Nhà văn Hoàng Anh Tú: " Hãy cho trẻ được tận hưởng một mùa hè đúng nghĩa"12/6/2023

Trẻ em đọc gì, xem gì, làm gì, chơi ở đâu trong những ngày nghỉ hè là câu hỏi không có gì mới. Nhưng với một tác giả có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi và từng có thời gian giữ chuyên mục “Anh Chánh Văn” của báo Hoa Học Trò như nhà văn Hoàng Anh Tú thì câu hỏi ấy luôn thường trực trong anh suốt nhiều năm nay. Theo nhà văn Hoàng Anh Tú, ngày hè là dịp để các em vui chơi thư giãn sau những ngày học tập, thi cử căng thẳng. Vì thế các bậc phụ huynh cần lên một kế hoạch cùng con đi hết mùa hè bắt đầu bằng việc hiểu con mình thích gì, tính cách như thế nào. Hãy cho trẻ được tận hưởng đúng nghĩa một mùa hè rảnh rỗi thay vì cuống cuồng chạy hết từ lớp học này sang lớp học kia… (Văn nghệ 13/06/2023)

"Điệu foxtrot Thượng Hải" – “Chìm sâu trong xa hoa, bấu chặt lấy cuộc sống” 8/6/2023

Mục Thời Anh là một trong những nhà văn Trung Quốc nổi bật trong thập niên 1930. Qua đời ở tuổi 28, nhà văn họ Mục có quãng đời sáng tác không dài. Tuy nhiên, ông vẫn để lại dấu ấn trên văn đàn khi trở thành cây viết tiên phong thuộc trường phái văn học Tân cảm giác Thượng Hải với hàng loạt các tác phẩm như “Giao lưu”. “Cực Nam Bắc”, “Nghĩa trang”, “Pho tượng nữ bạch kim”, “Tình yêu của thánh nữ còn trinh”… Gần đây, tác phẩm của ông đã được giới thiệu với độc giả Việt qua tập truyện “Điệu foxtrot Thượng Hải”. Sách do Công ty Cổ phần sách và truyền thông San Hô (San Hô Books) & NXB Thanh niên ấn hành, dịch giả Cẩm Ninh và Tố Hinh chuyển ngữ. (Văn nghệ 9/6/2023)

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga:

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga: "Đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học" 5/6/2023

Vừa qua, việc một số trường đại học đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Có người đồng tình, nhưng cũng có người cho rằng không phù hợp. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ, nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga-Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng, nếu các trường Y chọn môn Văn thì cũng có chủ đích vì học sinh học giỏi môn học này thì ít nhất cũng có khả năng diễn đạt và dễ thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với người bệnh về mặt tâm lý. Tuy nhiên, phương án đưa môn Văn và rút môn Toán hoặc môn Hóa ra khỏi các môn tuyển sinh ngành Y thì cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học; phải trải qua quá trình nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học ngành Y (Văn nghệ 06/06/2023)

Bút ký “Xe ôm Sài Gòn”

Bút ký “Xe ôm Sài Gòn” 29/5/2023

Nhắc đến TP.HCM người ta nghĩ ngay tới một trong những thành phố sôi động nhất cả nước. Nhịp sống hối hả, xe cộ tấp nập ngược xuôi. Người người tất bật mưu sinh khiến chúng ta có cảm giác thành phố này không bao giờ nghỉ. Thế nhưng ngoài một Sài Gòn tất bật, xô bồ cũng có một Sài Gòn dễ thương, bình dị nhất. Mảnh đất này bao chứa biết bao điều đáng yêu, thân thương mà khi chúng ta chịu mở rộng lòng mình để cảm nhận, thì bỗng nhiên, Sài Gòn từ mảnh đất lạ bỗng hóa thân thương thật nhiều. Chỉ cần bắt gặp một hình ảnh bình dị, một cử chỉ thân thương thôi cũng khiến cho tâm trạng ta trở nên vui tươi, phấn chấn hơn. Điều này thật đúng với tác giả Trương Chí Hùng ở An Giang. Tuy không sống ở TP.HCM, nhưng thành phố này đã gây nhớ thương trong anh qua cách ứng xử của những bác xe ôm. Tác giả Trương Chí Hùng chia sẻ điều này trong bút ký “Xe ôm Sài Gòn” (Văn nghệ 30/5/2023)

“Ô cửa rêu xanh

“Ô cửa rêu xanh": Mở ra một khoảng trời hi vọng 25/5/2023

Tác giả Lê Thị Ngọc Hà, bút danh Lê Hà, sinh năm 1983, tốt nghiệp trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn, tản văn, bút kí, phóng sự… xuất hiện trên các báo, tạp chí uy tín như báo Tuổi trẻ, tạp chí Sông Hương, tạp chí Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh… nhưng gần đây, tập truyện ngắn đầu tay “Ô cửa rêu xanh” của chị mới có dịp ra mắt độc giả. Sách do NXB Thuận Hóa ấn hành. Đây cũng là cuốn sách được thai nghén trong quá trình chị chiến đấu với căn bệnh ung thư. Về tập truyện này, mời quý vị và các bạn cùng nghe một vài cảm nhận của BTV chương trình qua bài “Ô cửa rêu xanh – Mở ra một khoảng trời hi vọng”.

“Ô cửa rêu xanh

“Ô cửa rêu xanh": Mở ra một khoảng trời hi vọng 25/5/2023

Tác giả Lê Thị Ngọc Hà, bút danh Lê Hà, sinh năm 1983, tốt nghiệp trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn, tản văn, bút kí, phóng sự… xuất hiện trên các báo, tạp chí uy tín như báo Tuổi trẻ, tạp chí Sông Hương, tạp chí Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh… nhưng gần đây, tập truyện ngắn đầu tay “Ô cửa rêu xanh” của chị mới có dịp ra mắt độc giả. Sách do NXB Thuận Hóa ấn hành. Đây cũng là cuốn sách được thai nghén trong quá trình chị chiến đấu với căn bệnh ung thư. Về tập truyện này, mời quý vị và các bạn cùng nghe một vài cảm nhận của BTV chương trình qua bài “Ô cửa rêu xanh – Mở ra một khoảng trời hi vọng”.

Nhà văn-nhà báo Yên Ba:

Nhà văn-nhà báo Yên Ba: "Cảm hứng mà thể thao mang lại khó có thể đo đếm được..." 22/5/2023

Sau gần hai tuần tranh tài sôi nổi, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) được tổ chức tại Campuchia đã kết thúc với những tấm huy chương được trao, những kỷ lục bị phá. Bên cạnh dấu ấn chuyên môn, nhiều vận động viên tại SEA Games 32 đã truyền cảm hứng, năng lượng sống tích cực cho người dân các nước trong khu vực thông qua những câu chuyện cảm động, hoàn cảnh éo le, tình huống khó khăn mà họ đã trải qua. Chiến thắng tại sự kiện thể thao không chỉ là những tấm huy chương mà còn từ trong trái tim mỗi vận động viên, và trong lòng người hâm mộ…Là người từng trực tiếp tác nghiệp tại nhiều kỳ SEA Games cũng như các sự kiện thể thao khác trên thế giới, nhà văn-nhà báo Yên Ba có nhiều câu chuyện để kể với chúng ta về niềm cảm hứng mà những vận động viên thể thao mang lại:

Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 19/5/2023

Sáng nay, tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2022 cho 128 tác giả, đồng tác giả. Trong đó, có 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, gồm: nhạc sĩ Văn Ký; họa sĩ Bùi Trang Chước; tác giả Hoàng Châu Ký; nhà viết kịch Nguyễn Xuân Trình; nhà văn Nguyễn Xuân Đức; nhà thơ Hoàng Trung Thông; nhà văn Bùi Hiển; NSUT Phan Thế Dõng; nhạc sĩ Hồng Đăng; NSNA Chu Chí Thành; NSNA Võ An Khánh; NSND Đặng Hùng; NSND Vũ Việt Cường; NSND Lê Văn Khình; NSND Ứng Duy Thịnh; NSND Nguyễn Thị Hiển. Có 112 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Nhạc sĩ Trần Nhật Dương (nguyên Phó Trưởng ban phụ trách Ban Âm nhạc VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam) được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt này. (Làn sóng nghệ thuật 19/5/2023)

Chủ tịch Hồ Chí Minh - nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác điêu khắc

Chủ tịch Hồ Chí Minh - nguồn cảm hứng lớn trong sáng tác điêu khắc 17/5/2023

Sau ngày 2/9/1945, dù bận nhiều việc nhưng Bác vẫn cho mời họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Phủ Chủ tịch thể hiện chân dung Bác. Riêng với điêu khắc, đó là thời điểm ra đời những tác phẩm đầu tiên do nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim thực hiện. Từ đó đến nay, các thế hệ nghệ sĩ điêu khắc nước nhà đã sáng tác nhiều tác phẩm về Người. (Làn sóng nghệ thuật)

Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng: Đam mê, tâm huyết với văn hóa Tây Nguyên

Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng: Đam mê, tâm huyết với văn hóa Tây Nguyên 17/5/2023

Văn hóa Tây Nguyên luôn có một sức hấp dẫn, độc đáo riêng, khiến những ai lên với vùng đất cao nguyên đều yêu mến và say mê. Để gìn giữ sức sống lâu bền ấy, bằng tình yêu của mình các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu đã và đang giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học-Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những người như thế. Bên cạnh công tác giảng dạy, nhiều năm qua anh dành thời gian để đi điền dã, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên. Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2022 đã gọi tên anh với 2 tác phẩm được trao giải Nhì B gồm 2 bộ sử thi Bahnar “Giông, Giỡ tìm Bia Lũi” và “Giông, Giỡ bán ghè thần Rang Blo” phát hành song ngữ Việt-Bahnar. Anh chia sẻ về niềm đam mê sưu tầm, nghiên cứu về sử thi nói riêng và văn hóa Tây Nguyên nói chung:

Bút ký “Những người mang họ Bác Hồ”

Bút ký “Những người mang họ Bác Hồ” 17/5/2023

Sinh sống lâu đời nơi dãy Trường Sơn hùng vĩ, trải bao thế kỷ, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Vân Kiều đã một lòng theo Đảng, Bác Hồ; son sắt, thủy chung với cách mạng; gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và dựng xây đất nước. Bút ký “Những người mang họ Bác Hồ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến viết về đồng bào Vân Kiều ở một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, qua đó để thấy trong những năm chiến tranh, dù ăn đói, mặc rách, cuộc sống hết sức khó khăn, nhiều thế hệ đồng bào Vân Kiều đã sống, chiến đấu, luôn động viên nhau, cùng nỗ lực để xứng đáng là người mang họ Bác Hồ:

Bền bỉ đưa nghệ thuật chèo vượt thời gian

Bền bỉ đưa nghệ thuật chèo vượt thời gian 12/5/2023

Khi đảm nhận cương vị Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội, NSND Đào Lê luôn nỗ lực giữ vững định hướng bảo tồn, gìn giữ và phát huy nghệ thuật chèo bằng việc kiên trì, rèn luyện đội ngũ, đào tạo các thế hệ diễn viên kế cận, nâng cao chất lượng nghệ thuật, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ của khán giả hiện đại. Có lẽ vì thế trong khi nhiều loại hình sân khấu truyền thống, trong đó có nghệ thuật chèo đang loay hoay tìm khán giả thì Nhà hát Chèo Quân đội trong thời gian NSND Đào Lê làm giám đốc vẫn "sáng đèn" với gần 200 đêm diễn / năm. (Câu chuyện nghệ thuật)

Triển lãm “Nude”: Thăng hoa cùng nghệ thuật

Triển lãm “Nude”: Thăng hoa cùng nghệ thuật 8/5/2023

Tại phòng tranh Beaux-Arts de HiGGS (92 ngõ Thổ Quan, Hà Nội) đang diễn ra triển lãm “Nude” của các họa sĩ Lê Minh Châu, Ngô Thành, Nguyễn Thành, Nguyễn Dương, Nguyễn Xuân Đam, Nguyễn Tùng, Nguyễn Xuân Hoàng, Lê Bảo Ngân…với 36 bức tranh vẽ trên chất liệu sơn dầu, acrylic. Ở triển lãm này, các họa sĩ đã phá vỡ các tiêu chuẩn thẩm mỹ thông thường và thách thức các định kiến về cơ thẻ và giới tính. (Làn sóng nghệ thuật 2/5/2023)

Nghệ sĩ Trịnh Minh Hiền ra mắt album

Nghệ sĩ Trịnh Minh Hiền ra mắt album "Phượng Linh" 8/5/2023

Sản phẩm âm nhạc đầu tay đánh dấu 20 năm biểu diễn và sáng tác nhạc chuyên nghiệp của nghệ sĩ vĩ cầm Trịnh Minh Hiền. Album gồm 12 tác phẩm là những ca khúc nổi tiếng của các nhạc sĩ tên tuổi được Trịnh Minh Hiền chuyển soạn cho đàn violon. (Làn sóng nghệ thuật)

Bảo tồn công trình kiến trúc Pháp

Bảo tồn công trình kiến trúc Pháp 7/5/2023

Việc bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc Pháp luôn cần sự dung hòa và trả lời được câu hỏi: công trình ấy tiếp tục thực hiện sứ mệnh của nó là gì, có đảm bảo chất lượng nghệ thuật hay không, các giải pháp bảo tồn có đi theo những hướng dẫn khoa học hay không? Phóng viên Ban VHNT (VOV6) phỏng vấn TS. KTS Nguyễn Quốc Tuân, giảng viên Trường Đại học Phương Đông, người có nhiều năm nghiên cứu việc bảo tồn các công trình kiến trúc Pháp. (Làn sóng nghệ thuật)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya