Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, khi nhắc về những cây bút văn xuôi Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư là một trong những tên tuổi nổi bật. Tính từ tập truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt (NXB Trẻ, 2000), cho đến nay, Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra mắt 28 tập tác phẩm bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, ký, tạp bút, truyện thiếu nhi, tiểu thuyết và thơ. Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó tiêu biểu phải kể đến Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 cho tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Giải Liberaturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh tại Đức bình chọn. Năm 2019, Nguyễn Ngọc Tư lọt vào Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam năm 2018 do tạp chí Forbes bình chọn. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung văn học của Nguyễn Ngọc Tư với tên gọi: Nguyễn Ngọc Tư – Trên cánh đồng người bất tận. Do thời lượng có hạn, chương trình lần này chỉ tập trung trao đổi, bàn luận về các tác phẩm truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, phần tiểu thuyết và thơ của chị xin được hẹn thính giả vào một dịp khác
Nhìn lại những cây bút sáng tác ở miền Nam trước 1975, Nguyễn Bắc Sơn là nhân vật khá đặc biệt. Chỉ với một tập thơ duy nhất chưa đầy 30 bài in năm 1972 mang tên Chiến tranh Việt Nam và tôi, ông đã làm nên dấu ấn độc đáo, cất tiếng nói phản chiến mạnh mẽ, có thể xem là một đồng thanh tương ứng với những ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn. Cuộc đời cũng Nguyễn Bắc Sơn cũng nhiều câu chuyện ly kỳ, được truyền tụng với nhiều giai thoại trong làng văn nghệ. Sau tập thơ đầu tiên gây tiếng vang, 23 năm sau ông mới in thêm một tập thứ 2 với nhan đề Ở đời như một nhà thơ Đông Phương (NXB Trẻ 1995). Cả cuộc đời Nguyễn Bắc Sơn gắn bó với thành phố Phan Thiết. Ngoài sáng tác thơ ca, ông còn được biết đến như một con người đa tài và giàu lòng nhân ái: giỏi tiếng Anh, nghiên cứu sâu về Kinh Dịch và triết học Phật giáo, tham gia chẩn trị và hướng dẫn châm cứu cho nhiều cơ sở Đông y ở Phan Thiết và Hàm Thuận Bắc từ những năm 80 của thế kỷ trước. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một chương trình trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Bắc Sơn – Một thuở trái ngang, một đời lãng tử
Đã từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới dành riêng một ngày trong năm để tôn vinh những người cha và gọi là Ngày của cha (Father’s Day). Tùy vào từng quốc gia, Ngày lễ dành cho những người cha sẽ được cả cộng đồng long trọng kỷ niệm, nhưng phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6. Khoảng gần chục năm trở lại đây, Ngày của Cha được hưởng ứng và chào đón ấm áp ở nước ta với ngày kỷ niệm được xác định là vào chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm, cùng thời điểm với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Argentina, Mexico... Người cha và tình cha con cũng đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật từ trước đến nay. Nhân dịp Ngày của cha năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài TNVN xin được gửi tới quý thính giả một cuộc trò chuyện với nhan đề: Tình cha con trong thơ Việt
Đã từ lâu, nhiều quốc gia trên thế giới dành riêng một ngày trong năm để tôn vinh những người cha và gọi là Ngày của cha (Father’s Day). Tùy vào từng quốc gia, Ngày lễ dành cho những người cha sẽ được cả cộng đồng long trọng kỷ niệm, nhưng phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6. Khoảng gần chục năm trở lại đây, Ngày của Cha được hưởng ứng và chào đón ấm áp ở nước ta với ngày kỷ niệm được xác định là vào chủ nhật thứ ba của tháng 6 hàng năm, cùng thời điểm với nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Argentina, Mexico... Người cha và tình cha con cũng đã trở thành nguồn cảm hứng lớn cho nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật từ trước đến nay. Nhân dịp Ngày của cha năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài TNVN xin được gửi tới quý thính giả một cuộc trò chuyện với nhan đề: Tình cha con trong thơ Việt
Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!
Nhà thơ Văn Công Hùng sinh năm 1958. Quê ông ở Thừa - Thiên Huế, nhưng sự nghiệp văn chương lại gắn với vùng đất Tây Nguyên. Đến nay ông đã có hàng chục đầu sách ở nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, đến bút ký. Nói về các tập thơ tạo dấu ấn của ông có thể kể đến như “ Bến đợi”, “Hát rong”, “Ngựa trắng bay về”, “Hoa tường vi trong mưa”…Vừa qua, ông đã cho ra mắt tập thơ “Chợt”, đánh dấu những bước chuyển trong thơ và một giai đoạn mới của cuộc đời. PV chương trình có cuộc trò chuyện với nhà thơ Văn Công Hùng về tập thơ này. Mời các bạn cùng nghe!
Nhà thơ Trần Quốc Thực đã xuất bản tất cả 4 tập thơ: Miền chờ (1989), Nét khắc (1995), Trái tim hoa bìm (1998) và Tháp cúc (2003). Trong 4 tập thơ trên, tập Miền chờ giành Giải B giải Nguyễn Khuyến của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Nam Hà năm 1990, tập Nét khắc dành Giải A về thơ của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp Các Hội VHNT Việt Nam năm 1995, tập Tháp cúc dành Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội năm 2004. Trong những cây bút đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ và có các sáng tác dồi dào trong thời kỳ sau 1975, Trần Quốc Thực là một giọng điệu riêng biệt. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trần Quốc Thực – Lời cỏ ướt thì thầm.
Nhìn vào đội ngũ những cây viết đương đại về đề tài miền núi trong khoảng 15 trở lại đây, Đỗ Bích Thúy nổi lên như một trong những gương mặt tiêu biểu hàng đầu. Chị quê gốc ở Nam Định nhưng lại sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền khóa 1997-2001, sau đó về công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Tính đến nay, Đỗ Bích Thúy đã xuất bản 22 cuốn tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn. Chị cũng đã dành được nhiều giải thưởng văn học trong nước như Giải Nhất truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2000, Giải Nhất Văn xuôi Hội Văn học Nghệ thuật Các dân tộc thiểu số năm 2013, Giải Văn học Nghệ thuật thủ đô năm 2014. Nhân dịp cuốn tản văn mới nhất của chị vừa được ra mắt trong tháng Tư này, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT VOV6 xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung chị với tên gọi: Đỗ Bích Thúy – Than đỏ dưới tro tàn.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 của quân và dân ta “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” khiến cả thế giới khâm phục. Đã 69 năm trôi qua nhưng ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại ấy vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Rất nhiều bài thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ đã được ra đời kể về 56 ngày đêm chấn động địa cầu, ca ngợi chiến công và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh vì sự độc lập tự do của Tổ quốc.
Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu sinh năm 1959 tại Thái Bình. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng thơ – Hội Nhà văn Hà Nội. Vốn là một tiến sĩ Triết học nhưng nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu lại có sức sáng tác thơ ca bền bỉ với nhiều tập thơ như: “Chùm mơ tiên cảm”, “Lửa thiêng”, “Hoa linh”, “Dọc sông Hồng”, “Phồn sinh”, “Hoa linh thảo”…Vừa qua, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã có cuộc gặp gỡ bạn bè văn chương tại không gian của “Tổ Chim Xanh”, Hà Nội. Trong buổi tâm giao này, trường ca “Phồn sinh” của nhà thơ quê Thái Bình đã nhận được nhiều sự chú ý và đánh giá từ các nhà nghiên cứu và các bạn thơ. Phóng viên chương trình có bài “Nguyễn Linh Khiếu: Phá cách trong trường ca triết học”.
Nhìn lại nền văn học nghệ thuật Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20, Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) là tác giả có đóng góp phong phú ở nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện thiếu nhi, phê bình văn học, kịch, triết học, âm nhạc. Sự nghiệp sáng tác của ông trải dài từ giai đoạn chống Pháp sang chống Mỹ cũng như sau 1975. Nguyễn Đình Thi có hơn 30 năm giữ chức Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam và từ năm 1995 là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật cho đến khi qua đời. Nguyễn Đình Thi được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt 1 năm 1996. Tên ông được đặt cho một con phố thuộc phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, nằm ngay ven Hồ Tây, Hà Nội. Nhân dịp kỷ niệm tròn 20 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Đình Thi – Quê hương và tình yêu
Cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là một hằng số không thể thiếu trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, trong đó có thi ca. Có một miền không gian vô cùng quen thuộc với người Việt ở mọi vùng miền, từ đồng bằng tới miền núi, từ nông thôn đến thành thị, nhằm phục vụ các nhu cầu trao đổi sản phẩm, mua bán của con người, qua đó giúp cuộc sống con người trở nên đầy đủ thoải mái hơn. Miền không gian ấy có tên là chợ. Chợ cũng đã đi vào bao thi phẩm từ cổ điển cho đến hiện đại, gửi gắm đủ những tâm tư tình cảm của con người. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này vì thế xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi Chợ trong thơ Việt để cùng tìm hiểu loại hình không gian này trong các tác phẩm thi ca.
Nhìn lại nền thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20, lớp nhà thơ chống Mỹ có một vị trí đặc biệt quan trọng. Họ không những là lực lượng chủ đạo của nền văn học lúc ấy mà còn tiếp tục có một hành trình sáng tác dồi dào phong phú trong giai đoạn sau 1975. Có một nhà thơ thật đặc biệt thuộc thế hệ chống Mỹ sau 1975 đã trở thành một chính khách cấp cao trong bộ máy nhà nước Việt Nam, lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Nhưng điều quan trọng là hồn thơ của ông không vì các chức vụ chính khách mà bị suy giảm hay mai một. Nhà thơ ấy là Nguyễn Khoa Điềm. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh của ông, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Khoa Điềm – Nửa đời chính khách vẫn là văn nhân.
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến vừa cho ra mắt tuyển tập “Thơ và trường ca” gồm hơn 200 tác phẩm, chắt lọc từ 12 tập thơ của ông. Kết cấu tuyển tập được chia theo nhiều đề tài với nhiều chặng đường thơ khác nhau, giúp bạn đọc có thể cảm nhận một cách tổng quát, đan xen nhiều cảm xúc về tiếng thơ Nguyễn Việt Chiến