Nhà thơ Nguyễn Hưng Hải và tiếng thơ về Bác, về ngày Độc lập26/8/2021

Mỗi độ thu về sống lại trong mỗi chúng ta những cảm xúc đẹp gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước. Cách đây 76 năm, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, từ Quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đã đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Thời khắc đó mãi không thể nào quên với người đương thời – Và dư vang hãy còn tiếp nối đến các thế hệ sau. Gần như cả cuộc đời sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải trăn trở với những vần thơ viết về Bác, về những dấu ấn đáng nhớ của dân tộc. Liên tiếp ra mắt những tập thơ, được công chúng, bạn đọc quan tâm, yêu mến, đồng cảm, đó là niềm động viên giá trị với nhà thơ Nguyễn Hưng Hải

Trần Hòa Bình – Một hồn thơ lãng tử xứ Đoài

Trần Hòa Bình – Một hồn thơ lãng tử xứ Đoài 19/8/2021

Nhắc đến Trần Hòa Bình là nhắc đến một gương mặt độc đáo trong làng văn làng báo phía Bắc. Cả đời ông chưa in tập thơ riêng nào nhưng lại có nhiều bài thơ được truyền tụng và yêu thích trong lòng đông đảo các độc giả. Ngoài thơ trữ tình cho người lớn, ông còn viết nhiều thơ văn cho thiếu nhi, vẽ tranh, chơi nhạc, viết phê bình tiểu luận, giữ mục tư vấn tâm lý tình cảm nhiều năm trên báo Tiền Phong với bút danh Tầm Thư. Và chương trình Đôi bạn văn chương hôm nay muốn dành một buổi trò chuyện nhân 13 năm ngày mất của ông với tên gọi: Trần Hòa Bình – Một hồn thơ lãng tử xứ Đoài.

Vang động trong thơ viết về dịch Covid-19

Vang động trong thơ viết về dịch Covid-19 12/8/2021

Có lẽ với hầu hết mọi người, những ngày này quả thực là những ngày không quên trong cuộc đời - Khi mà nhiều tỉnh thành trên đất nước ta lần lượt trải qua đủ đầy các trở ngại và cung bậc cảm xúc do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Tâm trạng trong dịch bệnh đã ít nhiều để lại những vang động trong tâm hồn nhiều người sáng tác. Để cất lên tiếng thơ viết những ngày khó quên của đất nước, trong thời khắc diễn ra dịch Covid 19 của các nhà thơ Trần Ngọc Mỹ, Thy Nguyên, Đinh Hạ, Nguyễn Văn Song.

Mai Văn Phấn – Từ cõi quen vào cõi khác

Mai Văn Phấn – Từ cõi quen vào cõi khác 5/8/2021

Nói đến Mai Văn Phấn là nói đến một nhà thơ Việt Nam đương đại có các ấn phẩm thơ được dịch và xuất bản ở nước ngoài nhiều nhất. Thơ ông được dịch ra 36 thứ tiếng với 25 ấn phẩm được xuất bản ở nước ngoài. Hơn 50 tuyển tập thơ và tạp chí quốc tế đã in thơ của ông. Nói đến Mai Văn Phấn cũng là nói đến một hành trình thơ với nhiều bứt phá, nỗ lực đổi mới và sáng tạo không ngừng nghỉ để mang tới những rung cảm mới mẻ cho người đọc, không chấp nhận sự lặp lại chính mình hay những nhàm chán dễ dãi. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này muốn dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Mai Văn Phấn để nhìn lại một hành trình thơ ông với tên gọi: Mai Văn Phấn – Từ cõi quen vào cõi khác.

Thơ Nguyễn Thành Phong: Dằng dặc những nỗi đời

Thơ Nguyễn Thành Phong: Dằng dặc những nỗi đời 2/8/2021

10 năm như tự nhận “Đã đủ nhiều trải nghiệm, lắm niềm vui, cũng không ít cay đắng, nhọc nhằn”, sau không ít thúc giục của bạn bè, đồng nghiệp và của chính nội tại bản thân, nhà thơ Nguyễn Thành Phong đã xuất bản tập thơ “Đêm ngồi ngã ba sông”. Đây là một tập thơ đặc biệt đối với nhà thơ Nguyễn Thành Phong. Bởi như ông đã tâm sự đã biết bao lấn cấn, nghi ngại vì đó là “tập thơ không giống như các tập thơ vô lo nghĩ trước đây”.

Từ Nam Cao đến Nguyễn Huy Thiệp-Chặng dài cho những kiệt tác

Từ Nam Cao đến Nguyễn Huy Thiệp-Chặng dài cho những kiệt tác 22/7/2021

Nhìn lại tiến trình truyện ngắn Việt Nam hiện đại thế kỷ XX, có thể thấy nổi lên hai gương mặt vô cùng ấn tượng. Nam Cao đại diện cho nửa đầu thế kỷ và Nguyễn Huy Thiệp đại diện cho nửa cuối thể kỷ. Nam Cao và Nguyễn Huy Thiệp kể từ khi xuất hiện đến nay cũng là những tác giả được dư luận đặc biệt quan tâm, trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, luận án, chuyên luận. Nhân dịp kỷ niệm tròn 70 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (1951 - 2021) và nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng vừa mới đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị một cuộc trò chuyện mang tên Từ Nam Cao đến Nguyễn Huy Thiệp, để một lần nữa nhìn nhận lại những thành tựu tác phẩm của hai nhà văn, đồng thời thấy được những tương đồng và khác biệt thú vị của hai văn tài, đã tạo thành hai phong cách khó trộn lẫn trong văn xuôi Việt Nam hiện đại.

Nhà thơ Lữ Mai: Tiếng thơ tri ân qua

Nhà thơ Lữ Mai: Tiếng thơ tri ân qua "Chư Tan Kra mây trắng" 15/7/2021

Với tâm thế từng trải, là người lính, người trong cuộc, những trang thơ viết về đề tài thương binh, liệt sĩ đương nhiên sẽ có bề dày về mặt thông tin, cảm xúc. Vậy nhưng thế hệ cầm bút trẻ sinh trưởng sau chiến tranh vẫn có tác phẩm chất lượng lấy cảm hứng từ những người lính đã ngã xuống vì hòa bình Tổ quốc. Mới đây, Trường ca “Chư Tan Kra mây trắng” của nhà thơ trẻ Lữ Mai đã ra mắt và tạo hiệu ứng ấn tượng với độc giả. Trên nền câu chuyện về “Trung đoàn mũ sắt” 209 thuộc Sư đoàn 312 với những cựu chiến binh “dối già” đi tìm hài cốt đồng đội, tác phẩm của Lữ Mai thiết thực tri ân thế hệ cha anh một thời hào hùng cũng đầy hi sinh, mất mát.

Tế Hanh – Một hồn thơ đằm thắm, nghĩa tình

Tế Hanh – Một hồn thơ đằm thắm, nghĩa tình 8/7/2021

Nhắc đến Tế Hanh là nhắc đến một nhà thơ có hành trình sáng tác bền bỉ và phong phú qua nhiều giai đoạn của nền văn học Việt Nam. Từ trước 1945 ông đã xác lập được tên tuổi khi là một trong 46 thi sĩ được Hoài Thanh giới thiệu trong tuyển tập Thi nhân Việt Nam. Sau 1945, ông tiếp tục sáng tác và có thêm nhiều tác phẩm in dấu sâu đậm trong lòng bạn đọc các thế hệ. Ngoài thơ trữ tình cho người lớn, ông còn sáng tác nhiều thơ cho thiếu nhi và viết tiểu luận phê bình. Năm 2012, toàn bộ các sáng tác của Tế Hanh đã được tập hợp trong ấn phẩm Tế Hanh toàn tập do NXB Văn học ấn hành. Nhân dịp kỷ niệm tròn 100 năm sinh Tế Hanh, chương trình Đôi bạn văn chương hôm nay xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông...

Tạ Anh Thư: Người chờ trăng rực rỡ, úa tàn

Tạ Anh Thư: Người chờ trăng rực rỡ, úa tàn 5/7/2021

Vượt qua được thao tác viết, lướt trên từng chữ cái và bắt đầu lắng nghe, dù chỉ một chút thôi thanh âm của câu thơ, xem như người viết đã chạm tới được rung cảm sâu xa của tâm hồn mình, đã le lói lối vào tâm tư bạn đọc. Trong tập thơ mới - “Thanh âm” gồm 39 sáng tác, nữ nhà thơ Tạ Anh Thư chắt lọc những sắc điệu khác nhau từ mạch cảm xúc trầm buồn miên man. Vọng âm và sức ngân vang của những câu thơ hãy còn là một câu chuyện dài mà may mắn ấy rất hiếm hoi trong cuộc đời sáng tác. Nắm bắt được rung cảm từ ngẫm nghĩ từ bên trong chính ra cũng là đường đi hi vọng.

Văn khoa Tổng hợp-Một thời để nhớ

Văn khoa Tổng hợp-Một thời để nhớ 23/6/2021

Nhớ lại những năm cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, không khí sinh hoạt thi ca trong các trường đại học ở Hà Nội diễn ra thật sôi nổi, hào hứng. Hàng loạt câu lạc bộ thơ và những đêm thơ đã được tổ chức với sự góp mặt của nhiều tác giả, từ lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đến lớp nhà thơ hậu chiến rồi các cây bút sinh viên.Trong cái men say thi ca chất ngất hồi ấy, Ký Túc xá Mễ Trì và Văn khoa Đại học Tổng hợp là một cái nôi đã hun đúc nên bao hồn thơ. Trong chương trình Đôi bạn văn chương lần này, chúng tôi sẽ dành một cuộc trò chuyện về ba gương mặt thơ của Văn khoa Tổng hợp thời ấy, từ đó nhớ về một dòng thơ đã để lại những dấu ấn khá đậm nét trong đời sống văn chương không chỉ cách đây mấy thập kỷ mà kể cả bây giờ.

Những vần thơ về ngôi nhà – tổ ấm

Những vần thơ về ngôi nhà – tổ ấm 18/6/2021

Cuộc đời mỗi con người, còn lại cuối cùng là điều gì? Chúng ta mải miết kiếm tìm để rồi nhận ra thật đơn giản: đó là tình thân, một mái ấm, là gia đình. Tiếng thơ đêm nay dành trọn vẹn thời lượng để nhắc nhớ về giá trị ấy qua chùm thơ về ngôi nhà – tổ ấm của các nhà thơ Huy Cận, Lưu Quang Vũ, Lương Ngọc An...

Nhà thơ Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La

Nhà thơ Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La 10/6/2021

Nhà thơ Duy Thảo là một người bền bỉ và miệt mài với lao động nghệ thuật, với sáng tác thi ca. Những bài thơ đầu tiên được ông công bố từ các năm 1962 – 1963. Từ tập thơ đầu tiên Lời tin yêu (Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh 1976) đến tập gần đây nhất Lối về (NXB Văn học 2020), ông đã xuất bản tất cả 12 tập thơ. Hành trình thơ Duy Thảo có thể nói đã đi ngót nghét gần 60 năm, qua nhiều biến động của lịch sử xã hội, nhiều sự kiện lớn lao của đất nước và con người Việt Nam. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Duy Thảo với tên gọi: Duy Thảo – Hồn hậu một dòng La.

"Thần khúc" của Dante: "Kinh Thánh của thời Trung cổ" 29/5/2021

Trong tâm tưởng của người dân nước Ý, nhà thơ Dante có những đóng góp lớn cho nền văn học. Nếu như ở nước ta, “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du được coi là kiệt tác văn học dân tộc thì ở nước Ý, tác phẩm “Thần khúc” của Dante được ví như là tập thơ quan trọng nhất của thời kỳ Trung Cổ và là tác phẩm văn học vĩ đại nhất bằng tiếng Ý...(Tiếng thơ 29/05/2021)

Hình tượng gió trong thơ Phan Hoàng

Hình tượng gió trong thơ Phan Hoàng 21/5/2021

Mỗi nhà thơ đều có cách riêng để giãi bày tình yêu quê hương, đất nước. Để theo đuổi một hình tượng để khắc họa một cách tầm vóc và xuyên suốt một hành trình của đất nước đi liền với nhiều suy tư, trăn trở. Từ hình tượng “Gió”, nhà thơ Phan Hoàng đã viết nên cả một Trường ca và nhiều bài thơ khắc khoải. Anh chia sẻ với BTV chương trình về hình tượng độc đáo và mãnh liệt ấy trong sáng tác của mình.

Nhà thơ Đồng Đức Bốn: Ngọn gió trên cánh đồng xanh

Nhà thơ Đồng Đức Bốn: Ngọn gió trên cánh đồng xanh 19/5/2021

Nhà thơ Đồng Đức Bốn cho tới khi qua đời đã xuất bản 6 tập thơ. Nếu như ở tập đầu tay, Con ngựa trắng và rừng quả đắng (1992), thơ Đồng Đức Bốn còn chưa gây được nhiều sự chú ý thì ngay trong tập thơ xuất bản 1 năm sau đó, Chăn trâu đốt lửa (1993), ông đã chinh phục được đông đảo độc giả bằng giọng điệu rất riêng của mình, đồng thời xác lập sở trường của bản thân là thể thơ lục bát. Các tập thơ xuất bản trong những năm sau đó lần lượt là: Trở về với mẹ ta thôi (2000), Cuối cùng vẫn còn dòng sông (2000), Chuông chùa kêu trong mưa (2002) và tập thơ cuối cùng dày hơn nghìn trang như một hợp tuyển tổng kết cả đời thơ của Đồng Đức Bốn: Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (2006). Năm nay, vừa tròn 15 năm kể từ khi ông qua đời, Đôi bạn văn chương dành một chương trình trò chuyện để tưởng nhớ con người và tác phẩm của ông.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu