Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng3/4/2020

Câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” trở thành lời nhắn nhủ sâu sắc, cho thấy nhu cầu hướng về nguồn cội của bao thế hệ người Việt. Thơ viết về đền Hùng, về vùng đất Phong Châu - Phú Thọ cũng là một vệt đề tài mang tính lịch sử, phong phú về nội dung và màu sắc biểu hiện. Bài viết “Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng” của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn thể hiện góc nhìn mang tính khái quát về nội dung, ý nghĩa của vệt sáng tác này trong lịch sử văn học nước ta (Tiếng thơ 04/04/2020)

Hữu Loan – một tráng nhân thi sỹ

Hữu Loan – một tráng nhân thi sỹ 24/3/2020

Trong thế hệ thi nhân thời kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan có lẽ là một trong những người đặc biệt nhất, đặc biệt từ cuộc đời cho tới thơ ca. Cả đời ông chỉ in một tập thơ, nhưng chỉ với tập thơ ấy, và cũng chỉ cần hai bài “Màu tím hoa sim” và “Đèo cả” đã thể hiện một tài năng một tầm vóc thơ… (Tiếng thơ 25/03/2020)

Chế Lan Viên và những bức tình thơ

Chế Lan Viên và những bức tình thơ 20/3/2020

Công chúng thường nhắc đến Chế Lan Viên với dòng thơ thế sự, suy tưởng mà ít để ý đến những bài thơ tình của ông. Đặc biệt, qua những vần điệu trìu mến, người đọc có thể hiểu được phần nào những ngày hạnh phúc của Chế Lan Viên với hai người vợ: bà Nguyễn Thị Giáo sinh năm 1925 và bà Vũ Thị Thường sinh năm 1930… (Tiếng thơ 21/03/2020)

Nhà thơ Minh Giang, cây sống đời lặng lẽ

Nhà thơ Minh Giang, cây sống đời lặng lẽ 11/3/2020

Trong cuộc sống nói chung, thơ ca nói riêng, có những người thành công thành danh, được nổi tiếng, được nhận về nhiều hoa trái ngọt ngào. Song cũng có người lặng lẽ, khuất nấp, lấy sự an yên làm niềm tri kỷ. Nhà thơ Minh Giang thuộc típ người đó. Ở tuổi hai mươi, ông xuất hiện như một cây bút trẻ đầy triển vọng, là một trong những hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam, nhưng ở tuổi gần 80, ông mới in tập thơ đầu tay, và náu mình trong những trang tiểu thuyết. Thơ và văn mang nỗi đau của những giằng co số phận, giữa bão táp lịch sử và thời đại… (Tiếng thơ 11/03/2020)

Nguyễn Thị Ánh Huỳnh – Chiếc lá xanh trên những cành xanh

Nguyễn Thị Ánh Huỳnh – Chiếc lá xanh trên những cành xanh 6/3/2020

Trong hơn mười năm trở lại đây, gương mặt thơ nữ Nguyễn Thị Ánh Huỳnh được bạn đọc bạn viết yêu mến bởi một giọng thơ riêng, mang đậm sắc thái miệt vườn Nam Bộ, lối biểu đạt hình ảnh cảm xúc mới mẻ, tự nhiên và tự tin. Chị quan niệm: làm thơ để “khiến ta được giải phóng khỏi bản thân mình để thử làm kẻ khác, làm chim muông cây cỏ, sương gió”, “để làm mình làm mẩy với phận số cô đơn của mình, được giải toả, được thoát khỏi cái chật hẹp của tham - sân - si...” (Tiếng thơ 08/03/2020)

Lên Yên Tử nghĩ về đất nước

Lên Yên Tử nghĩ về đất nước 28/2/2020

Núi Yên Tử là ngọn núi cao hơn 1000 m so với mực nước biển, nằm trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc nước ta, với hệ thống động thực vật phong phú đa dạng, đã được nhà nước công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên. Phía Đông dãy Yên Tử thuộc tỉnh Quảng Ninh và phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, mà người khai mở là Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông. Lên Yên Tử cũng gần với sự trở về, trở về thiên nhiên hùng vỹ, với niềm tin tôn giáo, sự hướng thiện, đặc biệt là trở về với cội nguồn cha ông, hiểu hơn tâm thức dân tộc… (Tiếng thơ 26/02/2020)

Bài thơ “Chiều xuân” – Bức tranh lưu giữ một nông thôn xa vắng

Bài thơ “Chiều xuân” – Bức tranh lưu giữ một nông thôn xa vắng 21/2/2020

Với “Chiều xuân” một sáng tác thời kỳ thơ mới của nữ sỹ Anh Thơ, bút pháp vừa hiện đại vừa cổ điển đã tạo dựng một bức tranh xuân tĩnh lặng, vắng vẻ, thẳm sâu, với những hình ảnh vô cùng tiêu biểu của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vốn đã và đang bị mất mát quá nhiều… (Tiếng thơ 22/02/2020)

Người mẹ - ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa

Người mẹ - ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa 12/2/2020

Mẹ ơi/ Con đang bay trên cao thẳm bầu trời/ Như hoàng tử trong chuyện xưa mẹ kể/ Trước mặt con là vòm xanh êm ru/ Vẫn từng xanh trên mái nhà mình...Bài thơ được viết năm 1979, khi lần đầu tiên nhà thơ Trần Đăng Khoa ngồi trên máy bay, bay trên cao thẳm bầu trời, qua nhiều làng mạc đồng quê, ông nghĩ đến mẹ và làm thơ gửi mẹ. Mẹ chính là ngọn nguồn cảm xúc trong thơ Trần Đăng Khoa, thuở nhỏ cũng như sau này. Khi đã qua thời niên thiếu, trở thành người lính, người chồng, người cha, thì mẹ vẫn là miền cảm xúc mát lành, níu ông về với góc sân và khoảng trời tuổi nhỏ. Mẹ làm nên hồn cốt của đất đai, của quê hương xứ sở, là điều đẹp đẽ nhất có thật ở trên đời… (Tiếng thơ 12/02/2020)

Nhà thơ Anh Ngọc: Đọc thơ là niềm yêu thích của tôi

Nhà thơ Anh Ngọc: Đọc thơ là niềm yêu thích của tôi 6/2/2020

Có những bài thơ chỉ đọc bằng mắt, có những bài thơ đọc thành tiếng, có bài được ngâm lên, hát lên. Ở những hình thức đọc hay ngâm ấy, thơ tích hợp thêm vẻ đẹp của thanh âm, của nhạc điệu. Đó cũng chính là đặc trưng thơ Tiếng Việt. Vốn tâm đắc với điều này, nhà thơ Anh Ngọc đã chia sẻ cùng Tiếng thơ nhiều điều thú vị và ý nghĩa… (Tiếng thơ 08/02/2020)

Nhà thơ trẻ Khúc Hồng Thiện chênh chao cùng lục bát

Nhà thơ trẻ Khúc Hồng Thiện chênh chao cùng lục bát 3/2/2020

Trong số 27 hội viên chuyên ngành thơ mới được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, có người đã nhiều năm gắn bó cùng thơ, có người thành công đến sớm, có người thành danh muộn, có người còn trẻ nhưng luôn ý thức về con đường sáng tác chuyên nghiệp. Nhà thơ Khúc Hồng Thiện thuộc những gương mặt thơ trẻ ấy. Anh sinh năm 1983 tại Hưng Yên, hiện công tác tại báo Nhân Dân, đã xuất bản hai tập thơ “Chênh chao tích chèo” và “Cùng nhau nhân từ”. Không quá vội vàng mà chắc chắn với từng bước đi trong đời cũng như trong thơ – đó là phong thái của Khúc Hồng Thiện, người vốn say mê lục bát và những điệu chèo thôn dã...(Tiếng thơ 29/01/2020)

Tiếng thời gian-Tiếng lòng qua năm tháng

Tiếng thời gian-Tiếng lòng qua năm tháng 22/1/2020

Cuộc sống của mỗi chúng ta rõ ràng không thể nằm ngoài thời gian. Thời gian gắn với những đổi thay từng ngày từng giờ, gắn với sự trưởng thành của mỗi con người cũng như những hao mòn vơi khuyết của chính họ. Thời gian gắn với bao buồn vui, tuổi trẻ, tình yêu, những nỗi đợi chờ cũng như bao niềm hy vọng. Những thi phẩm nổi tiếng về thời gian trong thi ca Việt Nam hiện đại được nhắc nhớ về để cùng sẻ chia bao tâm sự của nhiều thế hệ thi sĩ. Có thể kể tới những bài thơ đi mãi cùng năm tháng như: Màu thời gian của Đoàn Phú Tứ, Thời gian của Văn Cao, Đợi của Vũ Quần Phương, Bóc lịch của Bế Kiến Quốc, Nguyên đán của Xuân Diệu…Cùng trò chuyện với nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm trong chương trình Tiếng thơ mùng 1 Tết (25/01)

Với Đảng niềm tin

Với Đảng niềm tin 21/1/2020

Đã 90 mùa xuân kể từ khi Đảng ra đời. Trong 90 mùa xuân ấy, dân tộc ta trải qua bao vinh quang và thăng trầm, luôn có vai trò của Đảng bền bỉ, tận tụy, sát cánh cùng nhân dân. Và nhân dân cũng luôn bên Đảng, hưởng ứng, thực hiện mọi nhiệm vụ Đảng giao. Niềm tin. Chính là niềm tin của Nhân dân giống như cây quyền trượng trao cho Đảng. Và Đảng phải nỗ lực không ngừng để không phụ niềm tin ấy (Tiếng thơ giao thừa Canh Tý)

Năm mới, mùa xuân và tình yêu

Năm mới, mùa xuân và tình yêu 21/1/2020

Tết cổ truyền luôn đi cùng với sự sum họp, đoàn tụ gia đình. Song trong ngày Tết cũng không tránh khỏi những cuộc chia tay. Ở khoảnh khắc đó, thơ bước vào. Dường như người viết chỉ cần ghi lại những cảm xúc, những ảnh hình đang chạy qua trước mắt để thành thơ…(Tiếng thơ 01/02/2020)

Đa nghĩa thơ Bằng Việt

Đa nghĩa thơ Bằng Việt 12/1/2020

Có những bài thơ đi qua thời gian nhưng vẫn không bị cũ mà ngược lại được chứng thực, thậm chí được cấp thêm những lớp nghĩa mới. “Bánh chưng bánh dày” của nhà thơ Bằng Việt là một sáng tác như thế. Bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách thơ Bằng Việt với chiều sâu triết lý, ưa ngẫm ngợi của một trí thức luôn nhạy cảm trước thời cuộc… (Tiếng thơ 15/01/2020)

Hồi hộp cùng ngày lạ

Hồi hộp cùng ngày lạ 6/1/2020

“Ngày lạ” là tập thơ đầu tay của Bùi Việt Phương, cây bút sinh năm năm 1980 tại Sơn La, hiện là Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Hòa Bình. Trước đó, anh đã có thơ và truyện ngắn in chung trong các tuyển tập và một tập truyện viết cho thiếu nhi. Với “Ngày lạ” (NXB Hội nhà văn - 2019), đó là những khoảnh khắc nhận chân bản thể mình, thấy mình được soi chiếu bởi một thứ ánh sáng khác...(Tiếng thơ 04/01/2020)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya