
“Đối mặt sói trắng” của tác giả Phan Thế Cải viết về đề tài chống ma túy trên địa bàn Hà Tĩnh. Là nhà báo từng nhiều năm theo dõi lĩnh vực này, tác giả Phan Thế Cải đã phát huy được sở trường về phóng sự điều tra, đem đến một câu chuyện hấp dẫn về việc truy bắt những đối tượng nguy hiểm. Qua “Đối mặt sói trắng”, chúng ta biết thêm những mánh khóe hết sức tinh vi của những tay tội phạm cáo già. Đồng thời, cũng cho thấy sự thông minh, cơ trí của các chiến sĩ biên phòng trên mặt trận đầy hiểm nguy này...Vào năm 2020, truyện kí “Đối mặt sói trắng” được NXB Công an Nhân dân ấn hành với số lượng giới hạn trong khuôn khổ cuộc thi “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”. Sau này, để tác phẩm có thể đến với đông đảo người đọc, tác giả Phan Thế Cải đã tiến hành chỉnh sửa, bố sung để “Đối mặt sói trắng” được NXB Văn học “trình làng” một lần nữa. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng bước vào thế giới của tác phẩm này qua bài của BTV chương trình có nhan đề “Đối mặt sói trắng – Cuộc chiến không khoan nhượng”.
Triển lãm nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (kéo dài đến ngày 5/3), giới thiệu nhiều tác phẩm của các danh họa Mỹ thuật Đông Dương. Tác phẩm chủ yếu được vẽ ký họa bằng chì, mực, màu nước nhưng là những khoảnh khắc lịch sử, chân thực và giàu cảm xúc về cuộc kháng chiến, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, bảo vệ Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật 28/2/2023)
Năm nay, nhà điêu khắc Hoàng Uyên bước sang tuổi 87. Ông thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên sau khi hòa bình lập lại năm 1954. Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam, ông công tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng trong nước... (Câu chuyện nghệ thuật)
Nhân dịp sinh nhật tuổi 94 của nhạc sĩ Phạm Tuyên, con gái ông - nhà báo Phạm Hồng Tuyến - đã viết cuốn sách "Bài hát lớn lên cùng con" như một món quà tặng cha. Cuốn sách là những mẩu chuyện kể về hoàn cảnh sáng tác và những điều thú vị xung quanh hơn 20 ca khúc thiếu nhi nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Mỗi bài hát thiếu nhi của nhạc sỹ giống như món quà thuần khiết, hồn hậu của người cha dành tặng con gái và bạn bè của con, để rồi với tình thương yêu trong trẻo, tất cả đã lan tỏa, trở thành bài ca của nhiều thế hệ thiếu nhi: Đêm pháo hoa, Trường cháu là trường Mầm non, Cả tuần đều ngoan, Ở trường cô dạy em thế, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… (Làn sóng nghệ thuật 24/02/2023)
Trên các bước đường của đời người, ra đi, hoà vào con đường chung lớn rộng, người Việt mang cái làng của riêng mình theo cùng. Làng của mỗi người có những phổ quát của cả cộng đồng dân tộc, nhưng đồng thời lại vẫn rất cá tính và riêng biệt của mỗi một con người. Trong bộn bề cuộc sống mưu sinh rồi nhịp sống náo nhiệt của quá trình đô thị hóa, đôi khi ta vô tình quên đi giá trị vĩnh cửu của làng, nhưng rồi cuối cùng ta cũng nhận ra làng là nơi gắn bó ta với cội nguồn, là nơi che chở ta trước những bão giông cuộc đời. Một vài cảm nghĩ về làng trong tùy bút “Ra đứng đầu làng” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong. Mời các bạn cùng nghe:
Với chủ đề “Xuân hy vọng”, chương trình Không gian Văn học Nghệ thuật của Ban VHNT (VOV6) sẽ mang đến cùng thính giả câu chuyện về những cánh én góp phần dệt nên bức tranh văn học nghệ thuật năm qua và dự cảm, hy vọng trong năm mới... (Không gian Văn học Nghệ thuật 21/01/2023)
“Mỗi lần lòng thấy chơi vơi/ Mỗi lần đường đời vấp ngã/ Con tìm về lời ru của mẹ / Con tìm ánh mắt của cha / Con tìm về với làng quê / Bình yên giữa tháng ngày giông bão / Cho con sà vào lòng mẹ / Cho con hơi ấm của cha”. Ca khúc “Quê mẹ con về” của nhạc sĩ Đào Mạnh Kiên phổ từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Thiện. Sự gặp gỡ giữa tác giả thơ Nguyễn Thiện và nhạc sĩ Đào Mạnh Kiên không chỉ trong đời sống mà họ còn kết hợp rất ăn ý trong sáng tác nghệ thuật. Với rất nhiều ca khúc phổ nhạc và đặc biệt là ca khúc “Quê mẹ con về”, một lần nữa cho chúng ta cảm nhận được tình cảm của các tác giả dành cho gia đình, quê hương. (Điểm hẹn văn nghệ)
Triển lãm tranh “Mùa yêu thương” giới thiệu hơn 100 tác phẩm của nhóm họa sĩ S.A.G (Saigon Art Gallery) gồm 6 thành viên: Tạ Thị Bê, Nguyễn Văn Thạnh, Vũ Thị Cúc, Nguyễn Hoàng Diệu, Đinh Thảo Nguyên, Hữu Thanh Tùng. Với các chất liệu như sơn dầu, acrylic, màu nước, triển lãm mang đến nhiều cung bậc xúc cảm cho người xem. (Làn sóng nghệ thuật)
Tác phẩm đưa những nét văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên với các phong tục, lễ hội truyền thống, nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng vào ngôn ngữ thể hiện của xiếc. (Làn sóng nghệ thuật)
Chiến tranh có thể coi là một đề tài kinh điển trong văn học nước nhà. Chúng ta đã có nhiều tác phẩm đỉnh cao về đề tài này. Nhưng những câu chuyện về chiến tranh dường như chưa bao giờ được kể hết. Vẫn còn đó những mất mát, đau thương, những hi sinh thầm lặng, những góc khuất mà mỗi lần nhớ đến đều khiến người trong cuộc phải nhức nhối. “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” của tác giả Nguyễn Thái Long cũng ra đời từ những ám ảnh như thế. Sau nhiều năm trăn trở, người y sĩ năm nào mới có thể hoàn thành tâm nguyện của bản thân và đồng đội: đó là viết một cuốn hồi kí về mặt trận Cao Bằng – Hà Giang những năm chống quân xâm lược 1979 – 1989. Sách do NXB Phụ nữ Việt Nam và Nhã Nam ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách, mời quý vị và các bạn nghe bài của tác giả Trinh Nguyễn có nhan đề “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa, hồi kí đầu tiên của người lính về chiến tranh biên giới”.
Dựa trên câu chuyện có thật về lá thư không kịp gửi của liệt sĩ Nguyễn Thái Hòa sau 34 năm mới đến tay người nhận, nhạc sĩ Kiên Ninh và NSND Quốc Hưng cùng thực hiện một sản phẩm âm nhạc đặc biệt với tên gọi “Lá thư trong ba lô”. Bài hát không chỉ tái hiện lại câu chuyện đầy cảm động của tình yêu thời chiến mà còn khơi gợi lòng tự hào, tự tôn đối với thế hệ trẻ về những người đã dùng cả cuộc đời mình để đổi lấy hoà bình cho hôm nay... (Làn sóng nghệ thuật 21/02/2023)
Sinh năm 1954 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 25 tuổi bị tai nạn lao động. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, Trần Văn Thước trở về đời thường với đôi chân bại liệt, sống và viết, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn. Một vài nét phác thảo về chân dung ông trong bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” của BTV Anh Thư. (Văn nghệ phát 21/2/2023)
Xuất hiện chững chạc ở nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí, khảo cứu…, nhà văn Lê Vũ Trường Giang dường như luôn khiến người đọc ngạc nhiên mỗi lần ra mắt tác phẩm. Từ “Ngủ giữa trùng sơn”, “Đi như là ở lại”, “Nở tàn biên niên ký”, “Khúc phong cầm trên cát”, “Căn cước xứ mưa” và gần đây nhất là tập truyện ngắn “Bạc màu áo ngự”. Đây cũng là tác phẩm đưa anh tới Giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua ở hạng mục Văn xuôi. Tập truyện “Bạc màu áo ngự” có ý nghĩa như thế nào trong con đường văn chương của nhà văn Lê Vũ Trường Giang? Để tài lịch sử qua góc nhìn của anh có gì thú vị? Chúng ta cùng nghe nhà văn xứ Huế bộc bạch qua cuộc trò chuyện sau đây với phóng viên chương trình.
NSND Thái Thị Liên là người biên soạn bộ giáo trình để dạy piano ngay từ khi buổi đầu thành lập Học viện Âm nhạc. Bà luôn mong muốn đào tạo những thế hệ nghệ sĩ piano chuyên nghiệp của nước nhà, chú trọng giáo trình âm nhạc cổ điển nước ngoài song song với phát huy những tiềm năng, sáng tạo những tác phẩm âm nhạc trong nước. Đến nay, phương pháp của bà vẫn được các thế hệ học trò tiếp nối, bằng sáng tác của chính các nhạc sĩ trong nước dành cho cây đàn piano, trong đó có nhiều bản nhạc lấy chất liệu dân ca... (Làn sóng nghệ thuật 07/02/2023)