“Đi cùng năm tháng”: Chương trình nghệ thuật tri ân các anh hùng liệt sĩ 27/7/2023

Nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7, Liên đoàn Xiếc Việt Nam biểu diễn chương trình nghệ thuật “Đi cùng năm tháng” (do NSND Tống Toàn Thắng viết kịch bản và dàn dựng), với sự tham gia của các nghệ sĩ thuộc 3 đoàn biểu diễn của LĐXVN. Đây là lần thứ năm LĐXVN dàn dựng một tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao, hướng về cội nguồn, đền ơn đáp nghĩa, qua ngôn ngữ xiếc giúp cho thế hệ trẻ cảm nhận sâu sắc tinh thần hy sinh, quả cảm của người lính trong kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật)

Âm vang Trường Sơn

Âm vang Trường Sơn 27/7/2023

Ca khúc “Âm vang Trường Sơn” của nhạc sĩ Trần Nghệ, phổ từ bài thơ “Đến với Trường Sơn” của tác giả Nguyễn Đăng Độ. Bài thơ này được viết trong một lần tác giả đến dâng hương, viếng anh linh các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Bài thơ thể hiện niềm xúc động, lòng tự hào biết ơn đối với sự hy sinh của các thế hệ cha anh đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do cho tổ quốc. (Điểm hẹn văn nghệ)

Triển lãm “Lớp lớp Hà Nội”: Những góc nhìn nghệ thuật đa chiều

Triển lãm “Lớp lớp Hà Nội”: Những góc nhìn nghệ thuật đa chiều 27/7/2023

Lấy cảm hứng từ sự đa dạng và phong phú của Hà Nội, từ kiến trúc, lịch sử đến cuộc sống hiện đại, triển lãm là một chủ đề đặc biệt về vẻ đẹp của thủ đô. (Làn sóng nghệ thuật)

Hoàng Phù Ngọc Tường gửi ngàn năm cho mây trời

Hoàng Phù Ngọc Tường gửi ngàn năm cho mây trời 27/7/2023

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ra ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Nhưng ông đã sớm chọn Huế để gắn bó. Ông là tác giả của các tập bút ký nổi tiếng như Rất nhiều ánh lửa (giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1980-1981), Ngọn núi ảo ảnh, Rượu hồng đào chưa uống đã say, Miền cỏ thơm (tặng thưởng của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam (1999, 2002, 2007). Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng là tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên-Huế, chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, cùng đợt với vợ ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã vĩnh biệt nhân gian ở tuổi 86, sau khi vợ ông là nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời cách đây không lâu. Ông đã khép lại hành trình “gửi nghìn năm cho mây trời, gửi cơn mê đắm cho đời phù du”.

Viết & Đọc mùa Hạ 2023: Những giọng điệu đa thanh

Viết & Đọc mùa Hạ 2023: Những giọng điệu đa thanh 27/7/2023

Viết & Đọc mùa Hạ 2023 tập hợp tác phẩm của những cây bút tên tuổi, những giọng điệu đa thanh trong văn chương Việt hiện nay.

Đa dạng hình thức biểu hiện nhạc kịch

Đa dạng hình thức biểu hiện nhạc kịch 25/7/2023

Tại Hà Nội, khán giả vừa được thưởng thức tác phẩm “Hoàng tử bé” phiên bản giao hưởng kết hợp hội họa, kể chuyện cùng hiệu ứng công nghệ. Cách đây 2 năm, tại sân khấu của Trung tâm Văn hóa Pháp (Hà Nội), nhạc kịch “Chuyện người lính” cũng ra mắt khán giả với phiên bản kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau như âm nhạc thính phòng, DJ, kịch nghệ và nghệ thuật thị giác. Có thể nói, kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật trên sân khấu dường như đang là một xu hướng khá mới mẻ tại nước ta, với mong muốn nối dài cách tiếp cận trên những “thánh đường”, đưa nghệ sĩ gần hơn với công chúng. (Làn sóng nghệ thuật)

Luyến lưu những khúc Nam Ai, Nam Bình

Luyến lưu những khúc Nam Ai, Nam Bình 25/7/2023

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, từ nhỏ cô bé Thanh Tâm đã được rèn luyện, tập hát, tập đàn cùng những người thầy giỏi là nhạc quan triều Nguyễn. Anh trai của bà cũng theo cha bén duyên với nghệ thuật Tuồng và đã hướng cho bà đến với Tuồng khi sắm các vai trong các tích tuồng xưa như: Phụng Nghi Đình, Tống Địch Thanh, Điêu Thuyền… Thế nhưng, sở trường của Thanh Tâm vẫn là ca Huế, nhờ sự kiên trì học tập, chắt lọc chủ yếu qua truyền khẩu. “Cả một đời người nếu cố gắng sẽ học được hết các bàn bản, làn điệu Ca Huế”- Nghệ nhân Ưu tú Thanh Tâm vẫn tâm niệm như vậy khi hướng dẫn những người trẻ yêu thích môn nghệ thuật này. (Câu chuyện nghệ thuật)

“Hành trình thám hiểm Đông Dương” -  Một công trình khảo cứu đồ sộ

“Hành trình thám hiểm Đông Dương” - Một công trình khảo cứu đồ sộ 25/7/2023

Cuốn sách “Hành trình thám hiểm Đông Dương” do Công ty sách Đông A phát hành, tóm lược toàn bộ thành quả mà phù sa sông Mê Kông kiến tạo nên suốt nhiều thế kỷ. Ấn bản có hơn 300 bức hình khắc kèm thêm phụ bản ảnh với giá trị tư liệu, lịch sử, văn hóa về phong cảnh, di tích, công trình kiến trúc và đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh dòng sông Mê Kông. Đây vốn là báo cáo của Đoàn thám hiểm sông Mê Kông từ năm 1866 đến năm 1868. Phần lớn các hình khắc này được thực hiện dựa trên các bức tranh hoàn chỉnh hoặc hình vẽ lại từ bản mô tả của họa sĩ Louis Delaporte, là thành viên của đoàn thám hiểm. Từng chương cuốn sách giống như những thước phim lịch sử giá trị, tái hiện chân thực đời sống, cảnh quan, phong tục, văn hóa của các dân tộc cư ngụ trên bán đảo Đông Dương vào thế kỉ XIX. (Điểm hẹn văn nghệ)

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi”

Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” 25/7/2023

Chiến tranh là sự thử thách tàn khốc nhất, cao nhất đối với một đất nước, một dân tộc, một con người. Người chân chính yêu hòa bình chẳng ai muốn chiến tranh, người ta chỉ cầm súng khi “kẻ thù buộc ta mang cây súng”. Chiến tranh là mất mát, hi sinh. Người đàn ông ra trận cũng khổ mà người phụ nữ ở nhà cũng khổ, mỗi người có cái thử thách, khổ sở riêng. Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” của nhà văn Sương Nguyệt Minh viết chân thật, dung dị và xúc động về những người mẹ người vợ nhẫn nại hy sinh, suốt đời thầm lặng:

"Tằng cẩu" - Số phận truân chuyên của người con gái Thái 24/7/2023

Sinh ra ở Hưng Yên nhưng nhà văn Hoàng Thế Sinh gắn bó với mảnh đất Yên Bái. “Xứ mưa” đem đến cho ông nhiều nguồn cảm hứng để viết nên nhiều tác phẩm từ thơ ca, bút kí tới truyện ngắn, tiểu thuyết. Nói như nhà phê bình văn học Văn Giá: “Yên Bái, tuy không phải là quê gốc, nhưng ông đã ăn đời ở kiếp cùng xứ sở này. Văn chương của ông đi vào đời sống tinh thần của người Yên Bái theo cái cách thật thú vị. Không ít các danh xưng đã trở nên thân thuộc của đồng rừng Yên Bái lại được đi ra từ các tác phẩm của Hoàng Thế Sinh.”. Sau khi nhận Giải thưởng Văn học sông Mekong năm 2021 với tiểu thuyết “Cánh đồng Chum mùa hoa ban”, ông vẫn tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm mới, gắn với “xứ mưa”. Trong đó, gần nhất là tiểu thuyết “Tằng cẩu”, do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Nhà thơ Bế Thành Long: Người đạp xe ngược dốc

Nhà thơ Bế Thành Long: Người đạp xe ngược dốc 17/7/2023

Nhà thơ Bế Thành Long là người dân tộc Tày, sinh ngày 16 tháng 10 năm 1938, quê quán thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Ông đã xuất bản hai tập thơ: Cỏ may và Ở nguồn. Một đặc điểm dễ nhận thấy trong thơ Bế Thành Long chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, con người… thể hiện trong cách nhìn trẻ trung, hồn nhiên, trong trẻo đến kỳ lạ. Vì tuổi cao sức yếu bệnh nặng, nhà thơ Bế Thành Long đã qua đời ngày 16 tháng 7 vừa qua ở tuổi 85. Sinh thời, nhà thơ Y Phương rất quý nhà thơ Bế Thành Long. Bài viết “Nhà thơ Bế Thành Long: Người đạp xe ngược dốc” của nhà thơ Y Phương như một nén tâm nhang tưởng nhớ ông:

Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn

Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn 14/7/2023

“Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn” - đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị di sản đô thị thời Pháp thuộc gắn với phát triển du lịch văn hóa, trường hợp nghiên cứu: khu phố Pháp tại Thành phố Hải Phòng” do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Phương Đông và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp tổ chức tại Hà Nội vừa qua. Với vai trò là một đô thị lớn ở miền Bắc, Hải Phòng có nhiều khả năng phát triển tiếp nối trong chuỗi lịch sử phát triển tự nhiên một đô thị, dựa vào quỹ di sản đô thị, quỹ tài nguyên hình thái học đô thị để phát triển một cách có trình tự, hài hòa giữa cái cũ và cái mới...

"Vitamin F" - Để cha là nhà 13/7/2023

Sinh năm 1963, nhà văn Nhật Bản Kiyoshi Shigematsu đã bén duyên với sự nghiệp sáng tác văn học sau một thời gian làm việc ở nhà xuất bản. Năm 1991, ông ra mắt tác phẩm đầu tay “Before Run” và được đông đảo bạn đọc đón nhận. Sau đó là sự ra đời của “Vitamin F”. Tác phẩm này đã giành được một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất Nhật Bản là Giải Naoki lần thứ 124. Vừa qua, ấn bản tiếng Việt của cuốn sách đã được ShineBooks và NXB Dân Trí giới thiệu ở nước ta qua phần chuyển ngữ của dịch giả Ngân Nhi. Là cuốn sách viết về những ông bố trung niên, đang phải đối diện với khủng hoảng trong gia đình, “Vitamin F” đem lại trải nghiệm gì cho người đọc? Chúng ta cùng bước vào thế giới của tác phẩm này qua bài “Để cha là nhà” của BTV Nguyễn Hà.

Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển”

Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển” 12/7/2023

Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, dồi dào hải sản và nhiều loại khoáng sản như: dầu khí, than, sắt, ti tan, cát thủy tinh…Biển là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại chúng ta cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu một cách bền vững từ biển trong cộng đồng người dân nước ta. Thế nhưng, đâu đó, cũng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà người ta đã khai thác nguồn lợi hải sản một cách tận diệt…khiến biển cạn kiệt, đớn đau. Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển” của tác giả Nguyễn Tiến Nên thay lời muốn nói của biển cả gửi tới chúng ta:

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vĩnh biệt khoảng trời

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vĩnh biệt khoảng trời 7/7/2023

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949, quê ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nhà thơ từng làm phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Sông Hương; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế; Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế; Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III và khóa IV. Giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng; Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999; Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế. Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Hoa Kỳ”. Bà vừa vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 74. Chương trình Văn nghệ hôm nay xin dành thời gian tưởng nhớ nhà thơ

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00

Tìm trong kho báu (đang phát)

19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu