Ông Sơn - Tổng giám đốc một công ty bất động sản lớn vì muốn ở lại thêm một nhiệm kỳ để tranh thủ vơ vét, rút ruột công trình nên đã âm thầm bày mưu làm hại Huy – Phó Tổng giám đốc công ty – bởi anh là một kỹ sư liêm khiết, giỏi nghề nên đã phát hiện nhiều sai phạm của ông Sơn trong các công trình xây dựng. Những tưởng đẩy hết tội cho Huy, mua chuộc cấp trên, ông Sơn sẽ được toại nguyện với những mưu đồ xấu, thế nhưng điều bất ngờ khiến kẻ tham lam, hám lợi không thể toại nguyện.
Vở kịch “Người con gái Đồng Chiêm” nói về cuộc đời của Định, giai đoạn trước cách mạng Tháng Tám năm 1945 tại đồng bằng Bắc bộ. Định là con gái ông Cả Trình. Cùng bạn bè trang lứa như Hợi, Chuyên, Đức, Ương…những thanh niên ưu tú, sớm nhận ra hoàn cảnh khó khăn của đất nước, cuộc sống bi thương của nhân dân nên đã một lòng đi theo cách mạng, là những hạt giống đầu tiên nảy mầm, hun đúc phòng trào cách mạng thời kỳ còn phải đấu tranh bí mật. Theo thời gian và năm tháng, những người như Định, Hợi, Ương, Chuyên, Đức trưởng thành và chính họ là những nhân tố nòng cốt phát triển phòng trào cách mạng, góp phần làm nên thành công của cuộc cách mạng Tháng Tám.
Vì muốn con có tương lai “thành đạt” mà một người cha đã ép con học thật nhiều, khiến cậu bé mới học tiểu học lúc nào cũng phải chịu áp lực học hành quá tải. Người mẹ vì thương con lại mù quáng, thiếu hiểu biết, nên tín vào lễ lạt và những cách thức chữa trị độc hại. Rủi thay cậu bé bị ngộ độc, phải đi cấp cứu. Câu chuyện là lời cảnh tỉnh người làm cha mẹ, đồng thời cũng chỉ ra những áp lực tinh thần mà trẻ em gặp phải.
Những chia sẻ của Đạo diễn, NSUT Lê Tuấn - Phó giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội
Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ tháng 7 năm 1954 chấm dứt một thế kỷ cai trị của người Pháp tại Đông Dương, đồng thời, cũng từ thời khắc này đôi bờ sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia đất nước ta thành hai miền Nam - Bắc. Nhân dân hai bờ sông Bến Hải dũng cảm, kiên cường đấu tranh hơn 20 năm để xóa bỏ sự chia cắt Bắc Nam, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Vở kịch truyền thanh Đôi bờ thương nhớ kể về mối tình son sắt, thủy chung, trải dài theo năm tháng của đôi nam thanh nữ tú Nam & Bắc bờ sông Bến Hải, là biểu tượng sợi dây gắn bó khăng khít không gì có thể tách rời, ngợi ca khát vọng hòa bình và nỗ lực đấu tranh của cả dân tộc vì ngày thống nhất đất nước.
Vở kịch “Quyết định thay đổi lịch sử” phản ánh về diễn tiến của tướng lĩnh hai bên chiến tuyến trong trận đánh tại Điện Biên Phủ năm 1954. Tác phẩm đi sâu vào tâm thế của những chiến tướng đi vào huyền thoại lịch sử. Trong tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tướng Navarre, tướng De Castries …họ đều là những con người tài năng song ở cuộc chiến Điện Biên Phủ minh chứng cho chân lý: tài năng thôi chưa đủ, đó không phải là yếu tố tiên quyết làm nên vĩ nhân mà quan trọng là “tài và đức” luôn quyện chặt. Điều làm nên những vĩ nhân cao cả, ghi danh sử sách Việt Nam và thế giới như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp bởi họ xót thương và đau đáu vì hòa bình, hạnh phúc của nhân dân, chiến đấu vì chính nghĩa nên họ không chỉ có quân đội mà có cả triệu triệu nhân dân một lòng kiên trung hợp sức. Tác phẩm này có độ lùi xa về thời gian nên người viết có điều kiện đi sâu lý giải tâm lý chiến, thế trận và khắc họa rõ nét số phận từng nhân vật ở hai bên chiến tuyến một cách tỉ mỉ, kỹ càng. Những trận đối mặt, đối thoại trong những phân cảnh là cách trực tiếp nói về sự khác biệt trong thế và lực của trận chiến Điện Biên Phủ, đồng thời lý giải về chiến thắng chấn động địa cầu, qua đó khắc họa chân dung nhân vật vừa gần gũi, vừa tạo sự thích thú, hiểu sâu về cuộc chiến và thấy Bác Hồ, Bác Giáp …đáng trân trọng, tự hào biết bao
“Cờ bạc là bác thằng bần - cửa nhà bán hết tra chân vào cùm”, câu ca dao này thật đúng với hai nhân vật Tính và Toán trong vở kịch truyền thanh “Đỏ đen” của tác giả Minh Nguyêt. Vì ham mê cờ bạc, họ đã vét sạch tiền của gia đình để nướng vào cờ bạc, bỏ bê công việc, trở mặt với vợ con. Khi thua hết tiền, mất nhà cửa họ mới giật mình tỉnh ngộ. Liệu rằng con đường hối cải có còn kịp với hai nhân vật Tính và Toán hay không? Cùng nghe kịch truyền thanh Đỏ - Đen của tác giả Minh Nguyệt
"Ghen" được không ít người coi như một hành động bào vệ tình yêu, hạnh phúc gia đình! Nhưng thực tế ... để đạt được mục đích của mình, có những cách ứng xử với "đòn ghen" khác lạ
Vẻ đẹp của những làn điệu quan họ cũng như những nét đặc sắc của di sản văn hóa này chính là sự hoà quyện giữa giai điệu và lời ca, giữa trang phục truyền thống độc đáo gắn với cách ứng xử văn hóa của các liền anh, liền chị. Câu chuyện tình không trọn vẹn song luôn để lại nỗi nhớ thương và tình cảm tốt đẹp về nhau, từ hai hội Quan họ kết nghĩa mà liền anh Thành Chung đành ẩn giấu tình cảm của mình, dời xa quê hương, phát triển sự nghiệp, trở thành giảng viên về Kịch hát dân tộc. Trái đất tròn, hơn 20 năm sau, con gái của người thương lại là học trò cưng của thầy, cô sinh viên đã khéo léo kéo thầy về với Hội Lim, về với nỗi nhớ Giêng hai để thỏa lòng yêu nhớ cội nguồn.
Trò chuyện cùng những nữ nghệ sĩ nổi tiếng của sân khấu Chèo
Tết biên cương của đôi vợ chồng trẻ là cô giáo cắm bản và chồng là bộ đội biên phòng. Lần đầu tiên cô giáo trải nghiệm cuộc sống, phong tục văn hóa đón xuân cùng đồng bào dân tộc vùng cao. Bên bếp nấu bánh chưng chiều 30 Tết, câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ như thước phim với những hình ảnh chuyển động theo chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam, từ miền núi xuống đồng bằng, từ đất liền ra hải đảo. Họ chính là những con thoi kết nối, gắn liền các vùng miền đất nước để Tết bản hòa cùng mùa xuân của đất trời và đất nước.
Hoa mai ngày Tết là câu chuyện dung dị về lòng nhân ái, nghĩa xóm giềng của những gia đình vốn làm nghề trồng hoa. Cách ứng xử chân thành và ấm áp của họ tạo nên sự gắn bó, lưu giữ những giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau!