"Cá trong chuông”: Hạnh phúc là hành trình, không phải là đích đến5/8/2022

“Cá trong chuông” xoay quanh câu chuyện về chú cá gỗ Mắt Ngọc được treo bên dưới một chiếc chuông trong ngôi chùa Unjusa. Mắt Ngọc vốn có "nửa kia" tên Mắt Huyền. Ngày ngày, đôi cá cùng ngân lên âm thanh trong trẻo dưới mái hiên, cùng chờ đợi ngọn gió từ rừng thông thổi tới, cùng ngắm nhìn cuộc sống yên bình nơi cửa Phật. Nhưng đến một ngày nọ, Mắt Ngọc cảm thấy "sống" như vậy thì sao mà quẩn quanh, nhàm chán. Nó bỗng trở nên bất an với cả Mắt Huyền. Và nó khao khát được mọc cánh để thoát khỏi chùa Unjusa đi tìm hạnh phúc đích thực…

Con của người lính biển

Con của người lính biển 2/8/2022

“Sau hơn hai tuần, Triều được Hải - bác sĩ bệnh viện thành phố - chăm sóc như với người nhà, anh cảm thấy như không còn gì ngăn cách giữa một bệnh nhân với thầy thuốc. Nhưng khi Hải đưa cặp mắt đen lánh như hai giọt nước nhìn thẳng vào khuôn mặt vuông chữ điền có vầng trán dô bướng bỉnh của Triều với cái nhìn rất lạ, giọng thỏ thẻ: "Mai anh xuất viện rồi! Bố em bảo vào mời anh ra nhà chơi, ăn bữa cơm với gia đình, để bố con em được nói lời cảm ơn anh", thì Triều không ra nhận lời cũng không ra từ chối, lại nói: "Lẽ ra anh phải cảm ơn em và gia đình đã tận tình chăm sóc anh hơn hai tuần nay mới phải, chứ sao em và bố lại cảm ơn anh là thế nào". Hải nói ngay, giọng cởi mở, thân tình: "Chỉ đơn giản là em mới là người gây ra tai nạn làm anh phải nằm viện mà em vẫn như người vô can. Tất cả là do anh lại nhận lỗi về mình". Nói thế là hết lẽ. Triều đưa mắt nhìn Hải đang rạng rỡ cười, chỉ bật lên mỗi tiếng: "Em... !". (Truyện ngắn “Con của người lính biển” của nhà văn Cao Năm) (Điểm hẹn văn nghệ 30/07/2022)

Ngày hội của những thanh âm

Ngày hội của những thanh âm 2/8/2022

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề "Linh hoạt chuyển đổi - Thích ứng vượt lên". Sau gần 30 năm kể từ lần đầu tiên tổ chức vào năm 1994, Liên hoan Phát thanh toàn quốc đã thực sự trở thành ngày hội lớn, là dịp để những người làm phát thanh cả nước thể hiện tâm huyết, tài năng, trách nhiệm và những phẩm chất của người làm báo, biểu dương, tôn vinh những tác phẩm, tác giả tiêu biểu của ngành phát thanh cả nước. Lễ khai mạc diễn ra tối 04/8 và bế mạc 06/8 của Liên hoan sẽ có các chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. (Làn sóng nghệ thuật 02/08/2022)

Còn mãi với thời gian

Còn mãi với thời gian 2/8/2022

Triển lãm mỹ thuật giới thiệu gần 70 tác phẩm thể hiện những góc nhìn chân thực về hình tượng bộ đội, dân quân, y sĩ, bác sĩ... và những ký ức không quên về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. (Làn sóng nghệ thuật)

Trịnh Xuân Quang và cơn “Địa chấn” đời nghề”

Trịnh Xuân Quang và cơn “Địa chấn” đời nghề” 29/7/2022

Từng là Trưởng ban Thời sự báo Lao Động, nhà báo Trịnh Xuân Quang được đánh giá là một trong những cây bút phóng sự xuất sắc của làng báo. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều phóng sự của nhà báo Trịnh Xuân Quang như “Mai Châu chân đất”, “Ngư Lộc góa bụa”, “Trôi cả Mường Lay”, “Tom chát Phủ Giầy”… đã găm vào trí nhớ của nhiều người. Nhiều năm sau, khi những phóng sự, ghi chép ấy “trở lại” trong “Địa chấn” (NXB Văn học và Công ty Liên Việt ấn hành), “cơn rung” ấy vẫn còn nguyên vẹn. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của ấn phẩm này qua bài của PV Thúy Quỳnh: “Trịnh Xuân Quang và cơn “Địa chấn” đời nghề”

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV: “Linh hoạt chuyển đổi, thích ứng vượt lên”

Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV: “Linh hoạt chuyển đổi, thích ứng vượt lên” 28/7/2022

Từ 2/8 - 7/8, Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV có chủ đề “Linh hoạt chuyển đổi, thích ứng vượt lên” diễn ra tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông Đỗ Tiến Sỹ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam nhấn mạnh: "500 tác phẩm dự thi là số lượng kỷ lục so với các kỳ liên hoan trước đây. Năm nay, các tác phẩm đi sâu phản ánh việc triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, các thành tựu kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều điển hình, nhân tố mới và cả những tác phẩm đậm chất phản biện… Nhưng có lẽ, dấu ấn mạnh mẽ nhất vẫn là các tác phẩm phản ánh cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 từ Trung ương đến các địa phương. Điểm mới trong Liên hoan Phát thanh năm nay là Ban tổ chức quyết định tổ chức thi và trao giải "Giọng Vàng", nhằm phát hiện và tôn vinh phát thanh viên, người dẫn chương trình có giọng đọc, dẫn chương trình phát thanh xuất sắc; trao giải cho 2 thể loại: Kỹ thuật dàn dựng xuất sắc và thể loại Ứng dụng nền tảng số". (Làn sóng nghệ thuật 29/07/2022)

Đàn Tỳ bà là tri âm - tri kỷ

Đàn Tỳ bà là tri âm - tri kỷ 25/7/2022

Tên tuổi NSND Mai Phương (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) luôn được giới nghệ thuật trân trọng bởi sự cống hiến mê say dành cho cây đàn tỳ bà. Để làm tốt công tác giảng dạy, bà sáng tác nhiều bản nhạc cho đàn Tỳ bà mà đến nay đó vẫn là những bản nhạc mẫu mực cho cây đàn này và được đưa vào chương trình giảng dạy đàn tỳ bà trên khắp cả nước, như: “Chỉ một niềm tin”, “Niềm tâm sự”, “Nước về đồng”, “Kỷ niệm quê hương”…(Câu chuyện nghệ thuật)

Nỗi sợ và những khuôn hình

Nỗi sợ và những khuôn hình 21/7/2022

Có thể nhắc tới Lê Anh Hoài ở nhiều phương diện. Anh là nghệ sĩ thị giác nổi tiếng. Đồng thời, cũng là một nhà văn có nhiều dấu ấn, “chủ nhân” của hai tập thơ, hai tập truyện ngắn và hai tiểu thuyết. “Nỗi sợ và những khuôn hình” (do NXB Trẻ ấn hành) là tập truyện ngắn mới nhất của anh. Với những dấu ấn đã có với văn chương, liệu nhà văn Lê Anh Hoài có đem tới điều gì mới mẻ trong “Nỗi sợ và những khuôn hình”? Câu chuyện về nghệ thuật và nghệ sĩ – vốn xuất hiện thường trực trong sáng tác của anh, liệu có trở lại trong tác phẩm này?... Lời đáp ít nhiều sẽ được bật mí trong cuộc trò chuyện sau đây giữa nhà văn Lê Anh Hoài và phóng viên chương trình.

“Bữa tối” không cô đơn

“Bữa tối” không cô đơn 20/7/2022

Tác giả Chu Thùy Anh được độc giả biết đến với nhiều truyện ngắn hay, hấp dẫn, phù hợp với giới trẻ. Truyện của chị với nội dung vừa như mơ như thực, lối viết dung dị, nhẹ nhàng nhưng cũng chứa đầy triết lý. “Ăn tối” là một truyện ngắn hay của cây bút trẻ Chu Thùy Anh. Đây không phải là bữa tối cơ học thường thấy mà đó là bữa tối của những mới lạ, của chiêm nghiệm và cả những nỗi cô đơn nữa.

“Giai điệu màu” của họa sĩ Thế Hùng

“Giai điệu màu” của họa sĩ Thế Hùng 14/7/2022

Triển lãm giới thiệu gần 60 bức tranh của nhà thơ; nhạc sĩ; họa sĩ; tiến sĩ mỹ học Thế Hùng. Đây là những tác phẩm được lựa chọn từ hàng trăm bức tranh được ông vẽ suốt hai năm qua. (Làn sóng nghệ thuật)

“Trở lại”: Triển lãm của các họa sĩ yêu thích nhiếp ảnh

“Trở lại”: Triển lãm của các họa sĩ yêu thích nhiếp ảnh 14/7/2022

12 họa sĩ của nhóm “Tay trái” đồng hành, cùng khám phá mối liên hệ giữa nhiếp ảnh và hội họa. (Làn sóng nghệ thuật)

Tiểu thuyết Lý Đào Lang Vương góp phần phục dựng nhân vật lịch sử

Tiểu thuyết Lý Đào Lang Vương góp phần phục dựng nhân vật lịch sử 14/7/2022

Đề tài lịch sử chưa bao giờ là một địa hạt dễ dàng. Tuy nhiên, trên mảnh đất thách thức ấy, cũng không thiếu những cây bút có sức lao động miệt mài và đáng nể. Một trong số đó là nhà văn Phùng Văn Khai. Chỉ trong khoảng hai năm, nhà văn quân đội đã trình làng tới ba tiểu thuyết lịch sử với dung lượng dày dặn. Đó là “Nam Đế Vạn Xuân”, “Triệu Vương phục quốc”, và “Lý Đào Lang Vương”. Chúng ta đã có dịp gặp gỡ nhà văn Phùng Văn Khai khi anh ra mắt tiểu thuyết “Nam Đế Vạn Xuân” và “Triệu Vương phục quốc”. Với tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương”, cuốn sách có phần ít được chú ý hơn khi “chào đời” vào đúng dịp giãn cách. Tuy nhiên, mỗi một tác phẩm đều có câu chuyện của riêng mình. Vậy câu chuyện phía sau tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương” là gì? Nhà văn Phùng Văn Khai đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Đi tìm tiếng nói chung cho kiểm duyệt tranh nude

Đi tìm tiếng nói chung cho kiểm duyệt tranh nude 13/7/2022

Thực tế đã cho thấy những bất cập trong công tác kiểm duyệt tranh nude. Phải chăng công tác kiểm duyệt tác phẩm mỹ thuật đang tồn tại nhiều “rào cản” làm hạn chế các nghệ sĩ trong cách thức tự do biểu đạt và sáng tạo nghệ thuật? Khó tránh khỏi sự bất đồng trong quan điểm kiểm duyệt tranh nude của chính các họa sĩ, nhà quản lý, nhà phê bình mỹ thuật và cá thành viên Hội đồng kiểm duyệt. Vậy làm thế nào để có tiếng nói chung trong vấn đề này, làm thế nào để một trường phái hấp dẫn với cả họa sĩ lẫn công chúng được cởi trói, được phát triển? Đây là nội dung kỳ 3 loạt phóng sự “Tranh nude và hành trình kiểm duyệt”. (Làn sóng nghệ thuật)

Kiểm duyệt tranh nude: Rào cản sáng tạo hay ngăn ngừa phản cảm?

Kiểm duyệt tranh nude: Rào cản sáng tạo hay ngăn ngừa phản cảm? 13/7/2022

Thời gian qua liên tiếp nhiều tác phẩm tranh nude bị gắn mắc “chưa phù hợp” không được giới thiệu đến công chúng nơi này lại điềm nhiên được trưng bày triển lãm công khai tại nơi khác. Vậy tiêu chuẩn nào cho việc kiểm duyệt tranh nude, hay mỗi nơi một cách? Những điều này đã ảnh hưởng như thế nào đến đội ngũ những người sáng tạo nghệ thuật? Làm sao có thể phân định rạch ròi giữa dung tục với nghệ thuật trong những bức tranh nude? Kiểm duyệt mỹ thuật liệu đã thực hữu dụng? Đây là nội dung kỳ 2 loạt phóng sự “Tranh nude và hành trình kiểm duyệt”. (Làn sóng nghệ thuật)

Tréo ngoe như kiểm duyệt tranh nude

Tréo ngoe như kiểm duyệt tranh nude 13/7/2022

Tranh nude luôn có sự cuốn hút riêng. Nhưng những bức tranh lột tả cơ thể con người đến từng chi tiết ấy lại gây ra rất nhiều tranh cãi, có người khen kẻ chê. Cũng từ nguyên do này mà nhiều họa sĩ Việt Nam thành danh trong đề tài này nhưng đến nay chưa nhiều cuộc triển lãm chuyên đề về nude được tổ chức tại nước ta. Có chăng thỉnh thoảng thấy một vài tác phẩm nude được trưng bày xen lẫn ở các triển lãm. Ngay khi xã hội phát triển, quan điểm về mỹ thuật cởi mở hơn rất nhiều thì những tác phẩm gắn mắc nude vẫn gặp phải những rào cản khá lớn trong khâu kiểm duyệt để đến với công chúng. Đây là nội dung kỳ 1 loạt phóng sự “Tranh nude và hành trình kiểm duyệt”. (Làn sóng nghệ thuật)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ