Triển lãm “Sắc màu phố quê” của họa sĩ Lê Tiến Vượng đánh dấu sự trở lại với hội họa giá vẽ của anh sau nhiều năm chuyên tâm và gặt hái không ít thành công ở mảng tranh đồ họa. Đến với “Sắc màu phố quê” công chúng yêu hội họa thưởng lãm 60 tác phẩm được thể hiện trên các chất liệu bột màu, sơn dầu, acrylic, màu nước, tổng hợp, in độc bản, in khắc cao su, trong đó có những bức tranh được sáng tác từ khi anh mới hơn 20 tuổi và bức mới nhất anh vừa sáng tác năm nay. (Làn sóng nghệ thuật)
Với đặc trưng là loại hình nghệ thuật đặc biệt, chép sử bằng hình ảnh-nhiếp ảnh đã, đang là một trong những công cụ tuyên truyền đắc lực, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Trải qua 70 xây dựng và phát triển, nền nhiếp ảnh đã để lại một kho sử bằng hình ảnh quý giá, đầy tự hào về chặng đường đấu tranh giành độc lập và đổi mới đi lên của đất nước. Vậy ngành Nhiếp ảnh và Chiếu bóng được thành lập dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? Cuộc trò chuyện sau đây giữa phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ và nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến phần nào giúp các bạn có câu trả lời:
Trong một nền công nghiệp điện ảnh, các nhà làm phim cần được hỗ trợ quá trình sáng tạo và sự ủng hộ của xã hội - đó là vấn đề được nhiều diễn giả, khách mời quan tâm khi tham gia hội thảo quốc tế “Chính sách và giải pháp phát triển ngành công nghiệp điện ảnh tại Việt Nam và Đông Nam Á” do Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Đan Mạch và Văn phòng UNESCO tại Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 14.3 vừa qua. (Làn sóng nghệ thuật 17/03/2023)
Vừa qua, tại Hà Nội, Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp cùng Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật, Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức ra mắt tập tiểu luận “Mây trong đáy cốc” của TS. Đỗ Anh Vũ. Sách do NXB Đà Nẵng ấn hành. “Mây trong đáy cốc” gồm 32 tiểu luận được tác giả viết rải rác trong 5 năm, 32 tiểu luận chia làm 3 phần: Mấy cuộc bể dâu (21 bài viết), từ các ngữ liệu văn học, ca từ ca khúc, tác giả đi vào khảo luận, phân tích, thẩm định các vấn đề quen thuộc, gần gũi; soi gương nhân ảnh (8 bài viết), đi vào các tác giả cụ thể với những điểm nhìn khác nhau trong sự văn chương của họ; hay là - nên thế - đã đành (3 bài viết), xoay quanh vấn đề ngôn ngữ và văn hóa. Cuốn sách này có gì thú vị? Sau đây, chúng ta cùng ngắm “Mây trong đáy cốc” qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An vừa được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Cả huyện đang tưng bừng, rộn rã chuẩn bị đón nhận danh hiệu cao quý này. Là người gắn bó và theo dõi sát sao quá trình nhân dân Quỳnh Lưu phấn đấu xây dựng nông thôn mới, nhà văn Hồ Ngọc Quang bồi hồi nhớ lại những chuyến đi thực tế tại địa phương này và được ông ghi lại trong bút ký “Tự hào nông thôn mới ở Quỳnh Lưu”. Mời các bạn cùng nghe:
Sáng nay, tại Đài Tiếng nói Việt Nam, Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật (trực thuộc Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương) phối hợp cùng Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 tổ chức giới thiệu cuốn tiểu luận "Mây trong đáy cốc" của nhà thơ nhà báo Đỗ Anh Vũ. Đây là cuốn tiểu luận thứ ba của anh, tập hợp hơn 30 tiểu luận được viết trong 5 năm trở lại đây. Đỗ Anh Vũ sinh năm 1980 tại Hà Nội, được đào tạo bài bản về ngôn ngữ và hoạt động tích cực trong nhiều lĩnh vực. Các sáng tác thơ, văn, tiểu luận hay ca khúc của anh đều thẫm đẫm một tình yêu tiếng Việt. "Một người Việt Nam bình thường, sinh ra, lớn lên, trưởng thành rồi lại trở về với đất mẹ ngay trên chính quê hương của mình, có lẽ chưa chắc đã nghĩ nhiều về tình yêu tiếng Việt. Họ sử dụng tiếng Việt một cách tự nhiên như cơm ăn nước uống, như hít thở không khí từ trời xanh. Thế nhưng khi những biến cố xảy đến ở phạm vi xã hội hoặc đời sống cá nhân thì đó chính là lúc tình yêu tiếng Việt trỗi dậy một cách tha thiết, mạnh mẽ, nóng bỏng..."
Có thể nhắc tới cây bút Hiền Trang ở nhiều phương diện: sáng tác, dịch thuật, phê bình. Và ở mỗi lĩnh vực, chị đều ít nhiều để lại dấu ấn trong lòng độc giả, khiến người ta phải chờ đợi các tác phẩm tiếp theo của chị. Gần đây, nữ tác giả 9x đã ra mắt tiểu luận “Tại sao ta yêu”, khắc họa nhiều chân dung nổi tiếng trong văn chương, âm nhạc, điện ảnh và hội họa. Điểm chung giữa họ là được Hiền Trang yêu mến. Chính bằng thứ tình cảm thuần khiết ấy cùng với lượng kiến thức phong phú; tác giả của cuốn sách sẽ đưa bạn đọc du ngoạn cùng cô trên hành trình về với thế giới của riêng cô - thế giới của tình yêu và cái đẹp. Sau đây, chúng ta cùng “cắt nghĩa tình yêu” của Hiền Trang qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.
Với cuốn sách “Sự kiến tạo các nền nghệ thuật”, kiến trúc sư Vũ Hiệp đã lý giải sự kiến tạo của các nền văn hóa, văn minh dựa trên những căn cứ về địa lý, tính cách con người bản địa và huyền thoại trong mỗi cộng đồng. Cũng trong cuốn sách này, anh đã đưa ra một góc nhìn riêng về sự phát triển của kiến trúc nước ta... (Làn sóng nghệ thuật 03/03/2023)
Nếu số phận đã lấy đi của Trần Nam Long khả năng nghe và nói thì dường như lại tặng cho chàng họa sĩ này tài năng thiên bẩm về hội họa, để em có thể cảm nhận những nhịp đập của cuộc sống bằng ánh mắt riêng. Hơn 80 tác phẩm sơn dầu và kí họa bút kim của Trần Nam Long trong triển lãm "Phố xưa hè cũ" đang được giới thiệu tại Nhà triển lãm 29 phố Hàng Bài, Hà Nội, thu hút sự chú ý của công chúng cũng như những người làm nghệ thuật...
“Đối mặt sói trắng” của tác giả Phan Thế Cải viết về đề tài chống ma túy trên địa bàn Hà Tĩnh. Là nhà báo từng nhiều năm theo dõi lĩnh vực này, tác giả Phan Thế Cải đã phát huy được sở trường về phóng sự điều tra, đem đến một câu chuyện hấp dẫn về việc truy bắt những đối tượng nguy hiểm. Qua “Đối mặt sói trắng”, chúng ta biết thêm những mánh khóe hết sức tinh vi của những tay tội phạm cáo già. Đồng thời, cũng cho thấy sự thông minh, cơ trí của các chiến sĩ biên phòng trên mặt trận đầy hiểm nguy này...Vào năm 2020, truyện kí “Đối mặt sói trắng” được NXB Công an Nhân dân ấn hành với số lượng giới hạn trong khuôn khổ cuộc thi “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”. Sau này, để tác phẩm có thể đến với đông đảo người đọc, tác giả Phan Thế Cải đã tiến hành chỉnh sửa, bố sung để “Đối mặt sói trắng” được NXB Văn học “trình làng” một lần nữa. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng bước vào thế giới của tác phẩm này qua bài của BTV chương trình có nhan đề “Đối mặt sói trắng – Cuộc chiến không khoan nhượng”.
Triển lãm nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (kéo dài đến ngày 5/3), giới thiệu nhiều tác phẩm của các danh họa Mỹ thuật Đông Dương. Tác phẩm chủ yếu được vẽ ký họa bằng chì, mực, màu nước nhưng là những khoảnh khắc lịch sử, chân thực và giàu cảm xúc về cuộc kháng chiến, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, bảo vệ Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật 28/2/2023)
Năm nay, nhà điêu khắc Hoàng Uyên bước sang tuổi 87. Ông thuộc thế hệ họa sĩ đầu tiên sau khi hòa bình lập lại năm 1954. Tốt nghiệp trường Đại học Mỹ Thuật Việt Nam, ông công tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Các tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng trong nước... (Câu chuyện nghệ thuật)
Nhân dịp sinh nhật tuổi 94 của nhạc sĩ Phạm Tuyên, con gái ông - nhà báo Phạm Hồng Tuyến - đã viết cuốn sách "Bài hát lớn lên cùng con" như một món quà tặng cha. Cuốn sách là những mẩu chuyện kể về hoàn cảnh sáng tác và những điều thú vị xung quanh hơn 20 ca khúc thiếu nhi nổi tiếng của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Mỗi bài hát thiếu nhi của nhạc sỹ giống như món quà thuần khiết, hồn hậu của người cha dành tặng con gái và bạn bè của con, để rồi với tình thương yêu trong trẻo, tất cả đã lan tỏa, trở thành bài ca của nhiều thế hệ thiếu nhi: Đêm pháo hoa, Trường cháu là trường Mầm non, Cả tuần đều ngoan, Ở trường cô dạy em thế, Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay… (Làn sóng nghệ thuật 24/02/2023)
Trên các bước đường của đời người, ra đi, hoà vào con đường chung lớn rộng, người Việt mang cái làng của riêng mình theo cùng. Làng của mỗi người có những phổ quát của cả cộng đồng dân tộc, nhưng đồng thời lại vẫn rất cá tính và riêng biệt của mỗi một con người. Trong bộn bề cuộc sống mưu sinh rồi nhịp sống náo nhiệt của quá trình đô thị hóa, đôi khi ta vô tình quên đi giá trị vĩnh cửu của làng, nhưng rồi cuối cùng ta cũng nhận ra làng là nơi gắn bó ta với cội nguồn, là nơi che chở ta trước những bão giông cuộc đời. Một vài cảm nghĩ về làng trong tùy bút “Ra đứng đầu làng” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong. Mời các bạn cùng nghe: