Đức tính con người Việt trong tục ngữ các dân tộc4/12/2024

Tìm trong kho tàng tục ngữ người Việt chúng ta sẽ thấy được cùng một ý nghĩa, câu chuyện nhưng mỗi dân tộc lại có cách diễn đạt khác nhau tùy thuộc vào cách nói, cách nghĩ, phong tục tập quán. Điều đó đã tạo nên sự phong phú, đa dạng, bản sắc riêng của các tộc người, các vùng miền làm giàu đẹp cho nền văn hóa, văn học dân gian của xứ sở. Tục ngữ các dân tộc đều có nhiều câu khuyên răn con người trong lao động và nếp sống thường ngày.

Tô Hoài – Nhà văn của mọi người

Tô Hoài – Nhà văn của mọi người 4/12/2024

Nhắc đến Tô Hoài là nhắc đến một gương mặt văn chương nổi bật của thế kỷ 20 với trữ lượng sáng tác đồ sộ, trải suốt nhiều thời kỳ. Các sáng tác của Tô Hoài đa dạng, phong phú, dường như mọi lứa tuổi đều có thể đọc sách của ông. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, bút ký, tự truyện, hồi ký, truyện thiếu nhi, tạp văn…Tô Hoài đã dành nhiều giải thưởng văn học, trong đó tiêu biểu có thể kể đến Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996, Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội năm 2010. Nhân dịp tròn 10 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung văn học của ông với tên gọi: Tô Hoài – Nhà văn của mọi người.

“Thênh thang M’đrăck”: Khát vọng chung sống chan hòa với thiên nhiên, nguồn cội

“Thênh thang M’đrăck”: Khát vọng chung sống chan hòa với thiên nhiên, nguồn cội 2/12/2024

Truyện kể về hai nhân vật chính là H’Ril và Y Pher, có số phận khá giống nhau. Cả hai đã cùng bắt đầu cuộc sống lang bạt trên thảo nguyên M’đrăck từ khi mới tròn mười tuổi. H’Ril không có mẹ. Y Pher chẳng có cha. Bố mẹ của hai người bỏ đi khi họ còn nhỏ. Cả hai cũng nước da đen như cột nhà, đôi mắt rực sáng và mái tóc cháy vàng khét nắng. Đôi bạn cùng chung tình yêu với đàn bò, với những tháng ngày lang thang trên đồng cỏ, giữa nắng gió vùng thảo nguyên mênh mông... Cuộc sống êm đềm cứ thế trôi qua, cho đến một ngày Y Pher cứu H’Ril khỏi bị lão già dâm đãng xâm hại. H’Ril thầm yêu trộm nhớ Y Pher. Từ đó cô cười nhiều hơn, vui vẻ hơn, yêu đời hơn. Nhưng cũng như mẹ mình, H’Ril đành bất lực trong cuộc giành giật người đàn ông với thảo nguyên kia. Người đàn ông của mẹ, của Y Pher và rất nhiều chàng trai nơi đây nữa tất thảy đều thuộc về bình nguyên bao la. Nguyễn Thị Thanh Thuý với truyện ngắn Thênh thang M’đrăck đã trình ra một gương mặt mới ấn tượng với giọng văn tinh tế đầy nhịp điệu, ngôn ngữ giàu hình ảnh. Tác giả bao quát một vùng hiện thực Tây Nguyên vừa dữ dội đa đoan vừa trữ tình thơ mộng, cả đất và người. Nguyễn Thị Thanh Thuý đã thành công trong việc dựng lên một không khí Tây Nguyên sống động, gây ấn tượng mạnh và mê hoặc người đọc người nghe. Sau nữa là những tầng nghĩa được gợi lên, đan bện, chất chứa những khát vọng về tự do, tình yêu, khát vọng sống, khát vọng bảo vệ thiên nhiên và chung sống chan hòa với thiên nhiên, nguồn cội.

“Sự phản bội của chiếc gương”: Đạo đức kinh doanh

“Sự phản bội của chiếc gương”: Đạo đức kinh doanh 2/12/2024

Quý vị và các bạn thân mến, ở đời có nhiều người khi thất bại thì không nhìn nhận sai lầm từ bản thân mình mà thường đổ trách nhiệm cho người khác hoặc nhân tố khách quan. Nhân vật với danh xưng là “tôi” trong truyện ngắn chính là một người như vậy. Được thừa hưởng một cửa hàng từ thời ông cố để lại, nhân vật tôi không biết vì cái gì mà cửa hàng kinh doanh bao nhiều năm đến đời mình làm chủ lại đứng bên bờ phá sản. Không tìm được ra nguyên nhân, ông đành đi xem bói hy vọng dựa vào thế lực siêu nhiên nào đó để cứu giúp sự nghiệp. Nhưng thầy bói phán rất mơ hồ và chung chung khiến ông thật không biết đường nào mà lần. Cuối cùng sau bao ngày suy nghĩ, nhân vật tôi quy tội cho chiếc gương tổ truyền 3 đời trong cửa hàng. Ông cho chiếc gương cổ vào kho, mua 4,5 chiếc gương mới mà vẫn không giữ được khách hàng. Một vị khách bước vào cửa hàng khi ông treo bảng giảm giá 40%. Sau khi chị thử đồ thì không soi gương mà dùng chiếc điện thoại của mình chụp hình. Chị ta rất vừa ý với bức hình trong điện thoại. Vậy là nhân vật tôi đã tìm ra thủ phạm, chính chiếc gương trong cửa hàng đã khiến khách hàng bỏ đi. Ông nghĩ mình đã đặt bao niềm tin hy vọng vào chiếc gương như một cách để bán được hàng nhưng chiếc gương lại phản bội. Ông đập tất cả gương trong cừa hàng rồi đi tìm mua chiếc gương mới. Tới một cửa hàng bán gương nổi tiếng nhất, ông muốn mua một chiếc gương hạnh phúc. Và người chủ bán gương đã trả lời ông một câu rất thâm thúy “ Chúng tôi chỉ sản xuất và bán những chiếc gương soi thấy thật”. Vâng, chân thật chính là một tiêu chí quan trọng trong kinh doanh. Tất cả những quảng cáo, lời hay ý đẹp khác chỉ là phụ trợ chứ điều cốt lõi vẫn là chất lượng của sản phẩm. Nếu sản phẩm của anh không tốt thì cuối cùng khách hàng cũng chỉ mua đồ của anh một lần mà thôi. Truyện ngắn với giọng văn trần thuật có chút hóm hỉnh, chua chát không chỉ nói về việc kinh doanh buôn bán mà còn là bài học về cách sống của con người. Sự chân thật, chân thành chính là yếu tố quan trọng để con người ta gắn bó lâu dài với nhau.

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động của các dân tộc Việt

Tục ngữ về thiên nhiên và lao động của các dân tộc Việt 27/11/2024

Khi đặt trong tương quan so sánh, ca dao, tục ngữ của người dân tộc Kinh hay còn gọi là người Việt đa số có những nét tương đồng với các dân tộc ít người. Cùng một nội dung, mỗi tộc người lại có cách diễn đạt khác nhau tùy thuộc vào lối nói, lối suy nghĩ và ngôn ngữ riêng. Điều đó đã làm nên sự phong phú, đa dạng trong ý nghĩa của kinh nghiệm dân gian đúc kết qua ca dao, tục ngữ không phân biệt dân tộc, vùng miền.

"Đồng bạc lấy may": Ân tình của một thời tuổi trẻ 21/11/2024

Ký ức mỗi con người luôn mang trong nó những giá trị thiêng liêng, dẫu bụi thời gian có phủ mờ. An, nhân vật xưng Tôi trong câu chuyện đã kể lại cho chúng ta những kỷ niệm đã diễn ra hơn hai mươi năm về trước, khi anh là một chàng trai trẻ đang chờ kết quả thi đại học. An cùng bố lên mạn ngược, ở trọ trong gia đình một người dân tộc Tày để hàng ngày bố An đi kiếm măng rừng, dây rừng, gỗ rừng. An đã có những kỷ niệm thật đẹp với em Thiềm, con gái thứ hai của ông chủ nhà. Hàng ngày, An không chỉ dạy cô bé học mà còn cùng nhau đi giặt chiếu, trèo cây…Và một dấu ấn sâu đậm nhất là Thiềm tặng An một đồng bạc lấy may kèm câu nhắn: Khi nào anh không còn giữ được nữa, tức là anh đã quên em. Tình cảm giữa Thiềm và An khi đó có thể xem là những rung động thật trong sáng của một thời tuổi trẻ. Thời gian trôi đi, An không gặp lại Thiềm lần nào nữa, cho đến khi con gái của Thiềm đỗ đại học trường An đang dạy và mang đến cho An lá thư của mẹ. Lúc bấy giờ An mới nhớ về đồng bạc năm xưa mà không biết ở đâu rồi. Cuộc sống hiện tại với biết bao lo toan bận rộn, bao ồn ào náo nhiệt xô bồ dễ khiến người ta quên đi nhiều chuyện. An cũng không nằm ngoài vòng quay ấy của cuộc sống. Lá thư của Thiềm gửi đến đã đánh thức vùng kỷ niệm trong trẻo ngày nào. Một cái kết mở của truyện khiến người nghe, người đọc có thể tưởng tượng rằng, An sẽ tìm gặp lại Thiềm trong một ngày không xa. Câu chuyện nhẹ nhàng mà thấm thía của Văn Giá như nhắc nhở mỗi người hãy biết sống trân trọng nhiều hơn với những kỷ niệm, những ân tình của một thời tuổi trẻ đẹp đẽ mà bất cứ ai cũng từng đi qua trong cuộc đời.

Xuất xứ câu tục ngữ “Giặc bên Ngô…

Xuất xứ câu tục ngữ “Giặc bên Ngô…" 20/11/2024

Bà Triệu là một trong những nhân vật lịch sử đã đi vào chuyện kể, các áng ca dao, tục ngữ của nước ta. Có những câu đề cập một cách trực diện và cũng có những câu mang hàm nghĩa, đã trở nên thông dụng trong thời hiện đại mà khi truy ra mới rõ ngọn nguồn, gốc tích. Nhà văn, Nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục đi vào xuất xứ một câu tục ngữ gắn với nhân vật anh hùng Bà Triệu.

Nhà giáo viết về nghề giáo

Nhà giáo viết về nghề giáo 20/11/2024

Nhìn vào dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại, trong đội ngũ sáng tác văn học của mọi thời kỳ đều có một bộ phận không nhỏ những người thày cô giáo, những người trực tiếp đứng lớp hoặc từng có những thời kỳ công tác trong ngành giáo dục. Điều thú vị hơn nữa là chính họ lại những có những tác phẩm viết về nghề dạy học, về môi trường giáo dục. Câu chuyện của người trong cuộc vì thế càng thấm đẫm những điều mà người khác không thể có được. Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Nhà giáo viết về nghề giáo.

"Mùa Xuân của Sú": Đường đến trường nơi miền rẻo cao 19/11/2024

Những trang truyện ngắn “Mùa Xuân của Sú” thiên về trần thuật xung đột đơn tuyến, cho thấy tác giả chưa phải là một cây bút quá sành sỏi về nghệ thuật xây dựng tình huống cốt truyện. Nhưng vì thế sáng tác này lại có được sự mộc mạc, dễ mang lại cho người đọc, người nghe cảm giác về tình người, về sự gắn bó của cô giáo với học trò vùng cao. Đó là câu chuyện của nhân vật Sú, một cô bé lớp Tám bị người bố ép buộc nghỉ học để lấy chồng bên kia biên giới. Cùng quẫn và kiệt sức trong khi trốn chạy, cô bé Sú tưởng đã mất mạng nếu như không có vòng tay cưu mang, cứu giúp của cô giáo và những người bạn học. Thông qua câu chuyện của mình, tác giả đã nêu lên thực trạng cũng là vấn nạn, là hành vi lợi dụng tâm lý người dân vùng cao để lừa đảo mua bán trẻ vị thành niên qua bên kia biên giới. Tương lai của những cô bé ấy sẽ đi về đâu ở xứ người nếu như không có sự chung tay ngăn chặn của xã hội, của lực lượng bộ đội biên phòng. Con đường đến trường của trẻ em vùng cao vẫn còn đó bao nỗi gian nan. Là một cô giáo nhiều năm gắn bó với ngôi trường ở vùng đất biên giới Tây Bắc, có lẽ hơn ai hết tác giả Đào Thanh Tám thấu hiểu những nỗi niềm của con người nơi đây. Những trang viết của chị dù vẫn còn nét nguyên sơ, mô phạm nhưng ít nhiều đã chạm đến không khí hiện thực cuộc sống đã trải nghiệm….

Nguyễn Đình Thi – “Bát ngát ánh bình minh”

Nguyễn Đình Thi – “Bát ngát ánh bình minh” 18/11/2024

Năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Đây là dịp để giới nghiên cứu và công chúng hôm nay nhìn lại di sản của một trong những tên tuổi của giới văn nghệ nước ta. Sinh thời, Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp giá trị. Riêng ở mảng sáng tác thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện lối tư duy đổi mới, riêng có. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại. Điều này đã được khẳng định trong tọa đàm khoa học Nguyễn Đình Thi – “Bát ngát ánh bình minh” mới đây diễn ra tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đạo thầy trò qua ca dao, tục ngữ

Đạo thầy trò qua ca dao, tục ngữ 14/11/2024

Từ xưa, ông cha ta đã quan niệm: “Ngọc bất trác, bất thành khí/ Nhân bất học, bất tri lý” (Nghĩa là: Ngọc không mài giũa thì không thành đồ quý/ Người không học thì không biết lẽ phải). Chính vì thế, vai trò người thầy rất được coi trọng trong chiều dài lịch sử và giáo dục của đất nước ta. Người thầy trong xã hội xưa dù chỉ là một ông giáo làng bình thường, không sang giàu, không quyền cao chức trọng nhưng người ta vẫn rất mực tôn trọng, kính nể. Thế nên mới có câu: “Thầy làng không sang cũng trọng/ Quan huyện không lọng cũng xe”. Bởi thế, đạo thầy trò đã trở thành một đề tài được đề cập trong nhiều câu ca dao, tục ngữ

"Bên sông giặt áo": Nâng cánh ước mơ 12/11/2024

Khi gửi truyện ngắn Bên sông giặt áo tới chương trình, Bảo Thương có chia sẻ rằng: “Tôi viết truyện ngắn này bởi thương những con người có tài hoa, có phẩm cách, giàu khát vọng, ý thức sâu sắc về cuộc sống, mà vì hoàn cảnh phải chôn vùi tuổi trẻ nơi thâm sơn, sống một cuộc đời nhạt nhẽo, vô vị…”. Truyện được kể dưới góc nhìn của nhân vật kể chuyện xưng Tôi-một cô gái trẻ tên Phương. Ông nội cô bỏ nhà ra đi, bố cô cũng vậy. Họ ra đi theo tiếng gọi của một bóng hồng nào đó, đặng giúp họ tìm một công việc mới, thỏa mãn ước mơ, lý tưởng đời trai. Đến Lăng-cậu bạn thân cũng bỏ Phương ra đi. Rồi Thông và bao người bạn khác trong bản cũng bỏ đi mất tăm mất tích…Còn bao nhiêu số phận như thế? Đời người ai cũng muốn lộng lẫy nhất, ngọn nến của mỗi người, ai cũng muốn thắp lên rực rỡ nhất. Xuân Diệu có lý khi cho rằng: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”. Nhân vật người Bà, khi chạy loạn từ Hà Nội lên miền núi cao, dù những dấu hiệu của hào hoa đã phai tàn, nhưng đâu đó vẫn còn sót lại vết tích của tài hoa, phong lưu, nên nhiều khi bà vẫn tủi thân, tủi phận. Số phận, khiến bà đã ghim vào vùng đất nơi này, khiến bà trở nên cay nghiệt hơn, sắc sảo hơn, như là để thích ứng với đời sống. Còn Phương, phải chăng lớn lên từ vùng đất khắc nghiệt đó, bên một người bà truân chuyên, bên một gia đình có nhiều bi kịch sót thiếu, mà cô trở nên cá tính hơn, mạnh mẽ hơn, và đôi khi cũng bản năng và hoang dại hơn chăng? Phương tự nhận: “Tôi là con ngựa hoang, tôi rong chơi trả thù bà tôi không yêu tôi, rong chơi trả thù bố tôi bỏ bê tôi…”. Song, chỉ có Phương là chọn con đường về lại quê hương. Phương nói với chú Lương: “Đi mãi rồi đến lúc cũng phải về, con chim bay mãi thì cũng cần có tổ, con chồn chạy mãi thì cũng cần có hang. Cháu đã đi nhiều quá, cháu đã cống hiến cho bên ngoài nhiều quá, còn quê nhà thì sao?”. Phương về và đem theo một dự án về cho quê nhà. Nhà máy mọc lên từ ước mơ của ông, của bố, của Phương và bao người dân thôn quê. Ông nội, bà nội, bố, chú Lương, Phương…họ như những cây dại, bằng cách này hay cách khác, cố vươn mình tìm ánh sáng, may sao, ánh sáng cuối cùng cũng đã đến, câu chuyện cuối cùng cũng có lối ra. Đừng hủy hoại tài hoa của con người, hãy tạo đà cho con người phát triển, đó là điều mà tác giả Bảo Thương muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này chăng?!.

"Mùi khói" - Mạch ngầm yêu thương 12/11/2024

Tác giả trẻ Tạ Thị Thanh Hải là một cây bút đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc giả bởi giọng văn trữ tình, giàu cảm xúc. Truyện ngắn của chị luôn là những day dứt về thân phận con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xô bồ thực ảo của xã hội. Phụ nữ trong văn chị đa phần là khổ. Nỗi khổ kinh niên, thâm căn cố đế như một căn bệnh di truyền, một dòng thác chảy tràn, đổ ập từ thế hệ trước xuống các thế hệ sau. Đó không chỉ là nỗi khổ quay quắt mưu sinh; khổ vì không đẻ được con trai nối dõi; khổ vì đắng cay nhịn nhục; vì âm thầm, lặng lẽ tháo gỡ những “trái bom” ẩn trong chính dáng vẻ rất đỗi yên bình của ngôi nhà mình, sau sự thản nhiên như không của bản thân mà kì thực vô cùng đớn đau quằn quại… Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Mùi khói” của tác giả Tạ Thị Thanh Hải nói về thân phận người phụ nữ.

Trần Quang Đạo – Vùng dậy cầm tay mình trống vắng những đốt tay

Trần Quang Đạo – Vùng dậy cầm tay mình trống vắng những đốt tay 7/11/2024

Nhà thơ Trần Quang Đạo (sinh năm 1957) thuộc lớp các nhà thơ trưởng thành thời hậu chiến. Ông nhập ngũ vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, sau đó tiếp tục tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc từ năm 1978. Trở về thời bình, Trần Quang Đạo tốt nghiệp Văn khoa ĐH Sư phạm và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngữ văn. Anh được xem là một cây bút đa tài với nhiều thể loại đa dạng, phong phú: tiểu thuyết, truyện dài, lý luận phê bình, kịch bản phim, vẽ tranh, viết nhạc. Nhưng cái căn cốt nhất của Trần Quang Đạo vẫn là thơ. Cho đến nay, anh đã xuất bản tất cả 9 tập thơ, trong đó tập Bay trong mơ dành giải thưởng đúp: Giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2019 và giải Asean 2019-2020. Gần đây, nhà thơ Trần Quang Đạo vừa xuất bản hai tập thơ: Tập Nhẫn trăng, tuyển chọn 60 bài thơ ưng ý trong hành trình sáng tác của mình và tập Mật thi gồm 101 bài thơ mới. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trần Quang Đạo với tên gọi: Trần Quang Đạo – Vùng dậy cầm tay mình trống vắng những đốt tay.

Nguyễn Thị Việt Nga với

Nguyễn Thị Việt Nga với "Một trưa nắng vàng" 1/11/2024

Trong làng văn nước ta, Nguyễn Thị Việt Nga có thể xem là một cây bút đa năng, có tác phẩm nhiều thể loại. Trong đó, thơ vẫn luôn được chị tin tưởng gửi gắm nhiều nỗi niềm, tâm trạng. Mới đây, Nguyễn Thị Việt Nga ra mắt tập thơ thứ 5 với nhan đề “Một trưa nắng vàng”. Giống như nhan đề “Một trưa nắng vàng”, các sáng tác trong tập thơ này của Nguyễn Thị Việt Nga cho thấy tâm thế hướng về những điều rạng ngời, ấm áp – Đó cũng là tâm niệm của tác giả trên bước đường đời.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ