Giáo dục phải hướng tới sự công bằng, kỷ cương. Vậy nhưng hiện nay, không ít căn bệnh trầm kha của ngành này đã làm phai mờ những hình ảnh tốt đẹp đó. Câu chuyện kịch kể thầy Minh, một Giám đốc Sở giáo dục muốn minh bạch, trung thực trong kỳ thi tốt nghiệp nhưng nhiều người lại không muốn làm điều đó vì lo ngại ảnh hưởng tới nhưng toan tính cho con em chính mình. Đáng buồn hơn, một trong số đó lại chính là vợ ông, vốn là Hiệu trưởng một trường lớn của tỉnh… Đã có rất nhiều tranh đấu và sự tổn thương lẫn nhau ngay trong một gia đình…
Những người trẻ tuổi luôn có nhiều ước mơ, hoài bão và dám làm điều mình thích nhưng cũng rất dễ sa ngã trước cám dỗ. Sự bồng bột về nhận thức đôi khi có thể sẽ khiến họ trượt dài trong sai lầm. Đáng buồn hơn khi trở thành kẻ tòng phạm của bọn buôn người, vận chuyển ma túy. Tương lai phía trước sẽ ra sao nếu một ngày họ phải đối diện với những bản án của pháp luật? Đây thực sự là một mảng kí ức tối tăm, xấu xí mà không ai muốn phải trải nghiệm.
Vở kịch Sống cho Tổ quốc đi suốt dọc chiều dài lịch sử, tái hiện những chiến công thầm lặng, những hy sinh, mất mát của các chiến sĩ tình báo dâng hiến đời mình vì nền độc lập của Tổ quốc
Vở cải lương “Cuộc đời của mẹ” của Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An (tác giả Hoàng Song Việt – Triệu Trung Kiên, đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Trinh – NSƯT Triệu Trung Kiên) là tác phẩm dựa trên cuộc đời có thật của người con ưu tú quê hương Cần Giuộc, tỉnh Long An – một người phụ nữ “bất khuất, trung hậu, đảm đang”, dù bị địch bắt cầm tù, tra tấn vẫn một lòng kiên trung, luôn giữ vẹn lời thề sắt son với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.
Tú Lệ và Mai Phương là những gái lọc lõi, chúng dẫn dụ khách đến những nơi ít người qua lại để lừa đảo, không những thế còn tráo trở lừa tiền của người vợ đi đánh ghen. “Vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn”, những toan tính, hành động khuất không thể mãi tồn tại.
Làng xóm nông thôn hôm nay đã có nhiều đổi mới. Những khu chuồng trại chăn nuôi quy mô lớn đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho bà con. Tuy nhiên những đợt dịch bệnh bất ngờ ập đến khiến người nông dân nhiều nơi điêu đứng. Mặc dù vậy với bản tính chịu thương chịu khó, luôn biết đùm bọc lấy nhau những lúc khó khăn, họ đã vượt lên những tổn thất để làm lại từ đầu.
Chuyện của một cô gái sắc sảo, xinh đẹp nhưng lận đận trong tình yêu
Khán giả sân khấu Tuồng không thể quên Nghệ sĩ nhân dân Đàm Liên trong những vai tuồng "Ông già cõng vợ đi xem hội", "Trưng Trắc", "Phương Cơ giả điên qua ải", "Hề nghe tin dữ"... mà ở đó bà mải miết diễn, khóc cười theo từng số phận nhân vật để rồi nhiều thế hệ khán giả Việt Nam đã gọi bà với những danh xưng "Bà chúa của sân khấu tuồng", "Vua tuồng"...
Mỗi câu chuyện tình yêu là một tình huống với những cung bậc, cảm xúc khác nhau. Câu chuyện tình yêu của đôi bạn trẻ Phong và Linh – Những sinh viên năm cuối Đại học Ngoại ngữ tuy “Tình trong như đã mặt ngoài còn e”, dù rất hiểu nhau nhưng chẳng ai dám thổ lộ, thêm vào đó gia đình Phong phản đối mối quan hệ của họ vì không “Môn đang hậu đối”. Sau những biến cố xảy ra, chính sự thấu hiểu, chân tình Phong và Linh đã vượt qua định kiến, vượt qua rào cản thuyết phục gia đình hai bên để mang đến thế giới ngập tràn yêu thương.
Thu, nhân vật trong câu chuyện bị cho là điên khùng khi hằng ngày lặng lẽ nhặt những thai nhi bị vứt bỏ để chôn. Đồng hành làm việc thiện với anh là cô Lai, người mẹ có con bị chết mà không đủ tiền xây mộ và bà bán nhang khá đồng bóng nhưng cũng rất tình cảm… Đối lập với họ là lão Hiền và bọn đàn em giang hồ, bán rẻ lương tâm, không có tình người. Câu chuyện lên đến cao trào khi ông của sếp lớn chết đi, muốn chiếm miếng đất đẹp để chôn… Cái kết mở như mong muốn vào sự đổi thay của cái xã hội thu nhỏ này…
Trên chuyến xe về nghỉ Tết, Tú và Vân quen nhau trong một tình huống không mấy mong đợi. Từ đây câu chuyện về thân phận và gia đình của họ được chia sẻ. Sự cảm thông, sẻ chia với những mất mát, tổn thương của nhau khiến những thân phận xa lạ tìm thấy tiếng nói chung và cùng đi tới con đường hạnh phúc!
Tích chèo cổ "Lưu Bình - Dương Lễ" đưa ta về với làng quê Việt xưa với bến nước, con đò, với anh học trò hiếu học, với những anh hề ngộ nghĩnh cùng bao màn đối đáp sâu cay, với người phụ nữ hiền thục mà không kém phần sắc sảo. Ở đó còn ăm ấp bao bài học về đối nhân xử thế, về tình bạn, nghĩa vợ chồng và khát vọng vươn lên của người xưa...
Phó chủ tịch Huyện Nguyễn Bất là một kẻ cơ hội, gây dựng bè cánh thực hiện khát vọng quyền lực. Ông ta quên đi ơn nghĩa, coi chuyện mình được một người đồng đội cứu trong chiến trường năm xưa là chuyện cỏn con, dùng thủ đoạn để điều khiển những cuộc họp quan trọng ở cơ sở. Nhưng có một điều mà con người này sẽ không thể nào tác động được đó là việc đứng về lẽ phải của những người chân chính như chị Quyên, trung tá Trần Minh và người thi sĩ vui tính của trung đội năm xưa... Những tình cảm đồng đội đáng trân quý này đã kịp thời cứu Nguyễn Bất trước những sai lầm khủng khiếp!