Ngô Thị Thanh Vân: "Như dã quỳ khát gió lộng rừng xanh"1/12/2021

"Sinh ra và lớn lên ở Gia Lai, dấu ấn con người, vùng đất Tây Nguyên in hằn trong sáng tác của nhà thơ Ngô Thị Thanh Vân. Những trang thơ của chị đượm sắc hoa dã quỳ, nắng gió và bụi đỏ cao nguyên. Đọc lại bao nhiêu câu thơ cũ, mới là gợi lại bấy nhiêu ký ức xa xăm"

Nguyễn Văn Song: Nỗi đời ấm nóng trong thơ

Nguyễn Văn Song: Nỗi đời ấm nóng trong thơ 19/11/2021

Trong số các tác giả đoạt giải cao trong Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (2019-2020) có thể kể đến những người xuất thân từ bục giảng như Nguyễn Văn Song, Đinh Hạ, Châu Hoài Thanh. Trong đó, nhà thơ Nguyễn Văn Song, sinh năm 1974, giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Phù Cừ (Hưng Yên) gây ấn tượng với chùm thơ lục bát đoạt giải B. Bên cạnh những bài thơ viết về tình mẹ, tình quê, thơ Nguyễn Văn Song còn chạm đến những nỗi niềm của đời sống hôm nay. Cảm xúc ấm nóng trong những vần thơ của anh.

Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu

Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu 16/11/2021

Nhắc đến Hồng Thanh Quang là nhắc đến một gương mặt nhà thơ – nhà báo nổi bật trong làng báo phía Bắc suốt hai thập niên qua. Anh đã thực hiện hàng trăm bài phỏng vấn chân dung nhân vật đặc sắc, viết nhiều bài bình luận chính trị sắc sảo và đã in thành sách, là người dẫn nhiều chương trình truyền hình được đông đảo khán giả cả nước theo dõi như Câu lạc bộ Bạn yêu thơ, Giai điệu tự hào. Nhưng sau hết, công chúng vẫn nhớ đến anh nhiều nhất với tư cách một nhà thơ. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Hồng Thanh Quang với tên gọi: Hồng Thanh Quang - Người đàn ông mùa thu

Nhà văn Nguyễn Hiếu: Thơ kể chuyện làng

Nhà văn Nguyễn Hiếu: Thơ kể chuyện làng 4/11/2021

Dường như ai mới cầm bút cũng viết về làng mình, quê mình, gia đình mình trước khi viết về những câu chuyện, vùng đất xa xôi. Từ thuở mới bước chân vào sáng tác, nhà văn Nguyễn Hiếu đã viết về những điều ông biết và cảm nhận về con người, đất đai của làng quê. Gần 40 năm cầm bút, trong số gần 30 tiểu thuyết, chục tập truyện ngắn, hơn 60 kịch bản sân khấu, gần 20 kịch bản điện ảnh, nhiều tác phẩm ghi đậm hình ảnh làng Chèm quê ngoại của nhà văn Nguyễn Hiếu. Với thơ cũng vậy. Bao năm ông vẫn miệt mài sáng tác và mới đây ra mắt bạn đọc tập thơ “Làng mình” – Vẫn một miền cảm xúc với người làng, đất làng.

Nhà thơ Thanh Tùng: Hoa vẫn vẫy hồn người trở lại

Nhà thơ Thanh Tùng: Hoa vẫn vẫy hồn người trở lại 3/11/2021

Nhắc đến Thanh Tùng là nhắc đến một hồn thơ mang đậm khí chất của đất Cảng Hải Phòng, vừa cuồng nhiệt sôi nổi dữ dội vừa mê mải đắm say. Điều ấy cũng thật đúng với khí chất của thi sĩ, một người đàn ông với vóc dáng to khỏe, hào sảng, đã từng làm những công việc nặng nhọc nhất để kiếm sống nhưng lại cũng rất dễ rơi nước mắt vì những câu thơ. Nhà thơ Thanh Tùng đã đến với cuộc đời và tạm biệt cuộc đời đều trong những ngày mùa thu với 82 năm trần thế. Trong dịp thu này, chương trình Đôi bạn văn chương muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ của ông – thi sĩ Thanh Tùng.

Hoàng Việt Hằng: Thơ kể nỗi đời

Hoàng Việt Hằng: Thơ kể nỗi đời 25/10/2021

Khi trái tim người viết qua năm tháng đã đong đầy tình yêu và lòng trắc ẩn, tuổi tác không còn là lực cản của sáng tạo, càng không tác động khiến cho những vần thơ trở nên già cỗi. Bước qua tuổi 60, có một nữ nhà thơ vẫn viết về tình yêu, về những chuyến đi, những thân phận con người bằng cảm xúc tràn đầy và bút pháp mới lạ. Đó là nhà thơ Hoàng Việt Hằng. Tập thơ “Em đã đốt thư tình anh tặng” tập hợp những sáng tác được bà viết trong 5 năm, trải qua một thời gian sau khi phát hành, ngôn từ, câu chuyện đầy nữ tính trong thơ vẫn gây rung động. Giọng thơ nhẹ nhàng, đằm thắm theo dòng cảm xúc, nhà thơ Hoàng Việt Hằng đã trải qua lắm nỗi gian nan khi theo nghề viết. Và những câu thơ chắt lọc từ những nỗi đời

Những bài thơ tặng vợ

Những bài thơ tặng vợ 21/10/2021

Sinh thời, nhà thơ Nga Maiacopxki có câu thơ nổi tiếng được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới: Đời vắng mẹ hiền không phụ nữ/ Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu. Từ cổ chí kim, người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao sáng tác nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng. Hàng năm, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có những ngày dành riêng để tôn vinh người phụ nữ. Nhân dịp ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với nhan đề: Những bài thơ tặng vợ với mong muốn một lần nữa tôn vinh những người phụ nữ trong cuộc sống của chúng ta.

"Nguyễn Quang Hưng 68": Lục bát đốt tay 9/10/2021

Lựa chọn lối thơ truyền thống hay hiện đại? Nhà thơ viết gì trong những ngày này? Đó là những câu hỏi xoay quanh sáng tác của các tác giả đã phần nào khẳng định, lan tỏa được giọng thơ, tiếng thơ những năm gần đây. Trong khoảng thời gian gần 1 năm qua, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng lần lượt ra mắt độc giả 3 tập thơ: “Mùa biến động”, “Mùa biến ảo” và mới đây là “Nguyễn Quang Hưng 68”. Gần 50 bài lục bát trong tập thơ “Nguyễn Quang Hưng 68” cùng với những tập thơ trước đó của anh với lối thơ đầy suy tưởng đã cho thấy những tìm tòi cách thể hiện ý tưởng không giới hạn hình thức. Đó cũng là tâm thế đầy năng động, hiện đại của người viết hôm nay.

Những bài thơ Hà Nội

Những bài thơ Hà Nội 7/10/2021

Thăng Long – Hà Nội từ bao đời nay đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thi ca. Thăng Long – Hà Nội vừa đồng hành cùng lịch sử dân tộc, vừa đồng hành cùng số phận bao con người. Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT lần này muốn gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với tên gọi: Những bài thơ Hà Nội với mong muốn cùng làm một cuộc viễn du về Hà Nội trong thơ từ cổ điển cho tới hiện đại.

Nhà thơ Trần Trương không còn nhặt lại tháng ngày rơi

Nhà thơ Trần Trương không còn nhặt lại tháng ngày rơi 1/10/2021

Sinh năm 1941 tại Thanh Miện (Hải Dương), được đào tạo rồi công tác trong ngành lâm nghiệp, nhà thơ Trần Trương sau đó đi vào con đường báo chí, sáng tác. Tập thơ “Nhặt lại tháng ngày rơi” của ông được đánh giá đằm thắm, giàu chất thế sự, từng được trao giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Giờ đây, nhà thơ Trần Trương đã không còn “nhặt lại tháng ngày rơi”. Nhưng vẫn còn đó tinh thần sống và sáng tác: “Đừng e ngại những dòng sông rộng lớn/ Rồi cuối cùng ra biển cũng hòa tan/ Hãy nồng nàn như ca dao giản dị/ Sẽ suốt đời sống mãi với nhân gian”.

"Thơ Việt thế hệ mới”: Lạc quan và đón đợi 27/9/2021

Nắm bắt được xu hướng tọa đàm, họp mặt trực tuyến trong điều kiện giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch Covid 19, mới đây, Chuyên đề Văn+, thuộc CLB Văn học trẻ - Hội nhà văn Hà Nội đã tổ chức thảo luận về chủ đề “Thơ Việt thế hệ mới”. Số lượng hơn 90 người, bao gồm các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình đang sung sức tham gia thảo luận sôi nổi trong thời gian hơn 3 giờ đồng hồ đã cho thấy sức hấp dẫn, đa chiều trong tranh biện. Đây là một trong hai thảo luận được Chuyên đề Văn + của CLB Văn học trẻ - Hội nhà văn Hà Nội tổ chức thời gian gần đây nhận được sự quan tâm của đông đảo công chúng; Cũng là một mô hình hiệu quả, đáng học hỏi trong tình hình chưa thể tổ chức các tọa đàm trực tiếp do ảnh hưởng của dịch Covid 19.

Nhà thơ Trần Quang Đạo:

Nhà thơ Trần Quang Đạo: "Bay trong mơ" 24/9/2021

Giải thưởng văn học Asean trong hai năm 2019 và năm 2020 mới đây công bố các tác giả, tác phẩm được vinh danh. Cùng với nhà văn Võ Khắc Nghiêm với tiểu thuyết “Thị Lộ chính danh”, nhà thơ Trần Quang Đạo với tập thơ “Bay trong mơ” được chọn trao giải thưởng uy tín tầm cỡ khu vực này. Có thể nói tập “Bay trong mơ” – Tập thơ mang lại cho nhà thơ Trần Quang Đạo giải thưởng văn học Asean là kết quả của đằng đẵng 10 năm viết và chiêm nghiệm. Với số lượng lên tới 80 bài, tập thơ cho thấy Trần Quang Đạo vẫn đắm đuối với sáng tác và luôn tìm tòi vượt lên chính mình.

Phố trong ca từ Trịnh Công Sơn

Phố trong ca từ Trịnh Công Sơn 23/9/2021

Nhìn lại nền âm nhạc Việt Nam thế kỷ XX từ ca khúc, Trịnh Công Sơn là một tên tuổi lớn, dành được sự ái mộ của đông đảo các tầng lớp công chúng, là nhạc sĩ hiếm hoi của Việt Nam có tên trong Từ điển Bách khoa Pháp Les Million. Các ca khúc của ông, ngoài vẻ đẹp của giai điệu, còn được đánh giá rất cao ở chất thơ và sự gợi cảm của ca từ. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất của Trịnh Công Sơn, chương trình Đôi bạn văn chương lần này muốn dành một cuộc trò chuyện để nói về hình tượng phố trong những ca khúc của Trịnh Công Sơn

Gặp lại Tiếng thơ một thuở

Gặp lại Tiếng thơ một thuở 13/9/2021

"Gắn bó và chia xa, khắc ghi và quên lãng – Những thái cực khoảng cách, cảm xúc tưởng chẳng bao giờ gặp gỡ - Thế nhưng qua năm tháng, có những điều tưởng chừng như đã thành ký ức xa xăm, một khắc chạm vào, bỗng rộn ràng trở lại, tươi mới, hồn hậu. Đó là những xao động trong ý nghĩ của nhà thơ Nguyễn Thành Phong khi “Gặp lại Tiếng thơ một thuở".

Thi sĩ Trúc Thông: Bờ sông vẫn gió

Thi sĩ Trúc Thông: Bờ sông vẫn gió 1/9/2021

Mỗi năm cứ bước vào tháng 9 là toàn thể những người làm phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung, các cán bộ của Ban Văn học Nghệ thuật nói riêng lại náo nức chuẩn bị chào đón ngày thành lập Đài, gắn với mùa thu cách mạng lịch sử 1945 của dân tộc. Trong chương trình Đôi bạn văn chương lần này, chúng tôi muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trúc Thông, một trong những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu của Đài, người đã dành nhiều công sức tâm huyết cho các chương trình văn nghệ, đặc biệt là chương trình Tiếng thơ trong suốt những năm tháng công tác cho đến khi nghỉ hưu.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu