Hà Nội trong sáng tác thơ nữ đương đại14/10/2024

Hà Nội xưa nay vẫn là một đề tài lớn trong thơ hiện đại nước ta. Nhiều nhà thơ đã trở nên thành danh với những thi phẩm về đề tài này. Những năm gần đây, một bộ phận tác giả nữ ghi dấu ấn với những trang thơ viết về Hà Nội. Những suy ngẫm về Hà Nội của thơ nữ đương đại có những điểm nhấn ra sao? Mời các bạn cùng cảm nhận qua ghi nhận của BTV chương trình.

Vi Thùy Linh – Còn lại một ái thành

Vi Thùy Linh – Còn lại một ái thành 10/10/2024

Trong các cây bút thơ nữ đương đại, Vi Thùy Linh là cái tên sớm gây được sự chú ý ngay từ khi mới xuất hiện. 17 tuổi đã đoạt Giải thưởng Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế và Tạp chí sông Hương. 19 tuổi xuất bản tập thơ đầu tiên. Ngoài 20 tuổi được một loạt các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình tên tuổi viết bài tán thưởng như: Dương Tường, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Huy Thiệp, Thanh Thảo, Trần Đăng Khoa, Chu Văn Sơn. Vi Thùy Linh là nhà thơ đầu tiên được mời thực hiện một đêm thơ riêng tại Paris mang tên Tình tự Hà Nội. Vi Thùy Linh cũng là nhà thơ đầu tiên tổ chức trình diễn một đêm thơ tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Cho đến nay, chị đã xuất bản tất cả 7 tập thơ Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Vi Thùy Linh với tên gọi: Vi Thùy Linh – Còn lại một ái thành

Hà Nội qua những thi phẩm  Phú Quang phổ nhạc

Hà Nội qua những thi phẩm Phú Quang phổ nhạc 30/9/2024

Lâu nay, các tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang, đặc biệt là những bản tình ca về Hà Nội được đông đảo công chúng yêu âm nhạc mến mộ. Bên cạnh những bản nhạc phim, các bản khí nhạc, nhạc không lời và ca khúc tự viết lời, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc cho nhiều thi phẩm. Tên tuổi của các nhà thơ Phan Vũ, Dương Tường, Hoàng Hưng, Phạm Thị Ngọc Liên, Hồng Thanh Quang, Giáng Vân, Thảo Phương, Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh… thêm sâu đậm trong làng thơ qua sự chắp cánh của âm nhạc Phú Quang. BTV chương trình đã có những cảm nhận về Hà Nội qua các thi phẩm phổ nhạc của người nhạc sĩ tài hoa.

Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai

Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai 25/9/2024

Trong các cây bút thơ đương đại thuộc thế hệ cuối 7x đầu 8x, Bùi Việt Phương là một giọng điệu gây được nhiều sự chú ý. Bắt đầu được biết đến từ phong trào thơ sinh viên ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bùi Việt Phương trong 5 năm gần đây đã công bố tới 2 tập thơ, trong đó tập Ngày lạ (NXB Hội Nhà văn, 2019) dành giải C – giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp đại học, Bùi Việt Phương về Hòa Bình công tác và hiện là Phó TBT Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai.

Tiếng thơ, tiếng lòng trong bão lũ

Tiếng thơ, tiếng lòng trong bão lũ 16/9/2024

Những ngày qua, cơn bão Yagi và những trận lũ lụt đã và đang tàn phá nặng nề nhiều tỉnh thành phía Bắc nước ta. Hậu quả để lại là bao đau thương, mất mát không dễ gì nguôi ngoai. Liên tiếp những tin tức giông bão, lũ lụt, thiệt hại, gãy đổ, ngập úng, sạt lở đè nén bao trái tim thương cảm. Chúng ta cùng lắng lại trong những vần thơ viết về giông bão, lũ lụt, nhất là cảm xúc còn tươi ròng trong các sáng tác ra đời thời gian gần đây.

Trăng trong thơ kim cổ

Trăng trong thơ kim cổ 12/9/2024

Vầng trăng tự bao đời đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có thi ca. Trăng vừa là một vẻ đẹp huyền diệu của đất trời, vừa là nơi để những người nghệ sĩ ký thác, gửi gắm bao nỗi niềm tâm sự buồn vui. Nhân dịp Tết trung thu năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một cuộc trò chuyện với chủ đề: Trăng trong thơ kim cổ.

Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh: “Ta năm mươi ngồi viết thơ buồn

Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh: “Ta năm mươi ngồi viết thơ buồn" 30/8/2024

Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh sinh năm 1968, nổi tiếng trong giới sinh viên Hà Nội khi anh là gương mặt thơ nổi bật của phong trào thơ sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Nhiều bài thơ của Nguyễn Tiến Thanh viết trong khoảng thời gian này hiện vẫn có người thuộc nằm lòng. Hơn 20 năm làm công tác quản lý tại cơ quan báo chí, mới đây, nhà thơ chuyển qua sang mảng xuất bản sách. Nguyễn Tiến Thanh đã xuất bản hai tập thơ “Chiều không tên như vết mực giữa đời” và “Loạn bút hành” cùng với tiểu luận mang tên “Thời của tạp chí”. 39 bài thơ trong tập “Viễn ca” của Nguyễn Tiến Thanh thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống, tình yêu khi bước vào tuổi trung niên. Tập thơ này vẫn phảng phất chất lãng mạn, trữ tình trong thơ Nguyễn Tiến Thanh một thời, mặt khác, đầy ắp những suy tư, triết lý qua chiêm nghiệm và thẩm thấu được từ những chặng đời đã qua. BTV Tiếng thơ đã có những ghi nhận về tập thơ “Viễn ca” với nỗi niềm Nguyễn Tiến Thanh: “Ta năm mươi ngồi viết thơ buồn”:

Vườn trong thi ca Việt

Vườn trong thi ca Việt 21/8/2024

Rất nhiều người trong số chúng ta đều lớn lên từ một vùng quê. Khi đi xa và nhớ về quê hương của mình, ngoài nỗi nhớ những người thân yêu, ta còn nhớ cả những không gian quen thuộc của quê hương. Không gian ấy có thể là giếng nước gốc đa sân đình như ca dao vẫn thường nhắc, hoặc cũng có thể là cánh đồng, ngôi chùa, nhà thờ, rặng tre, bờ ao, con đường làng…Nhưng có một không gian nhỏ nhắn hơn, liền kề với ngôi nhà ta ở mỗi ngày, nơi có thể cất giữ giùm ta đầy ắp những kỷ niệm ấu thơ, đó chính là mảnh vườn thân thuộc. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Vườn trong thi ca Việt.

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim:

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim: "Giữa hoang vu nhặt một giọt trầm" 19/8/2024

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim sinh năm 1981 tại Đô Lương (Nghệ An), hiện công tác tại Cục Truyền thông Công an nhân dân, ra mắt tập thơ đầu tay năm 20 tuổi. Chị từng được trao giải thưởng thơ Tiền phong, tạp chí Văn nghệ quân đội, giải thưởng Hồ Xuân Hương - Nghệ An... Ngoài sáng tác thơ, Trần Hoàng Thiên Kim còn là tác giả của nhiều tập ký chân dung và sách chuyên khảo. Tập thơ thứ 4 của chị vừa phát hành năm ngoái, vẫn là những ánh nhìn sâu thẳm và cảm xúc mê mải với quá khứ và nhịp sống hôm nay. Chị giãi bày cùng Tiếng thơ về những cảm hứng sáng tác, gần đây nhất thể hiện trong tập thơ “Mộng uyên ương”.

Nhà thơ Trần Đức Tín:

Nhà thơ Trần Đức Tín: "Tôi Cà Mau bốn bề nước mặn" 12/8/2024

Trần Đức Tín còn có bút danh Khét, sinh năm 1989 tại Khánh Hội, U Minh, Cà Mau. Anh đã xuất bản 3 tập thơ riêng, nhận các giải thưởng văn học: Giải Khuyến khích cuộc thi thơ Lục bát trên tập san Áo Trắng, NXB Trẻ 2019; Giải Nhì cuộc thi Thơ Đồng bằng Sông Cửu Long lần VI năm 2020; Giải Khuyến khích cuộc thi Thơ báo Văn Nghệ 2019 – 2020; Giải Nhà văn Trẻ – Hội Nhà văn TPHCM 2021 với tập thơ Ở đậu trong nhau; Giải Tác giả Trẻ – Hội Nhà văn Việt Nam 2022 với tập thơ Chín nhánh da vàng. Năm 2023, biến cố ập tới với Trần Đức Tín khi anh không may bị tai nạn, phải điều trị một thời gian dài trong bệnh viện. May thay, sự chăm sóc của gia đình và tấm lòng của bè bạn văn chương đã tiếp thêm niềm tin, nghị lực để nhà thơ “tôi cà mau bốn bề nước mặn” hồi phục sức khỏe. Rất nhiều bài thơ đã được anh viết trên giường bệnh trong những ngày phải chống chọi với những cơn đau.

Nguyên Sa – Năm ngón tay có bốn mùa trái đất.

Nguyên Sa – Năm ngón tay có bốn mùa trái đất. 7/8/2024

Cứ mỗi khi Hà Nội vào thu, thì một trong những nhà thơ khiến tôi nhớ đến đầu tiên chính là Nguyên Sa bởi ông có rất nhiều những câu thơ tình say đắm in dấu trong ký ức bao thế hệ bạn đọc: Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm/ Chả biết tay ai làm lá sen, Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn/ Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh, Hãy gửi nhau từng hơi thở mùa thu/Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ. Nguyên Sa sinh ra và lớn lên ở đất Bắc nhưng lại lập nghiệp trong Nam và trở thành một gương mặt thơ đặc sắc của Sài Gòn trước 1975, lập kỷ lục đặc biệt với tập thơ đầu tay được tái bản đến 7 lần trong một thời gian ngắn. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Nguyên Sa – Năm ngón tay có bốn mùa trái đất.

Hoàng Cát – Cây táo mãi nở hoa

Hoàng Cát – Cây táo mãi nở hoa 24/7/2024

Hàng năm, cứ đến dịp Ngày thương binh liệt sĩ, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng những xúc động khôn nguôi về bao thế hệ cha anh đã đổ xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc. Trong những người chiến sĩ băng mình vào mặt trận ấy có không ít những người cầm bút. Có thể kể đến rất nhiều tên tuổi văn chương đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến như: Thôi Hữu, Trần Mai Ninh, Thâm Tâm, Nam Cao, Hoàng Lộc, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân…. Và cũng có không ít những nhà thơ, nhà văn được trở về với cuộc sống thời bình nhưng cơ thể mang đầy thương tích. Thế nhưng họ vẫn miệt mài sáng tạo, lao động nghệ thuật để dâng tặng biết bao tác phẩm có giá trị cho cuộc đời. Hoàng Cát chính là một trong những nhà thơ như thế. Thay cho nén tâm nhang tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Cát vừa tạ thế ngày 01/07 vừa qua, chương trình Đôi bạn Văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Hoàng Cát – Cây táo mãi nở hoa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người ở mãi trong lòng nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người ở mãi trong lòng nhân dân 20/7/2024

Những ngày gần đây, sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang gây xúc động, tiếc thương cho đồng bào cả nước. Nỗi đồng cảm này lan toả tới Chính phủ, nhân dân nhiều nước, lãnh thổ và kiều bào ta ở nước ngoài. Tấm gương đạo đức và những cống hiến của Tổng bí thư đối với đất nước đã lay động trái tim và ngòi bút nhiều tác giả.

Hàm Anh – Con chim trú mưa ngậm giọt nước mắt bay đi

Hàm Anh – Con chim trú mưa ngậm giọt nước mắt bay đi 10/7/2024

Hàm Anh thuộc thế hệ nhà văn cuối cùng được cử sang Liên Xô học trường Viết văn Goocki năm 1989. Chị từng đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) về dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam và tuần báo Văn nghệ năm 1994 với những bài thơ của nữ sĩ Nga Anna Akhmatova. Cho tới nay, Hàm Anh đã xuất bản 2 tập thơ: Màu tự nhiên (2008) và Gọi tháng ba (2016). Với gần 100 bài thơ qua hai tập đã xuất bản, Hàm Anh đã tạo ra một giọng điệu riêng, một hơi thở riêng không giống với bất kỳ ai. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Hàm Anh với tên gọi: Hàm Anh – Con chim trú mưa ngậm giọt nước mắt bay đi

"Đêm hoa vàng" của Bình Nguyên Trang: Còn tình yêu kia còn đó chân trời 5/7/2024

Có những ám ảnh thi tứ gắn với một nhà thơ, một tác giả mà thời gian không thể xóa nhòa. Với bạn đọc, người yêu thơ lứa 7x, 8x từng say mê những tờ báo tuổi hoa một thời như Hoa học trò, Mực tím, Bình Nguyên Trang là một cái tên khó quên. Mẹ, tháng Ba, hoa gạo hay màu hoa vàng… là những hình ảnh đã trở thành biểu tượng thơ của Bình Nguyên Trang thuở ấy. Mới đây, nữ nhà thơ quê thành Nam ra mắt độc giả, công chúng yêu thơ tập thơ mới với nhan đề “Đêm hoa vàng”. Vẫn là những “Bài thơ dở dang hai chữ một mình”... Là “Mùa đã mới mà nỗi buồn vẫn cũ/ Lòng tan hoang như ô cửa gió lùa”

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Đối thoại mở
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Đối thoại mở
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ