Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 14 kết quả

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Bài văn về sự việc đời sống xã hội

Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020

Lượt nghe: 578

Viết một bài văn về sự việc đời sống xã hội trong tác phẩm văn học có gì khác một bài văn nghị luận xã hội thông thường nhỉ? Các bước triển khai bài viết về sự việc đời sống xã hội trong tác phẩm văn học ra sao? Trong tiết mục "Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học", cô giáo Hoàng Thị Trang sẽ giải đáp giúp chúng mình những thắc mắc này... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/04/2020)

"Ngày mai không gặp lại" (P.2): Những bộn bề của đời sống đô thị

Ngày phát hành 9:46 | 12/7/2022

Lượt nghe: 961

Câu chuyện mà nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế gửi tới chúng ta lấy bối cảnh của một đời sống đô thị đương đại với những bar rượu, những cô nàng ăn chơi xinh đẹp, những mối tình dở dang không đầu không cuối, những gã lãng tử lang thang như nhân vật Tôi. Tất cả đều không có một cái tên rõ ràng, từ hai nhân vật chính cho tới những nhân vật phụ, cùng lắm chỉ được gọi bằng những cái tên lâm thời, rất ngẫu hứng như Cục Mỡ, Đầu Trọc. Bầu không khí của truyện tạo ra vì thế có chất gì hơi kỳ dị, bí ẩn, nửa hư nửa thực, đôi lúc có cảm giác tác giả cố tình cường điệu hóa ít nhiều, từ cách ăn chơi của cô gái cho đến những khắc họa về các nhân vật khác. Cô gái có lẽ là nhân vật tạo ra những cảm xúc trái ngược cho mỗi người đọc. Ngoại hình của nàng xinh đẹp đã là một nhẽ, nhưng về phẩm chất thì không hẳn tốt mà cũng không hẳn xấu. Nàng không làm hại ai nhưng lại ăn chơi quá mức xa hoa, sẵn sàng bán thân để đổi lấy chiếc đầu đĩa máy hát mang thương hiệu Thorenze; nàng đang nợ vài chục ngàn Euro nhưng sẵn sàng đập tan hàng loạt chai rượu có giá mỗi chai ít nhất một chỉ vàng. Còn với nhân vật xưng Tôi, ngoài hành động nghĩa hiệp cứu cô gái thoát khỏi đám giang hồ ở phần đầu truyện, cho đến khi kết thúc tác phẩm, ta thấy anh ta cũng chỉ là người hành động phải đạo, thuận theo hoàn cảnh đưa đẩy, chứ cũng không biểu hiện gì nhiều hơn về bản thân. Anh hoàn toàn không có ý định tác động để thay đổi cuộc sống của cô gái theo một hướng nề nếp hơn, bình an hơn. Anh tự nhận mình chỉ là một loài thú hoang cô độc, một lãng tử có thói quen độc hành phố khuya. Truyện có một kết thúc mở khi nhân vật Tôi và cô gái bất ngờ chia tay nhau do cô gái sợ đám giang hồ truy đuổi, hai người còn chưa kịp chào nhau hay hò hẹn thêm điều gì. Ngày mai, họ có thể gặp lại mà cũng có thể không bao giờ nữa, như chính nhan đề truyện ngắn mà tác giả đặt tên. Tác phẩm không đưa ra một thông điệp thật rõ ràng nhưng lại để một dư âm vương vấn, bâng khuâng cho mỗi người đọc về những bộn bề trong đời sống đô thị đương đại, về những đúng sai đôi khi thật khó cắt nghĩa cho mỗi phận người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Cải cách, cải tiến chữ Quốc ngữ: Vẫn luôn là câu chuyện của thực tiễn đời sống

Cải cách, cải tiến chữ Quốc ngữ: Vẫn luôn là câu chuyện của thực tiễn đời sống

Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2020

Lượt nghe: 654

Quý vị và các bạn thân mến! Trong kỳ một của vệt bài “Chữ Việt Nam song song 4.0” - Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?”, chúng tôi đã ghi nhận những ý kiến nhiều chiều xung quanh đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình. Cũng từ đây, chúng ta có thêm cơ hội nhìn lại những những đặc trưng của ngôn ngữ, chữ viết tiếng Việt hiện hành. Từ đó biết trân quý hơn giá trị di sản có tính thực tiễn cao, soi chiếu một cách tường minh hơn vào các cải tiến từ nguyên bản gốc. Phóng sự kỳ 2 của phóng viên Võ Hà, có nhan đề “Cải cách, cải tiến chữ Quốc ngữ: Vẫn luôn là câu chuyện của thực tiễn đời sống”.

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi): Điều chỉnh để phù hợp thực tiễn đời sống xã hội

Dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi): Điều chỉnh để phù hợp thực tiễn đời sống xã hội

Ngày phát hành 22:23 | 25/8/2021

Lượt nghe: 679

Luật Điện ảnh năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) là văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh. Cùng với hội nhập quốc tế sâu rộng và trước sự vận động của đời sống xã hội, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ thuật số, đặc biệt đứng trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, Luật Điện ảnh hiện hành bộc lộ những hạn chế, bất cập, không phù hợp với thực tế cần được nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp. (Làn sóng nghệ thuật 24/8/2021)

Nghệ thuật Sân khấu truyền thống với đời sống lễ hội

Nghệ thuật Sân khấu truyền thống với đời sống lễ hội

Ngày phát hành 15:59 | 22/2/2023

Lượt nghe: 636

Hiện nay ở nhiều lễ hội việc biểu diễn sân khấu không còn tuân thủ theo không gian tín ngưỡng, thay vào các vở diễn, trích đoạn của sân khấu truyền thống thì tại nhiều lễ hội lại cho biểu diễn ca nhạc. Chính cách làm này tạo ra sự không ăn nhập giữa phần lễ và phần hội. Nhân dịp đầu Xuân, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) có cuộc trò chuyện với ông Phạm Ngọc Tuấn - Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 01/02/2023)

Sân khấu tái hiện: Bắt đầu và kết thúc bằng câu chuyện của đời sống

Sân khấu tái hiện: Bắt đầu và kết thúc bằng câu chuyện của đời sống

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2019

Lượt nghe: 516

PV VOV6 trò chuyện với nghệ sĩ trẻ Họa My (nhóm kịch ViPlayback) về sức hấp dẫn của loại hình nghệ thuật đang được khán giả trẻ quan tâm. (Làn sóng nghệ thuật 05/11/2019)

Sự bất trắc của đời sống đô thị trong "Ở trọ phố phường"

Sự bất trắc của đời sống đô thị trong

Ngày phát hành 9:50 | 31/8/2022

Lượt nghe: 1697

Trong 10 năm qua, tác giả Anh Thư, biên tập viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam, đã xuất bản 4 tác phẩm: “Thư không gửi cho ba”, “Café và quán vắng”, “Giấc mơ trung thu”, và mới nhất là tập truyện ngắn “Ở trọ phố phường” (do NXB Văn học ấn hành). Hai mươi truyện ngắn là những lát cắt đời sống, phô bày những trạng thái bấp bênh và bất an của những thân phận từ nông thôn đến sinh sống và làm việc tại thành phố. Để hiểu thêm về tác phẩm này, BTV chương trình đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Thiên Sơn, người đã luôn dành sự quan tâm tới các sáng tác của tác giả Anh Thư.

Thơ Nôm trong đời sống người Việt bình dân

Thơ Nôm trong đời sống người Việt bình dân

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2020

Lượt nghe: 686

Manh nha từ các bài phú Nôm của tầng lớp trên, ra đời ở thế kỷ 13, đời nhà Trần, chậm rãi, chừng mực và rồi thăng hoa, thơ Nôm bước vào đời sống người bình dân. Kể từ thời nhà Lê, dòng thơ này có những thành tựu rực rỡ, chứng tỏ được sức ảnh hưởng dài lâu trong nền văn học dân tộc...

Thơ thế sự: Chuyển động cùng đời sống?

Thơ thế sự: Chuyển động cùng đời sống?

Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2019

Lượt nghe: 1051

Từ bao đời nay, thơ ca và cuộc sống luôn có một mối quan hệ hữu cơ gắn kết khó có thể tách rời, trong đó, mảng thơ thế sự nổi bật lên như một thể tài chủ đạo, góp phần phản ánh hiện thực các vấn đề của đời sống xã hội hiện nay. PV VOV6 trao đổi với nhà thơ Nguyễn Việt Chiến xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 22/5/2019)

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 1): Góc tối của đời sống công sở

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 9:56 | 9/12/2022

Lượt nghe: 471

“Sóng độc” xoay quanh câu chuyện tranh giành quyền lực tại Đài Truyền hình Bắc Hà. Hai tuyến nhân vật được xây dựng rất rõ ràng. Phạm Quang Thiện đại diện cho tuyến nhân vật trung thực, hiền lành. Anh không màng tới địa vị mà chỉ muốn tập trung làm chuyên môn. Tuy nhiên, việc tên anh nằm trong diện quy hoạch Giám đốc đã khiến các thế lực độ kị không từ một thủ đoạn nào để khiến anh thân bại danh liệt. Trong khi đó, đứng đầu tuyến nhân vật phản diện là Đỗ Thiết, Phó Giám đốc Đài Truyền hình Bắc Hà. Phía sau Đỗ Thiết là cả một bè lũ tráo trở bao gồm Hoàn toác, Bạc phò, Mùi già, Đạt láu… Cuộc chiến không cân sức giữa cái Thiện và cái Ác, giữa cái hèn mọn và sự tử tế khiến Phạm Quang Thiện nhiều phen lao đao… Sau đây, PTV Minh Nguyệt sẽ gửi tới quý vị và các bạn những trang đầu tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Truyện ngắn "Chuyện con gà trống" và "Ước một lần làm tượng": Góc khuất đời sống dưới con mắt trẻ thơ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2015

Lượt nghe: 1869

Hai truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga là hai câu chuyện khác nhau, hai cách kể khác nhau trong việc khai thác các tình huống đời thường. Tác giả đã tạo được sự cân bằng giữa một bên là cách nhìn cuộc đời vẫn còn trong veo của những đứa trẻ, với thực tế đời sống có nhiều góc khuất. Góc nhìn nhân hậu, thiết nghĩ, cũng là một điều khiến lòng người ấm áp hơn.

Truyện ngắn "Con chó biết nói": Sự cô đơn trong đời sống hiện đại

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2018

Lượt nghe: 2853

Truyện được viết với phong cách giả tưởng khi nhân vật chính nói chuyện được với chú chó của mình. Anh rơi vào tình cảnh cô đơn thời hiện đại. Dường như anh biết mình đang sống, nhưng một phần nào đó bên trong anh đang chết dần chết mòn. Điều đang bị mài mòn của nhân vật danh xưng là “anh” đó chính là cảm xúc cuộc sống. Sống trong một thành phố đông đúc ồn ào nhưng với anh các hình ảnh bỗng dưng trở nên xa rời. Nhân vật chính mơ ước một mối tình đẹp với cô gái làng chơi bí ẩn. Nhưng đến khi gặp mặt cô gái làng chơi anh lại thấy thất vọng vì cô bình thường không như anh tưởng tượng...Câu chuyện khiến người đọc, người nghe suy nghĩ về mối quan hệ gia đình và sự quan tâm, chia sẻ giữa người với người trong xã hội bận rộn hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 08/02/2018)

Truyện ngắn"Ám thanh": Nỗi ám ảnh về đời sống

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2017

Lượt nghe: 4686

Ám thanh là một trạng thái tinh thần mà nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Ý Nhi gặp phải. Mặc dù đôi tai của nhân vật xưng "anh" không bị bất cứ thứ bệnh lí nào, nhưng anh luôn nghe thấy những tiếng nổ lớn, trong khi thực ra mọi thứ xung quanh anh đều "tuyệt đối yên tĩnh". Đây là sự ám ảnh về một đời sống đầy bất an rình rập. Con người phải đối mặt với vô số áp lực của đời sống này. (Đọc truyện đêm khuya 06/11/2017)

Từ tác phẩm văn học đến thực tiễn đời sống

Từ tác phẩm văn học đến thực tiễn đời sống

Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2017

Lượt nghe: 1213

Văn học phản ánh cuộc sống một cách trọn vẹn, hướng tới mọi vẻ đẹp của cuộc đời, hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ một vấn đề của tác phẩm đến dời sống thực tiễn đã có sự gắn bó mật thiết, hài hòa, được học trò đón nhận và kiến giải, bày tỏ quan điểm đúng mực, nhiều sáng tạo. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và cô giáo Lê Thị Thanh Tâm có nhiều thông tin bổ ích về vấn đề này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 14/8/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ