Nhắc đến Tô Hoài là nhắc đến một gương mặt văn chương nổi bật của thế kỷ 20 với trữ lượng sáng tác đồ sộ, trải suốt nhiều thời kỳ. Các sáng tác của Tô Hoài đa dạng, phong phú, dường như mọi lứa tuổi đều có thể đọc sách của ông. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, bút ký, tự truyện, hồi ký, truyện thiếu nhi, tạp văn…Tô Hoài đã dành nhiều giải thưởng văn học, trong đó tiêu biểu có thể kể đến Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996, Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội năm 2010. Nhân dịp tròn 10 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung văn học của ông với tên gọi: Tô Hoài – Nhà văn của mọi người.
Nhìn vào dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại, trong đội ngũ sáng tác văn học của mọi thời kỳ đều có một bộ phận không nhỏ những người thày cô giáo, những người trực tiếp đứng lớp hoặc từng có những thời kỳ công tác trong ngành giáo dục. Điều thú vị hơn nữa là chính họ lại những có những tác phẩm viết về nghề dạy học, về môi trường giáo dục. Câu chuyện của người trong cuộc vì thế càng thấm đẫm những điều mà người khác không thể có được. Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Nhà giáo viết về nghề giáo.
Năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Đây là dịp để giới nghiên cứu và công chúng hôm nay nhìn lại di sản của một trong những tên tuổi của giới văn nghệ nước ta. Sinh thời, Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình, ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp giá trị. Riêng ở mảng sáng tác thơ, nhà thơ Nguyễn Đình Thi thể hiện lối tư duy đổi mới, riêng có. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại. Điều này đã được khẳng định trong tọa đàm khoa học Nguyễn Đình Thi – “Bát ngát ánh bình minh” mới đây diễn ra tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhà thơ Trần Quang Đạo (sinh năm 1957) thuộc lớp các nhà thơ trưởng thành thời hậu chiến. Ông nhập ngũ vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, sau đó tiếp tục tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc từ năm 1978. Trở về thời bình, Trần Quang Đạo tốt nghiệp Văn khoa ĐH Sư phạm và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngữ văn. Anh được xem là một cây bút đa tài với nhiều thể loại đa dạng, phong phú: tiểu thuyết, truyện dài, lý luận phê bình, kịch bản phim, vẽ tranh, viết nhạc. Nhưng cái căn cốt nhất của Trần Quang Đạo vẫn là thơ. Cho đến nay, anh đã xuất bản tất cả 9 tập thơ, trong đó tập Bay trong mơ dành giải thưởng đúp: Giải thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2019 và giải Asean 2019-2020. Gần đây, nhà thơ Trần Quang Đạo vừa xuất bản hai tập thơ: Tập Nhẫn trăng, tuyển chọn 60 bài thơ ưng ý trong hành trình sáng tác của mình và tập Mật thi gồm 101 bài thơ mới. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trần Quang Đạo với tên gọi: Trần Quang Đạo – Vùng dậy cầm tay mình trống vắng những đốt tay.
Trong làng văn nước ta, Nguyễn Thị Việt Nga có thể xem là một cây bút đa năng, có tác phẩm nhiều thể loại. Trong đó, thơ vẫn luôn được chị tin tưởng gửi gắm nhiều nỗi niềm, tâm trạng. Mới đây, Nguyễn Thị Việt Nga ra mắt tập thơ thứ 5 với nhan đề “Một trưa nắng vàng”. Giống như nhan đề “Một trưa nắng vàng”, các sáng tác trong tập thơ này của Nguyễn Thị Việt Nga cho thấy tâm thế hướng về những điều rạng ngời, ấm áp – Đó cũng là tâm niệm của tác giả trên bước đường đời.
Hà Nội là một đề tài đã thu hút nhiều cây bút sáng tác; mà không chỉ người Hà Nội viết hay về mảnh đất này. Hà Nội, nơi tứ xứ hội tụ và những kỷ niệm về con người, về các địa danh của Thủ đô in đậm trong nhiều sáng tác thơ ca. Nhà thơ Phạm Đình Ân nguyên quán Nam Định, sinh tại quê ngoại Hà Nam, từng sống nhiều năm ở Thanh Hoá nhưng Hà Nội mới là vùng đất ông có quãng đời gắn bó lâu nhất với những dấu ấn trong sáng tác, trong cuộc sống. Nhà thơ ôn chuyện cũ Hà Nội cùng với Tiếng thơ những sáng tác viết về nơi đây.
Sinh thời, nhà thơ Maiacopxki từng có một câu thơ nổi tiếng, được dịch sang tiếng Việt như sau: Đời vắng mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu. Những người phụ nữ, một nửa của thế giới từ hàng ngàn năm qua đã trở thành đề tài cho biết bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó đương nhiên có thi ca. Có rất nhiều góc độ khác nhau để người đàn ông có thể bày tỏ tình cảm của mình, trong đó có một trạng thái khá đặc biệt, đó là khi người phụ nữ vì một lý do nào đó phải rời xa và sau đó một thời gian mới quay trở lại. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), xin được gửi tới quý thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Khi người phụ nữ trở về
Hà Nội xưa nay vẫn là một đề tài lớn trong thơ hiện đại nước ta. Nhiều nhà thơ đã trở nên thành danh với những thi phẩm về đề tài này. Những năm gần đây, một bộ phận tác giả nữ ghi dấu ấn với những trang thơ viết về Hà Nội. Những suy ngẫm về Hà Nội của thơ nữ đương đại có những điểm nhấn ra sao? Mời các bạn cùng cảm nhận qua ghi nhận của BTV chương trình.
Trong các cây bút thơ nữ đương đại, Vi Thùy Linh là cái tên sớm gây được sự chú ý ngay từ khi mới xuất hiện. 17 tuổi đã đoạt Giải thưởng Hội Văn nghệ Thừa Thiên Huế và Tạp chí sông Hương. 19 tuổi xuất bản tập thơ đầu tiên. Ngoài 20 tuổi được một loạt các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình tên tuổi viết bài tán thưởng như: Dương Tường, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Huy Thiệp, Thanh Thảo, Trần Đăng Khoa, Chu Văn Sơn. Vi Thùy Linh là nhà thơ đầu tiên được mời thực hiện một đêm thơ riêng tại Paris mang tên Tình tự Hà Nội. Vi Thùy Linh cũng là nhà thơ đầu tiên tổ chức trình diễn một đêm thơ tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Cho đến nay, chị đã xuất bản tất cả 7 tập thơ Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Vi Thùy Linh với tên gọi: Vi Thùy Linh – Còn lại một ái thành
Lâu nay, các tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang, đặc biệt là những bản tình ca về Hà Nội được đông đảo công chúng yêu âm nhạc mến mộ. Bên cạnh những bản nhạc phim, các bản khí nhạc, nhạc không lời và ca khúc tự viết lời, nhạc sĩ Phú Quang đã phổ nhạc cho nhiều thi phẩm. Tên tuổi của các nhà thơ Phan Vũ, Dương Tường, Hoàng Hưng, Phạm Thị Ngọc Liên, Hồng Thanh Quang, Giáng Vân, Thảo Phương, Thanh Tùng, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh… thêm sâu đậm trong làng thơ qua sự chắp cánh của âm nhạc Phú Quang. BTV chương trình đã có những cảm nhận về Hà Nội qua các thi phẩm phổ nhạc của người nhạc sĩ tài hoa.
Trong các cây bút thơ đương đại thuộc thế hệ cuối 7x đầu 8x, Bùi Việt Phương là một giọng điệu gây được nhiều sự chú ý. Bắt đầu được biết đến từ phong trào thơ sinh viên ở Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Bùi Việt Phương trong 5 năm gần đây đã công bố tới 2 tập thơ, trong đó tập Ngày lạ (NXB Hội Nhà văn, 2019) dành giải C – giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp đại học, Bùi Việt Phương về Hòa Bình công tác và hiện là Phó TBT Tạp chí Văn nghệ Hòa Bình. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Bùi Việt Phương – Trên sông con đò làm xước sương mai.
Những ngày qua, cơn bão Yagi và những trận lũ lụt đã và đang tàn phá nặng nề nhiều tỉnh thành phía Bắc nước ta. Hậu quả để lại là bao đau thương, mất mát không dễ gì nguôi ngoai. Liên tiếp những tin tức giông bão, lũ lụt, thiệt hại, gãy đổ, ngập úng, sạt lở đè nén bao trái tim thương cảm. Chúng ta cùng lắng lại trong những vần thơ viết về giông bão, lũ lụt, nhất là cảm xúc còn tươi ròng trong các sáng tác ra đời thời gian gần đây.
Vầng trăng tự bao đời đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có thi ca. Trăng vừa là một vẻ đẹp huyền diệu của đất trời, vừa là nơi để những người nghệ sĩ ký thác, gửi gắm bao nỗi niềm tâm sự buồn vui. Nhân dịp Tết trung thu năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một cuộc trò chuyện với chủ đề: Trăng trong thơ kim cổ.
Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh sinh năm 1968, nổi tiếng trong giới sinh viên Hà Nội khi anh là gương mặt thơ nổi bật của phong trào thơ sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Nhiều bài thơ của Nguyễn Tiến Thanh viết trong khoảng thời gian này hiện vẫn có người thuộc nằm lòng. Hơn 20 năm làm công tác quản lý tại cơ quan báo chí, mới đây, nhà thơ chuyển qua sang mảng xuất bản sách. Nguyễn Tiến Thanh đã xuất bản hai tập thơ “Chiều không tên như vết mực giữa đời” và “Loạn bút hành” cùng với tiểu luận mang tên “Thời của tạp chí”. 39 bài thơ trong tập “Viễn ca” của Nguyễn Tiến Thanh thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống, tình yêu khi bước vào tuổi trung niên. Tập thơ này vẫn phảng phất chất lãng mạn, trữ tình trong thơ Nguyễn Tiến Thanh một thời, mặt khác, đầy ắp những suy tư, triết lý qua chiêm nghiệm và thẩm thấu được từ những chặng đời đã qua. BTV Tiếng thơ đã có những ghi nhận về tập thơ “Viễn ca” với nỗi niềm Nguyễn Tiến Thanh: “Ta năm mươi ngồi viết thơ buồn”: