Tập thơ “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ6/3/2023

Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, tại Cà Mau. Đến nay anh đã có 04 tập thơ cho riêng mình. Đó là: “Rồi mình cũng xa lạ nhau”, “Mình mắc cạn vào nhau”, “Ở đậu trong nhau” và mới nhất là tập “Chín nhánh da vàng”. Trong địa hạt văn chương trẻ, anh được đánh giá là một cây bút sáng tác sung sức và triển vọng khi đoạt nhiều giải thưởng thơ. Năm vừa qua, anh đã đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam với tập thơ “Chín nhánh da vàng”. Qua bài viết “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ. Mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ này:, sinh năm 1989, tại Cà Mau. Đến nay anh đã có 04 tập thơ cho riêng mình. Đó là: “Rồi mình cũng xa lạ nhau”, “Mình mắc cạn vào nhau”, “Ở đậu trong nhau” và mới nhất là tập “Chín nhánh da vàng”. Trong địa hạt văn chương trẻ, anh được đánh giá là một cây bút sáng tác sung sức và triển vọng khi đoạt nhiều giải thưởng thơ. Năm vừa qua, anh đã đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam với tập thơ “Chín nhánh da vàng”. Qua bài viết “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ. Mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ này:

Trần Lê Khánh và cuộc cách tân thơ Việt đương đại

Trần Lê Khánh và cuộc cách tân thơ Việt đương đại 23/2/2023

Nhà thơ Trần Lê Khánh sinh năm 1971, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Trong sự nghiệp thơ ca, nhà thơ Trần Lê Khánh chú trọng thể thơ lục bát và thơ ngắn. Anh ghi dấu ấn trong lòng công chúng qua các tập thơ: “Lục bát Múa”, “Dòng sông không vội”, “Ngày như chiếc lá”, “Giọt nắng tràn ly”. Nhận xét về thơ Trần Lê Khánh, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: Thơ của Trần Lê Khánh là kết tinh của tính chính xác ngôn từ, sự độc đáo của hình ảnh, tính đa tầng của cảm xúc, độ sâu thẳm của tinh thần phương Đông… Vừa qua, tập thơ ngắn “Ngàn bài thơ khác” của nhà thơ Trần Lê Khánh đã được trao giải thưởng Hội Nhà Văn năm 2022. Trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ độc đáo này:

Nguyễn Bảo Chân – Chắt chiu những ngụm đời

Nguyễn Bảo Chân – Chắt chiu những ngụm đời 22/2/2023

Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân sinh năm 1969, quê cha Thanh Hóa, còn mẹ là người gốc Kinh Bắc, nhưng lớn lên ở Hà Nội và có nhiều năm tháng gắn bó với TP.Hải Phòng. Nguyễn Bảo Chân tốt nghiệp Khoa Biên kịch điện ảnh Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Tính từ tập thơ đầu tay Dòng sông cháy (NXB Thanh niên), đoạt Giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật VN năm 1994, chị đã có một hành trình sáng tác tròn 30 năm. Hai tập thơ tiếp theo tập Dòng sông cháy là các tập Chân trần qua vệt rét (NXB Hội Nhà văn 1999) và Những chiếc gai trong mơ (NXB Thế giới 2010). Sau 12 năm vắng bóng, tập thơ thứ tư Bóng của ý nghĩ (NXB Thế giới ) vừa đoạt Giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ chị với tên gọi: Nguyễn Bảo Chân – Chắt chiu những ngụm đời

Đêm Nguyên tiêu tôn vinh thơ ca Việt Nam

Đêm Nguyên tiêu tôn vinh thơ ca Việt Nam 13/2/2023

Các bạn thân mến! Ngày thơ Việt Nam Xuân Qúy Mão đã để lại dư âm đẹp trong lòng công chúng. Đêm thơ Nguyên tiêu được dàn dựng công phu, khắc họa rõ nét tiến trình và hồn thơ Việt đã khép lại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 đầy ấn tượng. Tiếng thơ đêm nay, chúng tôi xin chuyển tới quý vị một số phần trình diễn thơ đặc sắc tại đêm Rằm Tháng Giêng

Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn

Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn 9/2/2023

Nhắc đến Anh Ngọc là nhắc đến một thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ, có những tác phẩm quan trọng đồng hành cùng lịch sử dân tộc nửa cuối thế kỷ 20, góp phần tạo nên những giá trị tinh thần to lớn đưa đất nước tới ngày thống nhất. Sau đó, Anh Ngọc tiếp tục có một hành trình sáng tác phong phú ở giai đoạn sau 1975. Nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh nhà thơ Anh Ngọc, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Anh Ngọc – Thơ là biên bản của tâm hồn.

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21: Nhịp điệu mới, niềm tin mới

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 21: Nhịp điệu mới, niềm tin mới 6/2/2023

Tạm dừng nhiều năm do đại dịch Covid 19, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 – Xuân Qúy Mão đã chính thức trở lại với diện mạo mới mẻ, hấp dẫn. Ngày thơ Việt Nam năm nay độc đáo và cảm xúc như thế nào? Phóng viên Thúy Quỳnh sẽ chuyển tới các bạn không khí Ngày thơ diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long qua phóng sự sau:

Nhịp điệu mới của thơ

Nhịp điệu mới của thơ 6/2/2023

Sau gần 02 tháng phát động, Cuộc thi thơ “Nhịp điệu mới” do Hội VHNT tỉnh Thái Nguyên, phối hợp cùng Ban VHNT (VOV6) và Diễn đàn văn chương Quán Chiêu Văn tổ chức đã thành công tốt đẹp. Từ hơn 300 bài thơ của hơn 100 tác giả dự thi, BTC đã trao 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba và 05 Giải Khuyến Khích cho các tác giả xuất sắc. PV chương trình có những thông tin cụ thể về kết quả cuộc thi. Mời các bạn cùng nghe!:

Trở về với thương yêu

Trở về với thương yêu 19/1/2023

Những ngày đầu năm mới luôn khiến cho lòng người chộn rộn. Đó là thời khắc của sự trở về sau những chuyến đi xa. Nhiều mái ấm rộn ràng trong niềm vui sum vầy, nhưng cũng có những khoảng cô đơn, thương nhớ...(Tiếng thơ mùng 2 Tết)

Mưa xuân trong thơ Việt

Mưa xuân trong thơ Việt 18/1/2023

Vậy là một mùa xuân mới lại về. Tin rằng trong khoảnh khắc chuyển giao thiêng liêng giữa năm cũ và năm mới, trong lòng tất cả mọi người đều có những cảm xúc thật đặc biệt. Và chúng tôi bỗng nghĩ tới nhiều hơn về những người Việt đang ở xa tổ quốc, hay là những người tuy ở trong nước nhưng vì một lí do nào đó mà ngày Tết không thể trở về quê nhà của mình. Lòng tôi lại bâng khuâng tự hỏi: Không biết những điều gì sẽ làm họ nhớ nhất trong những ngày Tết ở xa quê nhà? Đó có thể là hình bóng những người thân yêu, là những không gian quen thuộc, lại có thể là một vẻ đẹp nào đó của thiên nhiên, của đất trời. Đối với những người sinh ra lớn lên trên đất Bắc, chắc hẳn sẽ không thể quê được những cơn mưa xuân, những cơn mưa lẫn vào sương khói mờ ảo, mang theo chút se rét của cái lạnh cuối đông, báo hiệu Tết sắp về. Chương trình Đôi bạn văn chương đặc biệt mừng Tết Quý Mão lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Mưa xuân trong thơ Việt (Đôi bạn văn chương mùng 1 Tết)

Muôn sắc hoa trong thơ

Muôn sắc hoa trong thơ 17/1/2023

Muôn sắc hoa luôn làm xao xuyến hồn người. Những khoảnh khắc đón mùa xuân sắp về cũng là lúc những cánh hoa tươi tắn, căng mọng nhất. Nếu ta có dịp lạc bước vào làng hoa dịp này sẽ không chỉ đắm chìm trong vẻ đẹp của hoa, của hương mà còn cảm nhận sự hối hả của những người làm đẹp cho đời.

Vương Trọng - Thơ nâng con người lên

Vương Trọng - Thơ nâng con người lên 5/1/2023

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ 20, có một bộ phận không nhỏ các tác giả được xếp vào nhóm những nhà thơ mặc áo lính. Họ có nhiều năm tháng gắn bó với quân đội và in dấu điều này trong các sáng tác của mình với các mức độ đậm nhạt khác nhau. Bắt đầu trưởng thành từ thời chiến và tiếp tục sáng tác trong thời bình, thơ của họ có những biến động, biến đổi nhất định nhưng vẫn có những vùng mỹ cảm nào đó được bảo lưu. Vương Trọng chính là một trong những nhà thơ mặc áo lính như thế. Có thể nói cả cuộc đời ông đã gắn bó với quân đội, từ thời trẻ nhập ngũ cho đến khi nhận công tác rồi nghỉ hưu. Nhân dịp tròn 80 năm sinh của ông, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung ông với tên gọi: Vương Trọng – Thơ nâng con người lên.

"Thơ - Sáng tạo và chuyển thể": Không ngừng lan tỏa sáng tạo 23/12/2022

Vừa qua, Khoa Ngữ Văn, trường Đại học SPHN 2 đã tổ chức tọa đàm “Thơ: Sáng tạo và chuyển thể”. Tọa đàm có sự tham gia của nhiều diễn giả là nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học, các thầy cô giáo và đông đảo các bạn sinh viên. Bên cạnh phần trao đổi của các khách mời về xu hướng, tầm ý nghĩa của việc chuyển thể thì còn có phần trình diễn và thực hành chuyển thể các sáng tác quen thuộc đầy ấn tượng. Đây thực sự là hoạt động thiết thực để các bạn sinh viên- những thầy cô giáo trong tương lai nhận và lan tỏa cảm hứng trong công tác học và dậy môn Ngữ văn. Một vài ghi nhận từ ghi nhận “Tọa đàm “Thơ: Sáng tạo và chuyển thể: Không ngừng lan tỏa sáng tạo”. Mời các bạn cùng nghe!

Thạch Quỳ - Một cốt cách miền Trung

Thạch Quỳ - Một cốt cách miền Trung 22/12/2022

Nhà thơ Thạch Quỳ tên thật là Vương Đình Huấn, sinh năm 1941 tại làng Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thạch Quỳ thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, có thơ đăng báo Văn nghệ, đăng tạp chí Văn nghệ Quân đội từ rất sớm. Ông tốt nghiệp ngành Sư phạm Toán tại Đại học Vinh, đi dạy học một thời gian rồi về công tác tại Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nghệ An. Ông đã xuất bản 7 tập thơ in riêng và 2 tuyển tập thơ. Thạch Quỳ nổi tiếng từ thập niên 80 với một cốt cách cứng cỏi, thẳng thắn, một ý thức sáng tạo cao độ, kỹ lưỡng trong chữ nghĩa và cấu tứ của từng tác phẩm, tất cả làm nổi bật khí chất mạnh mẽ và đầy bản lĩnh của một cây bút từng trải. Ông vừa qua đời sáng ngày 10 tháng 12 tại thành phố Vinh sau một thời gian chống chọi với bệnh hiểm nghèo. Để tưởng nhớ và góp phần nhìn lại những cống hiến sáng tạo của ông, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Thạch Quỳ - Một cốt cách miền Trung.

Nhà thơ Thạch Qùy: Ông đồ gàn xứ Nghệ

Nhà thơ Thạch Qùy: Ông đồ gàn xứ Nghệ 19/12/2022

Nhà thơ Thạch Qùy là một nhà thơ luôn sống hết lòng với cuộc đời và với sự nghiệp sáng tác văn chương. Ông được tôn trọng bởi tầm hiểu biết về các vấn đề nhân sinh, xã hội và tư tưởng tiến bộ đầy táo bạo của mình. Mới đây, ông đã rời cõi tạm ở tuổi 81, để lại nhiều niềm tiếc thương với gia đình, bạn bè văn nghệ và những người yêu thơ ông.

Trịnh Bửu Hoài: Một hồn thơ dung chứa

Trịnh Bửu Hoài: Một hồn thơ dung chứa 9/12/2022

Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, người vẫn được xem như sở hữu nhiều sách nhất miền Tây Nam Bộ mới đây qua đời ở tuổi 71. Sự ra đi của ông để lại nỗi luyến thương cho nhiều bạn thơ, người yêu thơ bởi Trịnh Bửu Hoài ngoài sáng tác lâu nay còn được quý mến bởi bản tính tài tử chân thành. Có thể nói tình yêu và tình quê là hai nguồn cảm hứng thường trực trong sáng tác của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài. Trong cuộc đời cầm bút, tuy viết nhiều thể loại nhưng thơ luôn là một góc đặc biệt trong tâm hồn ông. “Tài tử Nam Bộ chân thành” Trịnh Bửu Hoài đã rời bỏ cõi đời, nhưng tấm lòng gắn bó với quê hương, bản quán thể hiện qua những sáng tác ông để lại mãi còn lưu nhớ trong lòng độc giả, công chúng.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ