vẻ đẹp núi đá trong thơ

Vẻ đẹp núi đá trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2015

Lượt nghe: 1306

Những vùng núi đá bạt ngàn, hùng vĩ như bức phên dậu bảo vệ Tổ Quốc.Vẻ đẹp của núi đá đi vào cảm xúc thơ thật sâu lắng mà mãnh liệt.Các nhà thơ Hoàng Cát, Lò Ngân Sủn, Nguyễn Chí Hoan, Lương Sơn, Cầm Giang và Ngô Trầm Tư bày tỏ xúc động về núi đá trong thơ. Nhà thơ Thụy Anh chia sẻ kỷ niệm về nước Nga.(Tiếng thơ 7,8/6).

Tiếng thơ: Tình yêu đồng đất phương Nam

Tiếng thơ: Tình yêu đồng đất phương Nam

Ngày phát hành 0:0 | 15/6/2015

Lượt nghe: 1435

Mảnh đất Phương Nam tươi ròng sự sống hôm nay là kết tinh của mồ hôi, công sức và tâm huyết của cha ông xưa với khát vọng mở mang bò cõi.Chân dung miền đất hiện hữu trong tình yêu và sự gắn bó của mỗi người hôm nay.Thơ Trúc Chi, Lê Thanh Xuân, Hữu Nhân, Nguyễn Giang San,Trần Thị Thắng và Lê Thị Xuân Hương; Nhà thơ In-ra-sa-ra băn khoăn về đầu tư cho thơ dân tộc thiểu số(Tiếng thơ 14+15/06)

Nhà thơ Thạch Quỳ: Ông già nghễnh ngãng

Nhà thơ Thạch Quỳ: Ông già nghễnh ngãng

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2015

Lượt nghe: 1325

Không gian tình yêu của các cặp đôi thi sỹ Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lâm Thị Mỹ Dạ, Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh.Quan niệm về sáng tạo thơ ca của nhà thơ Thạch Quỳ thể hiện qua thi phẩm "Ông già nghễnh ngãng". Chùm thơ dịch về tình yêu và tuổi trẻ... (Tiếng thơ 18 và 25/06/2015)

bổ sung file âm thanh tiếng thơ 18+25.06.2015

bổ sung file âm thanh tiếng thơ 18+25.06.2015

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2015

Lượt nghe: 1865

Thơ về Tình cảm gia đình

Thơ về Tình cảm gia đình

Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2015

Lượt nghe: 1902

Tình cảm gia đình, tình cảm cha mẹ, con cái luôn luôn là điểm tựa cho mỗi người trên bước đường đời.Lời ru ngọt ngào, bát nước chè xanh, lời chào thân thiết... mang vẻ đẹp giản dị trong thơ Tôn Nữ Ngọc Hoa, Phạm Văn Nam, Võ Thị Hồng Tơ, Chu Ngọc Phan và Nguyễn Hòa Bình. Bài thơ "Nơi có mẹ" của Tô Thi Vân đầy day dứt, cảm động.(Tiếng thơ 28,29/6)

Tập thơ "Tổ quốc gọi tên mình" và tâm sự của tác giả

Tập thơ

Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2015

Lượt nghe: 1265

Mỗi trái tim tuổi trẻ với tình yêu sâu lắng và sôi nổi về đất nước, con người; mỗi màu cờ, sắc áo nơi rừng sâu, biển xa đều thấm cảm sức trẻ nhiệt tình đối với Tổ Quốc-thơ Hoàng Quý, Mã Văn Tính, Hà Đình Cẩn, Trần Thịnh, Trần Đỗ Liêm, Phan Thành Minh. Tâm sự của tác giả Nguyễn Phan Quế Mai về tập thơ "Tổ quốc gọi tên mình".(Tiếng thơ 12-13/07)

Nhà thơ Đặng Hấn "Nghĩ về viên phấn"

Nhà thơ Đặng Hấn

Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2016

Lượt nghe: 1499

Chương trình "Tiếng thơ" giới thiệu chùm thơ với chủ đề “Phù sa” của nhiều tác giả.Chuyên mục “Nhà thơ và tác phẩm”: chia sẻ của nhà thơ Đặng Hấn về thơ ca và nghề giáo qua sáng tác “Nghĩ về viên phấn”. Góc thơ dịch giới thiệu chùm thơ của nhà thơ Mỹ Henry Longfellow.(Tiếng thơ 13/4/2016)

Thơ ca về miền Đất Tổ

Thơ ca về miền Đất Tổ

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2016

Lượt nghe: 1358

Có một dòng chảy thi ca về miền Đất Tổ, nơi cội nguồn của con Lạc cháu Hồng. Cảm hứng về miền truyền thuyết được khởi phát từ trái tim của những lớp cháu con thành kính hướng lòng mình về miền Đất Tổ để tìm ở đó sức mạnh và niềm tin đối với tương lai đất nước. Mỗi bài thơ, mỗi dòng thơ mang niềm tự hào và chiêm nghiệm về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Hình ảnh Tổ quốc Việt Nam trong thơ tiếp nối mạch nguồn thiêng liêng ấy.(Tiếng thơ 23;24/04)

Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh: Hành trình qua những trang thơ

Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh: Hành trình qua những trang thơ

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016

Lượt nghe: 1588

Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh – nơi hơn 40 năm trước là điểm hẹn lịch sử tượng trưng cho khát vọng độc lập thống nhất của toàn dân tộc. Không chỉ có hiện tại, tương lai, thành phố còn mang trong mình trầm tích quá khứ,những nét đẹp thuần phác của tâm hồn Việt bao đời.(Tiếng thơ 20/4/2016)

Những cung bậc tình yêu trong thơ

Những cung bậc tình yêu trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2016

Lượt nghe: 1871

Tình yêu lứa đôi là tình cảm đặc biệt nhất của con người. Biết bao nhà thơ từng thảng thốt, bâng khuâng đến ngơ ngẩn với thơ tình. "Thêm một đêm trăng tròn. Lại thấy mình đang khuyết" - các bạn sẽ gặp tình cảm nồng nàn,đằm thắm trong thơ Trần Hòa Bình, Hồng Thanh Quang, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Minh Quốc và Trần Thị Hiền. Chân dung tác giả Hàm Anh với thơ tình yêu qua hai tập "Màu tự nhiên"; "Gọi tháng Ba".(Tiếng thơ 28/3/2016)

Thơ Tagore: Ở nơi tinh thần không vương sợ hãi

Thơ Tagore: Ở nơi tinh thần không vương sợ hãi

Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2016

Lượt nghe: 1177

Là nhà thơ đầu tiên của châu Á được trao giải Nobel văn học vào năm 1913, cho đến tận bây giờ, Rabindranat Tagore vẫn có ảnh hưởng sâu sắc không chỉ trong cộng đồng Ấn Độ - quê hương ông mà với bạn đọc trên toàn thế giới – những người luôn hướng tới cái đẹp thánh thiện của đức tin, hướng tới một thế giới hòa bình, không phân chia sắc tộc màu da, không có chiến tranh, không hằn thù bạo lực. Chùm thơ Tagore cũnglà một phần của chương trình tiếng thơ này. (Tiếng thơ 24 và 31.03.2016)

Tình yêu quê hương đất nước qua hình ảnh thơ

Tình yêu quê hương đất nước qua hình ảnh thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2016

Lượt nghe: 3439

"Gió và tình yêu thổi trên nước tôi" thật dạt dào như lời thơ Lưu Quang Vũ - Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm lớn lao và thiêng liêng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Với thế mạnh ngôn từ và cảm xúc tự nhiên, chắt lọc, thơ ca về tình yêu quê hương, đất nước bao giờ cũng đạt tới độ ngân rung sâu sắc và có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Các nhà thơ Lưu Quang Vũ, Trần Vàng Sao, Trần Quang Quý và Phạm Văn Tình chia sẻ cảm xúc thơ về tình yêu đất nước. Trao đổi với nhà thơ Trịnh Bửu Hoài về thơ Đồng bằng sông Cửu Long.(Tiếng thơ 01/5/2016)

Chùm thơ lãng mạn Anh

Chùm thơ lãng mạn Anh

Ngày phát hành 0:0 | 9/6/2016

Lượt nghe: 1282

Thơ ca Anh nói chung, thơ lãng mạn Anh nói riêng có những đặc điểm về ngôn ngữ, nhịp điệu, đòi hỏi người dịch phải hiểu sâu sắc về nền văn hóa - văn học của đất nước này để có những bản dịch thành công. Đó cũng là điều mà dịch giả Nguyễn Quốc Hùng muốn chia sẻ. (Tiếng thơ 08/6/2016)

Tình yêu làng quê trong thơ

Tình yêu làng quê trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 13/6/2016

Lượt nghe: 2230

Mỗi người có một quê hương để đi về trong thương nhớ, mến yêu. Ký ức làng quê gắn với bao kỷ niệm vui buồn, ấm lạnh dễ khơi gợi cảm xúc thơ để chạm đến miền sâu thẳm của tâm hồn. Bao ân tình của quê hương đọng lại thật sâu lắng qua những hình ảnh gần gũi của dòng sông, cánh đồng, xóm mạc và bao lưu luyến tình người. Các nhà thơ Quang Huy, Kim Dũng, Trương Minh Phố bày tỏ tình yêu làng quê trong thơ. Nhà phê bình Vũ Nho chia sẻ đôi nét thơ tình Xuân Diệu. Hộp thư tiếng thơ tháng 4 + 5/2016. (Tiếng thơ 12/6/2016)

Những vần thơ theo chân Bác

Những vần thơ theo chân Bác

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2016

Lượt nghe: 1393

Thực hiện hành trình theo dấu chân Bác không đơn thuần là những chuyến đi mà còn được nhận về nguồn cảm hứng để từ đó nhân lên bao khát vọng - yêu thương - hoài bão. Dù thời gian có qua đi, dù ngày hôm nay khác với ngày hôm qua, nhưng những địa danh Người đã đến và ở lại vẫn luôn lưu giữ hơi ấm của Người. (Tiếng thơ 18/5/2016)

Hành trình thơ Lermontop ở Việt Nam

Hành trình thơ Lermontop ở Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2016

Lượt nghe: 1221

Chính thức bước lên thi đàn Nga vào ngày 10/2/1837, ngày “mặt trời thi ca Nga” Puskin bị bắn tử thương, Lermontop được giới sáng tác và phê bình thơ Nga đánh giá là người kế tục, “người có thể thay thế Puskin”. Thơ Lermontop được giới thiệu ở nước ta từ khá sớm, mà những bản tiếng Việt đầu tiên được dịch từ tiếng Pháp. Một trong những người yêu mến và chịu ảnh hưởng thơ Lermontop từ thời sinh viên, đó là nhà giáo ưu tú – dịch giả Vũ Thế Khôi. (Tiếng thơ 29/6/2016)

Thơ về những con đường của Tổ quốc

Thơ về những con đường của Tổ quốc

Ngày phát hành 0:0 | 11/8/2015

Lượt nghe: 1393

Những con đường, những cây cầu, những con tàu dẫn ta đi tới khắp mọi miền đất nước. Các tác giả Nguyễn Khoa Điềm, Phạm Trọng Thanh, Quang Dũng, Nguyễn Nghĩa Tư, Thy Sảnh và Lê Lâm với những vần thơ về giao thông gợi nhiều đồng cảm. Nhớ về quá khứ cũng là cách ta trân trọng và biết ơn nhiều kỷ niệm đẹp. (Tiếng thơ 9,10/8)

70 Mùa thu cách mạng trong thơ

70 Mùa thu cách mạng trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2015

Lượt nghe: 1136

Qua chặng đường đấu tranh gian khổ, hy sinh,70 năm qua, nhân dân Việt Nam đã biểu hiện phẩm chất cao đẹp,luôn trân trọng giá trị làm người.Cất cao tiếng thơ ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, các nhà thơ Nguyễn Đình Thi,Xuân Diệu, Tố Hữu,Chế Lan Viên,Huy Cận làm sống dậy không khí cách mạng.(Tiếng thơ 30/08)

Cảm xúc thơ "Tổ quốc ở Trường Sa"

Cảm xúc thơ

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2015

Lượt nghe: 2578

Tình yêu Tổ quốc luôn ấm nóng trong trái tim mỗi người dân Việt. Tổ quốc ở Trường Sa hiện hữu trong tiếng nói, tiếng cười của quân và dân đồng lòng canh giữ chủ quyền thiêng liêng. Cảm xúc các nhà thơ Hoàng Quý, Nguyễn Đăng Tiến, Tô Hằng Thanh, Bùi Văn Bồng. Bài "Thơ với cuộc đời" là tâm tình của Trầm Hương, Lệ Thu, Nguyễn Đình Phúc, Quang Hoài và Trần Tuấn Anh.(Tiếng thơ 6+7/9-VOV2)

Thơ về Tình thầy trò

Thơ về Tình thầy trò

Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2015

Lượt nghe: 1540

Đất nước ta có truyền thống coi trọng sự học và biết ơn các nhà giáo, các nhà văn hóa đã đem lại tri thức cho nhân dân.Mỹ tục này gợi nhiều cảm xúc sáng tạo cho các nhà thơ. Lời thơ tri ân nhà giáo của các tác giả Mai Văn Hoan, Nguyễn Khắc Thiệu, Nguyễn Lâm Cẩn, Hoàng Quý, Nguyễn Siêu Phàm (Tiếng thơ 14/09)

Tình mẹ và quê hương trong thơ

Tình mẹ và quê hương trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2015

Lượt nghe: 1488

Trong tình cảm mỗi con người bao giờ cũng lắng đọng tình yêu thương của mẹ gắn liền với hình bóng quê hương thân thương. Các nhà thơ Trương Nam Hương, Hà Phạm Phú, Đinh Văn Nhu, Phan Tùng, Nguyễn Hoa và Lê Bình với những vần thơ xúc động. (Tiếng thơ 20, 21/09)

Những món quà Thơ dành cho trẻ em

Những món quà Thơ dành cho trẻ em

Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2015

Lượt nghe: 1157

Mùa Trung thu lại đến với những niềm vui náo nức, những món quà xinh xắn cho trẻ em. Các nhà thơ Phạm Hồ, Nguyễn Việt Chiến, Nông Thị Ngọc Hòa, Nguyễn Đình Chiến, Vũ Từ Trang dành cho các em những vần thơ ấm nồng tình người, tình đời. (Tiếng thơ 27,28/09)

Thơ Rasul Gamzatov: Thông điệp về tình yêu và lòng nhân ái

Thơ Rasul Gamzatov: Thông điệp về tình yêu và lòng nhân ái

Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2015

Lượt nghe: 1427

Những bài thơ khởi nguồn của nhiều ca khúc đắm say. Hé lộ của nhà thơ Vũ Quần Phương về tâm tư một người nặng lòng với thơ ca và cuộc sống. Chùm thơ của Rasul Gamzatov cho thấy vẻ đẹp diệu kì của tình yêu và lòng nhân ái...

Thơ trẻ Hà Nôi - cần lắm một chữ duyên

Thơ trẻ Hà Nôi - cần lắm một chữ duyên

Ngày phát hành 0:0 | 14/10/2015

Lượt nghe: 1074

22 năm sau lần tổ chức đầu tiên, hội nghị những người viết văn trẻ Hà Nội lần thứ 2 có quy tụ được những gương mặt thơ sáng giá, nhiều tâm huyết dành cho nghệ thuật? Đó là một phần nội dung không thể bỏ qua trong 30 phút hấp dẫn của Tiếng thơ (Tiếng thơ 08+15/10/2015)

Khoảnh khắc Hà Nội trong thơ

Khoảnh khắc Hà Nội trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2015

Lượt nghe: 1416

Đã có biết bao bản nhạc, bài thơ đắm say tình yêu Hà Nội.Mỗi góc phố,mỗi con người, mỗi hàng cây, mái ngói lại hiện lên rưng rưng trong thơ Vũ Quần Phương, Nguyễn Đức Mậu,Văn Hiền,Trịnh Bửu Hoài,Nguyễn Ngọc Hưng mỗi độ thu về.Ấm nồng tình yêu Tây Nguyên trong tâm tình nhà thơ Thu Loan(Tiếng thơ 12;18/10)

Độc đáo thơ Bút Tre

Độc đáo thơ Bút Tre

Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2015

Lượt nghe: 1835

"Bút Tre ghi xuống thơ mình. Cho người cảm nghĩ, cho tình nông sâu"- Bút Tre đọng lại tình cảm trong lòng bạn bè, người nghe với những vần thơ dung dị, gần gũi. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Mai Liễu, Ngô Liêm Khoan, Nguyên Quân và Trần Thanh Phúc. (Tiếng thơ 25;26/10)

Kỷ niệm về những câu thơ Nga

Kỷ niệm về những câu thơ Nga

Ngày phát hành 0:0 | 4/11/2015

Lượt nghe: 2582

Văn hóa Nga, trong đó có văn học, đặc biệt là thơ ca ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Nhiều người làm thơ yêu thơ không thể phủ nhận, thậm chí biết ơn nền thơ ca đó, bởi họ đã được nhận về những giá trị nhân văn cao cả, từ đó làm mới mình, làm sâu sắc mình hơn...

Tiếng thơ - Tiếng bình yên

Tiếng thơ - Tiếng bình yên

Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2015

Lượt nghe: 1927

"Tuổi thơ tôi ở làng Bản Vền" - nhà thơ Lò Ngân Sủn luôn nhớ về ngôi làng thân thương ấy thay cho bao người cùng tâm trạng. Các tác giả Đinh Hội, Từ Kế Tường,Hoàng Vũ Thuật, Lâm Thị Mỹ Dạ bày tỏ ký ức êm đềm trong thơ. Tâm sự về thơ lục bát gắn với cuộc sống của nhà thơ Lệ Thu.(Tiếng thơ 1+2/11)

Thơ ca về chủ quyền biển đảo

Thơ ca về chủ quyền biển đảo

Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2015

Lượt nghe: 1771

Hằng tâm hướng về truyền thống giữ gìn biển đảo của Tổ Quốc, các nhà thơ luôn ý thức được trách nhiệm lớn lao của ngòi bút trong xúc cảm thể hiện tình yêu biển đảo. Đây là tâm sự chung của các tác giả Đặng Quang Vượng, Trần Quốc Minh, Nguyễn Thế Kiên, Phạm Trung Quyết và Nguyễn Đình Phúc. (Tiếng thơ 8+9/11)

Những câu thơ còn xanh

Những câu thơ còn xanh

Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2015

Lượt nghe: 1533

Với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã cùng các nhân vật của mình thực hiện chuyến hành trình không giới hạn về thời gian và không gian. Kể từ bản dịch sang tiếng Pháp lần đầu tiên vào năm 1884, đến nay Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 ngôn ngữ khác nhau, bản dịch mới nhất được in song ngữ Việt Nga vừa ra mắt gần đây. Kể từ thời đại của Nguyễn Du cho đến ngày nay, nhân loại đã trải qua nhiều cuộc bể dâu vẫn khôn nguôi khát vọng kiếm tìm và khẳng định những giá trị cao cả của con người, thuộc về con người, trong đó có tình yêu.

Thơ Rafael Alberti: Lưu vong và Tổ quốc

Thơ Rafael Alberti: Lưu vong và Tổ quốc

Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2015

Lượt nghe: 1201

Những gương mặt thơ mới lạ và quen là một phần của Tiếng thơ đêm nay. Chuyên mục “Nhà thơ và tác phẩm” ghi lại trải nghiệm về thời gian cùng những giấc mơ qua sáng tác của nhà thơ Trương Đăng Dung. Góc thơ dịch giới thiệu thơ Raphaen Anbecti. Mời các bạn cùng thưởng thức.

Thơ 2015: Giới hạn và chuyển động

Thơ 2015: Giới hạn và chuyển động

Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2015

Lượt nghe: 1431

Một phần của Tiếng thơ đêm nay là sáng tác của các nhà thơ đã và đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. “Thơ 2015 – chuyển động và giới hạn” cũng là nội dung của chuyên mục khách mời phòng thu, để cùng quý vị và các bạn nhìn lại phần nào dấu ấn một năm thơ. Góc thơ dịch góp tiếng cười vui với những bài thơ dân gian dành cho đôi lứa mùa uyên ương. (Tiếng thơ 24/12/2015)

Nét tinh nghịch trong thơ Bà chúa thơ Nôm

Nét tinh nghịch trong thơ Bà chúa thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2016

Lượt nghe: 2238

Những vần thơ hài hước, sâu cay của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương bao đời sau vẫn nhắc nhớ. Vẻ đẹp cuộc sống trong nỗi nhớ về miền Trung lam lũ, vất vả; nét đáng yêu của quê hương Kinh Bắc trên cao nguyên;dậu cúc tần dăng mắc sợi tơ hồng hay niềm thương mến: " Gió chiều nghiêng ngả tre ơi. Vì sao tóc bạc chẳng rời tóc xanh"...xao xuyến qua thơ Trần Thị Hiền,Tạ Bá Hương,Phan Văn Quang, Ngô Minh Bắc, Nguyễn Đại Nghĩa và Phí Công Hy.(Tiếng thơ 10/01/2016)

Câu thơ chiều cuối năm

Câu thơ chiều cuối năm

Ngày phát hành 0:0 | 18/1/2016

Lượt nghe: 1949

Năm Ất Mùi đang dần trôi về cuối cuộc hành trình. Những lát cắt tâm trạng ngày cuối năm cũng là một phần nội dung của tiếng thơ đêm nay. Chuyên mục nhà thơ và tác phẩm ghi lại dòng cảm xúc của tác giả Thiên Sơn về quê hương và mẹ. Góc thơ dịch giới thiệu sáng tác của nhà thơ Israel Nathan Yonathan. Mời các bạn cùng thưởng thức (Tiếng thơ 14+21.01.2016

Đảng trong những xúc cảm Thơ

Đảng trong những xúc cảm Thơ

Ngày phát hành 0:0 | 20/1/2016

Lượt nghe: 1728

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim"- tiếng thơ chân thành nồng cháy cất lên trong trái tim thi sĩ Tố Hữu khi bắt gặp ánh sáng lý tưởng của Đảng. 86 năm qua, Đảng đã thực sự đi vào cuộc sống nhân dân bằng sự khơi lên ngọn lửa đấu tranh giành độc lập dân tộc, bằng những giọt mồ hôi trên đồng ruộng, công trường, bằng niềm tin vượt qua đói nghèo, lạc hậu. Cảm xúc thơ sâu sắc về Đảng trong suy nghiệm của các nhà thơ Chế Lan Viên,Xuân Diệu, Huy Cận, Bảo Định Giang.b(Tiếng thơ 17,18/01/2016)

Thơ về những mùa xuân dấu ấn

Thơ về những mùa xuân dấu ấn

Ngày phát hành 0:0 | 7/2/2016

Lượt nghe: 1966

Một mùa xuân mới lại về - Mùa xuân theo sự tuần hoàn luân chuyển của đất trời - Mùa xuân trong khát vọng đi lên của một dân tộc. Ở thời khắc không thể lặp lại lần thứ hai này, mời các bạn cùng Tiếng thơ thực hiện hành trình trở về "Những mùa xuân dấu ấn” với biết bao đổi thay kì diệu, bất ngờ, mang tầm vóc thời đại mà dân tộc ta đã đi qua trong hành trình hơn 80 năm... (Tiếng thơ 21h00 đêm giao thừa Bính Thân)

Mênh mang tình Bác trong thơ Tết

Mênh mang tình Bác trong thơ Tết

Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2016

Lượt nghe: 1389

Sinh thời, vào thời khắc thiêng liêng đêm giao thừa chuẩn bị bước sang năm mới qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường gửi tới đồng bào và chiến sĩ cả nước những vần thơ chúc Tết, những vần thơ xuân. Đêm nay, giao thừa năm Bính Thân, nhóm biên tập viên Văn nghệ VOV2 mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe những bài thơ chúc Tết mang di huấn thiêng liêng của Bác Hồ muôn vàn kính yêu gửi tới nhân dân Việt Nam.

Không gian mùa xuân trong cảm xúc thơ

Không gian mùa xuân trong cảm xúc thơ

Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2016

Lượt nghe: 1682

Gần lắm trong tình cảm ấm áp ngày xuân là sự trân trọng biết ơn thiên nhiên, đất trời luôn vô tư dâng hiến vẻ đẹp tự nhiên tô thắm cho con người.Không gian mùa xuân trong trẻo trong thơ các tác giả Nguyễn Văn Hiếu,Trần Ngọc Hưởng,Chu Ngọc Phan và Hồ Đắc Thiếu Anh.Tâm sự mùa xuân của Pờ Sảo Mìn, Bùi Tuyết Mai,Hà Mạnh Phong.(Tiếng thơ 15/02)

Thơ Tân hình thức: Những lý giải thú vị.

Thơ Tân hình thức: Những lý giải thú vị.

Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014

Lượt nghe: 1002

Sáng tác của các nhà thơ Trần Nhật Lam, Nguyễn Đạo Tĩnh, Trần Quang Quý. Thơ Tân hình thức đôi điều cảm nhận. Góc thơ dịch

Cảm xúc thơ về quê hương đất nước

Cảm xúc thơ về quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014

Lượt nghe: 1488

Thơ về quê hương đất nước của các nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng, Trương Minh Phố, Trần Hòa Bình và Nguyễn Quang Hưng . “ Mãi thanh xuân những vần thơ chống Mỹ”- ghi chép thu thanh của phóng viên Văn nghệ về Hội thảo “ Thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Tây Nguyên trong thơ

Tây Nguyên trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015

Lượt nghe: 1911

Tiếng thơ đêm nay dành phần lớn thời lượng cho sáng tác về Tây Nguyên của các tác giả Lê Vĩnh Tài, Nguyễn Trọng Đồng, Đinh Thị Như Thúy và Văn Công Hùng. Góc thơ dịch giới thiệu chùm thơ đậm chất triết lý phương Đông của các nhà thơ Hàn Quốc: Kô-un; Kim Chi Ha và Hang Yong Un. Mỗi đất nước đều có những vẻ đẹp riêng, lấp lánh trong thơ ca. (Tiếng thơ 8+15/1/2015)

Mẹ và quê hương qua những bài thơ mới thu thanh

Mẹ và quê hương qua những bài thơ mới thu thanh

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015

Lượt nghe: 1708

Tình mẹ và quê hương là những chủ đề khơi gợi tình cảm sâu thẳm trong lòng mỗi người. Các bạn sẽ gặp tình cảm thiêng liêng trong thơ mới thu thanh của các tác giả: Nguyễn Quang Thiều, Tô Thi Vân, Đặng Thị Thanh Liễu và Nguyễn Thị Mai. Cảm xúc thơ về nước Nga trong tuyển thơ "Nối hai đầu thế kỷ". (Tiếng thơ 11+12/01/2015).

Thơ Việt 2014 có gì mới: Nhận định của nhà thơ Trần Quang Quý

Thơ Việt 2014 có gì mới: Nhận định của nhà thơ Trần Quang Quý

Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2015

Lượt nghe: 1193

Những khúc ca đêm là tiếng lòng thao thức của các nhà thơ Huy Cận, Ngân Vịnh, Phù Sa Lộc và Thi Hoàng. Năm qua, thơ Việt có gì đáng chú ý? Câu chuyện của nhà thơ Trần Quang Quý sẽ góp phần lý giải điều này. Chùm thơ đậm chất suy tưởng của nhà thơ Đức Gunter Grass sẽ cùng chúng ta khám phá đời sống nội tâm của con người hiện đại hôm nay. (Tiếng thơ 22+ 29/01/2015)

Suy tư đêm trong những vần thơ

Suy tư đêm trong những vần thơ

Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2015

Lượt nghe: 1353

Những khúc ca đêm là tiếng lòng thao thức của các nhà thơ Huy Cận, Ngân Vịnh, Phù Sa Lộc và Thi Hoàng. Năm qua, mặt bằng thơ Việt có gì đáng chú ý? Câu chuyện của nhà thơ Trần Quang Quý sẽ góp phần lý giải điều này. Chùm thơ đậm chất suy tưởng của nhà thơ Đức Gunter Grass sẽ cùng chúng ta khám phá đời sống nội tâm của con người hiện đại hôm nay. (Tiếng thơ 22+ 29/01/2015)

Thơ ngân dọc chiều dài đất nước

Thơ ngân dọc chiều dài đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 26/1/2015

Lượt nghe: 1245

Những con đường dẫn ta tới các miền quê đất nước. Biên cương Hà Giang, Tây Nguyên sâu nặng nghĩa tình hay miệt vườn Nam Bộ, rồi Đăckrông ào ào thác đổ...ngần ấy cảm xúc không thể nói hết bằng lời đã khúc xạ trong thơ Dương Danh Dũng, Trần Tuấn Anh, Tô Nhuần, Nguyễn Trọng Luân và Phan Văn Quang. Tâm sự thơ ca về quê hương của tác giả Đoàn Văn Thanh.(Tiếng thơ 25+26/01/2015)

"Đảng là lúa chín mùa no": Hình tượng Đảng trong thơ hiện đại

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015

Lượt nghe: 1435

"Đảng là lúa chín mùa no, Đồng quê bay bổng cánh cò ca dao. Đảng là điện sáng vùng cao Mái trường ngói đỏ, vuông ao quanh nhà" Hình tượng Đảng trong thơ hiện đại. Tình yêu biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc qua thơ Trịnh Công Lộc, Huệ Triệu, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Ngọc Hưng và Quang Hoài. (Tiếng thơ 01+02/02/2015).

Vẻ đẹp vùng cao miền núi qua thơ

Vẻ đẹp vùng cao miền núi qua thơ

Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2015

Lượt nghe: 1099

Những giá trị của văn hóa và tình cảm cùng vẻ đẹp vùng cao miền núi đang lan tỏa trong thơ Vương Anh, Phạm Huyền Minh, Trần Anh Trang, Nguyễn Quang Hưng và Trần Hữu Tòng. Trò chuyện với nhà thơ Quang Hoài về cảm xúc thơ biển đảo (Tiếng thơ 8+9/2)

Hoàng Nhuận Cầm và ký ức về hai người bạn thơ liệt sỹ

Hoàng Nhuận Cầm và ký ức về hai người bạn thơ liệt sỹ

Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015

Lượt nghe: 1475

Mùa xuân mới đang về trên mỗi vùng quê với bao nét đẹp văn hóa và tình người ấm áp. Mùa xuân và Tết trong tình thơ chan chứa của các nhà thơ Đỗ Trung Lai, Tân Quảng, Phạm Đình Ân, Chu Ngọc Phan, Vũ Quần Phương và Bùi Ngọc Phúc. Ký ức của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm về hai người bạn thơ, hai đồng đội Vũ Đình Văn và Nguyễn Văn Thạc (Tiếng thơ 15+16/02)

Mùa xuân trên những miền thơ

Mùa xuân trên những miền thơ

Ngày phát hành 0:0 | 3/3/2015

Lượt nghe: 1138

Xuân về miền biên viễn Mường Nhé xa xôi vẫn ấm lòng người, Trường Sa đón mùa xuân mới, một mùa xuân xanh đầy hy vọng bên ruộng lúa hay sắc tranh Đông Hồ tươi tắn chất đời...trong thơ Đoàn Thị Ký, Khuê Việt Trường, Duy Đắc, Mã Văn Tính, Chung Tiến Lực, Trần Hòa Bình.(Tiếng thơ 1/3/2015).

Lắng trong hồn thơ Việt Nam và thế giới

Lắng trong hồn thơ Việt Nam và thế giới

Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2015

Lượt nghe: 1138

Không khí thơ ca vừa đậm chất Á Đông vừa mang ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật ngôn ngữ phong phú, giàu bản sắc-Đêm giao lưu thơ "Châu Á-Thái Bình Dương" lần thứ 2 tại Nhà hát lớn-Hà Nội (Tiếng thơ 8/3/2015)

Nhà thơ Trần Quang Quý: Thơ ca và nỗi ám ảnh đất đai

Nhà thơ Trần Quang Quý: Thơ ca và nỗi ám ảnh đất đai

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2015

Lượt nghe: 1045

Những vần thơ da diết lưu lại khoảnh khắc đặc biệt của một ngày cuối tháng tư. Nhà thơ Trần Quang Quý-người tự nhận mình "lớn lên từ đất" sẽ nói điều gì về những ám ảnh của đất trong thơ mình? Chùm thơ Tomas Transtromer giúp chúng ta hình dung phần nào về thế giới thơ của một nhà thơ Thụy Điển-chủ nhân giải thưởng Nobel văn chương danh giá năm 2011 (Tiếng thơ 9/4/2015)

Thơ về tình mẹ cha

Thơ về tình mẹ cha

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2015

Lượt nghe: 3632

Tình cha mẹ là tình cảm gần gũi mà thiêng liêng của mỗi một con người. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật uyển chuyển, giàu hình tượng, thơ ca đã khắc họa tình cảm cao quý và lay động bao trái tim đồng điệu...(Tiếng thơ 12+13/04)

Thơ mừng ngày giải phóng

Thơ mừng ngày giải phóng

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2015

Lượt nghe: 1682

Niềm vui ngày thống nhất đất nước vỡ òa trong cảm xúc các nhà thơ Bùi Việt Phương, Đinh Thị Thu Vân, Trúc Chi và Nguyễn Trọng Tín. Nhà thơ Nguyễn Đình Phúc bày tỏ nỗi xúc động qua thơ về biển đảo Tổ Quốc gắn liền với truyền thống văn hóa dân gian Đất Tổ.(Tiếng thơ 19,20/04)

Tiếng thơ ngân dọc miền lịch sử

 Tiếng thơ ngân dọc miền lịch sử

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2015

Lượt nghe: 1256

Những địa danh lịch sử gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua thơ. Góc nhìn của các nhà thơ chống Mỹ về một thời để nhớ. Một Việt Nam nhẫn nại và cao khiết trong thơ của cựu binh Mỹ Kevin Bowen...(Tiếng thơ 23+30/4)

Tình yêu người thơ Nam Bộ

Tình yêu người thơ Nam Bộ

Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2015

Lượt nghe: 1086

Tình yêu quê hương miền Nam da diết trong lòng các nhà thơ cầm súng đánh giăc như Lê Anh Xuân, Nguyễn Bá, Chim Trắng và Văn Lê. Những năm tháng sống và viết ở Củ Chi, ở miền Nam luôn sống dậy trong ký ức Hà Phương, Lê Điệp, Trần Thị Thắng, Hoài Vũ, Giang Nam...( Tiếng thơ 26,27/4)

Cây bưởi đào thơm thảo

Cây bưởi đào thơm thảo

Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2020

Lượt nghe: 476

Vì tranh chấp với em, người anh tham lam ích kỷ cuối cùng đã bỏ đi biệt xứ không dám quay về làng nữa. Người em với đức tính ngay thẳng, sống có tình có lý được dân làng yêu quý. Cây bưởi đào mà người cha tặng đã được người em tốt bụng nhân giống khắp nơi để dân làng cùng trồng và thưởng thức thứ quả thơm ngon... (Kể chuyện và hát ru 13/01/2020)

Những câu thơ trong veo màu nắng

Những câu thơ trong veo màu nắng

Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2019

Lượt nghe: 418

Đó là những câu thơ trong bài “Nắng mùa Đông” của tác giả Thúc Hà. Cả khu vườn tràn ngập nắng ấm áp, xua tan giá lạnh mùa đông. Không chỉ ở bài thơ này, khung cảnh bình yên ấm áp còn đi cùng các tác phẩm khác, như truyện ngắn có cái tên dễ thương "Nồi khoai mới" của tác giả Hồ Huy Sơn... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 24/12/2019)

"Gõ cửa nhà trời" - Nhà thơ nhà báo Bảo Ngọc mở cánh cửa tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2020

Lượt nghe: 931

“Gõ cửa nhà trời” là nhan đề tập thơ viết cho thiếu nhi của nhà thơ nhà báo Bảo Ngọc - hiện công tác tại báo Thiếu niên Tiền phong. Qua từng phần: Sương trời trong veo - Đồng dao ngày mới - Kể chuyện đồng quê, tác giả đã thực hiện một cuộc đồng hành cùng tuổi thơ ngao du khắp thế gian... (Văn nghệ thiếu nhi 02/01/2020)

Nhà giáo Đào Quốc Vịnh vẽ ước mơ thiếu nhi qua thơ

Nhà giáo Đào Quốc Vịnh vẽ ước mơ thiếu nhi qua thơ

Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2019

Lượt nghe: 891

Những tập thơ thiếu nhi do chính các thầy cô giáo viết về học trò của mình thật hiếm và đáng trân trọng. Trong chương trình văn nghệ thiếu nhi hôm nay, các em cùng BTV Hoàng Hiệp gặp gỡ với nhà giáo Đào Quốc Vịnh, hiệu trưởng trường tiểu học Tô Hiến Thành, thành phố Hà Nội, tác giả tập thơ “Ước mơ của em”... (Văn nghệ thiếu nhi 21/11/2019)

“Ghét Cô Vy- Yêu Văn Học”: Ôn tập bài thơ "Tràng giang"

“Ghét Cô Vy- Yêu Văn Học”: Ôn tập bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2020

Lượt nghe: 1351

"Tràng giang" gắn với tên tuổi của nhà thơ Huy Cận, một trong những thi phẩm vượt thời gian của thời kỳ Thơ mới, cũng là tác phẩm thường có mặt trong những đề kiểm tra, đề thi. Cô Mai Thị Nguyệt, giáo viên ngữ Văn trường THPT Chu Văn An, thành phố Hà Nội sẽ đồng hành cùng chúng mình... (Văn nghệ thiếu nhi 02/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Ôn tập bài thơ "Vội vàng"

Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2020

Lượt nghe: 963

Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Tiếng thơ ông trẻ trung, yêu đời, luôn muốn vượt thoát khỏi những giới hạn thời gian để con người mãi được đắm say trong tuổi trẻ và tình yêu. Cô Mai Thị Nguyệt, giáo viên ngữ văn trường THPT Chu Văn An - Thành phố Hà Nội tiếp tục đồng hành cùng chúng ta trong nội dung ôn tập bài thơ này... (Văn nghệ thiếu nhi 01/04/2020)

Nhà thơ Xuân Quỳnh của thời hoa mộng

Nhà thơ Xuân Quỳnh của thời hoa mộng

Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2019

Lượt nghe: 678

Chuỗi sự kiện văn học nghệ thuật mang tên “Mây trắng vẫn bay về” do Câu lạc bộ Ơ kìa Hà Nội tổ chức đã thu hút khá đông các bạn trẻ tham dự. Trong đó đáng chú ý là cuộc gặp gỡ thân mật và vô cùng ấm áp giữa tác giả Đông Mai (chị gái của nhà thơ Xuân Quỳnh) với độc giả yêu mến hồn thơ Xuân Quỳnh, thông qua cuốn sách “Xuân Quỳnh- một nửa cuộc đời tôi”. Những hồi ức thấm đẫm tình cảm gia đình, về tuổi thơ nhọc nhằn khốn khó của hai chị em Đông Mai- Xuân Quỳnh, cùng những trang viết tràn đầy tình yêu cuộc sống của nữ sĩ Xuân Quỳnh khi bước vào tuổi trăng tròn đã được người chị gái Đông Mai kể trong niềm xúc động dâng trào... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 10/09/2019)

Tuổi thơ của "thần đồng" Trần Đăng Khoa

Tuổi thơ của

Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2020

Lượt nghe: 497

Nổi tiếng từ khi còn nhỏ, những bài thơ hay nhất là viết về tuổi thơ, viết cho tuổi thơ, nhưng nhà thơ Trần Đăng Khoa vẫn khao khát: "Nếu được quay lại thời trẻ con, tôi sẽ tranh thủ chơi nhiều hơn làm thơ. Tôi bắt đầu từ giã tuổi thơ của mình từ khi công bố tác phẩm đầu tiên. Bấy giờ tôi 8 tuổi ... (Văn nghệ thiếu nhi 17/06/2020)

Nghị luận về một đoạn, thơ bài thơ

Nghị luận về một đoạn, thơ bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2020

Lượt nghe: 486

Nghị luận về một đoạn thơ hay bài thơ là sự trình bày, đánh giá hay nhận xét về nội dung cũng như nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ. Khi nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần lưu ý gì? Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ? (Văn nghệ thiếu nhi 15/06/2020))

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Kỹ năng phân tích một đoạn thơ

Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2020

Lượt nghe: 455

Bên cạnh phần đọc hiểu và nghị luận xã hội thì nghị luận văn học cũng là phần quan trọng nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT môn ngữ Văn. Một trong những dạng đề dễ gặp ở phần này là phân tích một đoạn thơ được trích trong văn bản. Chúng mình sẽ gặp lại cô giáo Tạ Hồng Hạnh, giáo viên ngữ văn trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội để ôn tập kĩ năng phân tích một đoạn thơ qua bài “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 13/05/2020)

"Tây Tiến" - những vần thơ bất tử

Ngày phát hành 0:0 | 18/5/2020

Lượt nghe: 617

Tiếp tục đồng hành cùng chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học, cô giáo Mai Thị Nguyệt - giáo viên ngữ văn trường THPT Chu Văn An (quận Ba Đình - Hà Nội) sẽ trao đổi những kinh nghiệm quý báu để các bạn củng cố kiến thức và phương pháp làm bài. Buổi hôm nay, chúng mình nghe cô chia sẻ về tác phẩm “ Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng... (Văn nghệ thiếu nhi 18/05/2020)

Ôn tập bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" (Phần 1)

Ôn tập bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020

Lượt nghe: 539

Qua hình tượng Lorca và tiếng đàn ghi-ta, nhà thơ khắc họa cái chết đột ngột và đầy bi tráng của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do, đồng thời bày tỏ sự khâm phục, nỗi đau và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Lorca... (Văn nghệ thiếu nhi 01/06/2020)

Thư pháp Nhật Bản qua nét bút tuổi thơ

Thư pháp Nhật Bản qua nét bút tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2020

Lượt nghe: 616

Nghệ thuật thư pháp Nhật Bản (trong tiếng Nhật gọi là Shodo) là một trong những loại hình nghệ thuật thị giác nổi tiếng nhất của Nhật Bản, ra đời vào thế kỷ 6, chịu ảnh hưởng lớn từ nghệ thuật thư pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, người Nhật đã có những cách tân riêng để tạo ra một trường pháp nghệ thuật thư pháp riêng của xứ sở mặt trời mọc... (Văn nghệ thiếu nhi 25/03/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học" : Bí ẩn vầng trăng trong bài thơ "Đồng chí"

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020

Lượt nghe: 667

Trong bài "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, hình ảnh vầng trăng xuất hiện một lần, ở câu cuối cùng. Vậy nhưng hình ảnh đó đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ và sâu sắc. Cùng cô Trương Thị Thảo ( giáo viên ngữ văn trường THCS Nguyễn Tri Phương- Hà Nội) phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 13/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Ánh trăng trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020

Lượt nghe: 876

Viết về ánh trăng trong thời kì lao động xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhà thơ Huy Cận đã có những liên tưởng độc đáo khi miêu tả vẻ đẹp của trăng trong mối quan hệ với người lao động. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào niềm vui của cuộc sống mới con người mới trên vùng biển Đông Bắc Tổ Quốc. Hình tượng trăng đã được nhà thơ Huy Cận đặc tả trong những câu thơ nào? Chúng ta tiếp tục đồng hành cùng cô Trương Thị Thảo (giáo viên ngữ văn trường trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương- thành phố Hà Nội) với nội dung này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 14/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Vẻ đẹp bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 838

Nhắc đến Thơ mới không thể không nhắc đến "Đây thôn Vĩ Dạ" - một sáng tác kết tinh vẻ đẹp của thơ Hàn Mặc Tử. Điều đặc biệt là ông làm bài thơ này khi chưa đến thôn Vĩ Dạ - một địa danh của Huế, và bản thân ông đang trong thời gian trị bệnh, cả sức khỏe và tinh thần đều sa sút. Cô Mai Thị Nguyệt - giáo viên ngữ văn trường trung học phổ thông Chu Văn An – thành phố Hà Nội sẽ đồng hành cùng chúng mình trong bài học này... (Văn nghệ thiếu nhi 31/03/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học" : Ánh trăng trong thơ Nguyễn Duy

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 614

Trong bài "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy, vầng trăng xuất hiện ở nhiều không gian, thời gian khác nhau, gắn với bao kỉ niệm, bao kí ức. Đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh, nhắc nhở chúng ta không được phép quên đi quá khứ... (Văn nghệ thiếu nhi 15/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Về bài thơ "Tự tình 2" của Hồ Xuân Hương

Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2020

Lượt nghe: 542

Căn cứ vào ý thơ, giọng thơ, có thể đoán các bài thơ có nhan đề "Tự tình" của Hồ Xuân Hương được làm khi nhà thơ đã đi qua lứa tuổi trẻ trung, nếm trải vị chua chát của phận lẽ mọn, lẻ loi, không khỏi "giật mình mình lại thương mình xót xa". Nhưng cái tôi Xuân Hương dù bế tắc vẫn không hoàn toàn khuất phục, dù bất lực vẫn không chịu buông xuôi... (văn nghệ thiếu nhi 21/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Thơ tự tình của nữ sỹ Xuân Hương

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2020

Lượt nghe: 762

Nhà thơ Hồ Xuân Hương là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Bà cũng là nữ sĩ duy nhất có phong cách độc đáo, mới mẻ, đời thường, bắt nguồn từ tâm thức dân gian và được người đọc ở mọi tầng lớp đón nhận, trân trọng... (Văn nghệ thiếu nhi 20/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Bài thơ "Qua đèo Ngang"

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2020

Lượt nghe: 846

Đèo Ngang thuộc núi Hoành Sơn, tách ra từ dãy Trường Sơn, cao hơn hai trăm mét và là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình. Đèo Ngang được biết đến nhiều hơn chính nhờ bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm viết theo thể thất ngôn Đường luật, mang vẻ đẹp trang nhã, tinh tế... (Văn nghệ thiếu nhi 22/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Hình tượng sóng trong thơ Xuân Quỳnh

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2020

Lượt nghe: 596

Bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968 . Bài thơ là âm điệu của một cõi lòng khuấy động, đang rung lên theo nhịp sóng. Xôn xao, khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu khi nhẹ nhàng trìu mến, khi dồn dập vội vàng... (Văn nghệ thiếu nhi 23/04/2020)

Bài thơ "Sóng" và nỗi khát vọng tình yêu

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2020

Lượt nghe: 763

Bao trùm bài thơ “Sóng” là khát vọng tình yêu, khát vọng của chính nữ sĩ Xuân Quỳnh. “Ôi con sóng ngày xưa/ và ngày sau vẫn thế/ nỗi khát vọng tình yêu/ bồi hồi trong ngực trẻ” - những câu thơ ấy có lẽ mãi mãi ngân vang trong mỗi trái tim khi nghĩ về tình yêu và khát vọng, để biết nâng niu những giá trị tốt đẹp của cuộc đời, của tuổi trẻ, của tình người đẹp đẽ... (Văn nghệ thiếu nhi 12/10/2020)

Đi tìm con mắt thơ

Đi tìm con mắt thơ

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2020

Lượt nghe: 561

Người xưa từng nói đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, soi vào đôi mắt có thể thấy được hồn người, thấy tâm tư ẩn chứa sâu kín bên trong, cái vô thanh không thể nói bằng lời. Trong văn chương nghệ thuật, trong thơ ca cũng vậy. Luôn có những đôi mắt chứa đựng thông điệp của tác phẩm, những nhắn nhủ, tâm tư ký thác... (Văn nghệ thiếu nhi 19/10/2020)

Hương sắc mùa thu qua một bài thơ

Hương sắc mùa thu qua một bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2020

Lượt nghe: 575

Sự giao hòa của trời đất vào thu, không gian và thiên nhiên tạo vật… tất cả được thể hiện trong bài thơ “Sang thu” thật tinh tế, gợi nhiều cảm xúc. Nhiều bài viết cảm nhận rất hay của các bạn học sinh về bài thơ này cho thấy rằng, bài thơ đã lay động bao tâm hồn đa cảm và đồng điệu... (Văn nghệ thiếu nhi 28/09/2020)

Tuổi thơ nghệ sỹ: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và ngôi làng thơ

Tuổi thơ nghệ sỹ: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và ngôi làng thơ

Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2020

Lượt nghe: 813

Bận rộn với vai trò của một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, họa sỹ, nhà quản lý văn hóa, nhưng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều luôn dành thời gian và năng lượng để trở về làng Chùa (xã Sơn Công - huyện Ứng Hòa - tỉnh Hà Tây) nơi ông sinh ra và lớn lên với bao kỷ niệm đẹp, cũng là nơi tiếp sức cho ông trên mỗi chặng đường... (Văn nghệ thiếu nhi 16/09/2020)

Nhà văn Võ Quảng - một tấm lòng dành cho tuổi thơ

Nhà văn Võ Quảng - một tấm lòng dành cho tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2020

Lượt nghe: 597

Là một trong số các nhà văn dành trọn vẹn tâm huyết sáng tác cho thiếu nhi, nhà văn Võ Quảng ý thức rất rõ tầm quan trọng của văn chương trong việc giáo dục thẩm mỹ, nhân cách cho các em. Chính vì thế, qua những sáng tác cụ thể, ông đều gửi gắm đến các em bài học nho nhỏ về đạo đức, lối sống một cách tự nhiên và gần gũi nhất... (Văn nghệ thiếu nhi 27/08/2020)

Bài thơ "Từ ấy" - Lời tuyên ngôn về lý tưởng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2020

Lượt nghe: 679

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ mặt trời chân lý chói qua tim/ hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng chim” - Những cây thơ nồng nhiệt và trong trẻo là lời tuyên ngôn chọn đường của nhà thơ Tố Hữu đi theo Đảng, phụng sự lý tưởng đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân... (Văn nghệ thiếu nhi 30/11/2020)

Tuổi thơ nhạc sỹ Trương Ngọc Ninh

Tuổi thơ nhạc sỹ Trương Ngọc Ninh

Ngày phát hành 0:0 | 9/12/2020

Lượt nghe: 643

Nhạc sỹ Trương Ngọc Ninh là tác giả của nhiều ca khúc như "Hạt mưa mùa xuân", "Vòng tay Đam San", "Lời ru chia đôi", "Xuống chợ"... được các ca sỹ trẻ thể hiện thành công, với lời ca trong sáng, giai điệu nồng nàn da diết. Những năm tháng tuổi thơ êm đẹp là nguồn chất liệu đầy cảm xúc, bên ông trong mọi bước đường sáng tạo... (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2020)

Ôn tập thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Ôn tập thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Ngày phát hành 18:36 | 26/1/2021

Lượt nghe: 1148

Thất ngôn (bảy chữ) bát cú (tám câu) là thể loại cổ thi, với những quy định nghiêm khắc về vần luật, thường được sử dụng trong các kỳ thi thời phong kiến. Tiếp xúc với văn học trung đại, chúng ta đồng thời tiếp xúc với nhiều bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 25/01/2021)

Cuốn sách em yêu: "Tuổi thơ dữ dội"

Cuốn sách em yêu:

Ngày phát hành 22:30 | 31/12/2020

Lượt nghe: 510

“Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán là cuốn tiểu thuyết đầy ắp chất liệu hiện thực, lạc quan, trong sáng, kể về quá trình tham gia chiến đấu của những thiếu niên mới 13 - 14 tuổi trong đội ngũ thiếu niên trinh sát trung đoàn Trần Cao Vân. Cuốn sách giúp bạn đọc hiểu hơn về tinh thần yêu nước, ý chí quả cảm của thanh thiếu niên nước ta trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp... (Văn nghệ thiếu nhi 31/12/2020)

Bài thơ "Bếp lửa" - Ấm tình bà cháu

Bài thơ

Ngày phát hành 18:25 | 23/4/2021

Lượt nghe: 459

Những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên gắn với hình ảnh người bà yêu quý, lòng biết ơn, tình cảm trân trọng yêu thương được nhà thơ Bằng Việt thể hiện trong bài thơ “Bếp lửa”. Đó là hành trang vô giá mang theo suốt cuộc đời... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 19/04/2021)

"Chiếc lá đầu tiên" - Những vần thơ học trò thi vị

Ngày phát hành 10:35 | 8/5/2021

Lượt nghe: 363

Đã có nhiều bài thơ của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm được các thế hệ học sinh sinh viên chép vào nhật ký như “Chiếc lá đầu tiên”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”, “Phượng ấy”… để nói hộ lòng mình về thời áo trắng sân trường. “Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em/ Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ/ Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế/ Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi". Cùng nghe những vần thơ da diết ấy khi mùa thi đang cận kề, cũng là để chia tay một nhà thơ được bạn đọc rất yêu mến... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 04/05/2021)

Vẻ đẹp của người mẹ trong thơ Bằng Việt

Vẻ đẹp của người mẹ trong thơ Bằng Việt

Ngày phát hành 21:20 | 28/4/2021

Lượt nghe: 474

Từ bài thơ “Bếp lửa” đến bài thơ “Mẹ” của nhà thơ Bằng Việt, chúng mình càng hiểu sâu sắc tình cảm của tác giả dành cho bà, cho mẹ, những người phụ nữ Việt Nam chịu thương chịu khó, một đời vất vả hi sinh cho chồng con. Từ đó, chúng mình càng trân trọng, yêu quý những người bà, người mẹ, thêm hiểu những giá trị mà văn học mang lại... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 26/04/2021)

Se sẽ chứ - Điểm hẹn của những vần thơ mây trắng

Se sẽ chứ - Điểm hẹn của những vần thơ mây trắng

Ngày phát hành 21:35 | 28/4/2021

Lượt nghe: 382

"Se sẽ chứ" là sự kiện thường niên do đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp và cộng sự tổ chức vào dịp sinh nhật nhà thơ nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Vũ. Sự kiện đã bước sang mùa thứ ba, được mở rộng về không gian, ý tưởng, nội dung trình diễn, tạo cảm xúc mới mẻ cho người tham dự... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 27/04/2021)

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo kể tiếp chuyện tuổi thơ Hà Nội

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo kể tiếp chuyện tuổi thơ Hà Nội

Ngày phát hành 21:49 | 28/4/2021

Lượt nghe: 486

Chuyên mục “Tuổi thơ nghệ sĩ” tuần trước, nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo đã kể với chúng mình những kỷ niệm tuổi thơ đầy sống động của ông. Hôm nay, ông trở lại để cùng hồi ức về những ngày tháng đầu tiên tiếp xúc với nghệ thuật... (Văn nghệ thiếu nhi 21/04/2021)

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo nhớ tuổi thơ Hà Nội

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo nhớ tuổi thơ Hà Nội

Ngày phát hành 22:40 | 17/4/2021

Lượt nghe: 704

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo quê gốc ở Bắc Ninh, sinh ra và lớn lên trong không gian phố cổ Hà Nội. Tuổi thơ của ông gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc của đất nước. Hà Nội là nơi cất giữ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, hồn nhiên mà vì nó ông có thể vượt qua nhiều thử thách khác... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 14/04/2021)

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Ngày phát hành 21:3 | 25/2/2021

Lượt nghe: 365

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu ... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 22/02/2021)

Học trò bình thơ "Viếng lăng Bác"

Học trò bình thơ

Ngày phát hành 21:12 | 7/4/2021

Lượt nghe: 559

Trong chương trình tuần trước, chúng mình đã tìm hiểu thêm về hướng phân tích, tiếp nhận tác phẩm trữ tình trong chương trình ngữ văn lớp 9. Hôm nay, chúng mình gặp lại bạn Nguyễn Minh Quang (lớp 9A3, trường THCS Quang Trung, quận Ba Đình, Hà Nội), nghe bạn chia sẻ về bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương nhé! (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 05/04/2021)

Lý thú "Câu hỏi trẻ thơ"

Lý thú

Ngày phát hành 21:37 | 29/3/2021

Lượt nghe: 636

Nhà văn Lê Phương Liên là người gắn bó nhiều năm với văn học thiếu nhi. Với giọng điệu trong trẻo, lối viết giản dị, mộc mạc, những câu chuyện của bà là món quà tặng ý nghĩa với thiếu nhi. “Câu hỏi trẻ thơ” là tập truyện ngắn - tản văn kỉ niệm 50 năm sáng tác văn học của nhà văn Lê Phương Liên... (Văn nghệ thiếu nhi 25/03/2021)

Cuốn sách em yêu: "Tết xưa thơ bé"

Cuốn sách em yêu:

Ngày phát hành 13:41 | 8/2/2021

Lượt nghe: 470

Trong dịp xuân Tân Sửu, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc bộ sách về ngày Tết. Trong đó có cuốn “Tết xưa thơ bé” của tác giả Hương Thị. Cuốn sách giống như lời thủ thỉ của một bà mẹ, kể lại cho con nghe những kí ức về Tết của một thời chưa xa, nhưng có lẽ đã khá lạ lẫm với những bạn nhỏ hôm nay. Ngôn ngữ kể chuyện khi rủ rỉ đầy xúc cảm, lúc dí dỏm, khi dồn dập gay cấn... (Văn nghệ thiếu nhi 04/02/2020)

Gương mặt trẻ thơ qua triển lãm "Có nhau"

Gương mặt trẻ thơ qua triển lãm

Ngày phát hành 10:21 | 19/12/2021

Lượt nghe: 318

Phần lớn các tác phẩm trong triển lãm "Có nhau" của nhà thơ Nguyễn Thị Thanh Lưu là những gương mặt trẻ thơ được cô họa lại bằng chất liệu màu nước trên lụa hết sức nhẹ nhàng, tinh tế, tạo cho người xem cảm giác bình yên. Sau mỗi bức tranh là câu chuyện thú vị của những ngày giãn cách, đầy xúc động và ấm áp... (Văn nghệ thiếu nhi 15/12/2022)

NSƯT Tạ Tuấn Minh và tuổi thơ yêu nghệ thuật

 NSƯT Tạ Tuấn Minh và tuổi thơ yêu nghệ thuật

Ngày phát hành 23:10 | 9/1/2022

Lượt nghe: 585

NSƯT Tạ Tuấn Minh - Phó trưởng đoàn Kịch Cổ Điển - Nhà Hát Kịch Việt Nam luôn dành nhiều tâm huyết cho sân khấu kịch. Trở thành một diễn viên, một đạo diễn giỏi một phần cũng nhờ những năm tháng tuổi thơ đầy say mê với nghệ thuật... (Văn nghệ thiếu nhi 05/01/2021)

Đặc sắc tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn phổ thông

Đặc sắc tác phẩm thơ trong chương trình ngữ văn phổ thông

Ngày phát hành 21:27 | 12/12/2021

Lượt nghe: 492

Cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với tác giả Đặng Thiên Sơn sẽ giúp chúng mình hiểu hơn việc chọn lựa tác phẩm vào chương trình học là vô cùng quan trọng. Những tác phẩm hay sẽ là nguồn cảm xúc tuyệt vời giúp chúng mình thêm yêu văn chương, thấy được những vẻ đẹp lấp lánh, những giá trị mà tác phẩm mang lại... (Văn nghệ thiếu nhi 07/12/2021)

Bài thơ "Nói với con" và tấm lòng người cha

Bài thơ

Ngày phát hành 21:5 | 12/11/2021

Lượt nghe: 556

Bài thơ "Nói với con" của nhà thơ Y Phương với các hình ảnh vừa cụ thể, giàu tính tạo hình vừa khái quát, mộc mạc trong cách dẫn dắt tự nhiên, đã góp thêm vào đời sống thơ hiện đại một nét mới, một cung bậc cảm xúc lạ để chúng ta hiểu hơn về tình cha con, tình yêu đối với cuộc sống, với đất đai, với quê hương xứ sở... (Văn nghệ thiếu nhi 08/11/2021)

Gõ cửa bước vào thế giới tuổi thơ

Gõ cửa bước vào thế giới tuổi thơ

Ngày phát hành 16:52 | 13/11/2021

Lượt nghe: 302

Vừa qua Viện Tâm lý Việt – Pháp (Hà Nội) có tổ chức sự kiện trực tuyến chủ đề “Gõ cửa bước vào thế giới của con”. Những chia sẻ thiết thực của các chuyên gia tâm lý đã giúp cha mẹ và con cái có thêm kiến thức để tìm hiểu và lắng nghe nhau, chọn lựa những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. Điều đó sẽ góp phần kéo gần khoảng cách giữa cha mẹ và các con. (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 26/10/2021)

Họa sỹ Lê Thiết Cương kí họa tuổi thơ

Họa sỹ Lê Thiết Cương kí họa tuổi thơ

Ngày phát hành 11:21 | 21/11/2021

Lượt nghe: 460

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, những sáng tạo của họa sỹ Lê Thiết Cương cũng gắn với mảnh đất này. Với phong cách hội hoạ tối giản đầy tinh tế, tài hoa nên khi vẽ tranh, làm gốm, viết phê bình mỹ thuật, ông đều tạo được nét riêng hấp dẫn và sáng tạo... (Văn nghệ thiếu nhi 17/11/2021)

NSND Trung Hiếu với câu chuyện tuổi thơ

NSND Trung Hiếu với câu chuyện tuổi thơ

Ngày phát hành 15:41 | 8/11/2021

Lượt nghe: 522

NSND Trung Hiếu là gương mặt quen thuộc của sân khấu và truyền hình. Ông có tài hóa thân vào các nhân vật với đa dạng tính cách sắc thái, từ chính diện đến phản diện, vai bi cũng như vai hài. Bên cạnh công việc diễn xuất, NSND Trung Hiếu còn đảm nhiệm nhiều vai trò, vừa là đạo diễn, biên kịch, vừa là nhà quản lý... (Văn nghệ thiếu nhi 03/11/2021)

Bài thơ "Từ ấy" - Ý nghĩa của khoảnh khắc

Bài thơ

Ngày phát hành 22:34 | 29/10/2021

Lượt nghe: 403

Bài thơ “Từ ấy” đánh dấu một khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa của nhà thơ Tố Hữu - khoảnh khắc người thanh niên với lý tưởng cách mạng được đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam. Cảm giác hạnh phúc tự hào như ùa vỡ, rưng rưng niềm xúc động cùng khao khát được cống hiến cho Tổ quốc cho Nhân dân... (Văn nghệ thiếu nhi 25/10/2021)

"Thư đầu tiên con viết" - Khoảnh khắc song hành của thơ và nhạc

Ngày phát hành 17:19 | 20/7/2021

Lượt nghe: 433

"Thư đầu tiên con viết/ Gửi cánh gió nhớ thương/ Dòng chữ non mải miết/ Theo tình yêu lên đường/ Vượt qua bao suối bao sông/ Vượt qua nghìn chặng mây giăng/ Những con chữ xinh tươi rói/ Níu đời cha thăng bằng"... Cô bé trong bài thơ này đã học xong phổ thông. Lá thư đầu tiên cô viết cho cha từ buổi đầu lớp 1 vẫn được cha cô nâng niu như một tài sản tâm hồn quý giá. Bài thơ "Thư đầu tiên con viết" ra đời sau khoảnh khắc người cha nhận được lá thư ấy. Và từ lời thơ, những giai điệu âm nhạc vút lên... (Văn nghệ thiếu nhi 23/06/2021)

“Ngôi nhà tuổi 17” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

“Ngôi nhà tuổi 17” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Ngày phát hành 17:12 | 30/7/2021

Lượt nghe: 606

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh ra và lớn lên ở làng Chùa (xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội). Đó là một ngôi làng có truyền thống văn hóa lâu đời, với những người nông dân nhân hậu và yêu thơ ca yêu lao động. Viết về thời tuổi hoa, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều có riêng một tập thơ “Ngôi nhà tuổi 17” với những sáng tác ẩn chứa bao xao động đầu đời... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 13/07/2021)

Vẻ đẹp bất tử của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

Vẻ đẹp bất tử của bài thơ

Ngày phát hành 11:5 | 2/7/2021

Lượt nghe: 466

Một trong những tác phẩm thuộc thời kì thơ mới trong chương trình ngữ văn lớp 11, đó là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế đã được nhà thơ Hàn Mặc Tử tái hiện trong tâm thức, thể hiện tình yêu khắc khoải, cô đơn. Cô giáo Mai Thị Nguyệt đã có những phát hiện mới như thế nào từ bài thơ vốn quen thuộc này? (Văn nghệ thiếu nhi 28/06/2021)

Ôn tập bài thơ Tây Tiến

Ôn tập bài thơ Tây Tiến

Ngày phát hành 12:18 | 7/7/2021

Lượt nghe: 644

Tây Tiến là tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào, làm hao mòn lực lượng giặc Pháp. Những người lính Tây Tiến phần đông là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Nhà thơ Quang Dũng đã viết bài thơ để bày tỏ nỗi nhớ với đoàn quân Tây Tiến sau khi chuyển sang công tác ở đơn vị khác... (Văn nghệ thiếu nhi 05/07/2021)

Ôn tập thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Ôn tập thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Ngày phát hành 16:45 | 22/6/2021

Lượt nghe: 674

Một trong những tác phẩm thuộc thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong chương trình Ngữ văn 8 là bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của nhà thơ - nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu. Để nắm vững kiến thức về thể thơ cũng như về tác phẩm này, chúng mình cùng nghe thầy giáo Nguyễn Tiến Minh, giáo viên ngữ văn trường THCS Hà Huy Tập - thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An trao đổi nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 21/06/2021)

Miền kỉ niệm trong tản văn “Thạch găng xanh biếc tuổi thơ”

Miền kỉ niệm trong tản văn “Thạch găng xanh biếc tuổi thơ”

Ngày phát hành 15:9 | 15/6/2021

Lượt nghe: 516

Những khoảnh khắc được hòa mình vào thiên nhiên trong những buổi chiều hè lộng gió, hay thỏa sức nô đùa dưới cơn mưa mùa hạ, rồi lên rừng lấy củi, xuống biển nô đùa cùng sóng… đã tạo cho tuổi thơ của mỗi người luôn tràn ngập tiếng cười. Để rồi những năm tháng tuổi xanh ấy sẽ được chúng ta nâng niu, gìn giữ như những kỷ niệm đẹp, ấm áp tình cảm gia đình, bạn bè... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 08/06/2021)

"Đất rừng phương Nam" qua lăng kính tuổi thơ

Ngày phát hành 15:50 | 28/10/2022

Lượt nghe: 126

Tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi giới thiệu với bạn đọc mảnh đất phương Nam giàu có, hào phóng và hùng vĩ, với những con người trung hậu, dũng cảm, một lòng đi theo cách mạng. Cuốn sách ghi lại chặng đường phiêu lưu thú vị của cậu bé An sau khi bị lạc gia đình và trở thành con nuôi của người bắt rắn... (Văn nghệ thiếu nhi 27/10/2022)

Nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Tiến với hồi ức tuổi thơ

Nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Tiến với hồi ức tuổi thơ

Ngày phát hành 13:17 | 6/11/2022

Lượt nghe: 123

Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến để lại nhiều ấn tượng với một số ca khúc thuộc dòng nhạc dân gian đương đại như “Bà tôi”, hay “Giọt sương bay lên”. Chú ấy cũng là một nhà thơ, một kiến trúc sư tài hoa. Với một người đa tài như vậy, tuổi thơ của chú ấy như thế nào? (Văn nghệ thiếu nhi 26/10/2022)

NSUT Đức Khuê tìm về tuổi thơ

NSUT Đức Khuê tìm về tuổi thơ

Ngày phát hành 17:34 | 30/7/2022

Lượt nghe: 519

NSUT Đức Khuê đã khẳng định tên tuổi của mình qua các vai diễn sân khấu, điện ảnh và truyền hình. Cứ ngỡ rằng chú ấy được sinh ra trong một gia đình nghệ thuật và được đào tạo bài bản về diễn xuất. Nhưng không phải đâu nha. Câu chuyện tuổi thơ và cái duyên đến với nghiệp diễn của NSUT Đức Khuê sẽ khiến các bạn bất ngờ đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 27/07/2022)

Đọc truyện "Cà Nóng chu du Trường Sa" - Buổi thứ mười - Bài thơ tặng chó mẹ và chó con

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:27 | 6/8/2022

Lượt nghe: 421

Thấy cô chủ say sưa làm thơ, tự nhiên Cà Nóng nhớ tới tin chó mẹ trên đảo Sinh Tồn vừa hạ sinh 6 đứa con. Những chú nhóc ra đời trong tình thương và niềm vui của các chiến sĩ hải quân. Cảm xúc dâng trào và Cà Nóng làm một bài thơ tặng đàn chó trên đảo... (Văn nghệ thiếu nhi 30/07/2022)

Điều đặc biệt từ bộ truyện tranh “Covid trong mắt trẻ thơ”

Điều đặc biệt từ bộ truyện tranh “Covid trong mắt trẻ thơ”

Ngày phát hành 14:14 | 12/6/2022

Lượt nghe: 409

Trong những ngày dịch bệnh căng thẳng, cô Vũ Thị Thanh Tâm đã lên ý tưởng về bộ truyện tranh “Covid trong mắt trẻ thơ”. Điều đặc biệt là từ lời văn của cô, cả bảy tập truyện đều được các bạn nhỏ dưới 12 tuổi vẽ tranh minh họa và chuyển ngữ sang tiếng Anh... (Văn nghệ thiếu nhi 08/06/2022)

Tuổi thơ nhạc sỹ "Hạt gạo làng ta"

Tuổi thơ nhạc sỹ

Ngày phát hành 16:8 | 23/5/2022

Lượt nghe: 482

Bài hát “Hạt gạo làng ta” do nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một trong những ca khúc thiếu nhi vượt thời gian. Bản thân nhạc sĩ Trần Viết Bính đã có một tuổi thơ hoạt động âm nhạc sôi nổi và sau đó đã dành cả cuộc đời mình để cống hiến cho âm nhạc thiếu nhi... (Văn nghệ thiếu nhi 11/05/2022)

Nhà thơ Lữ Mai "Khi tôi 17"

Nhà thơ Lữ Mai

Ngày phát hành 16:30 | 26/4/2022

Lượt nghe: 462

Nhà báo, nhà thơ Lữ Mai sinh năm 1988, hiện công tác tại báo Nhân Dân. Chị là một trong những cây bút trẻ sung sức, thâm nhập được vào nhiều mảng đề tài trong cuộc sống. Đọc thơ chị, chúng mình dễ nhận ra giọng điệu lạ, ấn tượng ngay từ những trang thơ đầu tiên. Nhớ về tuổi 17 nhiều ước mơ của mình, nhà thơ nhà báo Lữ Mai không khỏi xúc động vì có hoa hồng nhưng cũng không thiếu những lần nước mắt đã tuôn rơi... (Trang Văn học Nghệ thuật tuổi mới lớn 12/04/2022)

Những hình ảnh trẻ thơ trong triển lãm "Người đọc"

Những hình ảnh trẻ thơ trong triển lãm

Ngày phát hành 11:2 | 27/4/2022

Lượt nghe: 480

Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/04, Tiến sĩ - hoạ sỹ Nguyễn Thị Thanh Lưu đã tổ chức triển lãm “Người đọc” tại nhà triển lãm số 16, phố Ngô Quyền, Hà Nội. Triển lãm gồm gần 40 bức tranh họa lại cảnh nhiều người ở mọi lứa tuổi đang chăm chú đọc sách, đặc biệt là hình ảnh của các bạn nhỏ. Có lẽ chúng mình chưa từng thấy triển lãm tranh nào có đề tài độc đáo và ý nghĩa như vậy các bạn nhỉ! (Văn nghệ thiếu nhi 21/04/2022)

Ôn tập tác phẩm thơ Ngữ văn 9

Ôn tập tác phẩm thơ Ngữ văn 9

Ngày phát hành 16:42 | 27/4/2022

Lượt nghe: 479

Hệ thống kiến thức bằng phương pháp so sánh, đối chiếu, học thuộc các bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, nắm vững nội dung và các tín hiệu nghệ thuật… sẽ giúp chúng mình ôn tập thật hiệu quả các tác phẩm thơ và vận dụng vào bài viết tốt hơn. (Văn nghệ thiếu nhi 25/04/2022)

Tuổi thơ êm đềm của nhà văn Thạch Lam

Tuổi thơ êm đềm của nhà văn Thạch Lam

Ngày phát hành 17:36 | 8/5/2022

Lượt nghe: 381

Tuổi thơ của nhà văn Thạch Lam cũng như bao người, nhưng lại là những nét chấm phá hình thành tính cách khi trưởng thành và cũng là ngọn nguồn cho cảm hứng văn học của ông sau này. Nhận xét về văn chương của Thạch Lam, nhà văn Vũ Ngọc Phan từng nói rằng: “Ngay trong tác phẩm đầu tay, người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái riêng… Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ những cái rất nhỏ và rất đẹp… Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như vậy”... (Văn nghệ thiếu nhi 27/04/2022)

Những kỉ niệm với nhà thơ Y Phương

Những kỉ niệm với nhà thơ Y Phương

Ngày phát hành 12:11 | 23/2/2022

Lượt nghe: 831

Thời gian qua nhiều giáo viên, học sinh và bạn đọc yêu thơ cả nước bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi đột ngột của nhà thơ Y Phương - tác giả bài thơ “Nói với con” trong chương trình ngữ văn THCS nhiều năm nay. Nhà thơ Y Phương đã gửi vào tác phẩm tình yêu tha thiết với quê hương xứ sở, với văn hóa dân tộc mình, nhắn nhủ con phải biết rõ cội nguồn, từ đó sống sao cho xứng đáng... (Văn nghệ thiếu nhi 21/02/2022)

Các bạn nhỏ Thái Nguyên với đêm thơ Nguyên tiêu

Các bạn nhỏ Thái Nguyên với đêm thơ Nguyên tiêu

Ngày phát hành 16:58 | 27/2/2022

Lượt nghe: 882

Đêm thơ Nguyên tiêu ở thành phố Thái Nguyên diễn ra trong không khí thật đầm ấm. Các tiết mục đọc thơ, ngâm thơ, trình diễn thơ do các nhà thơ, các nghệ sĩ thể hiện rất phong phú, hấp dẫn. Bên cạnh đó còn có phần trình diễn của các cô giáo và các bạn học sinh. Đặc biệt sinh động là phần trình diễn thơ "Chuyện cổ tích về loài người"... (Văn nghệ thiếu nhi 23/02/2022)

Nhạc sỹ Trần Nhật Bằng và mối duyên âm nhạc tuổi thơ

Nhạc sỹ Trần Nhật Bằng và mối duyên âm nhạc tuổi thơ

Ngày phát hành 10:35 | 28/1/2022

Lượt nghe: 458

"Anh Nhật Bằng xin chào các em" là câu nói quen thuộc của nhạc sỹ Trần Nhật Bằng khi mở đầu các chương trình ca nhạc thiếu nhi trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Không chỉ lặng lẽ, miệt mài chọn lựa, giới thiệu tới các em những bài hát hay, ý nghĩa; anh còn là tác giả của nhiều ca khúc cho thiếu nhi với giai điệu trong sáng, giàu khát vọng... (Văn nghệ thiếu nhi 26/01/2022)

Tuổi thơ thi vị trong “Mùa tiểu học cuối cùng”

Tuổi thơ thi vị trong “Mùa tiểu học cuối cùng”

Ngày phát hành 10:3 | 9/3/2022

Lượt nghe: 368

Cuốn truyện vừa “Mùa tiểu học cuối cùng” của nhà văn Lê Văn Nghĩa vừa được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021. Tác phẩm có nội dung xoay quanh đám học trò siêu quậy ở Sài Gòn vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Tình bạn tuổi học trò, tình yêu gia đình và sự tương thân tương ái được thể hiện qua nhiều tình huống thú vị đã làm nên một “Mùa tiểu học cuối cùng” hài hước, trong trẻo, và ắp đầy yêu thương (Văn nghệ thiếu nhi 22/02/2022)

Nhà thơ Phan Hoàng nhớ một thời áo trắng

Nhà thơ Phan Hoàng nhớ một thời áo trắng

Ngày phát hành 15:31 | 30/3/2022

Lượt nghe: 267

Nhà thơ Phan Hoàng sinh năm 1967 tại Phú Yên. Thời anh còn học phổ thông, đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn, anh và bạn bè cùng trang lứa nửa ngày đi học còn nửa ngày phụ giúp cha mẹ công việc đồng áng, thỉnh thoảng rủ nhau đi bắt cá dưới dòng sông Ba thơ mộng. Tiếng cười nói, hò hét làm xôn xao khúc sông quê yên vắng. Những tháng ngày tuy gian khó nhưng chan chứa tình yêu gia đình, tình bạn, tình yêu ruộng đồng quê hương... (Văn nghệ thiếu nhi 22/03/2022)

Tiếng cười cho Góc hài hước tuổi thơ

Tiếng cười cho Góc hài hước tuổi thơ

Ngày phát hành 17:16 | 3/4/2022

Lượt nghe: 292

Lợn con, Sóc nâu và Gà con là ba nhân vật nhí của Góc hài hước tuổi thơ tuần này. Ba kẻ khác nhau hội tụ cùng nhau trong một tình huống, một câu chuyện. Chúng sẽ cãi nhau chí chóe, sẽ bất hòa, sẽ gây chuyện và giận dỗi bỏ đi, hay cùng đoàn kết bên nhau? (Văn nghệ thiếu nhi 30/03/2022)

Về một cách chú giải trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu

Về một cách chú giải trong bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2016

Lượt nghe: 1091

Những câu thơ trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu, như "Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang/ Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình" đã quen thuộc với nhiều thế hệ thầy trò. "Rừng phách đổ vàng" là một hình ảnh đẹp. Phần chú thích trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 giải thích màu vàng là màu hoa phách. Chú thích đó liệu đã chuẩn xác chưa? (Trang Văn học nhà trường 23/5/2016)

Những thiên đường tuổi thơ

Những thiên đường tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2016

Lượt nghe: 885

“Ơi chích chòe ơi/ Chim đừng hót nữa/ Bà em ốm rồi/ Lặng cho bà ngủ”. Đây là phần mở đầu bài thơ “Quạt cho bà ngủ” của nhà thơ Thạch Quỳ, tác giả của một số sáng tác được đưa vào chương trình tiếng Việt bậc tiểu học. Thơ thiếu nhi của ông giàu hình ảnh thiên nhiên, một thiên nhiên gần gũi, trìu mến, thân thiết như người bạn. Qua ghi chép “Nhà thơ Thạch Quỳ và thiên đường tuổi thơ”, chúng ta sẽ hiểu được lý do vì sao nhà thơ viết nhiều và viết hay về thiên nhiên như thế. (Văn nghệ thiếu nhi 13/6/2016)

100 bài thơ tương ứng với 100 kỹ năng sống của trẻ nhỏ

100 bài thơ tương ứng với 100 kỹ năng sống của trẻ nhỏ

Ngày phát hành 0:0 | 20/6/2016

Lượt nghe: 1094

Tập thơ "Quà cho con" là cuốn sách đầu tiên của tác giả Nguyễn Huy Hoàng dành cho các bạn nhỏ. Tập thơ gồm 100 bài thơ tương ứng với 100 kỹ năng sống cần thiết dành cho độc giả lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Các bài thơ chủ yếu được sáng tác bằng hình thức vui tươi, mộc mạc, dí dỏm dễ hiểu và dễ nhớ nhằm giúp các em rèn luyện những đức tính tốt ngay từ khi còn bé như: cách thức ngồi học, cách ăn uống, rồi đến tác phong ở nơi tôn nghiêm, những bài học về giá trị sống, biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, tình yêu quê hương đất nước...(Văn nghệ thiếu nhi 19/6/2016)

Bài thơ "Cơm đồng": Tình cảm sâu sắc của con với mẹ cha

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2016

Lượt nghe: 1161

Bài thơ "Cơm đồng" là một trong 04 sáng tác của cộng tác viên Đặng Văn Toàn (Hội VHNT Thái Bình). Tác phẩm khơi gợi được tình cảm của các em đối với những người thân trong gia đình. Chương trình còn nhận được tập truyện ngắn "Lộc vừng Hồ Gươm đường Trường Sa" của nhà văn Trần Quốc Toàn (Hội Nhà văn Việt Nam). 04 bài thơ của công tác viên Lưu Thế Quyền (Hội VHNT Vĩnh Phúc). 03 tản văn của cộng tác viên Đào Mạnh Long (Hải Phòng)(Văn nghệ thiếu nhi 26/6/2016)

Những trang viết về tuổi thơ và mẹ

Những trang viết về tuổi thơ và mẹ

Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2016

Lượt nghe: 1044

Gắn với tuổi thơ của mỗi người là biết bao kỉ niệm của người thân và gia đình. Mẹ luôn có vị trí quan trọng đối với thiếu nhi. Những cảm xúc thân thương của tuổi mới lớn và mẹ được thể hiện qua bài thơ "Mẹ và tuổi thơ" của tác giả Trần Viết Hiệp và truyện ngắn "Yêu thương không lời" của tác giả Thùy Dương. (Văn nghệ thiếu nhi 24/6/2016)

Vì sao nhà thơ Võ Quảng dùng nhiều động từ khi viết cho thiếu nhi?

Vì sao nhà thơ Võ Quảng dùng nhiều động từ khi viết cho thiếu nhi?

Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2016

Lượt nghe: 1595

Võ Quảng là tác giả của bộ tiểu thuyết “Quê nội” được giới thiệu trong chương trình ngữ văn bậc trung học cơ sở. Không những thế, nhiều bài thơ của ông đã quen thuộc với thiếu nhi từ bậc học mầm non đến tiểu học. Ông thường sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ giàu nhịp điệu, hình ảnh, âm thanh, đặc biệt ông rất chú trọng sử dụng động từ. Điều này liên quan đến quan niệm sáng tác của nhà thơ Võ Quảng như thế nào? (Trang văn học nhà trường 16/5/2016)

Hồi kí "Những ngày thơ ấu": Vẻ đẹp của lòng trung thực

Hồi kí

Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2016

Lượt nghe: 1213

Chương trình sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 giới thiệu với các em văn bản “Trong lòng mẹ”. Đây là một đoạn trích rút từ hồi kí “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng, kể về tuổi thơ nhọc nhằn vất vả của nhà văn, từ lúc chào đời đến năm 14 tuổi. Đoạn trích nói riêng và toàn bộ hồi kí nói chung được viết với văn phong tràn đầy cảm xúc, vừa u buồn, vừa đắng đót nhưng trên hết vẫn là vẻ đẹp trong sáng, hướng thiện. Gữa người đọc tác phẩm và nhân vật chính xưng “tôi” là cậu bé Hồng (cũng là tác giả) tìm được sự sẻ chia đồng cảm. Có được điều ấy, bởi nhà văn đã viết bằng tất cả trái tim thổn thức, bằng sự trung thực của một người luôn yêu ghét rõ ràng, ngay thẳng.(Trang văn học nhà trường 11/4/2016)

Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016

Lượt nghe: 1015

Nhà thơ Trần Đăng Khoa là tác giả có tác phẩm được học và đọc thêm nhiều nhất trong sách Tiếng Việt bậc tiểu học ở chương trình phổ thông cũng như các chương trình cải cách thí điểm khác. Bài viết “Ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa” cùng các em tìm hiểu phần nào về mạch ngầm nuôi dưỡng thế giới tinh thần của nhà thơ vốn được gọi là "Thần đồng" từ năm 6-7 tuổi này.(Trang văn học nhà trường 25/4/2016)

Thơ Tú Xương trong nhà trường phổ thông

Thơ Tú Xương trong nhà trường phổ thông

Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2016

Lượt nghe: 897

Thi hào Tú Xương được giới thiệu trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông như một tác gia nối thế kỉ XIX và thế kỷ XX. Không chỉ giỏi về thơ Nôm, Tú Xương còn là dịch giả của nhiều bài thơ chữ Hán. Đây là nét mới trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về gia tài thi ca Tú Xương để lại cho cuộc đời. (Trang văn học nhà trương 20/12/2016)

Tản văn "Khu vườn tuổi thơ"

Tản văn

Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2016

Lượt nghe: 1013

Phần đầu chương trình, chúng ta cùng nghe bài thơ “Sinh nhật” (Nguyễn Nhật Ánh) viết được những rung cảm đầu đời trong sáng, mới mẻ của tình yêu tuổi học trò. Thầy cô và bạn bè là những người ở bên ta trong những lúc vui buồn và khó khăn. Truyện ngắn "Niềm vui của mẹ" viết về cậu học trò tên Tân mải chơi game mà bỏ học. Nhờ sự giúp đỡ của cô giáo và các bạn cùng lớp, Tân đã nhận ra lỗi lầm của mình. Chúng ta cùng trở lại tuổi thơ của mình qua những hình ảnh quen thuộc trong tản văn "Khu vườn tuổi thơ" của tác giả Nhụy Nguyên. (Văn nghệ thiếu nhi 24/12/2016)

"Viết đẹp": Bài thơ đặc sắc của Võ Quảng

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2016

Lượt nghe: 1260

Không phải bạn nhỏ nào cũng hào hứng với môn tập viết. Mỏi tay này, dây mực này, mất thời gian này. Nhưng nhìn lại một chút, nếu vở của mình, bài kiểm tra của mình, chữ nào chữ ấy sạch sẽ, chạy đều tăm tắp, thì chính mình cũng thấy vui, thấy tự hào về mình lắm. Vậy nên mới có "Viết đẹp" của nhà thơ Võ Quảng - một bài thơ hay dành cho thiếu nhi. (Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2016)

Bình thơ và những tín hiệu nghệ thuật

Bình thơ và những tín hiệu nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2016

Lượt nghe: 1435

Phân tích, bình giảng thơ trong nhà trường có phần khác với bình thơ trong đời sống. Tuy nhiên vẫn có những điểm giao thoa khi tiếp nhận tác phẩm, ấy là chúng ta phải bắt được những “tín hiệu nghệ thuật” qua lớp ngôn từ. Tín hiệu ấy có thể là tứ thơ, mắt thơ, hình tượng thơ, cấu trúc của bài thơ. (Văn nghệ thiếu nhi 10/10/2016)

Cảm xúc tuổi thơ

Cảm xúc tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2016

Lượt nghe: 1086

Những trang viết, bài thơ về tuổi thơ luôn mang đến nhiều cảm xúc với người đọc, người nghe. Tản văn “Tuổi thơ tôi” của tác giả Thanh Thúy (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và bài thơ "Cánh diều tuổi thơ" của tác giả Ngọc Châm đưa chúng ta về với những kỉ niệm hồn nhiên, ngây thơ của tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình là truyện vui "Tìm thần tượng" của tác giả Trần Trung. (Văn nghệ thiếu nhi 07/10/2016)

Hương mít tuổi thơ

Hương mít tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 27/9/2016

Lượt nghe: 940

Ghé miệng vào đáy múi mít, một dòng mật ngọt sánh dịu dàng chảy vào cổ họng. Nhận hết dòng mật ngọt ấy rồi mới cắn từng miếng nhỏ, nghe răng mình ngập trong múi mít, nhai chầm chậm để cảm nhận vị giòn, thơm, ngọt, mềm. Dường như ở đó có sự hội tụ tinh túy của trời và đất, của nắng gió bão mưa bốn mùa thay đổi, chuyển hóa, thẩm thấu vào tận cùng nguồn mạch. Ăn múi mít, thấy lòng rưng rưng, biết ơn người trồng cây, biết ơn đất đai làng mạc, biết ơn cây cối luôn rộng lòng hào hiệp. (Văn nghệ thiếu nhi 26/9/2016)

Cách hiểu mới về bài thơ "Thu điếu"

Cách hiểu mới về bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2016

Lượt nghe: 1039

Nằm trong chùm thơ thu của thi hào Nguyễn Khuyến, "Thu điếu" được chọn học trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bài thơ chỉ kể chuyện câu cá mùa thu hay còn lớp nghĩa nào khác? Những hình ảnh như "Ao thu lạnh lẽo", "Ngõ trúc quanh co", "Cá", "Bèo"... ngoài nghĩa tả thực còn hàm ẩn điều gì? (Văn nghệ thiếu nhi 03/10/2016)

Kỉ niệm tuổi thơ

Kỉ niệm tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2016

Lượt nghe: 824

Khi nhắc tới tuổi thơ thì nhiều người nhớ ngay tới một miền quê yêu dấu với biết bao kỉ niệm cùng gia đình, cùng bè bạn. Phần đầu chương trình, chúng ta cùng nghe truyện ngắn đầy kỉ niệm yêu thương có nhan đề “Kí ức tuổi thơ” của tác giả Chu Anh Ngọc. Qua bài thơ "Buổi sáng quê nội", người đọc, người nghe như trở lại kỉ niệm thân thương của mình. Phần cuối chương trình là tản văn xúc động về lòng hiếu thảo của con gái với mẹ có nhan đề "Tình mẫu tử" của tác giả Anh Tuấn. (Văn nghệ thiếu nhi 30/9/2016)

Đi tìm tác giả của bài thơ "Đi học"

Đi tìm tác giả của bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016

Lượt nghe: 1422

"Hôm qua em tới trường - Mẹ dắt tay từng bước - Hôm nay mẹ lên nương - Một mình em tới lớp"... Cả bài thơ và bài hát này đều quen thuộc với nhiều thế hệ tuổi học trò. Song không phải ai cũng biết bài thơ được viết trong bối cảnh như thế nào, và tác giả bài thơ là ai... (Văn nghệ thiếu nhi 05/9/2016)

Thơ viết về các bạn nhỏ vùng cao

Thơ viết về các bạn nhỏ vùng cao

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2016

Lượt nghe: 1501

Nhiều bạn nhỏ sống ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thì nửa buổi đi học, nửa buổi còn lại thường phải vào rừng lấy củi, hái măng. Hình ảnh một em bé gái giữa trưa đội nắng chân không đi dép, trên lưng đeo chiếc gùi nặng lầm lũi vượt dốc để về nhà kịp bữa ăn trưa như ghim vào tâm trí mọi người. Mong rằng cuộc sống nhọc nhằn sẽ dần qua mau để các em thay vì phải gùi củi, gùi sắn thì trên lưng đeo chiếc cặp sách chở ước mơ được tới trường. (Văn nghệ thiếu nhi 10/7/2016)

Mùa hè và tuổi thơ

Mùa hè và tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2016

Lượt nghe: 974

Những kí ức tuổi thơ khi mùa hè về qua tản văn "Cơn mưa mùa hạ" của tác giả Trần Viết Hiệp. Chuyến về quê đáng nhớ của hai anh em Kính Cận và Hạt Gạo trong truyện ngắn "Một buổi đi câu" của tác giả Hạnh Trần. Nghỉ hè được về quê sống trong không khí trong lành của thôn quê, được tham gia những buổi câu cá, bắt tôm là trải nghiệm thú vị của hai bạn nhỏ. (Văn nghệ thiếu nhi 08/7/2016)

Thiên nhiên trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai

Thiên nhiên trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai

Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2016

Lượt nghe: 1030

Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai là tác giả và cũng là dịch giả của 15 tập thơ và văn xuôi, trong đó có những tác phẩm viết cho thiếu nhi như: “Mun ơi, chạy đi!”, “ Trăng châu Phi”, “ Hành trình tới biển sông” và gần đây nhất là tập truyện ngắn “ Những ngôi sao trên bầu trời thành phố”. Hiện tại nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai đang định cư ở nước ngoài. Với tấm lòng yêu mến con trẻ, chị vẫn liên tục sáng tác và in sách dành cho các độc giả nhỏ tuổi với mong muốn những trang văn này sẽ giúp các em thêm yêu mến thiên nhiên, trân trọng cuộc sống và những người thân trong gia đình. (Văn nghệ thiếu nhi 14/8/2016)

Gia đình và tuổi thơ

Gia đình và tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2016

Lượt nghe: 1174

Những kỉ niệm đáng nhớ về quê hương và những người thân yêu trong bài thơ "Miền ông ngoại" của tác giả Hoàng Anh Tuấn. BTV Hoàng Hiệp trao đổi cùng cây bút trẻ Hoàng Anh Tuấn về sáng tác thơ dành cho tuổi mới lớn của anh. Truyện ngắn "Yêu thương không lời" của tác giả Thùy Dương là những tình cảm của con gái với người mẹ kính yêu của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 19/8/2016)

Bài thơ "Bài ca về trái đất" và thông điệp hòa bình

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2016

Lượt nghe: 2257

Bài thơ “Bài ca về trái đất” của nhà thơ Định Hải nằm trong chùm thơ được ông viết khi tham dự trại hè thiếu nhi quốc tế năm 1978 tại Đức. Chùm thơ có một điểm chung là thể hiện tinh thần hòa nhập, hữu nghị, tình bạn tuổi thơ với bạn bè năm châu, toát lên qua các hình ảnh như “trái đất, “chim câu trắng”, “mái nhà chung”, các nhan đề thơ như: ‘hồ thiên đường”, “khu rừng hạnh phúc”, “ngày hội”, “nếu chúng mình có phép lạ”. (Văn nghệ thiếu nhi 30/8/2016)

Thiên nhiên và loài vật trong thơ

Thiên nhiên và loài vật trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2016

Lượt nghe: 998

Vẻ đẹp trong thiên nhiên và các loài vật xung quanh chúng ta đã được cộng tác viên Mai Hoàng Hanh ( Ban chỉ huy quân sự huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) gửi gắm trong tập thơ "Gà con tập viết". Bên cạnh đó những bài thơ của cộng tác viên Nguyễn Tiến Bình ở Hà Nội; Đặng Văn Toàn và Đặng Toán ở Thái Bình; Nguyễn Đức Nghị ở Bắc Ninh... sẽ giúp các em thêm yêu và trân trọng cuộc sống tươi đẹp hôm nay. (Văn nghệ thiếu nhi 31/7/2016)

Sự kì diệu của văn chương qua tác phẩm "Một tuổi thơ văn"

Sự kì diệu của văn chương qua tác phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2016

Lượt nghe: 989

Nếu không có những cuốn sách cùng kho chuyện kể của bà đi dọc dài tuổi thơ thì cuộc đời cậu bé ấy sẽ rẽ theo hướng khác, cũng không thể trở thành nhà văn. Đó là điều khẳng định được khi chúng ta đọc xong tác phẩm "Một tuổi thơ văn" của nhà văn Nguyên Hồng. (Văn nghệ thiếu nhi 01/8/2016)

Chất thơ trong văn xuôi

Chất thơ trong văn xuôi

Ngày phát hành 0:0 | 9/8/2016

Lượt nghe: 1656

“Chất thơ trong văn xuôi” là cụm từ thường được nhắc tới trong nhiều bài viết, bài làm văn, trong lời giảng của thầy cô giáo. Hiểu như thế nào về chất thơ trong văn xuôi cũng là nội dung lí thú mà trang văn học nhà trường muốn cùng các em tiếp cận. (Văn nghệ thiếu nhi 08/8/2016)

Cách tiếp cận một bài thơ Đường

Cách tiếp cận một bài thơ Đường

Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2016

Lượt nghe: 942

Khi tiếp cận một bài thơ Đường trong sách giáo khoa, chúng ta đều đọc bản phiên âm tiếng Việt, rồi đến bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Bản dịch thơ có thể của một hay nhiều người dịch. Các thao tác khi tìm hiểu thơ Đường có giống với khi tìm hiểu thơ trung đại của nước mình. (Văn nghệ thiếu nhi 26/7/2016)

Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai tìm hiểu sử thi "Đẻ đất đẻ nước" (Phần 1)

Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai tìm hiểu sử thi

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2017

Lượt nghe: 971

Sử thi, hay mo “Đẻ đất đẻ nước” là niềm tự hào của người Mường, là viên ngọc quý trong kho tàng văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam. Khác với các tác phẩm văn học dân gian khác, "Đẻ đất đẻ nước" tồn tại song hành trong đời sống vật chất và tinh thần của người Mường từ bao đời nay. Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai - người con của "vũ trụ Mường" tìm hiểu về tác phẩm này các em nhé. (Trang văn học nhà trường - Chương trình Văn nghệ thiếu nhi 03/4/2017)

Tuổi thơ với quê hương

Tuổi thơ với quê hương

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2017

Lượt nghe: 1015

Có những tình bạn được hình thành qua thời gian dài lâu nhưng cũng có những tình bạn đến thật bất ngờ, tình ngờ. Đó là những lời kết bạn từ những trang thư viết vội để dưới ngăn bàn, một dòng nhắn kết bạn trên Fecebook, trên báo hay lời giới thiệu qua bạn bè. Truyện ngắn “Người bạn giấu mặt” của tác giả Thanh Mai viết về những cảm xúc bất ngờ của tình bạn. Tiểu phẩm "Quê hương" do Hoàng Hiệp chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của tác giả Thu Hằng gửi gắm cảm xúc nhớ thương với quê hương, gia đình. (Văn nghệ thiếu nhi 09/4/2017)

Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai tìm hiểu sử thi "Đẻ đất đẻ nước" (Phần 2)

Cùng nhà thơ Bùi Tuyết Mai tìm hiểu sử thi

Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2017

Lượt nghe: 1167

Sử thi “Đẻ đất đẻ nước” không chỉ có giá trị văn học mà còn gắn bó với người Mường trong đời sống sinh hoạt, trong đời sống tín ngưỡng tâm linh. Đây là điều rất đặc biệt nếu so sánh với các tác phẩm văn học dân gian khác. Diễn xướng sử thi “Đẻ đất đẻ nước” là thầy mo - người được xã hội Mường tôn trọng bởi tài năng, đức độ, sức hiểu biết và trí nhớ tuyệt vời. Chúng ta nghe nhà thơ Bùi Tuyết Mai trò chuyện tiếp về không gian diễn xướng đặc biệt của sử thi cũng như vai trò của thầy mo – người diễn xướng nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 10/4/2017)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 2)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2017

Lượt nghe: 1173

Ở trang Văn học nhà trường tuần trước, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ mối quan tâm đối với việc đọc thơ, những yếu tố đặc trưng của nhạc điệu trong câu thơ Tiếng Việt. Tại sao cần phải đọc thơ hay, việc đọc thơ ảnh hưởng như thế nào tới tiếp nhận, bình giảng thơ? Chúng ta cùng tiếp tục câu chuyện thú vị này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 06/03/2017)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 1)

Nhà thơ Anh Ngọc tư vấn về cách đọc thơ (Phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2017

Lượt nghe: 1533

Đọc thơ thế nào cho truyền cảm rung động, đọc thơ thế nào để khi câu chữ vang lên, chúng mình nhận thêm được vẻ đẹp, chiều sâu của ngôn ngữ, hình ảnh, nhạc điệu... Đây là điều rất thú vị mà đôi khi ta dễ bỏ qua. Cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Anh Ngọc về nội dung này các em nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 27/02/2017)

Không gian văn học thiếu nhi trong ngày thơ Việt Nam

Không gian văn học thiếu nhi trong ngày thơ Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2017

Lượt nghe: 1203

Ngày Thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, là dịp để bạn đọc được nghe thơ, được giao lưu với tác giả, gặp gỡ với những người có niềm yêu thích văn thơ. Ngày Thơ năm nay cũng dành một khoảng không gian cho thơ thiếu nhi. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết “Sân chơi nào cho thơ thiếu nhi trong Ngày Thơ Việt Nam?". Tiếp đó là tiểu phẩm "Gà Trống Tía" mang đến cho các em không khí đầu xuân với những bài học nhẹ nhàng. (Văn nghệ thiếu nhi 19/02/2017)

Tiếng gọi tuổi thơ

Tiếng gọi tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2017

Lượt nghe: 1776

Đầu năm mới, mời các thính giả cùng biên tập viên Vũ Hà, Võ Hà và nhà văn Võ Thị Xuân Hà gọi tuổi thơ qua hình ảnh những con gà trong các sáng tác văn học đầy tươi mới và đáng yêu. (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2017).

Những cảm xúc của tuổi thơ khi năm mới đến

Những cảm xúc của tuổi thơ khi năm mới đến

Ngày phát hành 0:0 | 24/1/2017

Lượt nghe: 1323

Trong không khí những ngày đông cuối năm, không ít người nghĩ đến gia đình thương mến của mình. Hình ảnh cây bàng trong bài thơ "Cây bàng mùa đông" của nhà thơ Nguyễn Ngọc Hưng khiến nhiều người nhớ tới người mẹ kính yêu. Những ngày cuối năm cũng là dịp để nhiều người nhớ lại những điều mình đã làm được và chưa làm được trong một năm, qua tản văn “Chào nhé năm cũ, chào nỗi buồn, niềm vui …” của tác giả Ngọc Cường. Phần cuối chương trình là những cung bậc tình cảm của tình bạn tuổi học trò trong truyện ngắn “Bạn thân” của tác giả Nguyễn Hiền. (Văn nghệ thiếu nhi 20/01/2017)

Bài thơ "Tiếng gà trưa": Tiếng gọi tuổi thơ

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2016

Lượt nghe: 1450

"Tiếng gà trưa” là một trong những sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh được học trong trường phổ thông. Tác giả thay lời người lính trẻ trên chặng đường hành, nghe tiếng gà trưa trong xóm, chợt nhớ da diết về những năm tháng tuổi thơ, về người bà tảo tần yêu thương cháu hết mực. “Tiếng gà trưa” là nhan đề, là điệp khúc đi suốt bài thơ đồng thời là tứ thơ bao quát. (Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2016)

"Đêm nay Bác không ngủ" - một bài thơ kì diệu

Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2017

Lượt nghe: 1153

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn trong văn học nghệ thuật. Với riêng thơ, có thể kể đến nhiều bài thơ hay của các nhà thơ như Tố Hữu, Chế Lan Viên viết về Bác. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ trong chương trình ngữ văn 6 là một trường hợp đặc biệt. Dù không phải là người chứng kiến câu chuyện trong đêm Bác không ngủ, nhưng cuộc sống với những chất liệu phong phú chân thực đã giúp nhà thơ Minh Huệ viết nên bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ” trong dòng cảm xúc mãnh liệt. Và bài thơ lại thực hiện một hành trình đến với mọi người, động viên bộ đội và nhân dân chiến đấu. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 16/5/2017)

Thơ thiếu nhi của thi sĩ Xuân Quỳnh

Thơ thiếu nhi của thi sĩ Xuân Quỳnh

Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2017

Lượt nghe: 1174

Thi sĩ Xuân Quỳnh là một trong những tài năng thơ ca của văn học Việt Nam hiện đại. Nhiều sáng tác của bà đã ghi một dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc nhỏ tuổi nước ta. Phần đầu chương trình, các bạn cùng nghe bài thơ “Chuyện của một chú gà con” trích trong tập thơ “Bầu trời trong quả trứng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, do nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Tiếp theo, BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Lê Phương Liên về sự hấp dẫn của thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh. Không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng, Xuân Quỳnh còn có những truyện ngắn viết cho thiếu nhi vô cùng trong trẻo, thuần khiết, giàu chất nhân văn. Phần cuối chương trình, chúng tôi gửi tới các bạn truyện ngắn “Thầy giáo dạy vẽ” của nhà thơ Xuân Quỳnh. (Văn nghệ thiếu nhi 12/3/2017)

Kể chuyện thành ngữ tục ngữ cùng nhà thơ Phạm Đình Ân

Kể chuyện thành ngữ tục ngữ cùng nhà thơ Phạm Đình Ân

Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2017

Lượt nghe: 1675

Vận dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày giúp chúng ta có thêm những cách diễn đạt vừa hàm xúc, vừa giàu hình ảnh, biểu đạt ý nghĩa phong phú. Cùng tìm hiểu và thực hành vốn ngôn ngữ dân gian này, nhà thơ Phạm Đình Ân đã dành nhiều thời gian để giải thích các thành ngữ thông qua hình thức truyện kể. Chúng mình sẽ hiểu hơn nội dung này qua cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Phạm Đình Ân về cuốn sách “Chuyện kể thành ngữ” của ông, do nhà xuất bản Kim Đồng mới ấn hành. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 01/5/2017)

Tác giả Bích Ngọc với những vần thơ cho tuổi hồng

Tác giả Bích Ngọc với những vần thơ cho tuổi hồng

Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2017

Lượt nghe: 1680

Không chỉ yêu mến và gắn bó với lứa tuổi học trò qua việc góp ý và chắp cánh cho những sáng tác đầu tay của các bạn, tác giả Bích Ngọc - chính là chị Thư Thư phụ trách "Trang viết tuổi hồng" trên báo Thiếu niên tiền phong còn cho ra đời những sáng tác thơ thật trong sáng và sống động. (Văn nghệ thiếu nhi 05/5/2017).

"Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam 2017": Văn hóa qua lăng kính trẻ thơ

Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2017

Lượt nghe: 1129

Cuộc thi và triển lãm “Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức mỗi năm một lần, hẳn không còn xa lạ với các bạn nhỏ cả nước. Năm nay, số lượng tác phẩm gửi về ban tổ chức lên đến hơn 71.000 tác phẩm là minh chứng rõ nhất về độ “hot” của cuộc thi này. Vừa qua, ban tổ chức đã lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để trao giải và triển lãm tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, trong khuôn khổ "Ngày hội thế giới tuổi thơ lần thứ XX". (Văn nghệ thiếu nhi 07/6/2017)

Thơ ngụ ngôn La Fontaine

Thơ ngụ ngôn La Fontaine

Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2017

Lượt nghe: 1186

Thơ ngụ ngôn của nhà thơ người Pháp La Fontaine đã quen thuộc với bạn đọc nước ta. Vừa qua, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa Pháp L’Espace và Câu lạc bộ Sách ơi mở ra, Câu lạc bộ Happy House tổ chức buổi sinh hoạt văn học “La Fontaine trong mắt thiếu nhi”. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài giới thiệu về hoạt động văn học này. Phần cuối chương trình là những cảm xúc yêu thương thuở học trò trong bài thơ "Miền thương" của tác giả Hoài Nam và tản văn "Tuổi 18 và mái trường thân yêu" của tác giả Bình Nhân. (Văn nghệ thiếu nhi 11/6/2017)

Góc nhìn mới mẻ của bài thơ "Tre Việt Nam"

Góc nhìn mới mẻ của bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2017

Lượt nghe: 1079

Cây tre, lũy tre vốn là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong cuộc sống, nhất là ở nông thôn. Một loài cây cao, mảnh dẻ, mọc thành bụi thành lũy, cây nọ tựa vào cây kia, cây nọ nâng đỡ cây kia, bền bỉ dẻo dai trong nắng mưa gió bão. Tre là bóng mát nghỉ chân, là lũy thành bền vững, tre ẩn mình trong những mái nhà, hóa thân vào cái kèo cái cột, cái rổ cái rá, cả vật dụng bé nhỏ tỉ mỉ như cái tăm xỉa răng cũng từ tre mà ra. Nhắc đến những tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ loài cây này, không thể không nhắc đến “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy - một bài thơ sinh ra từ nhân dân và thuộc về nhân dân. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 13/6/2017)

Triển lãm "Vũ điệu tuổi thơ": Sức sáng tạo của "mầm non" Việt-Nhật

Triển lãm

Ngày phát hành 0:0 | 15/6/2017

Lượt nghe: 1515

Trung tâm nghệ thuật Hoa Tâm (Hà Nội) là một đơn vị đào tạo uy tín dành cho các bạn thiếu nhi về các bộ môn nghệ thuật. Nếu các bạn yêu thích múa ballet, chơi nhạc cụ hay đặc biệt là mỹ thuật… thì các bạn hãy đến với ngôi nhà Hoa Tâm. Nhân dịp hè, Trung tâm nghệ thuật Hoa Tâm đã tổ chức một cuộc triển lãm giao lưu hội họa ý nghĩa với CLB nghệ thuật Baru Studio của Nhật Bản tại Nhà Triển lãm (16 Ngô Quyền, Hà Nội). (Văn nghệ thiếu nhi 14/6/2017)

Thơ Đường luật: Góc tiếp cận từ thể thơ thất ngôn bát cú

Thơ Đường luật: Góc tiếp cận từ thể thơ thất ngôn bát cú

Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2017

Lượt nghe: 2373

Bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là tác phẩm thấm đượm tình cảm với quê hương, đất nước. Bài thơ Nôm mộc mạc, chân tình, chứa đựng nhiều ý vị về nỗi niềm thế sự nhân sinh, hơn nữa, là bài thơ tiêu biểu cho thể thơ thất ngôn bát cú. Các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh với cô giáo Lê Thị Thanh Tâm về bài thơ này. (Trang Văn học nhà trường 11/9/2017)

Trại hè sáng tác thơ văn Tuổi học trò

Trại hè sáng tác thơ văn Tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2017

Lượt nghe: 925

Trại sáng tác thơ văn tuổi học trò là hoạt động thường niên do Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức cho những cây bút nhỏ tuổi trong dịp hè. Đầu tháng 8 vừa qua, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đón chào 70 cây bút nhỏ tiêu biểu đến từ các Câu lạc bộ thơ, văn học của Cung thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về tham dự trại hè sáng tác thơ văn tuổi học trò. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết giới thiệu về hoạt động văn học bổ ich, lý thú này. Phần cuối chương trình là tản văn giàu cảm xúc học trò có nhan đề "Mùa thu tựu trường" của tác giả Nguyễn Thế Lượng. (Văn nghệ thiếu nhi 27/8/2017)

Thơ Đường - những cách thức tiếp cận từ tác phẩm

Thơ Đường - những cách thức tiếp cận từ tác phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 6/9/2017

Lượt nghe: 1912

Thơ Đường đưa vào chương trình ngữ văn mà chúng mình học quả thực không phải đễ, bởi thơ Đường luật là thể loại khó học, đòi hỏi những kiến thức cơ bản thì chúng mình mới học tốt được. Bài thơ "Tức cảnh Pắc Bó" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Đường luật. Vẻ đẹp của bài thơ này sẽ được cô giáo Lê Thị Thanh Tâm chia sẻ trong cuộc trò chuyện thú vị, bổ ích. (Trang văn học nhà trường 04/9/2017)

Tuổi thơ trong kháng chiến

Tuổi thơ trong kháng chiến

Ngày phát hành 0:0 | 31/7/2017

Lượt nghe: 727

“Tuổi thơ trong chiến tranh” là tác phẩm đầu tay dành cho thiếu nhi của nhà văn Nguyễn Tam Mỹ. Tác giả kể lại những năm thơ ấu của mình sống dưới chế độ Mỹ-ngụy: Khi ở trong ấp chiến lược, lúc ở vùng tranh chấp. Tập truyện là góc nhìn của một thiếu niên về quê hương, gia đình trong chiến tranh, số phận của người dân nhất là thiếu nhi trong vùng chiếm đóng của địch. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng các em nhỏ vẫn chăm ngoan học tập, nghe lời cha mẹ và góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc giải phóng đất nước. BTV Hoàng Hiệp có cuộc trò chuyện với nhà văn Nguyễn Tam Mỹ về tâp truyện này.(Văn nghệ thiếu nhi 30/7/2017)

Bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá": Bài ca lao động hào sảng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2017

Lượt nghe: 1885

Bài thơ là khúc ca vui tươi trong giai đoạn miền Bắc xây dựng cuộc sống mới với khí thế hào hùng, nhiệt huyết. Nhà thơ Huy Cận mang tâm thế của con người mới, nhập cuộc, đầy khao khát và hi vọng. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và nhà thơ Anh Ngọc có nhiều thông tin bổ ích về bài thơ này.(Văn học nhà trường 10/07/2017)

Bài thơ "Thăm lúa": Vẻ đẹp dung dị và mộc mạc của miền quê xứ Nghệ

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2017

Lượt nghe: 1329

"Thăm lúa" của nhà thơ Trần Hữu Thung được xếp trong 100 bài thơ hay nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại thế kỉ 20. Tác phẩm là lời giãi bày mộc mạc, chân thành của người vợ đảm đang, thủy chung, nhớ thương chồng đang chiến đấu ngoài mặt trận. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nhiều thú vị và bổ ích về bài thơ này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 19/06/2017)

Khung trời tuổi thơ

Khung trời tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2017

Lượt nghe: 901

Những niềm vui tuổi thơ được thể hiện sinh động, giàu cảm xúc trong bài thơ "Cánh diều tuổi thơ" của tác giả Bùi Ngọc Châm và tản văn "Kỉ niệm ngày hè" của tác giả Phạm Thị Nhung. Có lẽ những vườn cây trái ngọt quen thuộc với tuổi học trò ở nông thôn nhưng lại mới mẻ với những em ở thành phố. Được về quê trải nghiệm những điều mới lạ cũng là ý tưởng rất hay với nhiều em trong dịp hè. Phần cuối chương trình biên tập viên Hoàng Hiệp gửi tới người nghe tiểu phẩm "Bạn hàng xóm". (Văn nghệ thiếu nhi 02/7/2017)

Bài thơ "Thương vợ": Khúc hát tự trào - trữ tình sâu sắc

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2017

Lượt nghe: 1049

Tú Xương là nhà thơ trữ tình - trào phúng. Nhắc đến văn chương của ông, chúng mình nhớ đến những bài thơ nổi tiếng như "Sông lấp", "Vịnh khoa thi hương", "Thương vợ"... Bài thơ "Thương vợ" cho chúng mình cảm nhận về tình cảm chân thành, biết ơn, trân trọng đối với bà Tú - người phụ nữ mà nhà thơ suốt đời trân quý. Với bài thơ này chúng mình còn thấy được thái độ tự trào của tác giả, đó là thái độ tự giễu mình, một phẩm chất trong thơ và con người Tú Xương. (Văn nghệ thiếu nhi 04/12/2017)

Nhà thơ Lê Hồng Thiện: cây bút gắn bó với văn học thiếu nhi

Nhà thơ Lê Hồng Thiện: cây bút gắn bó với văn học thiếu nhi

Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2017

Lượt nghe: 1471

Có một nhà thơ đã gắn bó hơn nửa thế kỉ với văn học thiếu nhi. Đó là nhà thơ Lê Hồng Thiện (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hưng Yên). Hơn nửa thế kỉ viết cho thiếu nhi, ông đã sáng tác hơn 10 tập thơ. Với đóng góp cho văn học thiếu nhi ông nhận được nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội VHNT Hưng Yên. Song giải thưởng lớn nhất với ông là được nhiều độc giả trẻ em trong cả nước yêu thơ ông. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà thơ Lê Hồng Thiện về sáng tác của ông cho thiếu nhi. Tiếp đó, các bạn cùng nghe bài thơ "Cây của vườn" của ông. Phân cuối chương trình là bài viết "Khu vườn tuổi thơ" của nhà văn Nhụy Nguyên. (Văn nghệ thiếu nhi 07/12/2017)

Nhạc sĩ Bùi Anh Tú - Người chắp cánh cho những nốt nhạc thơ

Nhạc sĩ Bùi Anh Tú - Người chắp cánh cho những nốt nhạc thơ

Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2017

Lượt nghe: 898

Nếu như các em từng nghe ca khúc "Thầy cô là tất cả", "Chim cúc cu", "Dòng sông tuổi thơ", hay "Đêm bé nằm mơ"...thì đó đều là những ca khúc của nhạc sĩ Bùi Anh Tú đấy! Là một nhạc sĩ từng có nhiều năm giảng dạy , nhạc sĩ Bùi Anh Tú dành tình cảm đặc biệt đối với lứa tuổi chúng mình. Ông đã cho ra đời nhiều ca khúc thiếu nhi ấn tượng và nhất là chắp cánh những bài thơ thiếu nhi trở thành những giai điệu thương mến! ( Văn nghệ thiếu nhi 08/11/2017)

Bài thơ "Tây Tiến": Khúc hát lên đường hào hùng, lãng mạn

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2017

Lượt nghe: 1000

Nhắc đến nhà thơ Quang Dũng hẳn ai cũng nhớ đến một hồn thơ lãng mạn, tài hoa. Ông có những tác phẩm tiêu biểu như "Đôi mắt người Sơn Tây", "Quán bên đường", "Mây đầu ô", "Bài thơ sông Hồng"...song có lẽ bao thế hệ học trò không ai là không nhớ bài thơ "Tây Tiến". Gần 70 năm bài thơ ra đời nhưng "Tây Tiến" vẫn có một sức hấp dẫn lạ lùng bởi chất tài hoa, lãng mạn. (Văn nghệ thiếu nhi 11/12/2017)

Truyện ngắn "Đêm thơm": Tấm lòng thơm thảo của trẻ thơ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2017

Lượt nghe: 952

Truyện có lối viết nhẹ ngàng, trong sáng, gợi sự chú ý cho nhiều người ngay từ nhan đề của tác phẩm. Cụm từ “Đêm thơm” khiến chúng ta liên tưởng tới nhiều loài hoa nở vào ban đêm có mùi hương thanh khiết dịu nhẹ. Ngoài ra từ “thơm” cũng là tấm lòng thơm thảo của những người con biết sẻ chia gánh nặng cuộc sống mưu sinh cùng với cha mẹ và gia đình. Những câu văn giàu hình ảnh miêu tả về gia đình, về những giá trị vật chất mà cha mẹ luôn dành cho các con. (Văn nghệ thiếu nhi 12/12/2017)

Bài thơ "Quả ngọt cuối mùa": Tình cảm bà cháu thiêng liêng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2017

Lượt nghe: 2871

Trong các tác phẩm văn học viết về tình cảm gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm bà cháu thì có rất nhiều nhà thơ nói đến, chúng mình đã từng được đọc, được học như "Tiếng gà trưa" của thi sĩ Xuân Quỳnh; "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt...Trong số đó, bài thơ "Quả ngọt cuối mùa" của nhà thơ Võ Thanh An cũng đã chuyển tải những tình cảm nồng ấm, thương yêu, đức hi sinh của người bà với cháu và lòng biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà. (Văn nghệ thiếu nhi 18/9/2017)

Cách trải nghiệm thơ trong ca khúc của nhạc sĩ, ca sĩ Bob Dylan (Giải Nobel văn chương 2016)

Cách trải nghiệm thơ trong ca khúc của nhạc sĩ, ca sĩ Bob Dylan (Giải Nobel văn chương 2016)

Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2017

Lượt nghe: 1658

Nhạc sĩ, ca sĩ Bob Dylan là một trong những người có nhiều ảnh hưởng nhất đối với nền âm nhạc đất nước Hoa Kỳ và thế giới nửa sau thế kỷ XX. Ca khúc của ông là sự kết hợp tuyệt diệu giữa giai điệu, hòa âm với phần lời, mà thực chất là những bài thơ được cách tân độc đáo, giàu hình ảnh. Lời ca và hình ảnh gợi lên những liên tưởng, từ đó người thưởng thức đều có thể tìm thấy một thông điệp đồng điệu với tâm hồn. Xuất phát từ những điều tuyệt vời đó, vừa qua Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành 3 tập truyện tranh đầu tiên dành cho giới trẻ: “Mãi mãi thanh xuân”. “Nếu chó chạy rông” và “Một ngày xa nhau” của Bob Dylan do dịch giả Ngô Tự Lập và biên tập viên Nguyễn Thị Ngọc Anh (NXB Kim Đồng) đồng chủ biên. (Văn nghệ thiếu nhi 19/12/2017)

Bài thơ "Tháng Chạp": Ký ức về miền xanh thẳm

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2017

Lượt nghe: 665

Tác giả Trương Sinh Nguyên từng có bài cộng tác với chuyên mục "Trang viết đầu tay của những cây bút nhỏ". Anh sáng tác cả thơ và truyện ngắn. Những tác phẩm văn học giàu hình ảnh, xúc động khi Trương Sinh Nguyên miêu tả về gia đình, những trò chơi của tuổi thơ, về mái trường và tình cảm học trò. Đã lâu rồi “người con ấy” không được sống trong cái lạnh của xứ Bắc nên khi gặp những cơn gió mùa đông tràn về thì cảm xúc trong anh lại được nhen lên. Không kịp đánh máy Trương Sinh Nguyên đã ghi trọn xúc cảm về mùa đông, về người thân bằng chữ viết tay trong bài thơ “Tháng chạp”. Bài thơ tình cảm viết về những năm tháng được sống bên bà, bên mẹ, được cắp sách tới trường qua rất nhiều mùa đông ấm áp của tình cảm bạn bè. (Văn nghê thiếu nhi 26/12/2017)

Bài thơ "Tiếng Việt": Tình yêu da diết đối với tiếng nói dân tộc

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2018

Lượt nghe: 1202

"Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết / Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi / Như vị muối chung lòng biển mặn / Như dòng sông thương mến chảy muôn đời...". Những câu thơ sâu lắng, da diết ấy là mạch cảm xúc trào dâng và đầy ám ảnh của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Bài thơ "Tiếng Việt" đã trở thành một nốt nhạc đẹp, trong sáng và tinh khiết, gói trọn đủ đầy về vẻ đẹp của tiếng Việt. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2018)

Thơ trẻ với người trẻ

Thơ trẻ với người trẻ

Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2018

Lượt nghe: 561

Nếu như Sân thơ Truyền thống quy tụ được những nhà thơ đã có đóng góp nhất định trong nền thi ca nước nhà, thì ở Sân thơ Trẻ người yêu thơ sẽ bắt gặp một không khí trẻ trung, tươi mới bởi các tiết mục trình diễn thơ của những người trẻ. Nếu như Nguyễn Phương Trà My chuyển tải bài thơ bài “Làng tôi” của nhà thơ, họa sĩ Lê Tiến Vượng bằng làn điệu ca trù, thì Ngô Gia Thiên An lại tự tin thể hiện bài thơ "Ánh Sáng" một cách đầy cảm xúc. Những rung động đầu tiên của các cô gái, chàng trai tuổi mới lớn, có hương hoa bưởi thơm nồng... đã được tác giả Trương Xuân Thiên (Thanh Hóa) thể hiện trong bài thơ "Mùa Xuân". (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 13/03/2018)

Kỉ niệm tuổi thơ của nhà văn Lê Phương Liên

Kỉ niệm tuổi thơ của nhà văn Lê Phương Liên

Ngày phát hành 0:0 | 18/1/2018

Lượt nghe: 1265

Hình ảnh những rặng tre xanh từ lâu đã quen thuộc trong đời sống của người dân bao đời nay. Có lẽ ít ở nơi đâu, câu tre lại có ý nghĩa đặc biệt như ở nước ta. Phần đầu chương trình các bạn nghe bài thơ “Búp măng” của tác giả Hoài Khánh nói về vẻ đẹp cây tre và tình cảm mẹ con. Tiếp đó là cuộc trò chuyện giữa BTV Hoàng Hiệp và nhà văn Lê Phương Liên về những kỉ niệm tuổi thơ của bà. Với nhà văn Lê Phương Liên thì những cảm xúc tuổi thơ có ý nghĩa quan trọng để nuôi dưỡng tình yêu văn học thiếu nhi. Phần cuối là truyện ngắn "Giấc mơ xuân ở ngôi nhà Huế” của nhà văn Lê Phương Liên. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 18/01/2018)

Em đi chơi Tết: Tết truyền thống trong mắt trẻ thơ

Em đi chơi Tết: Tết truyền thống trong mắt trẻ thơ

Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2018

Lượt nghe: 852

Tết Nguyên Đán đang tới rất gần, các em đã được tham gia nhiều hoạt động đón Tết chưa nào? Nhất là những hoạt động nghệ thuật bổ ích nữa chứ! Chuyên mục "Trang nghệ thuật" của chương trình Văn nghệ thiếu nhi số này muốn giới thiệu tới chúng mình một hoạt động đón xuân mới vô cùng thú vị có tên là: "Em đi chơi Tết" đấy! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 24/01/2018)

Thơ Đường luật - Những cách tiếp cận trong nhà trường

Thơ Đường luật - Những cách tiếp cận trong nhà trường

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2018

Lượt nghe: 1172

Chương trình Ngữ văn lớp 8 mà chúng mình đang học có một thể loại thơ rất khó tiếp cận, đấy là thơ Đường luật với các thể thơ tứ tuyệt, thất ngôn bát cú. Quá trình đọc, học, tìm hiểu về thể thơ này đòi hỏi chúng mình phải thực sự nỗ lực và say mê. Chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện với nhà ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ về thể thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 29/01/2018)

Những tình cảm thân thương của thiếu nhi thời thơ ấu

Những tình cảm thân thương của thiếu nhi thời thơ ấu

Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2018

Lượt nghe: 951

Hình ảnh của mẹ, đặc biệt là tình yêu của mẹ đối với các con là đề tài trung tâm của thơ ca Việt Nam. Vẻ đẹp đấy được các nhà thơ, nhà văn khai thác theo nhiều góc độ khác nhau để tôn vinh người mẹ. Hình ảnh người mẹ hiền trong vần thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa giản dị, mộc mạc nhưng cũng thật cao đẹp. Phần đầu chương trình, các bạn cùng nghe bài thơ “Mẹ ốm” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tiếp đó là kỉ niệm về những cuốn sách văn học Nga thời thơ ấu trong tản văn “Ngọn lửa thời thơ ấu” của nhà văn Phạm Duy Nghĩa. Phần cuối chương trình, tiểu phẩm vui "Một cuộc thi tài" của BTV Hoàng Hiệp là lời chào tạm biệt với các bạn. (VOV6-Chương trình Văn nghệ Thiếu nhi phát 10h45 ngày 15.03)

Trang sách với tuổi thơ

Trang sách với tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2018

Lượt nghe: 1093

Ngoài các buổi học chính khóa thì hoạt động ngoại khóa luôn tạo được sự hào hứng với các em học sinh. Phần đầu chương trình, các bạn cùng đến với buổi giao lưu văn học giữa nhà thơ Trần Đăng Khoa và các bạn học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Vĩnh Khương qua bài ghi chép “Ý nghĩa từ buổi học ngoại khóa” do phóng viên Dương Hà thực hiện. Tiếp đó là bài thơ giàu cảm xúc "Bàn tay mẹ" của tác giả Đức Vượng thể hiện lòng hiếu thảo của con với mẹ. Sách là người bạn đồng hành trên con đường tri thức và trưởng thành của con người. Có những cuốn sách ta đọc đi đọc lại mà không thấy chán, mỗi lần đọc lại khám phá ra nhiều điều lý thú, mới mẻ. Phần cuối chương trình, các bạn cùng nghe bài viết “Lớn lên cùng trang sách” của tác giả Hoàng Phúc. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 22/3/2018)

Bài thơ "Mưa xuân trên biển" : Khúc ca mùa xuân tràn nhựa sống

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2018

Lượt nghe: 1540

"Em bé thuyền ai ra giỡn nước/ Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm" - những hình ảnh trong bài thơ cất lên như câu hát vui tươi về sức sống dạt dào, tràn căng nhựa sống. Bài thơ là khúc ca mùa xuân về biển trời quê hương, về khát vọng đổi thay và hi vọng. Nhà thơ Huy Cận đã thể hiện những cảm xúc vui tươi và yêu đời, yêu cuộc sống trong hình ảnh thơ rất đẹp. Chúng mình cùng nghe những chia sẻ của nhà ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ về vẻ đẹp của bài thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 05/02/2018)

Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ": Tình yêu non nước và sự hiến dâng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018

Lượt nghe: 1304

"Một mùa xuân nho nhỏ / Lặng lẽ dâng cho đời / Dù là tuổi hai mươi / Dù là khi tóc bạc" - những câu thơ chưng cất từ tình yêu đất nước sâu kín nhưng mãnh liệt, thiết tha. Bài thơ mang tên "Mùa xuân nho nhỏ" khiêm nhường nhưng chứa chan tình yêu quê hương, đất nước. Cuộc trò chuyện giữa phóng viên Văn nghệ với nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo về bài thơ này có nhiều chi tiết thú vị, hấp dẫn. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 12/02/2018)

Bài thơ "Ông đồ": Nỗi day dứt khôn nguôi

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018

Lượt nghe: 1429

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng/ Người thuê viết nay đâu?" - Đó là câu hỏi đầy trăn trở, day dứt của nhà thơ Vũ Đình Liên về một hình ảnh ông đồ viết chữ nho ngày Tết, nay đã không còn. Niềm nhớ tiếc, xót xa của tác giả đã thể hiện trong những câu thơ thấm đẫm tình cảm, giàu sức gợi. Cùng nghe bài thơ "Ông đồ" trong dịp Tết đến xuân về để chúng mình càng trân quý những giá trị tinh thần mà cha ông để lại. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 19/2/2018)

Bài thơ "Qua đèo Ngang": Nỗi niềm nhớ nước, thương nhà

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2017

Lượt nghe: 1910

Bài thơ là nỗi niềm tâm sự sâu kín và ý nhị của một trí thức yêu nước được lồng trong bức tranh cảnh vật của đèo Ngang hoang sơ và buồn, hắt hiu. Bài thơ ẩn chứa tình yêu đất nước kín đáo, sâu nặng. (Văn nghệ thiếu nhi 18/12/2017)

Bài thơ "Ánh sáng": Một tâm hồn mới lớn đang muốn vỡ òa trước thế giới bên ngoài

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2018

Lượt nghe: 741

Có lẽ chúng ta đôi lúc cảm thấy sự trống vắng, chông chênh cho dù bên cạnh luôn luôn có người thân, gia đình và bạn bè. Mời các bạn nghe bài thơ "Ánh sáng" của tác giả Ngô Gia Thiên An, sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Hà Nội để mở lòng, chia sẻ về sự trống vắng, về những băn khoăn và khổ đau trong lòng. Bài thơ được viết theo thể tự do, câu từ có phần trúc trắc. Một tâm hồn mới lớn đang muốn nứt bung vỡ òa trước thế giới bên ngoài, nhưng lại có phần cô đơn trong thế giới nội tâm đã được Ngô Gia Thiên An khắc họa bằng mạch thơ được đánh dấu thứ tự là những con số…

Bài thơ "Ánh sáng": Tâm trạng tuổi "ô mai"

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018

Lượt nghe: 701

Có một thực tế là ở tuổi mới lớn, bên cạnh những sáng tác văn thơ viết về tình bạn, về mái trường, những rung động đầu đời khác giới... thì còn có những sáng tác về sự trống vắng trong tâm hồn trước cuộc sống bộn bề xung quanh. Những tâm hồn ấy có thể chưa tìm được sự đồng cảm, chưa có sự định hướng rõ ràng. Chính vì thế, trong những sáng tác này, không khó để chúng ta nhận ra sự hoang hoải, cô đơn và có phần trống vắng. Điều này đã được tác giả Ngô Gia Thiên An khái quát trong bài thơ “Ánh sáng”. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 03/04/2018)

Bài thơ "Bên kia sông Đuống" - Nỗi niềm với quê hương Kinh Bắc

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2018

Lượt nghe: 973

Bài thơ "Bên kia sông Đuống" được ra đời trong một hoàn cảnh rất đặc biệt, quê hương Kinh Bắc của tác giả bị giặc tàn phá kinh hoàng, chỉ sau mấy tiếng, bài thơ ra đời như một nỗi thổn thức, day dứt, xót xa "Mẹ con đàn lợn âm dương/ chia lìa đôi ngả/ đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã/ Bây giờ tan tác về đâu?" ( VOV6 - văn nghệ thiếu nhi 2/4/2018)

Bài thơ "Mùa xuân chín": Tuyệt phẩm về xuân

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2018

Lượt nghe: 682

Mùa xuân là đề tài thực sự hấp dẫn và quen thuộc trong văn học. Nhiều tác phẩm thơ ca viết về mùa xuân rất hay và bài thơ "Mùa xuân chín" là một tuyệt phẩm. Nhà thơ Hàn Mặc Tử đã viết tác phẩm này bằng tất cả nỗi hoài thương và day dứt khôn nguôi "Khách xa gặp lúc mùa xuân chín/ Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng/ Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang". (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 26/3/2018)

Nhà thơ Quang Khải và những sáng tác cho tuổi teen

Nhà thơ Quang Khải và những sáng tác cho tuổi teen

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018

Lượt nghe: 558

Nhà thơ Quang Khải khá có duyên với tuổi teen thông qua những tập thơ như “Quang Khải- thơ văn tuyển tập” “Mái nhà xanh”… Ông từng tâm sự rằng “Viết cho lứa tuổi này thật khó. Nếu sâu xắc quá thì hóa ra người lớn (mà đây là lứa tuổi chớm nhớ, chớm thương về những xao xuyến thuở ban đầu). Còn nếu viết nhẹ quá thì rất dễ sáo mòn, hời hợt… Cái tuổi đang độ trưởng thành đâu chỉ có bâng khuâng, mà các em còn phải lo toan học hành thi cử, những trăn trở và ước mơ… Với cách viết chân thật về tâm tư tình cảm của các bạn khi bắt đầu có sự thay đổi về suy nghĩ, biết ngượng ngùng lóng ngóng chốn đông người ... đã giúp thơ của ông có chỗ đứng nhất định trong lòng các bạn tuổi teen. ( VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 10/07/2018)

Bài thơ "Người đi ngang ngõ có ghé chơi": Bâng khuâng thuở ban đầu

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018

Lượt nghe: 656

Tác giả Trương Sinh Nguyên (Hải Phòng) thường có những sáng tác thơ tự do viết về thời tuổi xanh với những cảm xúc nhớ thớ, thương thương một bóng hồng nào đó. Những sáng tác thơ bảng lảng của tình cảm chưa thể gọi được thành tên sẽ là những kỷ niệm lưu lại thời tuổi trẻ mà theo người viết thì đó là những khoảnh khắc trong veo như giọt sương mai, chưa bị những "hỉ nộ ái ố" của cuộc sống làm vướng bận... (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi phát 17/07/2018)

Bài thơ "Khúc hát ban mai": Mẹ trong tâm thức của con

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2018

Lượt nghe: 825

Tác giả Trương Xuân Thiên (Thanh Hóa) ngoài những sáng tác thơ lấp lánh về tình bạn, có chút nhớ chút thương thuở ban đầu thì anh còn có nhiều bài thơ về tình yêu quê hương, biết trân quý những gì mình đang có. Điều này là cần thiết bởi ở lứa tuổi chúng ta ngoài việc phấn đấu để hiện thực hóa ước mơ thì sự quan tâm chia sẻ những vất vả với bậc sinh thành sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn trong cuộc sống. Bài thơ “Khúc hát ban mai” của tác giả Trương Xuân Thiên không nằm ngoài ý nghĩa đó. Tác phẩm giống như những lời ca thủ thỉ thân tình về mẹ thân yêu. Câu thơ “Khi mẹ quẩy hừng đông về ngang bến sông” được trở đi trở lại nhiều lần, mỗi lần tương ứng với bối cảnh thơ khác nhau. Thiên nhiên và lòng người như được quyện nhuyễn với nhau xung quanh hình ảnh trung tâm là mẹ…(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/05/2018)

Tản văn "Xôn xao mùa nhót": Kỷ niệm tuổi thơ đáng nhớ

Tản văn

Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2018

Lượt nghe: 872

Cộng tác viên Đào Mạnh Long từng có tác phẩm cộng tác tới chuyên mục “Trang viết đầu tay của những cây bút nhỏ". Các sáng tác của Đào Mạnh Long đã dần tiếp cận với các bạn tuổi teen, tuổi mà cái tôi đang muốn nứt bung vỡ òa để khám phá về thế giới xung quanh. Đào Mạnh Long sáng tác cả thơ, tản văn và truyện ngắn. Vừa qua anh có gửi về chương trình tản văn “Xôn xao mùa nhót”. Tác phẩm viết hoạt, có ý tứ rõ ràng khi miêu tả thứ quà quê quen thuộc của nhiều bạn nhỏ vùng nông thôn. Hình ảnh giàn nhót sai quả chín đỏ vào khoảng tháng tư hằng năm luôn trở đi trở lại trong tác phẩm. Vị chua của quả nhót hòa cùng vị mặn của muối, vị cay của ớt có lẽ sẽ chẳng bao giờ quên trong ký ức tuổi thơ của mỗi người. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 15/05/2018)

Phân tích thơ - làm thế nào cho hay

Phân tích thơ - làm thế nào cho hay

Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019

Lượt nghe: 414

Những hình ảnh rực rỡ sống động về mùa xuân trong tản văn “Xuân, vàng rực sắc mai” của tác giả Mai Duy Qúy. Giai điệu tươi vui rộn ràng từ bài thơ “Mùa xuân đến lớp” của tác giả Minh Huế. Những chia sẻ của cô giáo Thanh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THCS Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội về kỹ năng phân tích một bài thơ. Đó là nội dung chính của chương trình này... (Văn nghệ thiếu nhi 25/02/2019)

Vẻ đẹp Hội An trong văn và trong thơ

Vẻ đẹp Hội An trong văn và trong thơ

Ngày phát hành 0:0 | 26/2/2019

Lượt nghe: 519

“Mùa đi trên những mái rêu”, “Phố nằm bên sông Hoài”, “Phố cổ về đêm” - Đó là những tản văn, bài viết và thơ có mặt trong chương trình, khắc họa vẻ đẹp bình dị mà lắng sâu niềm hoài niệm của Hội An, miền di sản vô giá trên đất nước chúng ta... (Trang văn học tuổi mới lớn 26/02/2019)

Thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến

Thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến

Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2019

Lượt nghe: 770

Bài thơ "Tây Tiến" có vị trí rất quan trọng trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, đậm đặc những địa danh của vùng núi Tây Bắc trong bài thơ đã tô đậm và tôn vinh sự hi sinh anh dũng của người lính. Tìm hiểu về thiên nhiên trong bài thơ này là một trong những nội dung của chương trình... (Văn nghệ thiếu nhi 18/02/2019)

"Họa my chiều" trong thơ của tác giả Nguyễn Bích Ngọc

Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2018

Lượt nghe: 569

Chiều ru êm hương gió/ Nắng thả vàng thung mây/ Họa mi trôi trên phố/ Ngọt trong làn tóc bay…”. Những câu thơ nhẹ nhàng, duyên dáng như chính loài hoa này vậy. Không những có cảm tình mà tác giả Nguyễn Bích Ngọc còn xem loài hoa này như một người bạn tri kỷ có thể nhân đôi niềm vui và sẻ chia nỗi buồn trong cuộc sống... (Trang văn học tuổi mới lớn 25/12/2018)

Nhà thơ Trần Kim Anh và câu chuyện dạy văn học văn

Nhà thơ Trần Kim Anh và câu chuyện dạy văn học văn

Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2019

Lượt nghe: 533

Khoảng thời gian giữa hai hiệp đấu bóng, các cầu thủ được nghỉ ngơi dưỡng sức. Với học sinh chúng mình, hết học kỳ một lại bước vào học kỳ 2. Việc học cứ tiếp nối như vậy, nhưng vẫn có thời gian để băn khoăn một chút, nghĩ ngợi một chút về môn học. Cùng chia sẻ với cô giáo - nhà thơ Trần Kim Anh những tâm tư về dạy học văn trong nhà trường nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 07/01/2019)

Đọc truyện "Chú bé đeo ba lô màu đỏ" - Buổi thứ 10 - Chiếc bánh mỳ thơm ngon

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2018

Lượt nghe: 597

Nhóm bạn Hưng, Điều, Cường, Thế và Hường đã tìm cách lọt được vào khu nhà ở của các chuyên gia Liên Xô. Lúc này, ở trong căn bếp có năm chuyên gia Liên Xô và chú Sơn. Cả nhóm đã thú thật với chú Sơn rằng muốn biết các chuyên gia đã hóa phép thần thông như thế nào để có được những chiếc bánh mì thơm ngon... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi thứ mười)

Bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh và những góc nhìn riêng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2018

Lượt nghe: 605

Nhiều năm nay, bài thơ "Sóng" của nữ sỹ Xuân Quỳnh có mặt trong chương trình ngữ văn lớp 12 và thường được nhắc tới trong các đề thi, đề kiểm tra. Một bài thơ hay, khi ào ạt, đắm say, khi chân thành sôi nổi. Cùng với gợi ý qua thầy cô, qua tham khảo tài liệu, thì mỗi chúng mình lại có góc quan sát riêng đấy... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 10/12/2018)

Thư viện Tô Hoài - không gian đọc sách của tuổi thơ

Thư viện Tô Hoài - không gian đọc sách của tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2018

Lượt nghe: 609

Thư viện Tô Hoài được thành lập với sự phối hợp giữa Nhà Xuất bản Kim Đồng và Trường Trung học cơ sở Nghĩa Tân - quận Cầu Giấy - thành phố Hà Nội, cùng sự ủng hộ nhiệt thành của gia đình nhà văn Tô Hoài đã giúp cho các bạn học sinh, các thầy cô giáo và những ai yêu mến văn chương có thêm một địa chỉ văn hóa đọc tin cậy, để lan tỏa tình yêu văn học, tình yêu sách tới đông đảo mọi người... (Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2018)

Cảm nhận, phân tích một bài thơ

Cảm nhận, phân tích một bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2018

Lượt nghe: 532

Thơ nằm ở chiều sâu con chữ với những hình ảnh, liên tưởng, cảm xúc. Để hình dung dễ dàng hơn về cách làm bài cảm nhận và phân tích một bài thơ, chúng mình cùng nghe cô giáo Thu Uyên, giáo viên Ngữ văn trường THCS Lương Thế Vinh, Hà Nội chia sẻ nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 26/11/2018)

Bí mật khu vườn tuổi thơ

Bí mật khu vườn tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 2/11/2018

Lượt nghe: 496

Mỗi người trong kí ước tuổi thơ của mình đều có một khu vườn ươm những ước mơ. Đó có thể là khu vườn thực của nhà mình, cũng có thể là khu vườn tưởng tượng, hay tiếp nhận được qua trang sách. Cùng bước vào “Khu vườn tuổi thơ” qua những sáng tác trong chương trình văn nghệ thiếu nhi này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 01/11/2018)

Những người bạn tuổi thơ

Những người bạn tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2018

Lượt nghe: 511

Các con vật nuôi trong gia đình như cún con, mèo con là người bạn thân thiết của tuổi thơ. Hình ảnh của chúng thường xuất hiện khá nhiều trong trang viết dành cho thiếu nhi với sự hồn nhiên, ngộ nghĩnh, gợi nhiều cảm xúc nơi người đọc người nghe. Các sáng tác trong chương trình này là một ví dụ... (Văn nghệ thiếu nhi 08/11/2018)

Những bài văn, bài thơ viết về cha mẹ: Dâng đầy nỗi yêu thương

Những bài văn, bài thơ viết về cha mẹ: Dâng đầy nỗi yêu thương

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018

Lượt nghe: 888

Tình cảm đối với cha mẹ thật cao cả, thiêng liêng. Với các con, dù lứa tuổi nào cũng đều có cách thể hiện, bày tỏ tình cảm yêu quý, thương mến đối với bậc sinh thành. Bạn Phan Anh Thư ở Nghệ An và bạn Đình Anh ở Hà Nội đều đang ở lứa tuổi rất nhỏ, đang học lớp 5 thôi nhưng đã biết thể hiện tình cảm với cha mẹ mình rất chân thực, đầy cảm xúc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 23/4/2018)

" Hương rừng" - Bài thơ về tuổi học trò mến yêu

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2018

Lượt nghe: 627

"Hôm qua em đến trường/ Mẹ dắt tay từng bước/ Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp/ Hương rừng thơm đồi vắng/ Nước dưới khe thầm thì/ Cọ xòe ô che nắng/ Râm mát đường em đi", hẳn ai cũng nhớ bài thơ "Hương rừng" của nhà thơ Minh Chính bởi bài thơ gắn với những kỉ niệm đi học của chúng mình từ những ngày bé nhỏ. Bài thơ gợi tình cảm thiết tha trìu mến với cô giáo, với mái trường, với con đường đi học mỗi sớm mai... Tất cả gieo vào kí ức của chúng mình thật đẹp và trong trẻo. (VOV6- Văn nghệ thiếu nhi 03/9/2018)

Bài thơ "Nắng ấm sân trường": Khoảnh khắc khó quên tuổi học trò

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2018

Lượt nghe: 821

Bài thơ “Nắng ấm sân trường” tác giả Nguyễn Liên Châu đã miêu tả lại buổi học ngữ văn có giọng giảng trầm ấm của thầy: “Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ/ Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa/ Và cả gió cũng biết mê thơ nữa/ Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm…”. Tác phẩm gồm 5 khổ thơ, mỗi khổ là một khoảnh khắc yêu thương về lớp học, quang cảnh sân trường và những người bạn thân quen. Ký ức tươi nguyên về tuổi học trò và tình bạn tuổi mới lớn sẽ là hành trang đẹp giúp chúng ta bước vào cuộc sống. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 14/08/2018)

Bài thơ "Phượng tím": Tuổi học trò nhiều mộng mơ

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2018

Lượt nghe: 809

Bài thơ “Phượng tím” của tác giả Lương Đình Khoa được xem là một tác phẩm khá hay viết về những rung động, xuyến xao của tình bạn tuổi mới lớn. Những câu thơ trong veo cảm xúc, với cách gieo vần uyển chuyển, bài thơ đã có mặt trong nhiều trang lưu bút tuổi học trò: “Nhỏ có về thăm trường cũ chiều nay/ Hái dùm ta đôi nhành phượng tím/ Tím hoàng hôn tím cả màu kỷ niệm/ Ta ép vào năm tháng giữa thương yêu... (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 28/08/2018)

Bài thơ "Sáng mồng 2 tháng 9": Niềm tự hào dân tộc

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2018

Lượt nghe: 748

"Hôm nay sáng mồng 2 tháng 9/ Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình/ Muôn triệu tim chờ tim cũng nín/ Bỗng vang lên tiếng hát ân tình"... Bài thơ ra đời đúng thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình lịch sử, thời khắc đầy ý nghĩa. Bởi từ đây, mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Bài thơ thể hiện niềm tự hào, một khúc ca hào sảng, ấm áp, tin yêu. ( VOV6 - Văn nghệ thiếu nhi 27/8/2018)

Lời cha căn dặn qua bài thơ "Nói với con"

Lời cha căn dặn qua bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2019

Lượt nghe: 1008

Chân phải bước tới cha/ chân trái bước tới mẹ/ một chân chạm tiếng nói/ hai bước tới tiếng cười” - Đó là những vần thơ ấm áp trong bài “Nói với con” của nhà thơ Y Phương. Bài thơ thể hiện tình yêu thương, lời căn dặn của người cha đối với con mình, là bài học mà con mang theo suốt đời, mỗi khi nhớ về gia đình, về quê hương... (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2019)

Tản văn "Những mùa đông yêu dấu": Tuổi thơ bên Mẹ

Tản văn

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2018

Lượt nghe: 719

"Những Mùa Đông yêu dấu” là nhan đề tập tản văn, cũng là nhan đề một tản văn của tác giả Trần Huyền Trang. Dường như người viết mượn khung cảnh mùa đông để gửi nỗi nhớ về tuổi thơ, với cánh chuồn chuồn, áng mây lơ lửng trên bầu trời, một vạt nắng, một tiếng chim. Và đong đầy, đong đầy là tình yêu thương của mẹ... (Trang văn học tuổi mới lớn 13/11/2018)

Những tình bạn tuổi thơ

Những tình bạn tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019

Lượt nghe: 545

Tình bạn là một trong những chủ đề quen thuộc trong văn thơ dành cho thiếu nhi. Dù giầu hay nghèo, khi còn nhỏ hay đã lớn tuổi thì chúng ta luôn cần những người bạn. Có nhiều tình bạn kết duyên từ khi còn bé tí rồi gắn bó mấy chục năm trước sau như một. Mỗi khi nhớ lại kỉ niệm bạn bè thủa xưa lại ùa về biết bao cảm xúc vui buồn... (Văn nghệ thiếu nhi 11/04/2019)

Kinh nghiệm phân tích một bài thơ

Kinh nghiệm phân tích một bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2019

Lượt nghe: 700

Những kinh nghiệm quý báu trong cảm nhận phân tích một bài thơ được nhà thơ - nhà giáo Trần Kim Anh chia sẻ trong chương trình này. Tiếp đó là những sáng tác thật dễ thương, bài thơ “Mẹ ơi! Nghe con kể” của tác giả Vui Vũ, tản văn “Hương cau ngan ngát vườn nhà” của tác giả Lê Minh Hải... (văn nghệ thiếu nhi 15/04/2019)

Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy dưới góc nhìn biểu tượng

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019

Lượt nghe: 1057

Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 9, thường đi vào đề thi, đề kiểm tra. Một bài thơ giản dị trong cách thể hiện mà sâu nặng nghĩa tình, nghĩ suy... (Văn nghệ thiếu nhi 11/03/2019)

Chủ tịch Hồ Chí Minh - một hồn thơ yêu đời tha thiết

Chủ tịch Hồ Chí Minh - một hồn thơ yêu đời tha thiết

Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2019

Lượt nghe: 446

Bài thơ “Chiều tối” được đưa vào chương trình Ngữ văn 11, là bài thơ thể hiện tình cảm nồng hậu, yêu đời thiết tha của Bác khi chứng kiến cảnh hoàng hôn ở miền sơn cước, trong hoàn cảnh bị gông cùm, chuyển lao nhưng Người đã hướng tâm hồn đến với thiên nhiên và cuộc sống bình dị bằng những cảm nhận giản dị và trong trẻo (Văn nghệ thiếu nhi 02/09/2019)

Con là tất cả - Chương trình nghệ thuật dành cho tuổi thơ

Con là tất cả - Chương trình nghệ thuật dành cho tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2019

Lượt nghe: 576

Vở tạp kỹ “Con là tất cả” do đoàn diễn viên I Nhà hát Múa rối Thăng Long trình diễn kết hợp các tiết mục rối nước, rối cạn cùng với hề xiếc. Với thông điệp là tình yêu thương kết nối thế giới, các bạn nhỏ đã được thưởng thức một món quà nghệ thuật thú vị, ý nghĩa và nhiều tiếng cười... (Văn nghệ thiếu nhi 05/06/2019)

Luyện tập viết văn cùng nhà thơ Lữ Mai

Luyện tập viết văn cùng nhà thơ Lữ Mai

Ngày phát hành 9:9 | 14/9/2023

Lượt nghe: 654

Chương trình hôm nay, chúng mình sẽ cùng gặp nhà thơ Lữ Mai – người đang tham gia dạy viết văn cho các bạn học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Cô trao đổi về cách viết truyện, làm thơ, khơi gợi niềm cảm hứng yêu thích và đam mê viết văn cho chúng mình... (Văn nghệ thiếu nhi 11/09/2023)

Ngàn lời sử xanh - những câu thơ ấm tình đất nước

Ngàn lời sử xanh - những câu thơ ấm tình đất nước

Ngày phát hành 17:46 | 27/3/2024

Lượt nghe: 616

“Ngàn lời sử xanh” là sáng tác của nhà thơ Lữ Mai được chọn giới thiệu trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, bộ sách Chân trời sáng tạo. Bài thơ giới thiệu những địa chỉ lịch sử trên mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Những hình ảnh gần gũi được gợi tả chân thực, giàu cảm xúc... (Văn nghệ thiếu nhi 25/03/2024)

Mùa hè lộng lẫy trong bài thơ “Tháng năm”

Mùa hè lộng lẫy trong bài thơ “Tháng năm”

Ngày phát hành 22:57 | 14/3/2024

Lượt nghe: 729

Bài thơ “Tháng năm” của nhà thơ Đoàn Văn Mật được tuyển chọn vào sách Tiếng Việt lớp 5 bộ mới. Bài thơ với những hình ảnh sinh động tươi vui của mùa hạ như cánh diều no gió, đàn ve kêu râm ran, rơm phơi đầy đường làng, trái na thơm lựng…Để hiểu thêm nội dung và ý nghĩa bài thơ, chúng mình cùng nghe nhà thơ Đoàn Văn Mật chia sẻ về tác phẩm này... (Văn nghệ thiếu nhi 11/03/2023)

Nhạc sỹ Thế Hiển kể chuyện tuổi thơ

Nhạc sỹ Thế Hiển kể chuyện tuổi thơ

Ngày phát hành 22:6 | 17/3/2024

Lượt nghe: 177

Nhạc sỹ NSND Thế Hiển sinh năm 1955 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông đã cống hiến cho âm nhạc nước nhà nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Tóc em đuôi gà”, “Dấu chấm hỏi”, “Nhánh lan rừng”… và đặc biệt ca khúc “Nhong nhong nhong” gắn liền với tuổi thơ của chúng mình. Từ khi còn là cậu bé 4, 5 tuổi, ông đã thể hiện năng khiếu và niềm đam mê với âm nhạc. Tuổi thơ là một phần chất liệu và cảm hứng nghệ thuật không thể thiếu trong ông... (Văn nghệ thiếu nhi 13/3/2023)

Đọc truyện "Mặt trời luôn bên tôi" - Buổi thứ nhất - Quê hương tuổi thơ

Đọc truyện

Ngày phát hành 22:27 | 11/3/2024

Lượt nghe: 1390

Tác giả Lê Trung Cường là thầy giáo khiếm thị, hiện đang công tác tại trường Nuôi dạy trẻ em Khiếm thị tỉnh Hải Phòng. Bằng tình yêu với văn chương, anh đã vượt lên những khó khăn để hoàn thành nhiều tác phẩm như “Trong mắt trái tim”, “Dẫu không nhìn thấy nắng”, “Phú Quốc trong mắt kính thần” và gần đây là truyện dài “Mặt trời luôn bên tôi” - tác phẩm ấm áp kí ức về gia đình, tuổi thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 02/03/2024)

"Tặng người, người ấy em thương": Tập thơ của năm tháng học trò

Ngày phát hành 10:43 | 4/1/2024

Lượt nghe: 435

“Tặng người, người ấy em thương” là tập thơ của tác giả Thùy Linh mới ra mắt bạn đọc trẻ. Thơ Thùy Linh khá giống với tính cách và con người chị: Nữ tính, nhẹ nhàng, ẩn trong đó là nội lực cùng khát khao khám phá những chân trời mới dành cho tuổi trẻ... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 19/1/2023)

Cảm thụ một tác phẩm thơ

Cảm thụ một tác phẩm thơ

Ngày phát hành 22:27 | 9/1/2024

Lượt nghe: 766

Các bạn thân mến. Đọc, cảm nhận và phân tích một tác phẩm thơ đòi hỏi những kỹ năng nhất định. Trong chương trình hôm nay, cô Lê Thị Thùy Giang (giáo viên ngữ văn trường THCS Tố Hữu, thành phố Huế) sẽ chia sẻ cùng chúng ta về nội dung này. Chắc chắn chúng mình sẽ có thêm kỹ năng cảm thụ một tác phẩm thơ thật trọn vẹn, đầy đủ... (Văn nghệ thiếu nhi 08/01/2024)

Vẻ đẹp tinh tế trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"

Vẻ đẹp tinh tế trong bài thơ

Ngày phát hành 17:2 | 26/11/2023

Lượt nghe: 593

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận là một trong những tác phẩm hay được các thế hệ học sinh đón nhận. Bài thơ viết năm 1958 trong một chuyến đi thực tế của nhà thơ Huy Cận ở Hạ Long, cảm xúc chủ đạo là tình yêu cuộc sống, yêu lao động và tinh thần xây dựng miền Bắc XHCN. Tác phẩm mang vẻ đẹp khỏe khoắn, tinh tế... (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2023)

Nhà văn Văn Thành Lê hoài niệm cùng tuổi thơ

Nhà văn Văn Thành Lê hoài niệm cùng tuổi thơ

Ngày phát hành 19:47 | 4/12/2023

Lượt nghe: 215

Nhà văn Văn Thành Lê sinh năm 1986 tại Thanh Hóa. Đến nay anh đã ra mắt 16 đầu sách, nhiều tác phẩm trong số đó được các độc giả nhí yêu thích như: “Ông mặt trời và mùi hương của mẹ”; “Nam, Nhi, Đại, Trượng, Phu”; “Trên đồi, mở mắt và mơ”; “Bên suối bịt tai nghe gió”. Tình yêu dành cho văn chương, cho những trang viết tuổi thơ đã được anh ấp ủ từ những hoài niệm tuổi thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2023)

Hình bóng quê hương trong bài thơ "Chái bếp"

Hình bóng quê hương trong bài thơ

Ngày phát hành 22:56 | 9/12/2023

Lượt nghe: 434

Sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới bậc THCS chọn lựa nhiều tác phẩm mới từ văn xuôi đến thơ của các tác giả trẻ, trong đó có nhà thơ Lý Hữu Lương người dân tộc Dao. Đơn cử chương trình Ngữ văn lớp 8, bộ sách Chân trời sáng tạo đã chọn bài thơ “Chái bếp” của nhà thơ Lý Hữu Lương để giảng dạy. Điều này mang đến những trải nghiệm mới cho thầy và trò... (Văn nghệ thiếu nhi 04/12/2023)

Nhà thơ Văn Công Hùng với kí ức tuổi thơ

Nhà thơ Văn Công Hùng với kí ức tuổi thơ

Ngày phát hành 16:26 | 12/5/2023

Lượt nghe: 277

Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Ông có quê gốc ở Thừa Thiên Huế, nhưng lại được sinh ra và gắn liền tuổi thơ với xứ Thanh. Đó là những năm tháng đầy ắp kỷ niệm và những điều thú vị để góp phần hình thành con người và chất văn chương nơi ông. Đến nay ông đã có 16 đầu sách được xuất bản, đa dạng về thể loại từ truyện ngắn, thơ đến bút ký… (Văn nghệ thiếu nhi 10/05/2023)

Tình cha con trong sáng tác của nhà thơ Hoàng Trung Thông

Tình cha con trong sáng tác của nhà thơ Hoàng Trung Thông

Ngày phát hành 11:26 | 7/4/2023

Lượt nghe: 515

Hình ảnh người cha và con trai bước đi trên bờ biển trong một buổi sáng tươi hồng, với lời tâm tình thủ thỉ của người cha dành cho con đầy xúc động. Đó là bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông trong chương trình Ngữ văn lớp 7. Khi đọc và tìm hiểu tác phẩm này, hẳn là các bạn có nhiều cảm xúc đẹp về tình cha con, vẻ đẹp thiên nhiên và trên hết là ước mơ cháy bỏng, khao khát đổi thay và khám phá của người con được tác giả khắc họa trong bài thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 03/04/2023)

NSUT Chiều Xuân kể chuyện tuổi thơ

NSUT Chiều Xuân kể chuyện tuổi thơ

Ngày phát hành 15:23 | 14/4/2023

Lượt nghe: 175

NSƯT Chiều Xuân sinh năm 1967 tại Hà Nội trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật. Bà được yêu mến với những vai diễn giàu nội tâm qua một số bộ phim như “Mẹ chồng tôi”, “Dòng sông khát vọng”, “Người yêu đi lấy chồng”, “Hà Nội 12 ngày đêm”; “Heo may về qua phố”. Có được những thành công như vậy trong điện ảnh là cả quá trình đam mê của “cô bé” Chiều Xuân năm nào đấy các bạn ạ! (Văn nghệ thiếu nhi 29/03/2023)

Nhà văn Lê Phương Liên trong dòng hồi ức tuổi thơ

Nhà văn Lê Phương Liên trong dòng hồi ức tuổi thơ

Ngày phát hành 17:49 | 6/5/2023

Lượt nghe: 227

Nhà văn Lê Phương Liên sinh năm 1951 tại Hà Nội. Cả sự nghiệp gắn với những trang viết tuổi thơ, đến nay bà đã có hàng chục đầu sách dành cho thiếu nhi như: Bông hoa phấn trắng, Khúc hát hạnh phúc, Én nhỏ, Khi mùa xuân đến, Câu hỏi trẻ thơ, Bức tranh còn vẽ... Nhà văn Lê Phương Liên chia sẻ bà có nhiều cảm hứng viết cho thiếu nhi như vậy bởi trong bà có những dấu ấn tuổi thơ đặc biệt và những điều được vun đắp từ thời thơ ấu. (Văn nghệ thiếu nhi 26/04/2023)

Nhà văn Thiên Sơn tự sự cùng tuổi thơ

Nhà văn Thiên Sơn tự sự cùng tuổi thơ

Ngày phát hành 18:22 | 6/5/2023

Lượt nghe: 420

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê biển Diễn Châu - Nghệ An, nhà văn Thiên Sơn sớm vun đắp tình yêu với văn chương và có một tuổi thơ giàu ước vọng. Ông là một nhà văn nhà báo giàu năng lượng sáng tạo, được công chúng yêu mến qua các tập sách như: Bộ tiểu thuyết “Đại gia”, tiểu thuyết lịch sử “Gió bụi đầy trời”, tập truyện ngắn “Gửi lại tuổi thơ”… (Văn nghệ thiếu nhi 03/05/2023)

Hương rừng thơm từ "Những phiến lá xanh non"

Hương rừng thơm từ

Ngày phát hành 14:56 | 15/3/2023

Lượt nghe: 123

Trại bồi dưỡng sáng tác văn thơ thiếu nhi “Hương Rừng” của Hội Văn học nghệ thuật Đắk Lắk tổ chức năm vừa qua đã nhận được những trái ngọt, tập hợp trong cuốn sách “Những phiến lá xanh non”. Ở đó là những truyện ngắn xinh xắn, những bài thơ gieo vần còn vụng mà thực đáng yêu, những tản văn, tùy bút về vùng đất Tây Nguyên yêu quý... (Văn nghệ thiếu nhi 06/03/2023)

Thơ ở Đường thơ

Thơ ở Đường thơ

Ngày phát hành 11:54 | 7/3/2023

Lượt nghe: 125

Nếu như các nhà thơ tới dự ngày hội thơ trong tâm thế của người trong cuộc, thì các bạn trẻ khi tới không gian này sẽ hiểu hơn về hoàn cảnh ra đời của nhiều bài thơ, câu thơ, hiểu hơn về vẻ đẹp của tiếng Việt đã được các nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn, gợi cảm xúc trong 100 câu thơ được trưng bày ở Đường thơ... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 14/02/2023)

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trở về tuổi thơ

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trở về tuổi thơ

Ngày phát hành 14:58 | 30/3/2023

Lượt nghe: 124

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến sinh ra và lớn lên ở Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. Ông có sự nghiệp thơ ca phong phú với những tập thơ đã xuất bản như: “Mưa lúc 0 giờ”, “Ngọn sóng thời gian”, “Cỏ trên đất”… Bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của ông được nhạc sĩ Phạm Minh Thuận phổ thành ca khúc cùng tên đầy xúc động. Từ nhỏ nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đã có lòng say mê, yêu mến văn chương... (Văn nghệ thiếu nhi 08/03/2023)

Sắc màu trẻ thơ trong triển lãm "Sắc màu phố quê"

Sắc màu trẻ thơ trong triển lãm

Ngày phát hành 15:8 | 30/3/2023

Lượt nghe: 247

Là một họa sĩ có nhiều tình yêu dành cho trẻ thơ qua các hoạt động như: Chủ nhiệm CLB Nghệ thuật Art Star- Báo TNTP, dạy mỹ thuật cho thiếu nhi ở nhiều nơi, gây quỹ từ thiện xây trường cho các bạn nhỏ vùng cao nên trong triển lãm “Sắc màu phố quê” của họa sĩ Lê Tiến Vượng có nhiều hình ảnh trẻ thơ, gắn với những câu chuyện ý nghĩa... (Văn nghệ thiếu nhi 15/03/2023)

Nhà Ký ức: Không gian độc đáo của Ngày thơ Việt Nam

Nhà Ký ức: Không gian độc đáo của Ngày thơ Việt Nam

Ngày phát hành 14:20 | 4/4/2023

Lượt nghe: 179

Không gian “Nhà Ký ức” tại Ngày thơ Việt Nam năm nay là nơi trưng bày những tư liệu, kỷ vật của nhiều thế hệ nhà văn nhà thơ. Đặc biệt những bản thảo được viết tay tại chiến trường được nâng niu gìn giữ để thế hệ trẻ hôm nay hiểu hơn về chặng đường gian lao mà anh dũng của các nhà văn, nhà thơ đã có đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... (Văn nghệ thiếu nhi 27/03/2023)

Xung Và Cung Đôi bạn voi dũng cảm: Cuốn sách sinh động dành cho tuổi thơ

Xung Và Cung Đôi bạn voi dũng cảm: Cuốn sách sinh động dành cho tuổi thơ

Ngày phát hành 14:40 | 4/4/2023

Lượt nghe: 175

Câu chuyện về Xung và Cung là nguồn cảm hứng bay bổng để họa sĩ Vladimir Sevchenko vẽ nên một loạt tranh sinh động và kỳ vĩ về quê hương Việt Nam cùng chuyến chu du đầy can đảm của đôi bạn. Những bức tranh đó tác động mãnh liệt đến nhà văn thiếu nhi nổi tiếng Vitali Bianki khiến ông đặt bút viết nên bản hùng ca về loài voi này... (Văn nghệ thiếu nhi 30/03/2023)

Truyện thơ “Phòng cho thuê” - Khi thơ bước lên sân khấu trình diễn

 Truyện thơ “Phòng cho thuê” - Khi thơ bước lên sân khấu trình diễn

Ngày phát hành 22:33 | 11/11/2022

Lượt nghe: 124

Nhờ ý nghĩa sâu sắc mà truyện thơ “Phòng cho thuê” không chỉ được phụ huynh và các bạn nhỏ tại Israel yêu thích mà còn có sức lan tỏa đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Vừa qua, truyện thơ đã được NXB Kim Đồng, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và CLB Đọc sách cùng con phối hợp thực hiện trình diễn... (Văn nghệ thiếu nhi 09/11/2022)

Ba mươi năm đọc lại bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão"

Ba mươi năm đọc lại bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão

Ngày phát hành 17:33 | 30/12/2022

Lượt nghe: 144

Bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của nhà giáo, nhà thơ Đặng Hiển là bài thơ hay, từng được tuyển chọn vào sách giáo khoa lớp 4. Bài thơ xúc động bạn đọc bao thế hệ bởi tình cảm gia đình gắn bó, sự yêu thương, quan tâm và chia sẻ cùng nhau... (Văn nghệ thiếu nhi 26/12/2022)

Cùng đọc "Thơ hay cho bé học nói"

Cùng đọc

Ngày phát hành 15:53 | 10/2/2023

Lượt nghe: 219

Bộ sách "Thơ hay cho bé học nói" của hai nhà thơ Lữ Mai và Đoàn Văn Mật gồm 5 cuốn khai thác những chủ đề gần gũi với thế giới của bé: Gia đình yêu thương, Khung trời quê hương, Bé vui đến trường, Thế giới tí hon, Lời âm thanh kể. Mỗi cuốn sách chia sẻ cùng các em một góc nhìn thú vị để tiếp cận đời sống xung quanh, góp phần làm giàu tâm hồn của bé... (Văn nghệ thiếu nhi 06/02/2023)

Giao lưu "Mùa xuân qua trang viết tuổi thơ"

Giao lưu

Ngày phát hành 11:29 | 30/1/2023

Lượt nghe: 647

Bây giờ đang là những ngày đầu tiên của năm mới Quý Mão, không khí tràn đầy hương sắc mùa xuân. Tâm hồn chúng ta như đang hoan ca cùng khúc nhạc trong veo màu nắng. Hòa trong không khí đón Tết, đón xuân, nhiều bạn đã sáng tác những câu chuyện nho nhỏ, nhiều bài thơ xinh xắn. Chúng mình cùng gặp gỡ các bạn có các sáng tác ý nghĩa về Tết và mùa xuân nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 23/01/2023)

Ôn tập thơ trữ tình

Ôn tập thơ trữ tình

Ngày phát hành 10:42 | 23/12/2022

Lượt nghe: 155

Kỳ thi học kỳ I đang tới. Các bạn nhớ ôn bài, học bài chăm chỉ và tập trung nhé. Cùng gặp lại cô giáo Hà Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An để nghe cô chia sẻ về việc ôn tập phần thơ ca trữ tình trong chương trình ngữ văn 10 nha. (Văn nghệ thiếu nhi 19/12/2022)

Yếu tố tự sự trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"

Yếu tố tự sự trong bài thơ

Ngày phát hành 14:59 | 13/11/2023

Lượt nghe: 759

Khi tìm hiểu, khai thác những tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn bậc THCS, chúng ta thường quan tâm tới đặc điểm thể loại, yếu tố trữ tình và ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, cô Lê Thanh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã lưu ý tới yếu tố tự sự, miêu tả theo định hướng phát triển năng lực... (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2023)

Mở khung cửa vào thơ

Mở khung cửa vào thơ

Ngày phát hành 12:53 | 25/10/2023

Lượt nghe: 800

Buổi giao lưu giữa nhà thơ Đỗ Anh Vũ với các bạn nhỏ trong câu lạc bộ Khung cửa mở giúp các em hiểu thêm về cách cảm nhận thơ, những điều cơ bản khi viết một bài thơ thiếu nhi, hiểu hơn vẻ đẹp tiếng Việt trong thơ cũng như trong đời sống dân tộc. Tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ giao tiếp mà còn là lịch sử, là văn hóa, là tâm hồn con người Việt Nam... (Văn nghệ thiếu nhi 19/10/2023)

Nhà thơ Nguyễn Thụy Anh lớn lên cùng tuổi thơ

Nhà thơ Nguyễn Thụy Anh lớn lên cùng tuổi thơ

Ngày phát hành 17:20 | 24/9/2023

Lượt nghe: 128

Tiến sĩ giáo dục, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh được nhiều bạn nhỏ yêu mến qua những tập thơ như: “Phù thủy sợ ma”; “Ngày xưa, ngày nay, ngày sau”; “Vui cùng tiếng Việt”. Trong đó có các bài thơ ấn tượng dành cho tuổi mới như: “Bạn bè ơi”, “Ra trường”; “Tình bạn”… Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giáo dục, nên nhà thơ Nguyễn Thụy Anh khá hiểu tâm lý lứa tuổi trẻ thơ, cùng nhiều thay đổi khi chúng mình bước vào tuổi mới lớn! (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 12/09/2023)

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ kể chuyện tuổi thơ

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ kể chuyện tuổi thơ

Ngày phát hành 15:14 | 5/9/2023

Lượt nghe: 180

Nhà văn Nguyễn Văn Thọ là một trong những gương mặt văn xuôi để lại dấu ấn với bạn đọc đương đại qua những truyện ngắn đậm chất đời thường, với văn phong sắc sảo, nhiều day dứt. Cuốn tiểu thuyết đầu tay mang tên “Quyên”của ông từng được chuyển thể thành phim truyện điện ảnh cùng tên. Thành công trong văn chương, được ghi nhận với Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật, song văn chương lại không phải là đam mê từ thuở nhỏ của ông... (Văn nghệ thiếu nhi 30/08/2023)

Tiểu thuyết "Búp sen xanh" qua góc nhìn tuổi thơ

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 8:47 | 24/5/2023

Lượt nghe: 189

Với lòng kính trọng và ngưỡng mộ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn Sơn Tùng đã viết nhiều tác phẩm giàu cảm xúc và đầy ắp tư liệu về Bác. Cuốn tiểu thuyết “Búp sen xanh” của ông xuất bản năm 1982 là tiểu thuyết lịch sử đầu tiên viết về thời niên thiếu tới khi ra đi tìm đường cứu nước của Người. “Búp sen xanh” được chia làm 3 phần: “Thời thơ ấu”, “Thời niên thiếu” và “Tuổi 20”, khắc họa những dấu ấn không thể nào quên... (Văn nghệ thiếu nhi 18/05/2023)

“Mặt trời xanh của tôi” - Từ thơ đến lời bình

 “Mặt trời xanh của tôi” - Từ thơ đến lời bình

Ngày phát hành 10:13 | 13/8/2023

Lượt nghe: 970

Tuổi thơ nhiều thế hệ luôn gắn với những bài thơ thiếu nhi gần gũi, đáng yêu được chọn vào giảng dạy ở bậc tiểu học của những năm 80, 90 thế kỷ trước. Có thể điểm tên những bài thơ mà chỉ đọc một lần thôi là nhớ mãi trong tâm trí học trò thuở ấy, như bài thơ “Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, “Chú bò tìm bạn” của nhà thơ Phạm Hổ, “Nói với em” của nhà thơ Vũ Quần Phương, “Làm anh” của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn… Cũng bởi những bài thơ ấy gắn liền với ký ức tuổi thơ đẹp đẽ, trong trẻo mà nhà thơ Đỗ Anh Vũ cùng nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam đã tập hợp lại và viết lời bình, cho ra mắt cuốn sách mang tựa đề “Mặt trời xanh của tôi”. (Văn nghệ thiếu nhi 07/08/2023)

Nhà thơ Lữ Mai với kí ức tuổi thơ

Nhà thơ Lữ Mai với kí ức tuổi thơ

Ngày phát hành 18:33 | 29/7/2023

Lượt nghe: 229

Nhà thơ Lữ Mai sinh năm 1988 tại Thanh Hóa. Thơ cô giàu nữ tính, chứa đựng những năng lượng tích cực và niềm biết ơn dành cho cuộc đời. Những câu chuyện và kỷ niệm tuổi thơ bên gia đình, quê hương chính là nơi chắp cánh để cô nuôi dưỡng, theo đuổi đam mê cùng thơ ca... (Văn nghệ thiếu nhi 19/07/2023)

Thế giới tuổi thơ trong tập thơ "Phù thủy sợ ma"

Thế giới tuổi thơ trong tập thơ

Ngày phát hành 10:48 | 1/8/2023

Lượt nghe: 954

"Phù thủy sợ ma" là tập thơ dành cho lứa tuổi 7 đến 11 tuổi, gồm 36 bài thơ vô cùng dễ thương, mở ra trước mắt trẻ thơ một thế giới tinh thần ấm áp. Nổi bật trong tập thơ là cảm hứng thân thương về người mẹ, giúp các bạn nhỏ cảm nhận rõ ý nghĩa, vai trò, tình cảm của mẹ với các con. Bên cạnh đó là những bài thơ trong trẻo về cuộc sống hàng ngày, việc học tập, mối quan hệ của thiếu nhi với thiên nhiên, tình bạn, tạo nên thế giới quan dễ thương với bạn đọc. (Văn nghệ thiếu nhi 27/07/2023)

Nhà thơ Lê Văn Lộc với hồi ức tuổi thơ

Nhà thơ Lê Văn Lộc với hồi ức tuổi thơ

Ngày phát hành 16:27 | 10/7/2023

Lượt nghe: 270

Nhà thơ Lê Văn Lộc là tác giả của nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi như “Lòng phượng”, “Lích tích chim xanh”, “Bầu trời qua đôi cánh chuồn”. Ngôn từ trong thơ ông giản dị, tươi mới, hình ảnh liên tưởng thú vị. Thơ thiếu nhi của ông cũng chính là một phần tâm hồn ông, với những ký ức về tuổi thơ, về gia đình, đặc biệt về người mẹ thân yêu... (Văn nghệ thiếu nhi 28/06/2023)

Tập viết một bài thơ lục bát

Tập viết một bài thơ lục bát

Ngày phát hành 12:6 | 17/7/2023

Lượt nghe: 1571

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 bộ sách đổi mới có một bài học rất hay, đó là “ Tập viết một bài thơ lục bát”. Đây là bài học đòi hỏi những kỹ năng thực hành của chúng mình để có thể viết được một bài thơ lục bát đúng với niêm luật, đồng thời chuyển tải được nội dung, tình cảm, cảm xúc của người viết. Cùng nghe những chia sẻ của cô giáo Lê Thị Thùy Giang (giáo viên ngữ văn trường THCS Tố Hữu, thành phố Huế) về nội dung bài học này, các bạn nhé... (văn nghệ thiếu nhi 17/07/2023)

Vẻ đẹp miền Tây Bắc trong sáng tác văn thơ

Vẻ đẹp miền Tây Bắc trong sáng tác văn thơ

Ngày phát hành 15:2 | 30/5/2023

Lượt nghe: 439

Tây Bắc vẫn luôn là đề tài hấp dẫn cho thơ ca, nhạc họa. Từ bài thơ “Tiếng hát con tàu” của nhà thơ Chế Lan Viên: “Tây Bắc ư, có riêng gì Tây Bắc/ Khi lòng ta đã hóa những con tàu/ khi đất nước bốn bề lên tiếng hát/ Lòng ta là Tây Bắc chứ còn đâu”, đến truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài và nhiều tác phẩm khác đã cho chúng ta hình dung về Tây Bắc thật đẹp, hùng vĩ, nên thơ... (Văn nghệ thiếu nhi 29/05/2023)

Những cuốn sách đi cùng tuổi thơ

Những cuốn sách đi cùng tuổi thơ

Ngày phát hành 22:13 | 3/6/2023

Lượt nghe: 301

“Những cuốn sách đi cùng tuổi thơ” là chủ đề buổi trò chuyện do Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tổ chức tại phố sách Hà Nội. Nhiều tác phẩm tiêu biểu gắn bó với tuổi thơ được nhắc tới đầy trân quý, xem sách là người bạn đồng hành không thể thiếu trong cuộc sống. Bài học về sự gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình, về tình cảm học trò và mái trường, về tinh thần sẻ chia trong cuộc sống, những ước mơ được vun đắp từ thời thơ bé … đã đi vào những trang sách bình dị, tự nhiên và đầy cảm xúc... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 16/05/2023)

Khúc ca thơ "Nhà mình vui nhất"

Khúc ca thơ

Ngày phát hành 20:59 | 6/6/2023

Lượt nghe: 997

Nhà báo nhà thơ Huỳnh Mai Liên đã có một số tập thơ, truyện tranh dành cho thiếu nhi như “Biển là trẻ con”, “Mẹ yêu ai nhất”, “Ngày xưa của con”. Trong dịp kỉ chào mừng Tết thiếu nhi mùng 1 tháng 6 và hướng tới ngày Gia đình Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tổ chức chương trình “Tiệc thơ 1/6” giới thiệu tập thơ thiếu nhi “Nhà mình vui nhất” của nhà thơ Huỳnh Mai Liên... (Văn nghệ thiếu nhi 01/06/2023)

Hàn Mặc Tử: Một tư duy thơ độc đáo

Hàn Mặc Tử: Một tư duy thơ độc đáo

Ngày phát hành 15:33 | 2/6/2023

Lượt nghe: 1690

Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22 tháng 9 năm 1912 tại làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình, học ở Huế từ 1926 đến 1930 rồi sau đó, khi cha qua đời, ông theo mẹ vào sống ở Quy Nhơn, Bình Định. Gia đình ông theo đạo Công giáo. Hàn Mặc Tử làm thơ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn từ nhà chí sĩ này. Năm 1935, gia đình bắt đầu phát hiện dấu hiệu bệnh phong trên cơ thể ông nhưng ông không quan tâm nhiều đến việc điều trị. Đến năm 1938-1939 thì bệnh chuyển nặng, Hàn Mặc Tử lên những cơn đau đớn dữ dội và buộc phải vào Trại phong Quy Hòa ngày 20 tháng 9 năm 1940. Ông qua đời tại đây vào ngày 11 tháng 11 năm 1940 vì chứng bệnh kiết lỵ khi mới vừa bước sang tuổi 28. Sinh thời, Hàn Mặc Tử mới in một tập thơ duy nhất là tập Gái quê (1936). Những tập thơ sau Gái quê của ông chỉ được lưu truyền trong bạn hữu và những người yêu văn chương, gồm có: Thơ điên (gồm 3 tập: Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên), Xuân như ý, Thượng Thanh Khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội, Chơi giữa mùa trăng. Sau chặng đường đầu làm thơ Đường luật với tập Lệ Thanh thi tập, Hàn Mặc Tử đã chuyển sang phong cách hiện đại và góp phần đưa thơ trữ tình Việt Nam lên đỉnh cao mới. Đặc biệt ở giai đoạn sau Gái quê, Hàn Mặc Tử trình bày một hồn thơ độc đáo, lạ lùng chưa từng có trước đó và cũng không giống với bất cứ thi sĩ nào đương thời.

Thơ ngũ tuyệt của Quách Tấn

Thơ ngũ tuyệt của Quách Tấn

Ngày phát hành 15:44 | 17/7/2023

Lượt nghe: 124

Trong chương trình Tìm trong kho báu vừa qua, chúng tôi đã tiếp tục giới thiệu di sản văn chương Quách Tấn qua tập thơ thứ ba trong sự nghiệp của ông, xuất bản năm 1961 mang tên Đọng bóng chiều. Sau tập thơ này, Quách Tấn vẫn tiếp tục kiên trì đi theo con đường cổ điển với những bài thơ cô đọng, súc tích và gợi cảm. Với tập thơ tiếp theo mang tên Mộng Ngân Sơn, in năm 1966, Quách Tấn đã tinh gọn và tối giản hơn nữa những thi phẩm của ông khi tập trung vào thể loại ngũ ngôn tuyệt cú; mỗi bài thơ chỉ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Bài thơ được chọn làm tên chung cho cả tập thơ được đặt ngay vị trí mở đầu thi tập: Song trưa cài gió bấc/ Buồn tựa gối thiu thiu/ Giấc mộng Ngân Sơn tỉnh/ Sương lam đọng nắng chiều. Cảm hứng về ngũ ngôn tuyệt cú tiếp tục được nối dài sang tập thơ kế tiếp mang tên Giọt trăng (in năm 1972) với 100 bài thơ ngũ tuyệt nhưng chỉ chọn 60 bài để ấn hành. Thơ ngũ tuyệt của Quách Tấn cho đến tập này đã thực sự trở thành một dấu ấn riêng trong sự nghiệp sáng tác của ông

Nhà thơ Thế Lữ - một tài năng muôn mặt

Nhà thơ Thế Lữ - một tài năng muôn mặt

Ngày phát hành 12:22 | 27/7/2023

Lượt nghe: 647

Nhìn lại nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20, Thế Lữ được coi là một trong những ngọn cờ tiên phong của phong trào Thơ Mới, được tôn làm đàn anh của cả một thế hệ thi sĩ và được Hoài Thanh chọn làm người mở đầu trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Thế Lữ cũng là thành viên của nhóm Tự lực văn đoàn kể từ ngày mới thành lập và ông còn có nhiều đóng góp đa dạng, phong phú ở các lĩnh vực như truyện, phê bình văn học, sân khấu, dịch thuật…Thế Lữ là người duy nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn

Hàn Mặc Tử-Một hiện tượng độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam

Hàn Mặc Tử-Một hiện tượng độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam

Ngày phát hành 11:6 | 7/6/2023

Lượt nghe: 1520

Trong chương trình Tìm trong kho báu lần trước, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả kỳ thứ nhất khi cùng nhìn lại di sản văn chương của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Có lẽ, một trong những bài phê bình đầu tiên về thơ Hàn Mặc Tử chính là bài viết của Hoài Thanh trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Dù những nhận xét về từng tập thơ cụ thể có khác nhau, song không thể phủ nhận vẻ độc đáo, riêng biệt lạ lùng của Hàn Mặc Tử, nhất là với tập Thơ điên. Hoài Thanh đã viết: “Một tác phẩm như thế ta không thể nói hay hay dở, nó đã ra ngoài vòng nhân gian, nhân gian không có quyền phê phán. Ta chỉ biết trong văn thơ cổ kim không có gì kinh dị hơn. Ta chỉ biết ta đang đứng trước một người sượng sần vì bệnh hoạn, điên cuồng vì đã quá đau khổ trong tình yêu. Cuộc tình duyên ra đời với Hương thơm, hấp hối với tập Mật đắng, cho đến Máu cuồng và hồn điên thì đã chết thiệt rồi, nhưng khí lạnh còn tỏa lên nghi ngút”. Sau Hoài Thanh, các nhà phê bình thuộc các thế hệ kế tiếp còn tiếp tục khẳng định sự độc đáo của thế giới thơ, hồn thơ Hàn Mặc Tử.

Nghĩ về đổi mới thơ từ trường hợp Hàn Mặc Tử

Nghĩ về đổi mới thơ từ trường hợp Hàn Mặc Tử

Ngày phát hành 8:45 | 15/6/2023

Lượt nghe: 1799

Trong hai kỳ Tìm trong kho báu vừa qua, chúng tôi đã giới thiệu tới quý vị thính giả di sản văn chương Hàn Mặc Tử qua nhiều bài viết cũng như nhận định của các nhà phê bình nghiên cứu trong khoảng hơn ba chục năm qua. Có thể nói, thơ Hàn Mặc Tử luôn tạo ra sức hút với mọi thế hệ độc giả, là vùng đất còn chứa nhiều bí ẩn, tiếp tục mời gọi các cây bút phê bình tiếp tục khảo cứu và tìm tòi. Chương trình hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu di sản văn chương Hàn Mặc Tử

Yến Lan: Một đời thơ sâu lắng và ấm áp

Yến Lan: Một đời thơ sâu lắng và ấm áp

Ngày phát hành 10:59 | 21/6/2023

Lượt nghe: 1820

Trong những chương trình Tìm trong kho báu gần đây, chúng tôi đã lần lượt giới thiệu tới quý vị di sản văn chương của hai nhà thơ trong nhóm Trường thơ Loạn là Bích Khê và Hàn Mặc Tử. Trong chương trình Tìm trong kho báu lần này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới quý vị di sản văn chương của một nhân vật nữa trong nhóm Trường thơ Loạn, đó là thi sĩ Yến Lan. Không chỉ là thành viên của nhóm Trường thơ Loạn, Yến Lan còn là một trong số bốn nhà thơ của nhóm thơ Bình Định mang tên Bàn Thành tứ hữu, gồm Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên. Năm nay cũng vừa tròn 25 năm ngày Yến Lan rời xa cõi thế.

Chất thơ của ca dao

Chất thơ của ca dao

Ngày phát hành 14:25 | 17/8/2023

Lượt nghe: 334

Càng đi sâu tìm hiểu về ca dao, chúng ta càng thấy được sức truyền cảm của thể loại văn học dân gian này. Sở dĩ ca dao có được điều đó là nhờ chất trữ tình hay còn gọi là chất thơ thấm đượm trong từng câu chữ. Nếu như ở tục ngữ, tư tưởng thường được biểu hiện qua hình thức ngôn ngữ ngắn gọn thì ca dao lại biểu hiện và diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ chọn lọc mà vẫn giàu sức truyền cảm và ngân vọng.

Bích Khê: Tài thơ độc đáo

Bích Khê: Tài thơ độc đáo

Ngày phát hành 9:2 | 23/5/2023

Lượt nghe: 1519

Nhìn lại các thành tựu của Thơ Mới lãng mạn (1932-1945), Bích Khê là một trong những gương mặt đặc biệt. Chỉ sống trên dương thế 30 năm và sinh thời chỉ in một tập thơ duy nhất, tập Tinh huyết (năm 1939), Bích Khê đã khẳng định một giọng điệu và phong cách độc đáo, không trộn lẫn với bất kỳ ai. Chương trình Tìm trong kho báu lần này xin được cùng thính giả nhìn lại di sản văn chương của ông.

Truyện ngắn trữ tình của nhà thơ Xuân Diệu

Truyện ngắn trữ tình của nhà thơ Xuân Diệu

Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2019

Lượt nghe: 1427

Tuy không nổi đình đám trong làng văn xuôi những năm 30 – 40 của thế kỷ trước như các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam nhưng nhà thơ Xuân Diệu, cùng là một thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn, ngoài đắm đuối với thơ, còn dành thời gian sáng tác văn xuôi, cụ thể là viết truyện ngắn, bút ký và phê bình tiểu luận. Trong đó, ở thể loại truyện ngắn, ông có tập “Phấn thông vàng”, gồm 17 truyện, in ở NXB Đời nay, xuất bản năm 1939 (Tìm trong kho báu phát 28/3/2019)

Truyện thơ Hồ Biểu Chánh: Thể loại khởi đầu văn nghiệp

Truyện thơ Hồ Biểu Chánh: Thể loại khởi đầu văn nghiệp

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2018

Lượt nghe: 657

Trước khi nổi tiếng với hàng loạt tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh đã cho ra mắt hai tác phẩm truyện thơ "U Tình Lục” và “Vậy mới phải". Nhà văn ký thác nỗi đời qua thể thơ lục bát truyền thống. Dù sau này ông chọn gắn bó lâu dài và bền chặt với văn xuôi nhưng những truyện thơ sáng tác vào giai đoạn đầu vẫn là một phần không thể quên trong văn nghiệp Hồ Biểu Chánh...(Tìm trong kho báu phát 15/11/2018)

Nhà thơ Thế Lữ viết truyện trinh thám

Nhà thơ Thế Lữ viết truyện trinh thám

Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2019

Lượt nghe: 852

Thế Lữ là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ Mới, nổi tiếng với bài thơ “Nhớ rừng”. Ông còn là một cây bút văn xuôi xông xáo. Tổng cộng đời văn Thế Lữ có khoảng 40 truyện, cả truyện dài và truyện ngắn. Ông viết bốn thể tài chính bao gồm truyện kinh dị, truyện trinh thám, truyện thường ngày và truyện lãng mạn đường rừng. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến truyện trinh thám hay khởi nguồn từ tiếng Pháp có nghĩa là văn học cảnh sát (Tìm trong kho báu 10/1/2019)

Giá trị "Tụng Tây Hồ phú" của nhà thơ-danh sỹ Nguyễn Huy Lượng

Giá trị

Ngày phát hành 14:50 | 9/3/2022

Lượt nghe: 1523

Bên cạnh 100 bài thơ cung oán, nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Huy Lượng còn nổi tiếng với bài phú ca tụng hồ Tây gồm 86 liên, độc vận. Dụng ý của tác giả là mượn cảnh Tây Hồ để tán tụng sự nghiệp và công đức của nhà Tây Sơn. Cũng là bài phú này đã khơi mào cuộc bút chiến nổi tiếng giữa hai danh sỹ, nhà thơ Nguyễn Huy Lượng với Phạm Thái. Khi đọc được “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng, tác giả của “Sơ kính tân trang” đã viết một bài phú hoạ lại (cùng số câu, cùng vần), gọi là “Chiến tụng Tây Hồ”. Tác phẩm vừa hoạ lại, vừa đả kích những nội dung trong bài phú của Nguyễn Huy Lượng. Hai bên đối lập, một bên là phù Tây Sơn, một bên thuộc phái phù Lê chống Tây Sơn. Tuy vậy, qua thời gian không thể phủ nhận được giá trị nghệ thuật thể hiện trong bài phú ca tụng Hồ Tây của Nguyễn Huy Lượng.

Danh sỹ Nguyễn Huy Lượng là tác giả truyện thơ "Phan Trần"?

Danh sỹ Nguyễn Huy Lượng là tác giả truyện thơ

Ngày phát hành 16:0 | 16/3/2022

Lượt nghe: 1564

Dựa trên những cứ liệu xác đáng, căn cứ vào nội dung, nghệ thuật của truyện thơ “Phan Trần”, đặc biệt đặt trong bình diện so sánh với các tác phẩm khác cùng tác giả, có thể khẳng định khả năng rất cao văn thần Nguyễn Huy Lượng thực sự là tác giả của tác phẩm này. Người xưa có câu: “Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” nhằm phê phán câu chuyện, con người vượt ra khỏi lề thói, khuôn thước xã hội. Thế nhưng thời gian đã khẳng định giá trị của cả “Truyện Kiều” và truyện thơ “Phan Trần”. Đó thực sự là những tác phẩm xuất sắc vượt lên về cả nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của nền văn học dân tộc.

Di sản thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Những giá trị truyền đời

Di sản thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Những giá trị truyền đời

Ngày phát hành 16:28 | 26/1/2022

Lượt nghe: 2597

Trước sự kiện sắp tới UNESCO sẽ cùng nước ta kỷ niệm năm sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Chuyên gia văn học trung đại - GS.TS Trần Ngọc Vương (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng đây là một hoạt động “hoàn toàn xứng đáng và có lý”. Nói như vậy bởi qua các tác phẩm của mình, cụ Đồ Chiểu được coi là lá cờ đầu không chỉ của văn học yêu nước ở Nam Bộ và cả đất nước ta. Đồng thời, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng là lá cờ đầu của văn học chống chủ nghĩa thực dân, không chỉ của Việt Nam mà của thế giới. Hơn thế, tác giả của truyện thơ “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn thể hiện tầm vóc, tư duy của một tác giả tiên phong, đi trước thời đại.

Độc đáo thơ Xuân Tú Xương

Độc đáo thơ Xuân Tú Xương

Ngày phát hành 16:25 | 9/2/2022

Lượt nghe: 2176

Buổi giao thời, cũng như nhiều nhà nho, nhà thơ thất cơ lỡ vận, thơ Xuân của Tú Xương không còn đơn thuần vịnh cảnh, bày tỏ cảm xúc của người tài tử văn nhân trước sự chuyển giao của đất trời. Tết, Xuân, năm mới trong thơ Nôm Tú Xương như một bức phông nền mà cảnh tượng cá nhân, con người và xã hội được vẽ ra bằng một ngòi bút đại tài

Di sản thơ văn các hoàng đế triều Nguyễn

Di sản thơ văn các hoàng đế triều Nguyễn

Ngày phát hành 9:22 | 12/5/2022

Lượt nghe: 1271

Buổi “Tìm trong kho báu” số trước đã cung cấp những nhận định khái quát về phong trào sáng tác và xướng họa trong cung đình nước ta thời trung đại. Chương trình hôm nay tiếp tục có những góc nhìn cận cảnh vào di sản thơ văn của các hoàng đế triều Nguyễn – Đồng thời nối dài ra phong trào sáng tác ở làng xã cùng sự ra đời, phát triển của các văn hội trong xã hội phong kiến.

Đặc sắc trường thơ Bích Động thi xã

Đặc sắc trường thơ Bích Động thi xã

Ngày phát hành 10:9 | 19/5/2022

Lượt nghe: 1121

Từ trước đến nay, nhiều nghiên cứu về văn học thời trung đại vẫn cho rằng Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông là hội thơ đầu tiên của nước ta. Trên thực tế, trước đó rất lâu, từ thời nhà Trần, đã có sự xuất hiện của một thi xã mang tên Bích Động do danh tướng Trần Quang Triều sáng lập nên. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) có những giải mã về thi xã với các thành viên đều là những danh nho, danh tướng thời vãn Trần.

Người vợ tào khang của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Người vợ tào khang của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Ngày phát hành 15:32 | 9/12/2021

Lượt nghe: 1626

Sau khi đỗ Tú tài trong kỳ thi hương 1843 tại Gia Định, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ngược ra kinh đô Huế để tham dự kỳ thi Hội. Dọc đường đi, nghe tin mẹ mất, là người con hiếu thảo, ông quyết định trở về quê nhà chịu tang. Trên đường về, phần vì khóc thương, đau buồn, lại không may mắc bệnh, Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt. Nhờ nghề thuốc học được trong thời gian lưu lại tư gia một thầy thuốc vốn dòng dõi Ngự y, về đến quê nhà, ông mở trường dạy học, bốc thuốc giúp người nghèo. Trong số các học trò của Đồ Chiểu, có Lê Tăng Quýnh vốn mồ côi cha mẹ, cảm kích tài năng và đức độ của người thầy mù lòa đã se duyên cho người em gái là Lê Thị Điền. Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu từ đó về sau dù trải qua nhiều biến cố luôn có sự chăm sóc, sát cánh của người vợ tào khang:

Sáng tác văn thơ thời vãn Trần

Sáng tác văn thơ thời vãn Trần

Ngày phát hành 15:11 | 2/6/2022

Lượt nghe: 1755

Trở lại với nội dung sáng tác văn thơ thời vãn Trần cũng như hoạt động của Bích Động thi xã, buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay điểm qua di sản thơ văn của những tên tuổi tiêu biểu như nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Ức, Nguyễn Trung Ngạn, vua Trần Minh Tông

Hình ảnh Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều trong thơ thành viên Bích Động thi xã

Hình ảnh Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều trong thơ thành viên Bích Động thi xã

Ngày phát hành 15:48 | 9/6/2022

Lượt nghe: 1758

Văn Huệ Vương – Trần Quang Triều là chủ soái, linh hồn của Bích Động thi xã. Trong các đàm đạo, xướng họa thơ văn của thi xã, ông vừa đóng vai trò là người chủ trì vừa thể hiện tài năng, khí chất hơn người. Bởi thế, trong nhiều tứ thơ các thành viên chủ chốt của Bích Động thi xã như Nguyễn Ức, Nguyễn Sưởng đều thấp thoáng hình ảnh vị chủ soái tài hoa cũng như bày tỏ niềm kính phục với tài năng, phẩm cách của ông

Sáng tác văn thơ đời Lý

Sáng tác văn thơ đời Lý

Ngày phát hành 11:36 | 15/6/2022

Lượt nghe: 128

Trong tiến trình nghiên cứu về văn học trung đại từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn có thói quen hợp nhất văn học thời Lý và thời Trần ở nước ta. Thực tế, thời Lý được đánh giá là giai đoạn văn học viết hình thành và bắt đầu phát triển, có những thành tựu, minh chứng qua các trước tác để lại tới hôm nay. Tuy vậy, do biến động của thời đại, chiến tranh, loạn lạc, di sản văn thơ của Lý triều để lại tới hôm nay số lượng thống kê chưa được phong phú như các triều đại sau này như triều Trần, triều Lê. Chương trình hôm nay lật giở lại những giá trị truyền đời cón ít nhiều khuất lấp ấy.

Sáng tác văn thơ đời Lý

Sáng tác văn thơ đời Lý

Ngày phát hành 11:36 | 15/6/2022

Lượt nghe: 128

Trong tiến trình nghiên cứu về văn học trung đại từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn có thói quen hợp nhất văn học thời Lý và thời Trần ở nước ta. Thực tế, thời Lý được đánh giá là giai đoạn văn học viết hình thành và bắt đầu phát triển, có những thành tựu, minh chứng qua các trước tác để lại tới hôm nay. Tuy vậy, do biến động của thời đại, chiến tranh, loạn lạc, di sản văn thơ của Lý triều để lại tới hôm nay số lượng thống kê chưa được phong phú như các triều đại sau này như triều Trần, triều Lê. Chương trình hôm nay lật giở lại những giá trị truyền đời cón ít nhiều khuất lấp ấy.

Tác giả Tôn Thọ Tường qua lăng kính thơ ca

Tác giả Tôn Thọ Tường qua lăng kính thơ ca

Ngày phát hành 14:23 | 8/9/2022

Lượt nghe: 1781

Trong số các Tao đàn ở phương Nam giai đoạn thế kỷ 18, 19, Bạch Mai thi xã là “địa chỉ” sinh hoạt văn thơ thuở hàn vi của nhiều tác giả, sau này trở thành những tên tuổi của dòng văn học yêu nước chống thực dân. Cũng có một bộ phận tác giả có sự phân hóa trong tư tưởng, làm việc trong chính quyền Pháp và tiếng thơ của họ cũng chất chứa nhiều tâm trạng, nỗi niềm. Tôn Thọ Tường là một trong số đó. Cuộc đời nhiều trắc trở và ít nhiều điều tiếng do khuynh hướng chính trị, tuy nhiên, trong sáng tác, Tôn Thọ Tường được đánh giá là cây bút thơ tài hoa. Chương trình hôm nay đi vào những trước tác tiêu biểu của ông.

Âm hưởng chủ đạo của thơ ca thời thịnh Trần

Âm hưởng chủ đạo của thơ ca thời thịnh Trần

Ngày phát hành 9:10 | 7/7/2022

Lượt nghe: 1264

Trong các triều đại phong kiến ở nước ta, thời nhà Trần được xem là hưng thịnh về mọi mặt, đặc biệt có sự phát triển rực rỡ về văn hóa, thơ ca, nghệ thuật. Dù phải trải qua ba lần đối mặt với đội quân xâm lược Nguyên – Mông hung hãn nhưng vua tôi, tướng lĩnh và dân chúng dưới triều Trần đều chung sức đồng lòng và gặt hái được chiến công hiển hách. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi sâu tìm hiểu về âm hưởng chủ đạp của thơ ca thời thịnh Trần

Ý thức phản tỉnh – Một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần

Ý thức phản tỉnh – Một nét đẹp nhân văn trong thơ thời Trần

Ngày phát hành 16:6 | 14/7/2022

Lượt nghe: 1446

Nhiều vị hoàng đế, nho tướng cũng như võ tướng thời thịnh Trần đã để lại những áng thơ có giá trị cao về mặt nội dung, nghệ thuật, nêu cao được cảm hứng yêu nước, cảm hứng tự hào dân tộc. Ở một khía cạnh khác, cho dù đang ở ngôi cao chín bệ hay khi chọn ẩn dật chốn sơn lâm, họ đều thể hiện con người nghệ sĩ với những trăn trở về nỗi niềm nhân sinh

Nhà thơ Nguyễn Thông và tấm lòng với cố hương

Nhà thơ Nguyễn Thông và tấm lòng với cố hương

Ngày phát hành 14:32 | 11/11/2022

Lượt nghe: 126

Là nhà hoạt động chính trị, xã hội, nhà giáo dục, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng, nhà sử học có ý thức trách nhiệm cao, Nguyễn Thông có những đóng góp rất tích cực cho đất nước ta giai đoạn nửa cuối thế kỷ 19. Cuộc đời của ông xác lập tư thế một nhà nho hành đạo trong thời đại mới, không chỉ theo đuổi lý tưởng khoa cử, trung quân ái quốc mà còn tích cực tham gia vào công cuộc kháng Pháp, đem nhiệt huyết và tài năng ra giúp nước, giúp đời. Và cũng như nhiều nhà nho cùng thời, qua các trước tác, nhà thơ Nguyễn Thông gửi gắm tâm sự cá nhân, đặc biệt là tấm lòng với cố hương:

Sáng tác thơ văn của nhà thơ, nhà giáo, nhà yêu nước Phan Văn Trị

Sáng tác thơ văn của nhà thơ, nhà giáo, nhà yêu nước Phan Văn Trị

Ngày phát hành 8:51 | 18/11/2022

Lượt nghe: 126

Năm 19 tuổi, nhà thơ, nhà yêu nước Phan Văn Trị thi đậu Cử nhân, cùng khoa với Nguyễn Thông. Sau đó Nguyễn Thông làm quan nhiều nơi, lên đến chức Bố chánh Quảng Ngãi. Về phần Phan Văn Trị, ông chọn cuộc sống thanh đạm, mở lớp dạy học ở làng quê. Tuy rời xa chốn quan trường nhưng tấm lòng Phan Văn Trị vẫn đau đáu trước tình cảnh triều đình nhu nhược, đất nước nguy cơ rơi vào tay thực dân Pháp. Những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật được ông sáng tác nhằm bày tỏ chí hướng, ước muốn giúp đời, cứu dân hoặc để phê phán những người bất tài, hám danh. Đến khi quân Pháp chiếm đóng Nam bộ, ông làm thơ yêu nước, thơ xướng họa có tính chất bút chiến. Có thể nói, thời kỳ nào, Phan Văn Trị cũng dành tâm sức để nói lên sự quan tâm với thế sự, tấm lòng đối với đồng bào, non sông, Tổ quốc

Thơ bút chiến của Phan Văn Trị

Thơ bút chiến của Phan Văn Trị

Ngày phát hành 11:27 | 23/11/2022

Lượt nghe: 126

Buổi “Tìm trong kho báu” số trước của Ban VHNT (VOV6) đã khái quát về các nội dung thể hiện trong sáng tác thơ văn của nhà thơ, nhà yêu nước Phan Văn Trị. Tuần này, mời Quý vị và các bạn đi sâu vào một trong ba đề tài chính yếu, đó là thơ bút chiến của cụ Cử Trị. Đây là mảng thơ thể hiện tài năng lẫn tấm lòng của một nhà nho luôn giữ trọn tiết tháo, thẳng thắn phê phán thực trạng hành vi dao động, cộng tác với thực dân Pháp của một bộ phận trí thức thời bấy giờ.

Hình ảnh phụ nữ và tình yêu trong thơ ca trung đại

Hình ảnh phụ nữ và tình yêu trong thơ ca trung đại

Ngày phát hành 9:38 | 14/10/2022

Lượt nghe: 185

Xã hội phong kiến vốn nhiều định kiến khắt khe đã hạn chế nữ quyền, khiến phụ nữ trở nên yếu thế, bị động, thậm chí bị tước đoạt đi nhiều quyền tự do cơ bản. Thế nhưng, trong bối cảnh ấy, đã có những tiếng thơ của các nhà nho, nhà thơ tiến bộ đòi quyền sống, tôn vinh và trân trọng những nỗ lực và phẩm tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam:

Thơ văn nhà nho hành đạo Nguyễn Thông

Thơ văn nhà nho hành đạo Nguyễn Thông

Ngày phát hành 8:47 | 20/10/2022

Lượt nghe: 1300

Nhà thơ Nguyễn Thông (còn có tên khác là Nguyễn Thới Thông, tự Hy Phần, và nhiều biệt hiệu: Kỳ Xuyên, Độm Am, Đạm Trai) sinh năm 1827 tại phủ Tân An, tỉnh Gia Định, nay là xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Cụ Nguyễn Thông đỗ cử nhân năm 1849, từng làm quan, giữ nhiều chức vụ như: Án sát Khánh Hòa, Bố Chánh Quảng Ngãi, Bố Chánh Bình Thuận. Cuộc đời làm quan của Nguyễn Thông trải qua nhiều sóng gió, truân chuyên bởi đức tính thẳng ngay, không dối trá nên nhiều kẻ xu nịnh, vu cáo, hãm hại. Cụ mất vào năm 1884, thọ 57 tuổi, được an táng tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận ngày nay. Về sự nghiệp nghiên cứu, cụ Nguyễn Thông để lại những bộ sử liệu quan trọng là “Khâm định Nhân sự kim giám”, “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” và “Việt sử thông giám cương mục khảo lược”. Về sáng tác thơ văn, đến nay, giới nghiên cứu đã sưu tầm được 76 bài thơ, 25 bản văn, 6 bản sớ điều trần của cụ nằm trong các tập: “Độm Am thi văn tập”, “Kỳ Xuyên thi văn sao”, “Kỳ Xuyên công độc”, “Dưỡng chính lục”...

Nhà thơ Nguyễn Thông nhìn ở góc độ xã hội học

Nhà thơ Nguyễn Thông nhìn ở góc độ xã hội học

Ngày phát hành 8:52 | 28/10/2022

Lượt nghe: 178

Trong gần 60 năm cuộc đời, nhà nho Nguyễn Thông thể hiện sự gắn bó mật thiết với đời sống của người dân lao động nơi ông sinh ra, lớn lên và tại chức quan lại. Trong vai trò một trí thức yêu nước, ông đã đi sâu cụ thể vào các mặt của xã hội nhằm hướng tới việc cải thiện đời sống người dân. Năm 1984, cách đây đã gần 40 năm, kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Thông, trong một bài viết đầy tâm huyết, Giáo sư Nguyễn Lộc đã khẳng định: “Trong suốt cuộc đời long đong vất vả, Nguyễn Thông đã ngày đêm suy nghĩ về đời sống của nhân dân và vận mệnh của Tổ quốc. Tình cảm mãnh liệt này đã thể hiện sâu sắc qua toàn bộ thơ văn của ông. Thơ văn của Nguyễn Thông cũng vì thế là sự phản ánh trung thành của đời sống xã hội và sự kết tinh phong phú tư tưởng xã hội và hành động xã hội của ông”:

Cảm hứng Thăng Long hoài cổ trong thơ ca Trung đại

Cảm hứng Thăng Long hoài cổ trong thơ ca Trung đại

Ngày phát hành 10:25 | 6/10/2022

Lượt nghe: 127

Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long là nơi ghi dấu những chiến công hiển hách của ba triều đại Lý, Trần, Lê, sau đó tiếp tục là kinh đô của nhà Mạc, nhà Lê Trung hưng. Giai đoạn vàng son ấy kéo dài từ từ đầu thế kỷ 11 đến gần cuối thế kỷ 18. Trong biến thiên lịch sử, từ thời Tây Sơn, Quang Trung Nguyễn Huệ định đô ở Phú Xuân (Huế). Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Kinh đô một thời đã thành cố đô, rồi từ trấn thành thu nhỏ thành tỉnh thành. Đến thế kỷ 19, Thăng Long xưa chính thức mang tên Hà Nội, qua thăng trầm lịch sử là Thủ đô nước Việt ta ngày nay. Tên Thăng Long chỉ còn lại trong kí ức và sử sách. Chính vì hiện diện trong tâm tưởng người nhiều thời, nhiều đời với một vị thế thiêng liêng như vậy nên cảm hứng Thăng Long hoài cổ là mạch nguồn xuyên suốt trong thơ ca, đặc biệt từ giai đoạn cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.

Thơ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Trãi: Những châu ngọc của thơ ca thời trung đại

Thơ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Trãi: Những châu ngọc của thơ ca thời trung đại

Ngày phát hành 10:3 | 15/9/2022

Lượt nghe: 1151

Đại thi hào, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước, tác giả lớn, cây đại thụ trong trong lịch sử văn học dân tộc ta. Cống hiến của ông với đất nước được thể hiện rõ nét qua cuộc đời và di sản để lại cho hậu thế. Nhân kỷ niệm 580 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Trãi (19/09/1442-19/09/2022), chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) dành toàn bộ thời lượng để điểm lại những đóng góp lớn lao của ông trong sáng tác thơ ca bằng Quốc âm.

Cách nhìn của nhà thơ Tú Xương về Quốc ngữ và trí thức Tây học

Cách nhìn của nhà thơ Tú Xương về Quốc ngữ và trí thức Tây học

Ngày phát hành 10:24 | 17/6/2021

Lượt nghe: 976

Sinh ra nhằm buổi giao thời, nền Tây học lên ngôi, Nho học tàn lụi, là một người thiết tha với các giá trị văn hóa truyền thống, nhà thơ Tú Xương không khỏi ngậm ngùi. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng đi sâu vào tâm thế, cảm xúc của ông Tú Thành Nam trong những vần thơ thể hiện cái nhìn không mấy thiện cảm vào chữ Quốc ngữ. Qua những thi liệu dân gian được nhà thơ Tú Xương sử dụng trong sáng tác Quốc âm, một lần nữa càng cho thấy tấm lòng của ông với bản sắc dân tộc.

Thực tế khoa cử buổi giao thời trong thơ Tú Xương

Thực tế khoa cử buổi giao thời trong thơ Tú Xương

Ngày phát hành 15:25 | 10/6/2021

Lượt nghe: 899

Nhìn lại bối cảnh xã hội cuối thế kỷ 19 thể hiện trong thơ Nôm Tú Xương, chúng ta có thể thấy được phần nào mảng tối bức tranh về thực tế thi cử thời phong kiến thực dân với những nỗi niềm khó tỏ. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng ngoái trông lại khung cảnh ngày ấy qua những vần thơ Quốc âm đầy tâm trạng của ông Tú Thành Nam, cũng là một người thiết tha níu giữ những giá trị truyền thống trong một phong cách nghệ thuật cá tính, độc đáo

Tiếng cười chua cay, dữ dội trong thơ Nôm Tú Xương

Tiếng cười chua cay, dữ dội trong thơ Nôm Tú Xương

Ngày phát hành 16:22 | 26/5/2021

Lượt nghe: 614

Cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương là tên tuổi sáng giá nhất trong dòng thơ Nôm trào phúng. Thế nhưng rõ ràng mỗi nhà thơ để lại những dư vị khác nhau trong sáng tác. Trong khi cụ Tam Nguyên Yên Đổ chủ trương lối thơ châm biếm nhẹ nhàng, thâm thúy đầy ngụ ý thì thơ Nôm cụ Tú Thành Nam bật lên tiếng cười chua cay, dữ dội.

Giọng cười trong tiếng thơ Tú Xương

Giọng cười trong tiếng thơ Tú Xương

Ngày phát hành 11:14 | 3/6/2021

Lượt nghe: 792

Với những cống hiến cho dòng thơ Nôm của dân tộc, thơ Tú Xương đi sâu vào đời sống, được dân gian ưa chuộng đã đành, từ đầu thế kỷ 20 đã được giới trí thức tinh hoa tìm đọc và biểu dương. Đọc thơ Tú Xương, nhà thơ Xuân Diệu có lời bình :“Ông Nghè, ông Thám vô mây khói/ Đứng lại văn chương một Tú tài”. Trong Tiểu luận “Thời và thơ Tú Xương”, nhà văn Nguyễn Tuân xưng tụng “Tú Xương, một người thơ, một nhà thơ vốn có nhiều công đức trong trường kỳ xây dựng lâu đài ngôn ngữ Việt Nam”...

Thơ Nôm tự trào của ông Tú Thành Nam

Thơ Nôm tự trào của ông Tú Thành Nam

Ngày phát hành 10:29 | 24/6/2021

Lượt nghe: 963

Cùng với các nhà nho, các tiền bối đi trước như cụ Nguyễn Công Trứ hay cụ Nguyễn Khuyến, nhà thơ Tú Xương cũng có những trang thơ Quốc âm viết về bản thân mình. Chỉ có điều, thơ tự thuật của Tú Xương mang hơi hướng trào phúng rất đậm đặc. Cụ Tú Thành Nam dùng những hình ảnh rất đắt để vẽ nên bức chân dung tự họa bằng thơ hết sức ấn tượng. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay đi sâu phân tích những hí họa ngôn từ đặc sắc ấy.

Chất hiện thực và trữ tình trong bài "Thương vợ" của nhà thơ Tú Xương

Chất hiện thực và trữ tình trong bài

Ngày phát hành 16:6 | 30/6/2021

Lượt nghe: 1500

Nói tới sáng tác Quốc âm của nhà thơ Tú Xương, độc giả, công chúng quan tâm đặc biệt và thích thú với chất thơ trào phúng. Nhưng chúng ta cũng không quên rằng ông Tú Thành Nam cũng có những ý thơ Nôm rất mực trữ tình. Chương trình hôm nay phân tích làm rõ khuynh hướng trữ tình hòa quyện với hiện thực thông qua những sáng tác đặc sắc của nhà thơ Tú Xương.

Nhà thơ Tú Xương với thú hát cô đầu

Nhà thơ Tú Xương với thú hát cô đầu

Ngày phát hành 15:31 | 8/7/2021

Lượt nghe: 1346

Sinh thời, dù gia cảnh không lấy gì làm sung túc, nhà thơ Tú Xương vẫn nức tiếng là một trong những tay chơi đất Thành Nam. Chẳng thế mà trong bài “Tự trào”, giọng thơ ông ngất nghểu: “Lúc túng toan lên bán cả trời/ Trời cười thằng bé nó hay chơi/ Cho hay công nợ âu là thế/ Mà vẫn phong lưu suốt cả đời”. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào câu chuyện thú hát cô đầu; Đồng thời phác lại một phần bối cảnh làm nên con người nhà nho hành lạc trong sáng tác Quốc âm của nhà thơ Tú Xương.

Nhà thơ Tú Xương và tấm tình trong thơ Nôm viết về vợ

Nhà thơ Tú Xương và tấm tình trong thơ Nôm viết về vợ

Ngày phát hành 16:1 | 14/7/2021

Lượt nghe: 1273

Càng đi vào các sáng tác cụ thể của nhà thơ Tú Xương, chúng ta càng nhận ra đằng sau giọng điệu bỡn cợt, giễu nhại,ngạo đời là những nỗi niềm khôn tả. Có những bài thơ Nôm tưởng trái khoáy, lạ đời nhất ngẫm ra vẫn là xuất phát từ một tấm tình đậm sâu. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay, mời Quý vị và các bạn đi vào những vang hưởng trữ tình đáng trân trọng ấy.

Nhà thơ - Danh sĩ Phạm Thái: "Tình lang tài hoa của cõi thơ Nôm"

Nhà thơ - Danh sĩ Phạm Thái:

Ngày phát hành 11:10 | 19/8/2021

Lượt nghe: 917

Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là thời kỳ nở rộ của những truyện thơ Nôm có mô – típ tài tử - giai nhân. Đáng kể có thể nhắc tới các tác phẩm mượn tích Trung Quốc như “Truyện Kiều”, “Hoa Tiên”, “Nhị độ mai”. Ở mảng truyện thơ Nôm sáng tác, một trong những tác phẩm tiêu biểu và ra đời sớm nhất là “Sơ kính tân trang” của danh sĩ Phạm Thái. Ông cũng là tác giả của những bài phú, thơ Nôm ngẫu cảm viết bằng thể thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. Căn cứ vào giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Quốc âm của Phạm Thái, chương trình “Tìm trong kho báu” góp thêm một cách nhìn vào di sản trước tác của ông.

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt

Ngày phát hành 11:51 | 26/8/2021

Lượt nghe: 659

Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt

Ngày phát hành 11:51 | 26/8/2021

Lượt nghe: 861

Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.

Vang hưởng đời thơ Tú Xương

Vang hưởng đời thơ Tú Xương

Ngày phát hành 15:38 | 12/8/2021

Lượt nghe: 877

Đặc điểm nổi bật, thế mạnh và cũng là chức năng chính của thơ trào phúng nói chung là bật lên tiếng cười từ câu chữ và câu chuyện. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào mỹ học tiếng cười Tú Xương, dẫn chứng qua một số sáng tác thơ Nôm tiêu biểu. Từ tiếng cười hiển hiện trên câu chữ cũng đi sâu vào một trong những nguyên do, bản chất tạo nên phong cách trào phúng Tú Xương – Đồng thời giải mã một số giai thoại về ông Tú Thành Nam.

Thơ Nôm Lê Quý Đôn

Thơ Nôm Lê Quý Đôn

Ngày phát hành 9:44 | 23/9/2021

Lượt nghe: 967

Ngoài sự nghiệp chính trị, Lê Quý Đôn còn để lại cho đời sau một di sản tinh thần vô cùng quý giá, bao gồm gần 40 bộ sách mà nội dung đề cập đến hầu hết mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, triết học, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn học… Trong đó có nhiều bộ nổi tiếng như: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Bắc sứ thông lục, Vân đài loại ngữ, Quần thư khảo biện, Dịch kinh phu thuyết, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt văn hải... Tác phẩm của Lê Quý Đôn phần lớn được viết bằng chữ Hán. Ngoài ra, ông cũng sử dụng chữ Nôm để sáng tác văn học, để mô tả các giống lúa, cây cỏ hoặc diễn giải, chú thích các bộ kinh điển Nho học như Tứ thư ước giải, Thư kinh diễn nghĩa. Về sáng tác thơ ca, ông để lại tập thơ chữ Hán “Quế Đường thi tập” và một số sáng tác bằng chữ Nôm.

Thơ Nôm Trương Quỳnh Như

Thơ Nôm Trương Quỳnh Như

Ngày phát hành 15:47 | 15/9/2021

Lượt nghe: 650

Các số trước của chương trình “Tìm trong kho báu” đã đi vào thế giới sáng tác Quốc âm của Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái thông qua các tác phẩm tiêu biểu như truyện thơ “Sơ kính tân trang”, bài phú “Chiến tụng Tây Hồ”, bài “Văn tế Trương Quỳnh Như”. Riêng tác phẩm “Sơ kính tân trang”, nội tại có những bài thơ Nôm đối đáp, xướng họa giữa hai nhân vật chính Phạm Kim và Trương Quỳnh Thư – Lấy nguyên mẫu từ cuộc tình và sáng tác của nhà thơ Phạm Thái và Trương Quỳnh Như. Từ đây, cũng hé lộ thân thế và tài năng của một nữ tác giả trong dòng thơ Nôm. Chương trình hôm nay giải mã phần nào nội dung, phong cách sáng tác ý nhị và độc đáo ấy.

Thơ Nôm Phật giáo triều Nguyễn

Thơ Nôm Phật giáo triều Nguyễn

Ngày phát hành 10:52 | 28/10/2021

Lượt nghe: 1015

Số trước của “Tìm trong kho báu” đi vào nội dung thơ Nôm Phật giáo dưới triều Lê ở nước ta, đồng thời tìm hiểu thân thế và tác phẩm của Hương Hải thiền sư – người có công phục hưng phái thiền Trúc Lâm đã có từ thời Nhà Trần. Chương trình hôm nay bên cạnh câu chuyện hàng phục yêu ma của Hương Hải thiền sư, mời Quý vị và các bạn cùng lần tìm lại di sản sáng tác Quốc âm của Chân Nguyên thiền sư và dấu ấn thơ Nôm Phật giáo triều Nguyễn

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh

Ngày phát hành 14:37 | 11/11/2021

Lượt nghe: 289

Dòng thơ Nôm của dân tộc ta đã ghi nhận nhiều tác giả tên tuổi vốn xuất thân khoa cử, ra làm quan, có những công trạng lớn lao trong kế sách củng cố vị thế của các triều đại phong kiến. Danh tướng Nguyễn Cư Trinh là một trong số đó. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay tìm về với dấu ấn cuộc đời và sáng tác của vị tướng trấn giữ biên cương từng góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các Chúa Nguyễn.

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh

Ngày phát hành 14:37 | 11/11/2021

Lượt nghe: 965

Dòng thơ Nôm của dân tộc ta đã ghi nhận nhiều tác giả tên tuổi vốn xuất thân khoa cử, ra làm quan, có những công trạng lớn lao trong kế sách củng cố vị thế của các triều đại phong kiến. Danh tướng Nguyễn Cư Trinh là một trong số đó. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay tìm về với dấu ấn cuộc đời và sáng tác của vị tướng trấn giữ biên cương từng góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các Chúa Nguyễn.

Thơ Nôm Phật giáo triều Lê

Thơ Nôm Phật giáo triều Lê

Ngày phát hành 14:1 | 22/10/2021

Lượt nghe: 923

Sau thời thuộc Minh, Phật giáo nước ta dần dần chuyển hoá và từng bước phát triển theo chiều rộng, tông phái đứt đoạn nhưng cội rễ thêm sâu trong lòng văn hoá dân tộc. Tuy dưới triều Lê sơ, Nho giáo thịnh trị nhưng Phật giáo vẫn chiếm địa vị cao trong văn đàn. Các tác giả vẫn ưa sáng tác thơ ca mang hơi hướng nhà Phật và được công chúng đón nhận. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay phác họa về thơ Quốc âm triều Lê, đi sâu vào một tác giả tiêu biểu là Hương Hải thiền sư

"Thơ Nôm Nho tướng Ngô Phúc Lâm”

Ngày phát hành 10:53 | 7/10/2021

Lượt nghe: 1016

“Giáo tử phú” của Mạc Đĩnh Chi được coi là một trong những áng thơ Nôm cổ nhất còn lưu lại tới hôm nay. Điều đó cho thấy từ rằng ngay từ buổi ban sơ, thơ ca Quốc âm đã hướng tới việc định hình nhân cách con người từ việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống. Phương thức dạy con qua thơ ca Quốc âm tiếp nối qua nhiều thế hệ nhà nho thời trung đại. Ngô Phúc Lâm, một nho tướng xuất thân từ là gia tộc hiển hách đất Trảo Nha thời Lê Trung Hưng cũng có một chùm bài dạy con có nhan đề “Huấn tử thi”.

Thơ Nôm Phật giáo thời Trần

Thơ Nôm Phật giáo thời Trần

Ngày phát hành 11:26 | 14/10/2021

Lượt nghe: 1008

Mười thế kỷ của văn học trung đại đã trải dấu ấn của nhiều đề tài, phong cách sáng tác làm nên kho báu di sản đồ sộ, đáng tự hào của dân tộc ta. Riêng với dòng thơ Nôm đã manh nha từ thời Lý rồi phát triển ở thời Trần đã ghi nhận các tác giả lớn như Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Huyền Quang – Lý Đạo Tái. Từ đó, hình thành nên dòng thơ Nôm của các Thiền sư, của người tu hành thông qua các bài phú, bài kệ, những bài thơ Đường luật Quốc âm. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay lật giở lại ngọn nguồn của dòng thơ Nôm thiền sư với những giá trị độc đáo.

Quận He - Nguyễn Hữu Cầu và giai thoại về bài thơ Nôm "Chim trong lồng"

Quận He - Nguyễn Hữu Cầu và giai thoại về bài thơ Nôm

Ngày phát hành 10:14 | 30/9/2021

Lượt nghe: 1035

Bên cạnh những tên tuổi lớn như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều thì dòng thơ Nôm thời Lê trung hưng còn ghi nhận những tác giả như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tích, Nguyễn Hữu Cầu, các đời chúa Trịnh. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay điểm lại những phong cách, dấu ấn làm nên diện mạo của một giai đoạn lịch sử nhiều biến cố.

Thơ Nôm danh thần Nguyễn Văn Giai

Thơ Nôm danh thần Nguyễn Văn Giai

Ngày phát hành 10:16 | 25/11/2021

Lượt nghe: 941

Thời Lê trung hưng ghi đậm dấu ấn của nhiều danh nhân đỗ đạt cao, được phong nhiều chức tước quan trọng trong triều đình và để lại nhiều trước tác thơ ca có giá trị. Có thể kể đến Phùng Khắc Khoan, đỗ tiến sĩ đời vua Lê Thế Tông, trải qua nhiều chức vụ như Tả thị lang bộ công, Thượng thư bộ công, Thượng thư bộ hộ. Ông là con người có khát vọng hào kiệt, nổi tiếng là người có chí khí hào mại, có cống hiến trên nhiều phương diện như: quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn học. Phùng Khắc Khoan để lại bốn tập thơ chữ Hán có giá trị. Về sáng tác thơ Nôm thời kỳ này nổi lên tài năng của Nguyễn Văn Giai. Ông thi đỗ Tam nguyên Hoàng giáp, từng giữ chức Tể tướng, tước Thái bảo, Quận công đời vua Lê Kính Tông. Nếu làm quan nổi tiếng thanh liêm thì khi sáng tác thơ Nôm, Nguyễn Văn Giai có cái cười trào tiếu và triết lý thâm thuý về mọi sự ở đời. Tuy số lượng trước tác để lại không nhiều nhưng ông cũng cho thấy một phong cách nhà nho tài tử độc đáo.

Quan điểm Phật giáo trong truyện thơ Nôm “Sãi vãi”

Quan điểm Phật giáo trong truyện thơ Nôm “Sãi vãi”

Ngày phát hành 12:59 | 18/11/2021

Lượt nghe: 1022

Với độ dài dài 340 liên (tức 640 câu), truyện thơ Nôm “Sãi vãi” được viết vào năm Canh Ngọ (1750), khi Nguyễn Cư Trinh bắt đầu nhậm chức Tuần vũ Quảng Ngãi. Thông qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật ông sãi và bà vãi nơi cửa Chùa, tác phẩm khuyên răn quan quân, động viên binh sĩ, phủ dụ dân miền Thượng, một cách văn trị của vị Tuần vũ mới. Cũng qua “Sãi vãi”, danh tướng Nguyễn Cư Trinh cho thấy cái nhìn đối với Phật giáo, đồng thời đề cao Nho giáo, châm biếm tà đạo, răn giới tầng lớp Nho sĩ về đạo lý “tu, tề, trị, bình” trong hoàn cảnh chế độ phong kiến ở Đàng trong đã suy vi, mục nát

Truyện thơ "Lục Vân Tiên" trong dân gian Nam bộ

Truyện thơ

Ngày phát hành 15:8 | 12/1/2022

Lượt nghe: 1233

Sinh thời, Nhà Cách mạng, Giáo sư Trần Văn Giàu từng nhận định: “Sở dĩ người Việt Nam ở miền Nam thích truyện “Lục Vân Tiên” trước hết là vì họ thấy mình trong các nhân vật tích cực được ca tụng trong truyện, y như Nguyễn Đình Chiểu nói về họ. Có gì thích thú hơn là đọc truyện mà thấy chính mình trong truyện?”. Dẫn ra như vậy để thấy rằng truyện thơ tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có một vị trí đặc biệt trong tâm thức tiếp nhận của công chúng, độc giả Nam bộ. Tác giả Đăng Huỳnh, khi nghiên cứu về tầm ảnh hưởng, sức lan tỏa của “Lục Vân Tiên” ở phương Nam đã đi vào cụ thể các câu đố, ca dao, tục ngữ, dân nhạc lấy cảm hứng từ tác phẩm này

Hình ảnh con người Nam bộ qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Hình ảnh con người Nam bộ qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Ngày phát hành 13:17 | 14/1/2022

Lượt nghe: 1727

Nói về thơ văn Đồ Chiểu, nhà thơ Xuân Diệu ngợi ca: “Ngôn ngữ trong thơ ông “là thứ ngôn ngữ bình dân, chân thực, thông dụng, thực tế, có cái vị thơm, cái hương lành của cây trái Nam Bộ – cái hương vị văn miền Nam”. Giáo sư Lê Trí Viễn nhận định Nguyễn Đình Chiểu vừa là “thầy học giữa làng” vừa là “thầy lang cuối xóm”. Trong ông, có “ba con người trí thức”. Đó là “thầy thuốc, thầy giáo, và nhà thơ”. Giáo sư Trần Văn Giàu cho rằng nhiều câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu không cần gọt giũa mà vẫn nói được nhiều điều đơn giản, thẳng thắn, có khi “còn nguyên thuỷ của người Nam Bộ”. Theo Nhà Phê bình Lê Xuân – Người dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu và khám phá vẻ đẹp của văn hóa - văn nghệ dân gian Nam bộ thì sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với vận mệnh đất nước và nhân dân Nam Bộ trong một giai đoạn lịch sử đầy bi tráng. Thơ văn của ông là hơi thở, là ý tình của người dân Nam Bộ

Từ Truyện thơ Nôm đến thơ Nôm lục bát hiện đại

Từ Truyện thơ Nôm đến thơ Nôm lục bát hiện đại

Ngày phát hành 11:11 | 21/1/2021

Lượt nghe: 1407

Cùng với thơ Nôm Đường luật thì truyện thơ Nôm đóng vai trò quan trọng đồng hành với đời sống tinh thần người Việt ta nhiều đời nay. Truyện Nôm hướng tới tầng lớp xã hội nào, lấy cốt truyện Trung Hoa hay sáng tác, ra đời trong dân gian hay có đề tác giả thì đều hướng tới những giá trị đạo đức và ứng xử tốt đẹp, nêu cao thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chương trình hôm nay đưa ra một số góc nhìn về sự chuyển động của truyện thơ Nôm gắn với thể thơ lục bát truyền thống...

Dấu ấn sáng tác Nôm của "Thánh Thơ" Cao Bá Quát

Dấu ấn sáng tác Nôm của

Ngày phát hành 15:49 | 4/2/2021

Lượt nghe: 1062

Từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng, tuổi trưởng thành, Cao Bá Quát dành nhiều tâm huyết để sáng tác thơ, trong đó phần nhiều là thơ chữ Hán. Trong đó phải kể đến các tập “Cao Bá Quát thi tập”, “Cúc Đường thi thảo”, “Cao Chu Thần di cảo”, “Mẫn Hiên thi tập”. Tổng cộng thơ chữ Hán của ông phải đến hơn nghìn bài. Tuy số lượng thơ Nôm không nhiều nhưng suốt cuộc đời, nhà thơ Cao Bá Quát luôn coi trọng vai trò, vị trí của dòng thơ Quốc âm trong nền văn học dân tộc. Những quan niệm về văn chương, học thuật của ông được trình bày ở một số bài Tự, Bạt và thơ của ông, thí dụ bài “Tựa Truyện Hoa Tiên” của Nguyễn Huy Tự, bài “Bạt” cho tập thơ của Thương Sơn (tức Tùng Thiện vương Miên Thẩm), Bài “Hậu đề” cho tập thơ “Yên đài anh ngữ” của Bùi Quỹ...

Những nguồn cảm hứng trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Những nguồn cảm hứng trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Ngày phát hành 14:21 | 25/2/2021

Lượt nghe: 1201

Thơ Nôm Cao Bá Quát được biết đến nhiều nhất có lẽ là bài phú về người tài tử đa cùng. Tuy vậy, nếu chỉ tìm biết về bài phú này, e rằng vẫn chưa thấy được đầy đủ phong cách sáng tác bằng Quốc âm của nhà thơ – Danh sĩ nổi tiếng đời nhà Nguyễn. Đi vào một số nguồn cảm hứng nổi bật, chương trình chỉ ra những đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu của trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Nguyễn Khuyến: "Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam"

Nguyễn Khuyến:

Ngày phát hành 10:42 | 31/3/2021

Lượt nghe: 937

Đến giai đoạn giao thời, thơ sáng tác bằng chữ Nôm bên cạnh truyền thống đề vịnh phong cảnh còn được các nhà Nho nước ta ưa dùng để ký thác nỗi niềm, tâm sự trước những biến động của xã hội, thời cuộc. Nhà thơ Nguyễn Khuyến là một trong những người sáng tác thơ Nôm thế sự đắc địa mà tiếng vang của những trước tác của cụ tới hôm nay đã cho thấy một bản lĩnh, một tài năng.

Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Ngày phát hành 15:5 | 7/4/2021

Lượt nghe: 1016

Như chúng ta đã biết, nhà thơ Nguyễn Khuyến sinh ra ở quê ngoại, vùng đồng chiêm trũng Bắc bộ. Dễ hiểu khi quê hương làng cảnh, những câu chuyện, lý lối, khẩu ngữ dân gian của quê ngoại ăn sâu vào trong tiềm thức, phát lộ trong sáng tác của cụ. Đó cũng là điều mà chương trình nhận ra khi khảo sát về chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.

Nỗi hoài nhớ trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Nỗi hoài nhớ trong thơ Bà huyện Thanh Quan

Ngày phát hành 15:48 | 11/3/2021

Lượt nghe: 1401

Dù số lượng thơ Nôm còn lại tới hôm nay không nhiều, thế nhưng chỉ mươi trước tác truyền tụng của Bà huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh cũng đã đủ để định hình một phong cách sáng tác độc đáo trong dòng thơ Quốc âm. Những bài thơ ngắn như đôi dòng nhật ký ngắn ghi lại nỗi lòng của một người phụ nữ trước dáng dấp, vang động của thiên nhiên, tạo vật, kỳ lạ thay tạo nên những cảm xúc ngân rung đồng điệu. Bà huyện Thanh Quan có thể nói là một tiếng thơ đáng kể trong lịch sử thơ ca trung đại và cả hiện đại.

Thơ Nôm Bà huyện Thanh Quan: Từ cái nhìn đối chiều với một số tác giả cùng thời

Thơ Nôm Bà huyện Thanh Quan: Từ cái nhìn đối chiều với một số tác giả cùng thời

Ngày phát hành 15:54 | 17/3/2021

Lượt nghe: 908

Tài năng của các tác giả thơ Nôm nhìn chung được đánh giá qua ảnh hưởng, sức vang vọng của tác phẩm tới hậu thế - Gần hơn nữa là đặt trong tương quan so sánh với các tác giả cùng thời. Trường hợp Bà huyện Thanh Quan có thể coi là một điển hình với phong cách sáng tác tài hoa, độc đáo. Tuy số lượng thơ Nôm truyền tụng tới nay không nhiều nhưng tài năng vượt trội, chất thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của nữ sĩ Thanh Quan khiến bà trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của dòng thơ Quốc âm.

Bà Huyện Thanh Quan - Nữ thi sĩ làm thơ Nôm Đường luật hay nhất Việt Nam

Bà Huyện Thanh Quan - Nữ thi sĩ làm thơ Nôm Đường luật hay nhất Việt Nam

Ngày phát hành 15:7 | 24/3/2021

Lượt nghe: 1592

Trong bối cảnh thơ ca Quốc âm với sự xuất hiện của những truyện thơ lục bát và dần tới buổi giao thời tưởng đã tiến tới hiện đại hóa bỗng lại xuất hiện Tiếng thơ Đường luật đầy bản sắc - Bà huyện Thanh Quan. Dư âm của những “Chiều hôm nhớ nhà”, “Buổi chiều lữ thứ”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Qua đèo Ngang” là sự tổng hòa của kết cấu, nhịp điệu, ngôn ngữ nghệ thuật – Mà ở phương diện nào, Bà huyện Thanh Quan cũng có những đóng góp độc đáo...

Bà huyện Thanh Quan - Nữ tính từ một Tiếng thơ Nôm

Bà huyện Thanh Quan - Nữ tính từ một Tiếng thơ Nôm

Ngày phát hành 11:4 | 4/3/2021

Lượt nghe: 1292

Sáng tác thơ Đường luật bằng chữ Hán lâu nay vẫn mang đặc tính nặng nề, cổ kính, xa lạ với người bình dân. Khi viết bằng chữ Nôm, thơ Đường luật với cách gieo vần gieo chữ nghiêm cẩn cũng khó tìm được sự đồng điệu với ngôn từ đề cao sự thuần phác, nguyên sơ, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thế nhưng, thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan lại dung hòa được hai yếu tố khó đội trời chung là niêm luật thơ Đường và ngôn ngữ Quốc âm. Chỉ có thể giải thích rằng chính giọng thơ nữ tính, nhuần nhị, mang mang niềm hoài cổ của nữ sĩ đã thổi hồn cho những áng thơ Nôm Đường luật đầy cốt cách còn ngân vang cho tới hôm nay...

Thơ Nôm Nguyễn Khuyến viết về tình bạn

Thơ Nôm Nguyễn Khuyến viết về tình bạn

Ngày phát hành 8:44 | 20/4/2021

Lượt nghe: 911

Như chúng ta đã biết, kết lại bài thơ chữ Hán “Ðộc Tiểu Thanh ký”, Đại thi hào Nguyễn Du viết: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Trong bài thơ “Mời trầu” của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương cũng có câu: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Cùng thời với cụ Yên Đổ, nhà thơ Trần Tế Xương cũng “Tự vịnh: “Vị Xuyên có Tú Xương/ Dở dở lại ương ương”. Đó được coi là những sự tự xưng danh rất cá tính và độc đáo trong thơ ca trung đại. Riêng chỉ duy nhất một lần nhà thơ Nguyễn Khuyến gián tiếp nói về mình thông qua cương vị là quan triều Nguyễn trong bài “Di chúc”: “Đề vào mấy chữ trong bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”. Tuy vậy, nói về sự tài hoa, phong phú, linh hoạt, biến báo trong sử dụng Đại từ nhân xưng, có lẽ hiếm nhà thơ trung đại và cả hiện đại nào vượt qua được cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Chúng ta cùng tìm hiểu về các Đại từ nhân xưng để làm rõ đó là một phương diện của cái tôi trữ tình trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Từ đó, dẫn lối để chúng ta đi sâu vào đề tài tình bạn ghi dấu trong một số sáng tác đặc sắc

Cụ Tam Nguyên Yên Đổ và giọng thơ phản vấn trong thơ Quốc âm

Cụ Tam Nguyên Yên Đổ và giọng thơ phản vấn trong thơ Quốc âm

Ngày phát hành 15:11 | 14/4/2021

Lượt nghe: 845

Trong chương trình trước, chúng ta đã cùng ngẫm ngợi về cái hay, cái đẹp, hàm nghĩa trong chùm thơ thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh – Đồng thời khảo sát về chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Chương trình hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng đi vào những phản tỉnh thực tại và tự vấn cá nhân thông qua giọng thơ trào phúng đặc sắc của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.

Giá trị văn hóa truyền thống trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Giá trị văn hóa truyền thống trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Ngày phát hành 11:18 | 29/4/2021

Lượt nghe: 521

Các phong tục truyền thống lâu đời là biểu hiện rõ nét trong sinh hoạt văn hóa của người dân đồng bằng Bắc bộ, cụ thể hơn là vùng đồng chiêm trũng Bình Lục (Hà Nam), quê hương của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Với tình yêu sâu sắc dành cho quê hương làng cảnh, hầu hết các áng thơ Quốc âm của cụ Tam Nguyên Yên Đổ đều thấp thoáng đường nét, bối cảnh là các phong tục, tập quán nơi ông cư ngụ và gắn bó.

Xu thế sáng tác ly tâm của các tác giả thơ Nôm trung đại

Xu thế sáng tác ly tâm của các tác giả thơ Nôm trung đại

Ngày phát hành 9:19 | 6/5/2021

Lượt nghe: 522

Dòng thơ Nôm trung đại nước ta ghi nhận nhiều tên tuổi với di sản thơ ca giá trị. Điểm chung của các nhà nho, các công thần đồng thời là tac gia lớn là tấm lòng với vương triều, với dân tộc. Nhưng cũng không thể không nhắc tới phẩm chất thi nhân, cá tính sáng tạo độc đáo. Vì thế, bên cạnh những áng thơ thể hiện đạo lý, đạo nghĩa, chúng ta còn thấy một hình ảnh khác, phong cách tài tử, sự tự tin vào tài năng và bản lĩnh của các thi nhân. Chương trình hôm nay tổng hợp các góc nhìn tập trung vào xu thế sáng tác ly tâm của các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến với thơ Nôm vịnh Kiều

Nhà thơ Nguyễn Khuyến với thơ Nôm vịnh Kiều

Ngày phát hành 15:8 | 19/5/2021

Lượt nghe: 552

Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục lần giở các sáng tác thơ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Trước tiên là những vần thơ Quốc âm lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du. Xung quanh câu chuyện cụ Tam Nguyên Yên Đổ được mời làm chánh chủ khảo cuộc thi vịnh Kiều cũng là nguyên cớ để cụ thể hiện khí chất và tài năng. Những sáng tác thơ Nôm tiêu biểu làm đậm thêm một phong cách trào phúng bậc thầy trong nền thơ ca dân tộc.

Thơ Nôm vịnh cảnh mùa đông

Thơ Nôm vịnh cảnh mùa đông

Ngày phát hành 15:36 | 30/12/2020

Lượt nghe: 674

Những ngày giá rét này, chúng ta cùng nghe và ngẫm lại ý tình trong những áng thơ Nôm vịnh cảnh mùa đông. Cũng từ đó để thấy rằng các thi nhân xưa không chỉ tinh tế, nhạy cảm với chuyển động của đất trời mà qua đó còn thể hiện bản lĩnh, cốt cách, gửi gắm nỗi lòng với cuộc đời, với nhân sinh...

Chất nhà nho tài tử trong dòng thơ Nôm

Chất nhà nho tài tử trong dòng thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2020

Lượt nghe: 1410

Cùng với sự phát triển trong tư duy, nhận thức và quan niệm nghệ thuật, những bổn phận của con người chức năng, đạo nghĩa quân – thần của các Nhà Nho càng ngày càng có sự tiếp biến, mềm mại. Đó cũng là lý do chất Nhà Nho tài tử của các tác giả thơ Nôm thể hiện qua sự bộc lộ con người và những cá tính bản thân đến thế kỷ 18, 19 đậm nét hơn những thế kỷ trước. Tuy vậy, những tác gia lớn, dù làm quan và sáng tác trong thời kỳ nào, vẫn có những phương cách để bộc lộ toàn vẹn, đầy thuyết phục chất Nhà Nho tài tử...

Thơ tình Nguyễn Công Trứ

Thơ tình Nguyễn Công Trứ

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2020

Lượt nghe: 1103

“Kìa núi nọ phau phau mây trắng/ Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi/ Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì/ Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng” – Đó là những câu trong “Bài ca ngất ngưởng” được xem như một bức tự họa về phong cách sống của nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Nếu không ngất ngưởng, đa tình, dễ gì cụ Thượng Trứ đã có những bài thơ để đời, để hậu thế hôm nay còn gật gù, nắc nỏm, ngâm nga...(Tìm trong kho báu phát 30/11/2020)

Nguyễn Công Trứ và thơ vạn năng

Nguyễn Công Trứ và thơ vạn năng

Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2020

Lượt nghe: 1174

Nhà nho tài tử, đa nhân cách, đó là những luận bình về nhà thơ Nguyễn Công Trứ - người con của sông La, ngàn Hống. Một trong những biểu hiện của tính đa nhân cách ở Nguyễn Công Trứ, đó là sự song hành của hai xu thế sáng tác hướng tâm và ly tâm. Những câu thơ hào hùng, mạnh mẽ của Nguyễn Công Trứ là kết quả của xu thế sáng tác hướng tâm. Chương trình hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về đặc điểm tài hoa, phóng dật, ngọn nguồn của những câu thơ có một vẻ đẹp trác tuyệt, kỳ thú, khởi sinh từ xu thế sáng tác ly tâm của nhà thơ Nguyễn Công Trứ.

Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong "Văn tế thập loại chúng sinh"

Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong

Ngày phát hành 0:0 | 1/9/2020

Lượt nghe: 843

Năm 1957, nghĩa là cách đây hơn 60 năm, nhà thơ Đinh Hùng trong một bài viết về Đại thi hào Nguyễn Du đã gọi “Văn tế thập loại chúng sinh” là “Tiếng Vọng Tố Như”: “Tiếng Vọng Tố Như không phải chỉ có “Đoạn trường tân thanh” mới đáng kể là tiêu biểu mà còn có “Văn tế thập loại chúng sinh”, tức Thơ Chiêu hồn. Nếu Truyện Kiều ví như một toà lâu đài uy nghi dựng lên giữa cuộc sống biến diễn từng lớp kịch nhân tình bi hoan, thì “Văn Chiêu hồn” là một ngọn hải đăng cô tịch chiếu ánh sáng ngoài cửa biển đêm dài, soi đường cho những con thuyền lạc lõng trên sóng nước mù sương...

Sự dung hòa văn học chức năng và nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Du

Sự dung hòa văn học chức năng và nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Du

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2020

Lượt nghe: 1060

Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, những nhà nho – công thần đồng thời là nhà thơ, sự nghiệp sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du cũng có hai dòng văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Nếu văn học chức năng nhằm bày tỏ tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa, trách nhiệm công dân với xã hội thì văn học nghệ thuật là địa hạt riêng tư và cũng vô cùng tinh túy để tác giả bộc lộ chiết xuất tài năng độc đáo. Tác giả của những tác phẩm lớn như “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn” đã dung hòa được văn học chức năng và văn học nghệ thuật trong các sáng tác Quốc âm đạt tới “cảnh giới” thời đại...

Hồ Xuân Hương - Nhà thơ dòng Việt - Bà chúa thơ Nôm

Hồ Xuân Hương - Nhà thơ dòng Việt -  Bà chúa thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020

Lượt nghe: 1481

Sống và sáng tác cùng giai đoạn với Đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một phong cách thơ Nôm độc đáo. Nếu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được truyền khẩu rộng rãi trong dân gian thì thơ Quốc âm của Hồ Xuân Hương, những bài như Mời trầu, Tự tình, Quả mít, Bánh trôi, Con ốc nhồi, Đèo Ba Dội, Sư bị ong châm, Thiếu nữ ngủ ngày cũng được thích thú ngâm nga, truyền tụng bao đời nay. Tuy mỗi tác giả, tác phẩm có nội dung, tính chất, nghệ thuật thơ riêng biệt nhưng xét về quá trình thâm nhập vào quảng đại quần chúng, tới hôm nay có thể thấy ảnh hưởng của thơ ca Hồ Xuân Hương so với Đại thi hào Nguyễn Du cũng vững vàng ở thế một chín một mười.

Đoàn Thị Điểm - Tài nữ trong dòng thơ Nôm

Đoàn Thị Điểm - Tài nữ trong dòng thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2020

Lượt nghe: 949

Ở thế kỷ 18, cùng với nền nữ học được quan tâm và chú trọng, đã xuất hiện các tác giả nữ chứng tỏ được tài năng trong sáng tác và xướng họa thơ phú. Đoàn Thị Điểm là một trong những tài nữ như thế. “Chinh phụ ngâm” đã khẳng định vai trò của Hồng Hà nữ sĩ trong việc đưa tác phẩm này trở thành một kiệt tác văn học còn có giá trị cho tới hôm nay...

Thơ Hồ Xuân Hương - Những mẫu gốc ám gợi

Thơ Hồ Xuân Hương - Những mẫu gốc ám gợi

Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2020

Lượt nghe: 1254

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương trước tiên chính là tấm gương phản ánh con người và trí tuệ của tác giả. Chính vì hiểu thấu căn nguyên khởi sinh nên các hình tượng văn hóa dân tộc, thầm nhuần những tập tục dân gian, nữ sĩ đã sáng tạo thơ ca dựa trên những mẫu gốc bắt nguồn từ tín ngưỡng phồn thực của dân nước ta. Có thể nói, chất phong tình, tâm thức phản kháng, khát vọng hạnh phúc, tự do chính là những biểu hiện rõ nét của sự phát triển và biến hóa của các mẫu gốc trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương...

Chất trữ tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Chất trữ tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2020

Lượt nghe: 1367

Như chúng ta đã biết, năm 1964, Giáo sư Trần Thanh Mại đã phát hiện và công bố tập “Lưu hương ký” gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương do bạn thơ Tốn Phong thị viết tựa. Đáng nói là ngôn từ, tâm sự các bài thơ Nôm trong tập thơ này đậm chất trữ tình, khác với hình dung về một tài nữ đáo để, sắc sảo trong hầu hết thơ Nôm truyền tụng. Nói như vậy không có nghĩa là mảng thơ Nôm Hồ Xuân Hương truyền khẩu trong dân gian hoàn toàn là tinh nghịch, giễu nhại...

Thơ Nôm Bạch Vân cư sĩ - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thơ Nôm Bạch Vân cư sĩ - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2020

Lượt nghe: 804

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại nhiều sáng tác Hán, Nôm, như “Bạch Vân am thi tập”, “Bạch Vân quốc ngữ thi” và các tập sấm ký “Trình quốc công sấm ký” và “Trình tiên sinh quốc ngữ”. Các luận điểm triết lý của ông như tương sinh, tương khắc, biến dịch tuần hoàn, âm thịnh dương suy … đều hòa lẫn trong thơ, đặc biệt là thơ Nôm, và sấm ký. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa. Thơ ông còn truyền đạt lại cho đời sau những đạo lý đối nhân xử thế tốt đẹp của dân tộc: đạo vua tôi, đạo cha con, chồng vợ và quan hệ láng giềng, bầu bạn…(Tim trong kho báu phát 7/5/2020)

Khát vọng trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao đàn

Khát vọng trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao đàn

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 898

Cuối thế kỷ thứ 15, đồng hành với chữ Hán, được sử dụng như ngôn ngữ hành chính thì Tiếng Việt và chữ Nôm được coi là tiếng bản ngữ và văn tự bản sắc, dùng để giao tiếp thường nhật. Việc vua Lê Thánh Tông khi thiết triều cho phép quần thần được sử dụng tiếng Việt cho thấy nhà vua rất đề cao sự sống động, dễ hiểu của công cụ ngôn ngữ giao tiếp đang dần phổ cập trong cộng đồng. 328 bài thơ Đường luật của vua Lê và triều thần được đưa vào “Hồng Đức quốc âm thi tập” không chỉ là một kho tàng về ngôn ngữ tiếng Việt cổ mà cao hơn kết tinh tư tưởng nghệ thuật của thơ ca và khát vọng của một triều đại...(Tìm trong kho báu phát 16/04/2020)

Soi chiếu thơ Nôm Ức Trai vào lý thuyết phê bình sinh thái hiện đại

Soi chiếu thơ Nôm Ức Trai vào lý thuyết phê bình sinh thái hiện đại

Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2020

Lượt nghe: 581

Trong bối cảnh lý thuyết phê bình sinh thái đang được ứng dụng vào việc đọc, hiểu các tác phẩm văn học, lật lại thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta dễ dàng nhận thấy thế giới nghệ thuật của ông tràn ngập những hình ảnh, ý tưởng về môi sinh...(Tìm trong kho báu phát 02/04/2020)

Tuần hoàn cuộc sống trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tuần hoàn cuộc sống trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020

Lượt nghe: 1564

Ở thời đại mà cương thường đạo lý và tiền tài, vật chất dẫu không mong muốn vẫn phải “va chạm” với nhau, Nguyễn Bỉnh Khiêm, với khí tiết của một nhà nho quân tử, vẫn muốn gìn giữ đạo làm người. Trong nhiều áng thơ Nôm, ông trình bày suy tư về thế sự, cuộc đời...(Tìm trong kho báu phát 14/05/2020)

Thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thơ ngôn chí của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2020

Lượt nghe: 858

Với những tư tưởng đậm nét trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở thế kỷ 19, hai nhà nghiên cứu là Vũ Khâm Lân và Phan Huy Chú đều đánh giá: “Văn chương tiên sinh rất tự nhiên không cần điêu luyện, giản dị mà điêu luyện, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời”. Căn cứ trên những hiện tượng, câu chuyện xảy ra trong thời đại đang sống, thơ đạo lý của Trạng Trình vì thế tác động trực tiếp vào nhân tâm.

Thơ ca Quốc âm và những tên tuổi lưu danh muôn thuở

Thơ ca Quốc âm và những tên tuổi lưu danh muôn thuở

Ngày phát hành 0:0 | 10/6/2020

Lượt nghe: 886

Chúng ta đã đồng hành một chặng đường trên hành trình tìm về với các giá trị trong dòng thơ Nôm của dân tộc. Đồng thời với việc soi sáng lại phong cách nghệ thuật của các tác giả sáng tác thơ bằng Quốc âm, triết lý về thân phận con người, hình ảnh của quê hương đất nước cùng nhiều vấn đề của lịch sử, thời thế cũng được hiển lộ. Chương trình Tìm trong kho báu phát 11/06/2020 ôn lại các thành tựu đáng nhớ ấy

Cảm thức Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cảm thức Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2020

Lượt nghe: 1029

Cảm thức Thiền đã từng in đậm trong thơ Nôm thời Lý – Trần qua các áng thơ của Thiền sư Huyền Quang hay vua Trần Nhân Tông và hội Tao Đàn. Đến thế kỷ 16, cùng với sự tịnh tiến gần hơn với đời sống, cảm thức Thiền cũng có sự hài hòa, nhập thế. Chất Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện qua mối giao cảm với thiên nhiên, tạo vật, ngầm chứa những triết lý sâu sắc về cuộc đời

Thơ Nôm thời Lê Trung Hưng

Thơ Nôm thời Lê Trung Hưng

Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2020

Lượt nghe: 1060

Trong 256 năm của thời Lê trung hưng, từ năm 1533 đến năm 1789, giai đoạn tiếp theo của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê (tiếp nối nhà Lê Sơ) trong lịch sử nước ta, thơ ca Quốc âm tiếp tục phát triển, bất chấp những xung đột trong xã hội. Đặc biệt, sau cuộc chiến với nhà Mạc, đến thời kỳ vua Lê chúa Trịnh, xuất hiện những tác giả có sự đổi mới trong phương thức sáng tác thơ Nôm, để lại những di sản còn giá trị tới hôm nay

Thơ Nôm về đạo làm con

Thơ Nôm về đạo làm con

Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2020

Lượt nghe: 833

Với đặc tính nhẹ nhàng, tinh tế, dễ đi vào lòng người, sâu sắc, thực tế chứ không cao vời, mô phạm như thơ chữ Hán, thơ Nôm phát huy triệt để những ưu thế để các nhà nho khuyên nhủ con cháu điều hay lẽ thiệt. Từ thế kỷ 14, đời nhà Trần đến buổi giao thời mạt Nho, thơ phú sáng tác bằng Quốc âm vẫn được các Nhà Nho tin dùng để đúc kết những kinh nghiệm, trải nghiệm về đời sống truyền gửi đến các thế hệ sau...

Thơ Nôm vua chúa đời xưa

Thơ Nôm vua chúa đời xưa

Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2020

Lượt nghe: 1171

Sử sách đã ghi nhận, ngoài vua Trần Nhân Tông, những người đứng đầu các triều đại phong kiến nước ta như vua Lê Thánh Tông hay các chúa Trịnh đều kế thừa được truyền thống sáng tác thơ ca bằng Quốc âm của các tiền nhân đi trước. Điều này cũng chứng tỏ được vị thế, khát vọng tự chủ về văn hóa, chữ viết cũng như tinh thần tự tôn dân tộc.

Dấu ấn tác giả Nữ trong dòng thơ Nôm

Dấu ấn tác giả Nữ trong dòng thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 8/7/2020

Lượt nghe: 1310

Trong thời Phong kiến, văn chương và khoa cử vốn được xem là nơi thi thố, so thứ bậc thông hiểu chữ nghĩa thánh hiền. Thật khó để phụ nữ, vốn bị ám định khó làm nên việc lớn chen chân vào chốn xướng họa, công danh. Thế nhưng, lịch sử đã ghi nhận sự xuất hiện và khẳng định tài năng thơ phú viết bằng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của các nữ tác giả...

Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Trãi

Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Trãi

Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2020

Lượt nghe: 1055

Sau thời kỳ các bài phú Nôm ra đời rồi do loạn lạc, giặc giã mà mất mát ít nhiều, đến thế kỷ 15, Nguyễn Trãi là người chính thức đưa chữ Nôm lên một tầm cao, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của tiếng Việt. Ông được công nhận là tên tuổi sáng giá nhất của dòng thơ Nôm. Nếu “Bình Ngô đại cáo” được xem như một áng Thiên cổ hùng văn thể hiện khí phách dân tộc, tập thơ chữ Hán “Ức Trai thi tập” mỗi bài thơ trong đó là một mảnh hồn Ức Trai thì “Quốc âm thi tập” thấm đẫm chất dân gian...(Tìm trong kho báu phát 5/2/2020)

Nguyễn Trãi với câu thơ quốc âm 6 tiếng

Nguyễn Trãi với câu thơ quốc âm 6 tiếng

Ngày phát hành 0:0 | 26/2/2020

Lượt nghe: 657

Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai từng đưa ra đánh giá: “Trong kỹ thuật viết thơ của Nguyễn Trãi rõ ràng có một sự cố gắng để xây dựng một lối thơ Việt Nam, trong đó câu 6 tiếng dùng xen với những câu 7 tiếng, khác hẳn với quy cách niêm luật thơ Đường”. Sáng tác thơ Nôm, Ức Trai không bó buộc bản thân rập khuôn nhất nhất tuân theo quy cách chính xác về số chữ. Những sáng tạo trong cách gieo vần, gieo chữ, dùng từ, nhờ thế đã tạo nên một lối thơ độc đáo, cá tính, đầy tinh thần dân tộc...(Tìm trong kho báu 27/2/2020)

Cảm hứng thiên nhiên trong thơ Nôm Ức Trai

Cảm hứng thiên nhiên trong thơ Nôm Ức Trai

Ngày phát hành 0:0 | 4/3/2020

Lượt nghe: 786

Cảm hứng về thiên nhiên, tạo vật trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của Nguyễn Trãi nhưng hiếm thấy sự nhàm chán, lặp lại. Chính là vì tâm hồn dễ rung động của nhà thơ phát hiện từ tạo hóa những điều vi diệu. Người đời sau đọc lại thơ Nôm Ức Trai đều ấn tượng với nguồn thi cảm ấy trong thơ ông...(Tìm trong kho báu phát 5/3/2020)

Thơ Nôm Ức Trai với thế sự, cuộc đời

Thơ Nôm Ức Trai với thế sự, cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2020

Lượt nghe: 1136

Vốn là một nhà Nho, Nguyễn Trãi đề cao việc giáo dục tinh thần nhân ái, tình yêu thương sâu nặng và bổn phận, trách nhiệm của mỗi con người đối với gia đình, xã hội, với đạo nghĩa quân – thần. Ông gửi vào những áng thơ Nôm quan niệm, lối sống đầy đạo nhân với con người, với cuộc đời...(Tìm trong kho báu phát 20/2/2020)

Thơ Nôm thời Hồng Đức

Thơ Nôm thời Hồng Đức

Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020

Lượt nghe: 670

Nửa cuối thế kỉ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tông được xem là một trong những giai đoạn nêu cao tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc. Chữ Nôm, một biểu hiện văn hóa tinh thần của người Việt nhờ đó được coi trọng. Sáng tác và xướng họa thơ Nôm được xem là một trong những hoạt động văn hóa sôi nổi trong cung đình thời Hồng Đức. Tất yếu là sự ra đời của Hội Tao đàn do đích thân vua Lê Thánh Tông là chủ soái, dưới trướng là 28 tên tuổi hay còn gọi là “nhị thập bát tú” gồm những quan lại, nho sĩ văn hay chữ tốt. Tuyển thơ Nôm “Hồng Đức quốc âm thi tập” được xem là những tinh hoa sáng tạo của Hội Tao đàn...(Tìm trong kho báu phát 09/04/2020)

Tiếng vọng từ thơ Nôm Ức Trai

Tiếng vọng từ thơ Nôm Ức Trai

Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2020

Lượt nghe: 634

Trước Nguyễn Trãi hàng trăm năm, thơ, phú viết bằng chữ Nôm đã xuất hiện. Qua các tác phẩm còn lưu lại tới nay, có thể thấy rõ những sáng tạo vượt bậc của Ức Trai trong sáng tác thơ ca bằng Quốc âm. Nguyên cớ chính yếu khiến thơ Nôm Nguyễn Trãi có sức nặng cũng như sự vang vọng là bởi chiều sâu của tâm sự thi nhân chất chứa trong cảm xúc và ngôn từ thơ. Nguyễn Trãi cũng nói được một cách gần gũi và đi vào lòng người những trăn trở muôn đời của nhân sinh...(Tìm trong kho báu phát 26/03/2020)

Thơ Nôm Nguyễn Trãi: Tân kỳ và cổ kính

Thơ Nôm Nguyễn Trãi: Tân kỳ và cổ kính

Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2020

Lượt nghe: 903

Trước khi là nhà thơ, Nguyễn Trãi là một nhà Nho giàu lòng yêu nước thương dân. Thật dễ hiểu khi ông gửi gắm một cách sâu sắc, hàm súc những triết lý của con người Nho giáo trong những vần thơ Nôm. Tâm trạng trăn trở, khắc khoải trở đi trở lại trong sáng tác của Ức Trai và những sắc thái nỗi niềm ấy càng cho thấy bản lĩnh, tài năng của người thơ...(Tìm trong kho báu phát 11/03/2020)

Độc đáo lối thơ thủ vỹ liên hoàn của Nguyễn Trãi

Độc đáo lối thơ thủ vỹ liên hoàn của Nguyễn Trãi

Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2020

Lượt nghe: 598

Dù đề vịnh về hình ảnh, sự vật nào, nhà thơ Nguyễn Trãi luôn gắng chắt lọc lấy những tinh túy của bản chất chủ thể. Viết về các loài cây mang tính biểu tượng trong truyền thống văn hóa phương Đông đâu dễ gói gọn trong đôi ba câu đề vịnh. Bởi thế, Nguyễn Trãi đã sử dụng lối thơ thủ vỹ liên hoàn với một chùm bài nối tiếp nhau nhằm thể hiện những dụng ý riêng...(Tìm trong kho báu phát 19/03/2020)

Thơ Nôm trong đời sống người Việt bình dân

Thơ Nôm trong đời sống người Việt bình dân

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2020

Lượt nghe: 686

Manh nha từ các bài phú Nôm của tầng lớp trên, ra đời ở thế kỷ 13, đời nhà Trần, chậm rãi, chừng mực và rồi thăng hoa, thơ Nôm bước vào đời sống người bình dân. Kể từ thời nhà Lê, dòng thơ này có những thành tựu rực rỡ, chứng tỏ được sức ảnh hưởng dài lâu trong nền văn học dân tộc...

Xuân trong thơ Nôm

Xuân trong thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020

Lượt nghe: 627

Thời khắc đất trời chuyển mình, vạn vật sinh sôi, tâm hồn thi nhân đâu dễ dửng dưng. Nhắc xuân nhưng đâu chỉ để kể, tả cảnh xuân, ở nhiều áng thơ Nôm, người đọc xưa nay tìm thấy những phong vị, ẩn tình thâm sâu...(Tìm trong kho báu phát 30/01/2010)

Kịch tình huống "Ước mơ không bình thường": Thông điệp từ thế giới trẻ thơ

Kịch tình huống

Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2015

Lượt nghe: 1736

Sống trong sự quan tâm, chăm sóc đủ đầy của cha mẹ, nhưng cậu bé trong câu chuyện lại có ước mơ "không bình thường" khiến những người lớn thấy "sốc"... Vậy điều không bình thường này cần uốn nắn, hay chính sự toan tính, khô cằn trong chúng ta đa biến suy nghĩ của con trẻ trở nên không bình thường.

Nhà văn, nhà thơ và câu chuyện danh xưng

Nhà văn, nhà thơ và câu chuyện danh xưng

Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019

Lượt nghe: 801

Danh xưng nhà văn, nhà thơ được dành cho những chủ thể có hoạt động mang tính chuyên nghiệp, có những tác phẩm chất lượng được đồng nghiệp trong giới và rộng ra là xã hội ghi nhận. Thế nhưng, điều kiện để nhận hai danh xưng này hiện nay có phần dễ dãi. Đối thoại giữa PV VOV6 với Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 30/01/2019)

Thơ thế sự: Chuyển động cùng đời sống?

Thơ thế sự: Chuyển động cùng đời sống?

Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2019

Lượt nghe: 1051

Từ bao đời nay, thơ ca và cuộc sống luôn có một mối quan hệ hữu cơ gắn kết khó có thể tách rời, trong đó, mảng thơ thế sự nổi bật lên như một thể tài chủ đạo, góp phần phản ánh hiện thực các vấn đề của đời sống xã hội hiện nay. PV VOV6 trao đổi với nhà thơ Nguyễn Việt Chiến xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 22/5/2019)

Thơ thế sự: Có cần tính nghệ thuật?

Thơ thế sự: Có cần tính nghệ thuật?

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019

Lượt nghe: 761

Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng, thơ thế sự phản ánh hiện thực các vấn đề của đời sống xã hội, nội dung gắn liền với những nỗi niềm cuộc đời và nhân sinh. Liệu rằng, tính nghệ thuật có cần trong thơ thế sự? PV VOV6 mạn đàm với nhà thơ Vương Trọng xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 18/09/2019)

Đạo thơ hay sự lây lan ý tưởng sáng tạo?

Đạo thơ hay sự lây lan ý tưởng sáng tạo?

Ngày phát hành 0:0 | 4/11/2020

Lượt nghe: 998

Để làm được thơ, trước hết phải yêu thơ. Khi đã yêu, đồng nghĩa với sự thần tượng, tôn thờ một hoặc các tác giả, tâm đắc với những cảm hứng, ý thơ và cũng tự nhiên, vô thức in hằn, ám ảnh phong cách thơ ấy. Thế rồi khi sáng tác, nếu “mờ mắt” trước những “của nhà người”, nhiều người làm thơ dễ thành “bản sao lỗi” của một tác giả, nhiều bài thơ bị độc giả phát hiện có “dây mơ rễ má” với tác phẩm được nhiều người yêu thích. PV VOV6 đối thoại với nhà thơ, nhà báo Trần Hoàng Thiên Kim về chủ đề này. (Đối thoại mở 04/11/2020)

Nhìn lại một chặng đường 5 năm - Thơ Việt có gì?!

Nhìn lại một chặng đường 5 năm - Thơ Việt có gì?!

Ngày phát hành 15:35 | 28/1/2021

Lượt nghe: 1827

Trong dòng chảy Văn học Việt Nam mỗi thời kỳ, thơ luôn chiếm một vai trò không thể thiếu bên cạnh những đóng góp của truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch hoặc các thể loại khác. Dĩ nhiên, mức độ thành tựu của các giai đoạn có sự đậm nhạt khác nhau. Chúng tôi chọn một khoảng thời gian 5 năm để nhìn lại thơ Việt và cũng sẽ có một đánh giá mang tính tổng kết về thơ Việt trong năm qua. Sự quan tâm đến thơ của các độc giả hiện nay đang thực sự như thế nào? PV VOV6 trao đổi với nhà phê bình, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 27/01/2021)

Phê bình đã gặp gỡ được thơ trẻ hôm nay?

Phê bình đã gặp gỡ được thơ trẻ hôm nay?

Ngày phát hành 16:27 | 6/10/2021

Lượt nghe: 1776

Thơ trẻ đang phát triển theo hướng phi chính thống, văn học mạng nở rộ, nhiều tác giả không có xu hướng in ấn, giới phê bình đã tìm thấy hoặc gọi tên đúng diện mạo của thơ trẻ hiện nay. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với tiến sỹ Nguyễn Thanh Tâm về chủ đề này. (Đối thoại mở 06/10/2021)

Chọn ngữ liệu cho sách giáo khoa - Nhìn từ bài thơ “Bắt nạt”

Chọn ngữ liệu cho sách giáo khoa - Nhìn từ bài thơ “Bắt nạt”

Ngày phát hành 16:14 | 22/9/2021

Lượt nghe: 1967

Cải cách, đổi mới sách giáo khoa không phải là câu chuyện bây giờ mới có. Tuy nhiên, đây cũng là đề tài chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là trong những ngày gần đây dấy lên tranh cãi về việc đưa bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh vào chương trình Ngữ văn lớp 6. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với tiến sĩ Đỗ Thanh Nga, công tác tại Viện Văn học về chủ đề này. (Đối thoại mở 22/9/2021)

Chỗ đứng nào cho thơ cách tân hình thức?

Chỗ đứng nào cho thơ cách tân hình thức?

Ngày phát hành 10:28 | 18/10/2023

Lượt nghe: 999

Sự gia tăng số lượng tác giả cùng với nhiều cách thể hiện mới đặt ra những băn khoăn trong tư duy người sáng tác thơ những năm gần đây. Một bộ phận người viết cố gắng thử nghiệm nhằm tìm ra cách để mở khóa cảm xúc và chuyển tải tới công chúng. Có người đã tìm được phương thức biểu đạt phù hợp nhưng cũng có rất nhiều người loay hoay mãi vẫn chưa thể cất lên một tiếng thơ riêng. Nhà thơ Phan Hoàng bàn luận cùng "Đối thoại Mở" về những cách tân hình thức thơ đương đại. (Đối thoại mở 18/10/2023)

Thơ trẻ thời đại công nghệ số

Thơ trẻ thời đại công nghệ số

Ngày phát hành 15:30 | 14/3/2024

Lượt nghe: 155

Những năm gần đây, sự bùng nổ của internet đã mang đến diện mạo mới cho thơ. Mạng xã hội đã giúp các tác giả trẻ tự do sáng tạo, lan tỏa tác phẩm đến với hàng triệu bạn đọc, từ đó cũng mở ra những cơ hội xuất bản, ăn khách, tái bản liên tục. “Thơ trẻ thời công nghệ số” đang khoác lên mình diện mạo ra sao? Hứa hẹn sự phát triển như thế nào? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật, phóng viên VOV6 cùng trao đổi với chị Đỗ Thảo Ly, Giám đốc thương hiệu Skybooks Việt Nam - Một “bà đỡ” cực mát tay của nhiều gương mặt thơ trẻ, bước ra từ mạng xã hội về chủ đề này. (Đối thoại mở 28/02/2024)

Thơ dân tộc thiểu số hôm nay có “kén” độc giả?

Thơ dân tộc thiểu số hôm nay có “kén” độc giả?

Ngày phát hành 18:37 | 20/3/2024

Lượt nghe: 1132

Vẫn đang tồn tại và tiếp nối và có thể sẽ có thêm những phát hiện tác giả người dân tộc thiểu số, viết về vùng đất và con người ở những vùng rẻo cao. Căn cước văn hóa, gốc gác vùng miền còn được trân trọng không và có giúp ích gì cho người viết vùng cao hôm nay? Thơ dân tộc thiểu số hôm nay có "kén" độc giả? Đó là chủ đề Đối thoại mở giữa BTV Võ Hà với Lý Hữu Lương - Nhà thơ người Dao - Biên tập viên Ban thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Giải thưởng Tác giả trẻ lần đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 2021). (Đối thoại mở 20/3/2024)

NSND Vũ Kim Dung trọn một đời cùng Tiếng thơ

NSND Vũ Kim Dung trọn một đời cùng Tiếng thơ

Ngày phát hành 15:34 | 26/12/2023

Lượt nghe: 468

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, giọng ngâm thơ Vũ Kim Dung đã được thính giả biết đến qua sóng phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Một chất giọng đẹp, đầy đặn, sâu lắng, như sinh ra để dành cho ngâm thơ. Chính Tiếng thơ đã góp phần làm nên thành công của NSND Vũ Kim Dung, và cũng từ Tiếng thơ, NSND Vũ Kim Dung đã bước đến những miền không gian khác nhau, thử sức ở nhiều vai trò khác nhau. Song trước hết và sau cùng bà luôn là người của Tiếng thơ, với khao khát được hát lên, ngâm lên những câu thơ đẹp đẽ mang hồn dân tộc… (Hành trình sáng tạo 24/12/2023)

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng: Nhà thơ đi tìm quan họ

Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng: Nhà thơ đi tìm quan họ

Ngày phát hành 10:10 | 16/9/2021

Lượt nghe: 762

Làng văn nghệ từ lâu đã biết đến Nguyễn Quang Hưng như một nhà thơ có hành trình sáng tác dày dặn, tạo ra được những nét riêng khó trộn lẫn qua các tác phẩm của anh. Từ tập đầu tay in riêng Vườn ánh sáng (NXB Hội nhà văn, 2008) đến tập gần đây nhất Nguyễn Quang Hưng 68 (NXB Hội nhà văn, 2021), Nguyễn Quang Hưng đã công bố 10 tập thơ và trường ca, chưa kể các tập tản văn. Nhưng còn một điều rất độc đáo của Nguyễn Quang Hưng mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn qua chương trình này, đó là tình yêu thiết tha với quan họ của anh qua tiếng hát cùng những gì anh gửi gắm trong nhiều thi phẩm. Nhiều bạn bè văn nghệ đã gọi Hưng với một biệt danh thật trìu mến: Anh Hai Hưng. (Hành trình Sáng tạo 12/09/2021)

Nghệ sĩ Bùi Công Thơm và tình yêu đặc biệt dành cho Sáo trúc

Nghệ sĩ Bùi Công Thơm và tình yêu đặc biệt dành cho Sáo trúc

Ngày phát hành 15:31 | 4/10/2021

Lượt nghe: 670

Sáo trúc là một loại nhạc cụ gần gũi, thân thuộc với làng quê Việt Nam từ bao đời nay, đã đi vào ký ức biết bao thế hệ người Việt. Song trước sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, trước làn sóng âm nhạc hiện đại, Sáo trúc dường như bị chìm vào quên lãng, ngày càng ít người nghe, người học. Vậy mà chàng trai 8X Bùi Công Thơm lại dũng cảm lựa chọn con đường gắn bó với nhạc cụ này với khát khao không chỉ khơi dậy phong trào học và chơi Sáo trúc trong nước mà còn đưa cây Sáo trúc của Việt Nam ra với bạn bè thế giới. (Hành trình Sáng tạo 03/10/2021)

NSND Hương Thơm: “Cháy” hết mình với nghệ thuật tuồng

NSND Hương Thơm: “Cháy” hết mình với nghệ thuật tuồng

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2019

Lượt nghe: 1683

Là người tâm huyết với nghệ thuật tuồng, NSND Hương Thơm luôn trăn trở không nguôi về loại hình nghệ thuật truyền thống của ông cha đang ngày càng bị mai một. (Hành trình Sáng tạo 21/4/2019)

Nhà thơ Bình Nguyên Trang và nhạc Trịnh, một mảnh tâm hồn tuổi trẻ

Nhà thơ Bình Nguyên Trang và nhạc Trịnh, một mảnh tâm hồn tuổi trẻ

Ngày phát hành 15:15 | 11/7/2022

Lượt nghe: 692

Nhà thơ Bình Nguyên Trang là thành viên hội bút Hương đầu mùa với những bài thơ nổi tiếng trong giới học sinh, sinh viên những thập niên 90 của thế kỷ trước. Và Nhạc Trịnh đã trở thành một mảnh tâm hồn tuổi trẻ của Bình Nguyên Trang và thế hệ chị. (Tôi và Tôi ngày 10/7/2022)

Nhà thơ Đoàn Văn Mật và thú chơi đồng hồ thời bao cấp

Nhà thơ Đoàn Văn Mật và thú chơi đồng hồ thời bao cấp

Ngày phát hành 15:42 | 25/4/2022

Lượt nghe: 474

Tuổi thơ của không ít người trong chúng ta đều biết đến chiếc đồng hồ để bàn, với những hình ảnh con gà mổ thóc, chiếc kim hình con thoi hoặc con én, con diều, là kí ức về một thời gian khó khi không phải ai, gia đình nào cũng có một chiếc đồng hồ như vậy. Chắc hẳn cũng đã lâu lắm rồi chúng ta không vặn cót đồng hồ, không được nghe tiếng chuông reng reng mộc mạc, réo rắt khiến mình tỉnh giấc. Bởi trong cuộc sống hiện đại, mỗi người đều có một chiếc điện thoại di động, trong đó tích hợp mọi thứ, kể cả báo thức. Tất nhiên, vẫn còn có người say mê tìm hiểu, thậm chí trở thành thợ sửa đồng hồ và sưu tầm đồng hồ thời bao cấp. Anh cũng là nhân vật của chương trình Tôi và Tôi hôm nay - nhà thơ Đoàn Văn Mật. (Tôi và Tôi 24/4/2022)

Châu An Khôi: nhà thơ "tay trái" và những vần thơ dành cho con trẻ

Châu An Khôi: nhà thơ

Ngày phát hành 8:18 | 26/9/2023

Lượt nghe: 592

Bốn năm gần đây, ông bố ba con Châu An Khôi (tên khai sinh là Bùi Văn Huy) dành thời gian viết thơ cho thiếu nhi. Anh là tác giả 3 cuốn sách thơ dành cho thiếu nhi đã xuất bản: "Thơ cho bé học nói", “Khu vườn màu xanh”, “Bé tập làm người lớn”. Dường như, song song với việc kiến tạo không gian sống trong vai trò một kiến trúc sư thì anh cũng đang góp phần "kiến tạo ngôn ngữ", bồi đắp tâm hồn trẻ nhỏ bằng những vần thơ trong trẻo, dung dị. (Tôi và Tôi 24/9/2023)

Kiến trúc sư Nguyễn Sơn: Một tâm hồn thơ nhạc

Kiến trúc sư Nguyễn Sơn: Một tâm hồn thơ nhạc

Ngày phát hành 15:41 | 11/9/2023

Lượt nghe: 1282

Nhắc đến Nguyễn Sơn, mọi người đánh giá anh là một kiến trúc sư đa tài, tràn đầy năng lượng sáng tạo. Trước đây, anh là một võ sư có đai, có số, khi đến với hội họa, nhiếp ảnh, anh cũng có những thành công nhất định. Nhưng trong chương trình ngày hôm nay, chúng ta sẽ khám phá một con người khác trong anh, đó là một tâm hồn âm nhạc. (Tôi và Tôi 20/8/2023)

Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn và truyện thơ "Con Hồng Cháu Lạc"

Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn và truyện thơ

Ngày phát hành 7:54 | 30/5/2023

Lượt nghe: 1511

Kiến trúc sư Nguyễn Khánh Toàn tiết lộ: ban đầu, anh viết truyện thơ "Con Hồng Cháu Lạc" trong sự cô đơn và coi đó là việc tự thân. Trong những năm tháng đẹp nhất của tuổi trẻ, song song với công việc thiết kế kiến trúc, anh đã bắt đầu nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc và từ đó đến nay đã cho ra đời 5 tập truyện thơ lịch sử Con Hồng Cháu Lạc, có độ dày hơn 2200 trang với trên 40.000 câu thơ song thất lục bát. (Tôi và Tôi 28/05/2023)

Triển lãm “Chơi”: Tìm về ký ức tuổi thơ

Triển lãm “Chơi”: Tìm về ký ức tuổi thơ

Ngày phát hành 15:12 | 11/9/2023

Lượt nghe: 285

Tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội) đang diễn ra Triển lãm “Chơi” của nhóm họa sĩ G39 gồm Lê Thiết Cương, Tào Linh, Chu Hồng Tiến, Doãn Hoàng Lâm, Vương Linh, Đào Trọng Lưu … Triển lãm giống như một đêm hội Trung thu rực rỡ, đưa người xem tìm về ký ức mùa trăng tuổi thơ. (Làn sóng nghệ thuật 8/9)

Nhà thơ nhà báo Đỗ Anh Vũ nhìn mây qua đáy cốc

Nhà thơ nhà báo Đỗ Anh Vũ nhìn mây qua đáy cốc

Ngày phát hành 12:18 | 13/3/2023

Lượt nghe: 195

Sáng nay, tại Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật (trực thuộc Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) phối hợp cùng Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 tổ chức giới thiệu cuốn tiểu luận "Mây trong đáy cốc" của nhà thơ nhà báo Đỗ Anh Vũ. Đây là cuốn tiểu luận thứ ba của anh, tập hợp hơn 30 tiểu luận được viết trong 5 năm trở lại đây. Đỗ Anh Vũ sinh năm 1980 tại Hà Nội, được đào tạo bài bản về ngôn ngữ và hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực. Các sáng tác thơ, văn, tiểu luận hay ca khúc của anh đều thẫm đẫm một tình yêu tiếng Việt. "Một người Việt Nam bình thường, sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi lại trở về với đất mẹ ngay trên chính quê hương của mình, có lẽ chưa chắc đã nghĩ nhiều về tình yêu tiếng Việt. Họ sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên như cơm ăn nước uống, như hít thở không khí từ trời xanh. Thế nhưng khi những biến cố xảy đến ở phạm vi xã hội hoặc đời sống cá nhân thì đó chính là lúc tình yêu tiếng Việt trỗi dậy một cách tha thiết, mạnh mẽ, nóng bỏng..."

Sự kiện vinh danh "nhà thơ thế giới" Tống Thu Ngân: Sự háo danh, xúc phạm các giá trị văn hóa

Sự kiện vinh danh

Ngày phát hành 9:22 | 27/12/2022

Lượt nghe: 642

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh vừa có thông cáo báo chí khẳng định: Công ty Cổ phần Hằng Holy Group tổ chức chương trình “Gala chung kết Du lịch & tài năng kỷ lục châu Á” khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trong nhiều sự kiện, Công ty này cũng đã sử dụng trái phép logo của Đài Tiếng nói Việt Nam trong danh sách các đơn vị tổ chức. Theo ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam: Việc lựa chọn bảo trợ cho các sự kiện truyền thông hay tham gia các sự kiện truyền thông được Đài TNVN quy định rất chặt chẽ. Các đơn vị muốn tham gia bảo trợ các sự kiện phải có văn bản xin ý kiến Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và có sự xem xét, phê chuẩn bằng văn bản của lãnh đạo Đài thì mới được phép tham gia tổ chức, hoặc bảo trợ các sự kiện. Vụ việc này đã gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam...

Trần Nam Long chàng trai vẽ bằng cả tâm hồn tuổi thơ

Trần Nam Long chàng trai vẽ bằng cả tâm hồn tuổi thơ

Ngày phát hành 15:16 | 2/3/2023

Lượt nghe: 282

Nếu số phận đã lấy đi của Trần Nam Long khả năng nghe và nói thì dường như lại tặng cho chàng họa sĩ này tài năng thiên bẩm về hội họa, để em có thể cảm nhận những nhịp đập của cuộc sống bằng ánh mắt riêng. Hơn 80 tác phẩm sơn dầu và kí họa bút kim của Trần Nam Long trong triển lãm "Phố xưa hè cũ" đang được giới thiệu tại Nhà triển lãm 29 phố Hàng Bài, Hà Nội, thu hút sự chú ý của công chúng cũng như những người làm nghệ thuật...

Cây đại thụ và cánh én tuổi thơ

Cây đại thụ và cánh én tuổi thơ

Ngày phát hành 22:27 | 19/1/2021

Lượt nghe: 379

Nhạc sĩ Phạm Tuyên được ví như “Người kể lịch sử bằng âm nhạc”. Ông sáng tác gần 700 tác phẩm, trong đó có hơn 200 bài hát dành cho thiếu nhi. (Làn sóng nghệ thuật 15/01/2021)

Một đời mơ giấc mơ thơ trẻ

Một đời mơ giấc mơ thơ trẻ

Ngày phát hành 16:48 | 17/7/2021

Lượt nghe: 906

NSND Ngô Mạnh Lân thuộc thế hệ đầu tiên xây dựng và đặt nền móng cho thể loại phim hoạt hình nước ta. Năm 2007, ông vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT. (Câu chuyện nghệ thuật 04/06/2021)

Từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” đến ca khúc “Bến xưa”

Từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” đến ca khúc “Bến xưa”

Ngày phát hành 11:30 | 11/1/2022

Lượt nghe: 980

Bài hát “Bến xưa” của nhạc sĩ Lê An Tuyên, phổ từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” của nhà thơ Nguyên Hùng (người con xứ Nghệ đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh). Nhạc sĩ Lê An Tuyên đang định cư ở nước Đức. Tình cảm nhớ quê hương, xứ sở luôn đầy ắp trong trái tim người con xa quê. Vì thế khi đọc bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” thì nỗi niềm ấy như được đồng cảm, lan tỏa và nhanh chóng thăng hoa cùng nốt nhạc. (Điểm hẹn văn nghệ)

Tập thơ của một người yêu nước mình

Tập thơ của một người yêu nước mình

Ngày phát hành 15:50 | 1/12/2021

Lượt nghe: 1443

Một trong những điểm đáng chú ý của Giải Sách Quốc gia lần thứ 4 vừa qua là việc tập thơ “Bài thơ của một người yêu nước mình” của nhà thơ Trần Vàng Sao, do Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam cùng NXB Hội Nhà văn ấn hành, đã được trao giải B. Sau những lận đận, tác giả của trường ca “Gọi tìm xác đồng đội” đã được ghi nhận chính thức và xứng đáng. Để hiểu thêm về tác phẩm này, mời quý vị và các bạn nghe đôi lời bình luận của BTV chương trình.

Hương trà thơm đỉnh Phia Oắc

Hương trà thơm đỉnh Phia Oắc

Ngày phát hành 14:47 | 6/7/2022

Lượt nghe: 1717

Từ trung tâm thành phố Cao Bằng về phía tây chừng 70 km đến Phia Oắc - Phia Ðén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên hữu tình được bao phủ bởi mầu xanh ngút ngàn của rừng núi, đồi chè, ruộng bậc thang. Khí hậu ở đây quanh năm trong lành, mát rượi…Trên đỉnh Phia Ðén, một trong những “nóc nhà”, được ví như “Ðà Lạt của Cao Bằng” là những nương chè mênh mông xanh mát. Người góp phần làm cho cao nguyên Phia Oắc - Phia Ðén trước đây chỉ là miền núi rừng hoang sơ, nghèo khó nay xanh thêm, đẹp thêm và đời sống vật chất, tinh thần người dân nơi đây ngày càng ấm êm, đủ đầy chính là doanh nhân Hoàng Mạnh Ngọc-Giám đốc Công ty TNHH Kolia. Bút ký “Hương trà thơm đỉnh Phia Oắc” của nhà văn Phan Mai Hương phác họa đôi nét chân dung doanh nhân Hoàng Mạnh Ngọc-người có duyên với trà và mong muốn làm điều gì đó cho quê hương:

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Làm thế nào đánh thức tiềm năng ẩn chứa trong người viết?

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: Làm thế nào đánh thức tiềm năng ẩn chứa trong người viết?

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020

Lượt nghe: 2416

Đại hội khóa X Hội Nhà văn Việt Nam đã bầu 11 nhà văn, nhà thơ vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2020-2025. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông sinh năm 1957 tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Ông đã in gần 30 tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ dịch). Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận được 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế, trong đó có Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2017; Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993… Phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - tân Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam về công tác hội trong thời gian tới. (Điểm hẹn văn nghệ 26/11/2020)

Hoa sữa tuổi thơ

Hoa sữa tuổi thơ

Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2020

Lượt nghe: 2250

“Tôi yêu lắm mùa hoa sữa nở/ Hoa rụng ven hè gợi nhớ bước chân qua”...Ca khúc “Hoa sữa tuổi thơ” được nhạc sĩ Đào Quang Minh phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Đào Trọng Thắng. Giai điệu tha thiết gợi nhớ về tuổi trẻ khi anh dắt tay em đi qua những tuyến phố nồng nàn hương hoa sữa. (Điểm hẹn văn nghệ 10/10/2020)

“Tuổi thơ”: Duyên thơ - nhạc giữa hai nghệ sĩ đồng hương

“Tuổi thơ”: Duyên thơ - nhạc giữa hai nghệ sĩ đồng hương

Ngày phát hành 0:0 | 23/6/2020

Lượt nghe: 1354

“Tuổi thơ vùng vẫy cầu ao / Có con đom đóm bay vào giấc mơ / Tuổi thơ sợi nắng như tơ / Vầng trăng như chiếc lược thưa cài đầu…”. Nhạc sĩ Trần Quang Sơn sáng tác ca khúc “Tuổi thơ” từ lời thơ chan chứa kỷ niệm và ân tình của họa sĩ, nhà báo Lê Tiến Vượng. (Điểm hẹn văn nghệ 20/6/2020)

Từ bài thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ đến bài hát “Tiến lên chiến sĩ đồng bào”

Từ bài thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ đến bài hát  “Tiến lên chiến sĩ đồng bào”

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019

Lượt nghe: 1509

Đã 50 năm trôi qua, nhạc sĩ Huy Thục vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ lại thời khắc phổ nhạc bài thơ chúc Tết 1969 của Bác. Bên cạnh sử dụng giai điệu chèo có phần mạnh mẽ, ấn tượng, bổ trợ cho ca từ, ông dành nhiều tâm huyết với hai từ “Tiến lên” trong thơ của Bác. (Điểm hẹn văn nghệ 20/4/2019)

Thế giới đầy chất thơ qua tập tản văn “Bốn mùa, trời và đất”

Thế giới đầy chất thơ qua tập tản văn “Bốn mùa, trời và đất”

Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2019

Lượt nghe: 762

Bằng ngôn từ tinh tế nhưng sắc bén, khả năng theo đuổi những liên tưởng trữ tình đáng kinh ngạc, nhà văn Hungary Márai Sándor tạo ra một thế giới với vẻ đẹp tráng lệ và não nùng của cuộc sống với những giá trị tinh thần bền vững. (Điểm hẹn văn nghệ 31/8/2019)

Thơ phổ nhạc “Chị ấy hát ru”

Thơ phổ nhạc “Chị ấy hát ru”

Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2019

Lượt nghe: 719

Bài hát của nhạc sĩ Minh Quang lấy cảm hứng từ bài thơ cùng tên của tác giả Vũ Toán, đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội. (Điểm hẹn văn nghệ 03/8/2019)

Nguyễn Trọng Tạo: Nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa

Nguyễn Trọng Tạo: Nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa

Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2019

Lượt nghe: 871

Với thơ ca đương đại, Nguyễn Trọng Tạo đã ghi dấu ấn đậm nét bằng những tập thơ như “Đồng dao cho người lớn”, “Nương thân”, “Thế giới không còn trắng”, “Con đường của những vì sao”; hai tập trường ca “Đồng Lộc” và “Biển mặn”… Còn trong âm nhạc, Nguyễn Trọng Tạo được đông đảo công chúng mến mộ thông qua các ca khúc “Làng quan họ quê tôi” (phổ thơ Nguyễn Phan Hách), “Khúc hát sông quê” (phổ thơ Lê Huy Mậu). Nhiều bài thơ của ông được các nhạc sĩ phổ nhạc như “Một dại khờ, một tôi” (nhạc sĩ Phú Quang), “Cỏ và mưa” (nhạc sĩ Giáng Son), “Câu hát quê hương” (nhạc sĩ Hồ Hữu Thới)…(Điểm hẹn văn nghệ 12/01/2019)

Thơ tình cuối mùa thu

Thơ tình cuối mùa thu

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2018

Lượt nghe: 731

Một trong những bài thơ của nữ sĩ Xuân Quỳnh được công chúng yêu mến đó là "Thơ tình cuối mùa thu", bài thơ như một khúc hoài niệm về tình yêu lứa đôi với những khát vọng dâng hiến và khao khát "Kìa bao người yêu mới/ đi qua cùng heo may/ chỉ còn anh và em/ và tình yêu ở lại" và mỗi độ thu về, lòng ta như chùng xuống với lời ca cất lên thao thiết và ngân vọng. ( VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 20/9/2018)

Nhà thơ Xuân Diệu và giai thoại

Nhà thơ Xuân Diệu và giai thoại

Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2014

Lượt nghe: 1680

"Lời sóng hát": Ca khúc phổ thơ về biển đảo

Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2018

Lượt nghe: 953

Hai ca khúc "Mộ gió" và "Lời sóng hát" mà nhạc sĩ Vũ Thiết phổ nhạc từ hai bài thơ của nhà thơ Trịnh Công Lộc đã ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc với giai điệu hùng tráng, sâu lắng, xúc động cùng ý thơ sâu sắc, ca từ ý nghĩa...(VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 31/3/2018)

Bài thơ "Chiều nắng": Níu giữ tuổi thanh xuân

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018

Lượt nghe: 1027

Cảm xúc trào dâng khi lần đầu nhà thơ Nguyễn Thị Mai nghe bài hát “Chiều nắng” được nhạc sĩ Nguyễn Đình San phổ từ bài thơ “Chiều chia tay” của chị. Tác phẩm viết về thời tuổi trẻ nhiều hoa mộng của đội ngũ giáo viên trẻ tình nguyện lên miền núi dạy học. Ký ức đáng nhớ ấy sẽ được nhà thơ Nguyễn Thị Mai chia sẻ trong chuyên mục “Thơ phổ nhạc”. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ phát 07/04/2018)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa và chuyện tình lính đảo

Nhà thơ Trần Đăng Khoa và chuyện tình lính đảo

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2018

Lượt nghe: 1349

Không phải là bài thơ tiêu biểu nhất, được biết đến nhiều nhất trong sự nghiệp sáng tác, nhưng “Thơ tình người lính biển” gửi gắm nhiều ẩn ý, nhiều suy tư của nhà thơ Trần Đăng Khoa qua những hình ảnh như “Gió thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”, “Vòm trời kia có thể sẽ không em / Không biển nữa chỉ còn anh với cỏ”. Dù trong ca khúc, nhạc sỹ Hoàng Hiệp không đưa vào hình ảnh “vàng tang trắng”, nhưng “chỉ còn anh với cỏ” được giữ nguyên, riêng điều ấy cũng khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm thấy thật ấm áp vì sự chia sẻ, đồng cảm giữa thơ ca và âm nhạc. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 13/01/2018)

Bài thơ "Gái Xuân": Nét đẹp tuổi xuân thì

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2018

Lượt nghe: 1059

Nhạc phẩm "Gái Xuân" (thơ Nguyễn Bính, nhạc Từ Vũ) là sự kết hợp kéo léo giữa hình ảnh Thiếu nữ và Mùa Xuân. Vẻ đẹp về hai chủ đề này đã được nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại phân tích trong chuyên mục "Thơ phổ nhạc". Tiếp đến là những tâm sự của độc giả Thanh Hương khi đọc cuốn "Hạnh phúc trong 5 lá thư của mẹ" của nhà văn Pháp Pascale Perrier. Cuối chương trình là mẩu chuyện về nhà văn Nguyễn Tuân đề cập văn hóa xếp hàng. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 15/3/2018)

Bài thơ "Hoa sữa" và những ca khúc phổ thơ

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2017

Lượt nghe: 1700

“Chỉ mùa thu còn trọn vẹn yêu thương/ Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ/ … Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/ Mùi hoa sữa tan trong áo em và mái tóc"... “Hoa sữa” là dòng hoài niệm về chút tình đầu mong manh, trong sáng. Chính cái nhìn hoài niệm đã khiến cho bài thơ mang ý vị sâu sắc, làm day dứt lòng người. Nhiều năm đã qua, nhưng nhà thơ Nguyễn Phan Hách vẫn thầm cảm ơn cuộc gặp gỡ ấy, người bạn gái ấy, không gian ấy, đã đem đến cho hồn thơ ông những rung động sâu xa (Thơ phổ nhạc). Những nét mới trong chương trình "Không gian nghệ thuật trong rừng" năm nay (Câu chuyện phóng viên). (Điểm hẹn văn nghệ 18/11/2017)

Tài lẻ của nhà thơ Hữu Thỉnh

Tài lẻ của nhà thơ Hữu Thỉnh

Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2015

Lượt nghe: 1184

Thông tin về lĩnh vực Văn học nghệ thuật cập nhật; Những câu chuyện bên lề về Đại hội kiến trúc sư lần thứ 8 cùng một số tài lẻ của nhà thơ Hữu Thỉnh trong cuộc sống...(Điểm hẹn Văn nghệ 2/5/2015)

Tiểu thuyết "Lâu đài": Mối duyên của nhà văn Franz Kafka với nhà thơ Trương Đăng Dung

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015

Lượt nghe: 1385

Câu chuyện về mối duyên của nhà thơ Trương Đăng Dung với nhà văn Franz Kafka qua tiểu thuyết "Lâu đài" nói với chúng ta điều gì về ý nghĩa của nghệ thuật đối với cuộc sống? (Điểm hẹn văn nghệ 31/1)

Nhà thơ Phạm Hổ với tình yêu hoa lá, cỏ cây

Nhà thơ Phạm Hổ với tình yêu hoa lá, cỏ cây

Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2015

Lượt nghe: 1374

Nhà thơ Phạm Hổ là cây đại thụ của nền văn học thiếu nhi nước nhà, với những tập thơ, tập truyện dành riêng cho thiếu nhi như: Chuyện hoa chuyện quả, Chú bò tìm bạn, Ngựa thần từ đâu tới...Ông rất thích trồng hoa, yêu hoa và quý hoa...(Điểm hẹn văn nghệ 17/1+21/1)

"Ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu: Chuyện giờ mới kể

Ngày phát hành 0:0 | 20/2/2016

Lượt nghe: 2000

Không khí xuân rộn ràng say đắm từ thi phẩm "Nụ hoa vàng mùa xuân" đến ca khúc "Anh cho em mùa xuân"; Biên tập viên Văn nghệ VOV2 thể hiện góc nhìn về phục trang trong phim lịch sử nước ta; Những câu chuyện nào còn chưa kể về "Ông hoàng thơ tình" Xuân Diệu? - Tất cả có trong "Điểm hẹn Văn nghệ" (Phát sóng 20/02/2016)

Từ bài thơ "Bài học đầu cho con" đến ca khúc "Quê hương"

Từ bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2016

Lượt nghe: 1407

Bài thơ "Bài học đầu cho con" của nhà thơ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành ca khúc "Quê hương" cách đây gần 30 năm. Mỗi khi giai điệu cất lên thì như sợi dây tình cảm gắn kết cảm xúc của không chỉ những người con đất Việt xa quê hương, mà ngay cả những người sinh ra và lớn lên ở thôn quê cũng luôn tìm thấy sự đồng cảm (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Vẻ đẹp và ý nghĩa các tác phẩm điêu khắc được làm bằng chất liệu thạch cao, gốm, gò đồng của nhà điêu khắc Hoàng Uyên (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). (Điểm hẹn văn nghệ 30/6 + 02/7/2016)

Thơ Mới và sức hút bí ẩn

Thơ Mới và sức hút bí ẩn

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2016

Lượt nghe: 1174

Qua theo dõi các hoạt động kỷ niệm 100 năm sinh nhiều nhà thơ của phong trào Thơ Mới 1930–1945, BTV văn nghệ góp cái nhìn về những yếu tố tạo thành thời đại thơ ca hết sức đặc biệt đã cách xa ta gần một thế kỷ. Và tất nhiên không thể thiếu những câu chuyện đời thường giản dị về các nhà thơ của thời đại ấy. “Những cây cầu ở quận Madison”–bộ phim tâm lý xã hội của điện ảnh Mỹ đã lấy nước mắt của nhiều khán giả nữ, bộ phim ấy tiếp tục gây những xao động gì cho giới mày râu? Đó là những lát cắt có trong Điểm hẹn Văn nghệ.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa với chùm thơ về Biên cương, Tổ quốc

Nhà thơ Trần Đăng Khoa với chùm thơ về Biên cương, Tổ quốc

Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2016

Lượt nghe: 2731

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có tâm sự gì khi viết về những người lính Biên cương trong ngày Thơ Việt Nam 2016. Trung tá, nhà thơ Lê Hoài Nam, người bạn và cũng là người đồng chí với nhà thơ Trần Đăng Khoa sẽ có những cảm nhận như thế nào khi thưởng thức những bài thơ này. Bên cạnh đó thì những giai thoại vui về người đứng đầu Hội Nhà văn Việt Nam-nhà thơ Hữu Thỉnh qua lời kể của nhà thơ Lê Tuấn Lộc sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tính cách của một nhà thơ có nhiều tập trường ca về biển. (phát 05+09+12+16/03)

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thích đi bắt cua

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo thích đi bắt cua

Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2015

Lượt nghe: 1197

Những thông tin văn nghệ đáng chú ý; Những nét đặc sắc của bức tranh chủ đề chiến tranh cách mạng " Những linh hồn bất tử" và những sở thích cá nhân của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo...sẽ có trong chương trình (Điểm hẹn văn nghệ 04/04/2015)

Nhà thơ Thu Bồn: Thi sĩ - chiến sĩ

Nhà thơ Thu Bồn: Thi sĩ - chiến sĩ

Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2017

Lượt nghe: 1631

Nhà thơ Thu Bồn (cây bút vừa được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT) với những tác phẩm văn học vượt thời gian sẽ được nhà văn Phùng Văn Khai chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Giai điệu trữ tình của nhạc phẩm "Tạm biệt Huế" được nhạc sĩ Xuân An phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Thu Bồn sẽ là nốt trầm xao xuyến khi nhớ về người con gái Cố Đô. Sự tinh khôi, lãng mạn được kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhân vật rối dây và âm nhạc đã giúp cho vở rối "Vũ điệu hoa quỳnh" đoạt nhiều giải thưởng trong Liên hoan múa Rối quốc tế. (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). (Điểm hẹn văn nghệ 25/5/2017)

Thi phẩm "Tổ quốc" của nhà báo-nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ: Dạt dào cảm xúc về cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước

Thi phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2017

Lượt nghe: 1970

"Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc / Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa / Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão / Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà". Bài thơ "Tổ quốc" của nhà báo - nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ được nhạc sĩ Lê Quang phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Tác giả thơ và nhạc sĩ tâm sự và trải lòng về ca khúc "Tổ quốc" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Trao giải Cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015 - 2016 (Câu chuyện phóng viên). Nhà thơ Tố Hữu với câu chuyện tự sửa thơ mình (Giai thoại Văn nghệ sĩ. (Điểm hẹn Văn nghệ 14/1/2017)

“Bầy chim chìa vôi”: Truyện ngắn của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

“Bầy chim chìa vôi”: Truyện ngắn của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều

Ngày phát hành 16:16 | 21/3/2023

Lượt nghe: 482

"Và bây giờ bầy chim đã bay lên. Mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Chợt một con chim như đuối sức. Ðôi cánh của nó chợt như dừng lại. Nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ xòe rộng đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên. Nhưng khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát. Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim chim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng toàn thể bầy chim non đã thực hiện được tốt đẹp chuyến bay đầu tiên kỳ vĩ và quan trọng nhất trong đời. Những đôi cánh yếu ớt đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông". (Trích truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều). Đây là một tác phẩm xuất sắc miêu tả về loài vật quanh ta - những chú chim chìa vôi. Truyện ngắn này hiện đang được giảng dậy trong chương trình Ngữ văn lớp 7. (Điểm hẹn văn nghệ)

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vĩnh biệt khoảng trời

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vĩnh biệt khoảng trời

Ngày phát hành 8:33 | 7/7/2023

Lượt nghe: 283

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949, quê ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nhà thơ từng làm phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Sông Hương; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế; Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế; Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III và khóa IV. Giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng; Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999; Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế. Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Hoa Kỳ”. Bà vừa vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 74. Chương trình Văn nghệ hôm nay xin dành thời gian tưởng nhớ nhà thơ

Nhà thơ Bế Thành Long: Người đạp xe ngược dốc

Nhà thơ Bế Thành Long: Người đạp xe ngược dốc

Ngày phát hành 10:58 | 17/7/2023

Lượt nghe: 689

Nhà thơ Bế Thành Long là người dân tộc Tày, sinh ngày 16 tháng 10 năm 1938, quê quán thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Ông đã xuất bản hai tập thơ: Cỏ may và Ở nguồn. Một đặc điểm dễ nhận thấy trong thơ Bế Thành Long chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, con người… thể hiện trong cách nhìn trẻ trung, hồn nhiên, trong trẻo đến kỳ lạ. Vì tuổi cao sức yếu bệnh nặng, nhà thơ Bế Thành Long đã qua đời ngày 16 tháng 7 vừa qua ở tuổi 85. Sinh thời, nhà thơ Y Phương rất quý nhà thơ Bế Thành Long. Bài viết “Nhà thơ Bế Thành Long: Người đạp xe ngược dốc” của nhà thơ Y Phương như một nén tâm nhang tưởng nhớ ông:

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ