Nhà văn Bùi Tuấn Minh sinh năm 1984 tại Tuy Lai, Mỹ Đức, Hà Nội. Hiện anh công tác tại Trường cao đẳng Cảnh sát nhân dân I, Bộ Công an; là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Chi hội Nhà văn Công an nhiệm kỳ 2025-2030. Tập truyện ngắn "Đỉnh Kinh" của Trung tá - nhà văn Bùi Tuấn Minh do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành vừa qua, gồm 17 truyện ngắn. Đây là thành quả sự lao động nghiêm túc, miệt mài và cẩn trọng của nhà văn trong suốt 4 năm với nội dung đậm nét về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng, các vấn đề mang hơi thở xã hội hướng tới giá trị nhân văn. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình có bài “Đỉnh Kinh - Một cái nhìn thấu đáo về hình tượng người lính, người chiến sĩ công an nhân dân”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Dệt thổ cẩm từ sợi tơ tằm, được sản xuất trong nước, đây là một trong những cách thức kết hợp của làng nghề dệt lụa truyền thống với bà con đồng bào dân tộc Tây Nguyên, tạo nên đẳng cấp cho thời trang Việt.
Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam đang đứng trước thời cơ và thách thức đan xen trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và những biến động toàn cầu. Mặc dù nền kinh tế nước ta sau 40 năm đổi mới đất nước có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng lại phải đối mặt với các vấn đề như toàn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra cơ hội để Việt Nam thể hiện khát vọng “vươn mình,” hướng đến một tương lai thịnh vượng, bền vững và luôn gắn kết với những giá trị văn hóa đặc sắc của mình. Theo nhà báo, nhà văn Vũ Xuân Bân, khát vọng vươn mình của dân tộc ta không chỉ là mong muốn phát triển về mặt kinh tế, mà còn là sự hòa nhập, phát triển bền vững trong khi vẫn bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Nhà văn Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975 tại Hà Giang, hiện sống ở Hà Nội. Nhà văn nổi tiếng với các tác phẩm đề tài miền núi như: Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Chúa đất, Lặng yên dưới vực sâu, Người yêu ơi , Than đỏ dưới tro tàn. Trong đó, truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” được chuyển thể thành phim điện ảnh “Chuyện của Pao” và đoạt giải thưởng Cánh diều Vàng năm 2005, bộ phim truyền hình “Lặng yên dưới vực sâu” của đạo diễn Đào Duy Phúc cũng dựa trên tác phẩm cùng tên của Đỗ Bích Thúy. Vừa qua, Đỗ Bích Thúy ra mắt tập truyện ngắn “Hoa xuân trong gió xuân” với 19 truyện ngắn chọn lọc, trong số đó có những truyện chưa từng xuất hiện trong cuốn sách nào. Đề tài chủ đạo vẫn là dân tộc thiểu số và miền núi, thấm đẫm hơi thở của những vùng văn hoá Mông, Tày, Dao… trên núi cao. Những câu chuyện tình yêu trong trẻo, chất phác, những vui buồn thuần hậu của người miền núi, những mối quan hệ ấm áp nhân văn. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình có bài viết “Hoa xuân trong gió xuân” – chân dung phụ nữ vùng Tây Bắc”.
Các bạn thân mến!
Đất nước ta sắp bước sang năm thứ 80 trong lịch sử hiện đại. Hành trình 80 năm đi qua chông gai và máu lửa của người Việt, hành trình tạo lập nên thời cơ và vị thế của đất nước Việt Nam hôm nay, tiếng gọi của khát vọng thịnh vượng trong những giấc mơ thịnh trị của tiền nhân, đã mang đến cho chúng ta những trải nghiệm cùng nhiều bài học quý báu. Và khi một kỷ nguyên mới đang dần hiện ra trước mắt chúng ta, trong tâm thế dân tộc cùng đồng lòng với tinh thần kiến tạo mạnh mẽ, thời khắc bắt đầu ấy sẽ thật sự là một khởi điểm lịch sử mới, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của tinh thần kiến quốc - kỷ nguyên vươn mình bước tới văn minh và thịnh vượng. Trên nền cảm hứng ấy, nhà thơ Nguyễn Thành Phong đã viết tùy bút “Bước tới kỷ nguyên vươn mình phát triển”. Mời các bạn cùng nghe:
Nhà văn Trần Thanh Cảnh là tác giả xuất hiện khoảng 10 năm qua, ra mắt tác phẩm đầu tiên năm 2013 nhưng đến nay đã có 14 tác phẩm, trong đó cuốn “Kỳ nhân làng Ngọc” được nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2015. Bên cạnh những tác phẩm khai thác đề tài nông thôn, nhà văn Trần Thanh Cảnh luôn quan tâm đến đề tài lịch sử và với các tiếu thuyết lịch sử "Đức Thánh Trần", "Trần Thủ Độ" nhà văn Trần Thanh Cảnh đã đem đến cho bạn đọc những phát hiện mới mẻ, thú vị với cái nhìn trọn vẹn hơn về nhân vật lịch sử và thời cuộc. Mới đây, nhà văn Trần Thanh Cảnh ra mắt tập truyện ngắn “Truyện sử Trần” gồm 7 truyện ngắn viết về các nhân vật lich sử đờiTrần. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình có bài “Truyện sử Trần – Một cái nhìn lịch sử cởi mở”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Sáng tạo kiến trúc cần tôn trọng sự đa dạng, trong đó cần lưu ý những cộng đồng dễ bị tổn thương ở khu vực nông thôn cũng như đô thị… Cùng nghe chia sẻ của KTS Đoàn Thanh Hà (Sáng lập H&P Architects), là đại diện duy nhất của Việt Nam tham gia trong vai trò diễn giả chính tại Diễn đàn Quốc tế của Liên hiệp Hội Kiến trúc sư Thế giới (UIA) Kuala Lumpur, Malaysia.
Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) sửa đổi. Các hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim sẽ chịu mức thuế 10% thay vì 5% như luật hiện hành. Điều này sẽ kéo theo gánh nặng cho các nhà làm phim, làm gia tăng chi phí sản xuất, phát hành; khả năng tiếp cận của công chúng, đặc biệt ở các địa phương với điện ảnh cũng khó khăn hơn.
“Đế đô khảo cổ ký” là bộ sản phẩm đồ chơi nghệ thuật (art toys) dựa trên cảm hứng từ 4 bảo vật triều Nguyễn, được thiết kế dưới dạng đồ chơi sưu tầm, tạo trải nghiệm giống như khảo cổ, giúp các bạn trẻ có thể vừa chơi, vừa tìm hiểu văn hóa nước nhà.
Sau nhiều năm ấp ủ, nữ ca sỹ Quỳnh Phạm - giọng jazz tiên phong của Việt Nam phát hành album đầu tiên trong sự nghiệp mang tên “Rồi như đá ngây ngô.” Nữ ca sỹ mong muốn vừa có thể giữ được chất riêng của nhạc Trịnh, vừa giúp người nghe cảm nhận được nét tươi mới của cô.
Sau thành công của phần 1, Điện ảnh Công an nhân dân ra mắt phim truyền hình “Đội điều tra số 7” phần 2: “Gương mặt vặn vẹo”. Bộ phim khai thác đề tài hình sự về tội phạm mang tâm lý biến dị khó lường. Phim được đầu tư kĩ lưỡng về mặt kịch bản, cảnh quay cùng cách thể hiện mới mẻ. (Làn sóng nghệ thuật)
“Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” gồm hơn 30 bài viết của nhà báo Minh Tự (sinh năm 1968) về văn hóa, lối sống của người Huế. Tập ghi chép khắc họa từ cách ăn uống theo lối Huế với cơm hến, mè xửng, tô bún bò đến từng đường kim mũi chỉ trên vành nón bài thơ, gốc mai lão trượng, lối sống thanh nhã trong ngôi nhà rường hay thú sưu tầm tiền cổ… Hầu hết các ghi chép trong sách được viết vào những năm 2000-2002, khi tác giả từ Đà Lạt trở về quê hương sau gần 10 năm xa xứ Huế.
Về cuốn sách này, nhà báo Minh Tự đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình.
Nhà văn Như Bình là cái tên quen thuộc đối với bạn đọc, bởi chị gắn bó với công việc làm báo tại Báo Công an nhân dân hơn 30 năm nay, với nhiều vai trò, từ cây bút đến phụ trách các ấn phẩm nổi tiếng như An ninh thế giới, Cảnh sát toàn cầu, Văn nghệ công an…. đồng thời đã có tới 11 tác phẩm văn chương được xuất bản và gây dấu ấn trong lòng bạn đọc. Cả hai tác phẩm thơ “Sự im lặng biếc xanh” và tạp bút “Thương những xa xôi” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành vào tháng 10/2024. Đây là cuộc “trở lại” ấn tượng của Như Bình sau 10 năm “lặng lẽ” trên văn đàn, đánh dấu một bước đi mới trên con đường sáng tạo của chị khi “đột phá” vào ba loại hình mới: thơ, tạp bút và hội họa. Về 2 cuốn sách này, BTV chương trình có bài “Thương những xa xôi” và “Sự im lặng biếc xanh” – Những hoài niệm khắc khoải”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!
“Festival Thổ cẩm Lào Cai-Sắc màu văn hóa năm 2024” diễn ra tại thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai), mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. Là nhà thiết kế trẻ nhất tham gia Festival lần này, nhà thiết kế Vũ Thảo Giang mang đến bộ sưu tập “Màu của Mế” kể câu chuyện dân tộc Tày của mình bằng thổ cẩm. (Làn sóng nghệ thuật)