Nhà văn Annie Ernaux đã được giới thiệu ở nước ta qua hai tác phẩm: “Một chỗ trong đời” và “Hồi ức thiếu nữ”, đều do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn ấn hành. Nếu như “Một chỗ trong đời” là cuốn sách bản lề, đánh dấu bước chuyển từ văn chương sang tự truyện của An-ni Ê-nô thì “Hồi ức thiếu nữ” cũng là một tác phẩm được đông đảo công chúng đón nhận ngay từ khi ra mắt. Vào năm ngoái, tác phẩm đã có ấn bản tiếng Việt qua bản dịch của Bảo Chân. Đặc trưng của tiểu thuyết tự truyện được thể hiện như thế nào qua “Hồi ức thiếu nữ”? BTV chương trình có một vài cảm nhận.
Gần bốn năm sau triển lãm cá nhân đầu tiên, họa sĩ Vũ Bích Thủy trở lại cùng "Vị nhiệt đới", với 36 bức tranh mới, chất liệu acrylic trên toan. Lựa chọn trừu tượng từ buổi đầu gắn bó với nghề, ngay cả khi trừu tượng không “sốt” như bây giờ, chị vẫn âm thầm vẽ. Họa sĩ chuyên nghiệp phải sống được bằng nghề. Nhưng cao hơn câu chuyện mưu sinh - đó là đam mê... (Làn sóng Nghệ thuật 14/10/2022)
Tạp chí “Viết và Đọc” của NXB Hội Nhà văn sắp bước sang tuổi thứ 5. Từ mùa thu năm 2018 cho tới nay, “Viết và Đọc” đã luôn là một ấn phẩm chất về nội dung và đẹp về hình thức. Không chỉ giới hạn trong văn học Việt, tạp chí còn giới thiệu nhiều tác giả, tác phẩm nước ngoài. Gần đây, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, “Viết và Đọc” tiếp tục gây chú ý khi cho ra mắt ấn phẩm chuyên đề văn học Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu ấn phẩm này qua bài của BTV Nguyễn Hà có nhan đề “Mở ra cánh cửa tiếp cận văn học Hàn Quốc”.
Sau hai năm gián đoạn vì dịch bệnh Covid 19, chương trình hòa nhạc “Điều còn mãi” đã trở lại với công chúng vào đúng ngày Quốc khánh. Bước sang năm thứ 12, không gian của “Điều còn mãi” gắn liền với vai trò chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi. Đối với anh, lần trở về này có ý nghĩa vô cùng sâu sắc... (Làn sóng Nghệ thuật 06/09/2022)
Triển lãm “Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội lần thứ 9” do Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội và Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp tổ chức. Các tác phẩm được giới thiệu tới công chúng là những bức ảnh đoạt giải và những tác phẩm chất lượng được chọn lọc từ hàng nghìn tác phẩm dự thi. Mặc dù các tác phẩm được đánh giá cao hơn những năm trước nhưng lại chưa có tính đột phá. (Làn sóng Nghệ thuật 26/08/2022)
Triển lãm trưng bày 215 tác phẩm mỹ thuật của 185 tác giả là hội viên Hội văn học nghệ thuật của 15 tỉnh trong khu vực. Các tác phẩm thể hiện sự vận động trong tư duy sáng tạo, hòa vào dòng chảy chung của mỹ thuật đương đại nước nhà. Cùng với hình thức trưng bày truyền thống, tại đây có thêm triển lãm online 3D nhằm quảng bá những tác phẩm qua nền tảng số. (Làn sóng Nghệ thuật 11/10/2022)
Với những bộ phim tài liệu xuất sắc về Hà Nội như "Hà Nội trong mắt ai", "Chuyện tử tế", đạo diễn NSND Trần Văn Thủy đã được vinh danh ở hạng mục cao quý nhất của Giải thưởng Bùi Xuân Phái lần thứ 15: "Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội". Ban tổ chức đánh giá tác phẩm của đạo diễn Trần Văn Thủy về Hà Nội đã trở thành một di sản hình ảnh của thủ đô, gắn với những năm tháng vui buồn, đầy khát khao, trăn trở, cùng những giá trị nhân văn đẹp đẽ... (Làn sóng nghệ thuật 07/10/2022)
“Nhật ký trên khóa Sol” là tên chương trình nghệ thuật của PGS, Tiến sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường diễn ra tại Nhà hát Âu cơ Hà Nội ngày 08/10 tới đây. Chương trình gồm 2 chương: “Tổ quốc tôi” và “Trên những nẻo đường tôi qua" sẽ khắc họa chặng đường hơn 60 làm việc và cống hiến của ông trên cả 2 lĩnh vực khoa học và âm nhạc... (Làn sóng nghệ thuật 04/10/022)
Tùng Nguyễn là một trong những họa sĩ trẻ tạo dấu ấn cá nhân đặc sắc thời gian gần đây. Anh góp mặt trong nhiều triển lãm uy tín trong nước. Trung thành với loạt tĩnh vật xanh lam trầm về hoa mơ, hoa đào hay những góc phố lặng lẽ suy tư, những bức tranh của anh đưa đến cho người xem một không gian yên bình, sâu lắng... (Làn sóng nghệ thuật 20/09/2022)
Tác phẩm điện ảnh cũng là một loại hàng hóa đặc biệt. Doanh thu từ đây sẽ đóng góp cho nền kinh tế, đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật nước nhà. Muốn đạt được doanh thu như kỳ vọng thì điện ảnh cần phải xây dựng được một thương hiệu xứng tầm. Vậy chúng ta đã có những điều kiện “cần” và “đủ”cho điều này? Tiếp tục loạt bài về chủ đề “Điện ảnh thị trường và nỗ lực cất cánh”, phóng viên Ban Văn học -Nghệ thuật VOV6 có phóng sự: Nghĩ về “thương hiệu” điện ảnh Việt. (Làn sóng Nghệ thuật 30/09/2022)
Không thể phủ nhận sự kì công, “chịu chơi” của các nhà sản xuất trong những năm gần đây. Vì thế, đã có nhiều lời khen dành cho những sản phẩm điện ảnh thị trường khi chất lượng ngày càng tốt hơn, nắm bắt được nhu cầu của khán giả cũng như bước đầu tiệm cận xu hướng làm phim của thế giới. Điện ảnh thị trường đang có những bước chuyển mình, không chỉ mang về doanh thu chủ đạo cho nền điện ảnh nước nhà mà còn bắt đầu bước ra bên ngoài, đến với những thị trường rộng lớn hơn trong khu vực và trên thế giới. Tiếp nối loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực “cất cánh”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) có phóng sự tiếp theo nhan đề “Những bước chuyển của điện ảnh thị trường”. (Làn sóng Nghệ thuật 27/09/2022)
Nữ nhà văn Toni Morrison là người Mỹ gốc Phi đã giành giải Nobel Văn học năm 1993. Tất cả tác phẩm của bà đều xoay quanh hành trình của người da đen trên đất Mỹ, phơi bày những trang lịch sử tối tăm của một chủng tộc đã bị đối xử tồi tệ. Cho tới nay, trong số 11 cuốn tiểu thuyết của nữ nhà văn, “Mắt nào xanh nhất” vẫn là một trong những tác phẩm có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và khó quên nhất về vấn đề phân biệt chủng tộc trong lòng nước Mỹ. Đây cũng là một trong hai cuốn sách mở màn cho Tủ sách giới của Công ty Cổ phần sách và truyền thông San Hô. Để hiểu thêm về cuốn tiểu thuyết này, mời quý vị và các bạn cùng nghe bài của tác giả Ngô Thuận Phát, nhan đề “Mắt nào xanh nhất – Lặn sâu vào chủ nghĩa màu da”.
Ngày 28/12/2021, bộ phim “Rừng thế mạng” của đạo diễn Trần Hữu Tấn ra rạp, mở đầu cho sự trở lại của những bộ phim thương mại tại các rạp chiếu sau nửa năm đình trệ vì dịch bệnh covid 19. Cũng từ đó, trong hơn nửa đầu năm nay, đã có gần 40 phim điện ảnh Việt ra rạp, chứng tỏ những nỗ lực không nhỏ của các nhà làm phim và ekip vẫn cố gắng duy trì các dự án sản xuất trong những điều kiện khó khăn, phức tạp của dịch bệnh. Tuy vậy, trước những thay đổi của thị hiếu khán giả, với những nhu cầu thưởng thức phim đa dạng, các nhà làm phim cũng phải có những điều chỉnh phù hợp. Sóng Covid chưa qua, sóng thị trường đã ập tới, họ cần phải làm gì để vượt qua những khó khăn đó? Đây cũng là nội dung loạt phóng sự “Điện ảnh thị trường và nỗ lực cất cánh” của phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6, kì đầu tiên với nhan đề: “Đại dịch Covid 19 và những cơn sóng thị trường”. (Làn sóng Nghệ thuật 23/09/2022)
Nghề báo và nghề văn có nhiều giao điểm. Chẳng thế, chúng ta có những nhà báo viết văn và ngược lại, số lượng các nhà văn viết báo cũng rất phong phú. Tuy nhiên, có một điều lạ lùng là tiểu thuyết viết về nghề báo ở nước ta lại không nhiều, thậm chí rất hiếm. Gần đây, sự ra đời của tiểu thuyết “Sóng độc” – tác phẩm mới nhất của nhà văn Trần Gia Thái dường như mới khiến địa hạt này bớt phần trống trải.