Trường ca “Những đám mây ký ức”27/12/2019

Với nhà thơ Lê Mạnh Tuấn, niềm giăng mắc thường trực trong ông chính là số phận đồng đội một thời chiến trường K những năm 70 của thế kỉ trước. Ông viết với cảm xúc đặc biệt, viết bởi không thể không viết, viết để góp thêm một tiếng nói một góc nhìn về cuộc chiến tranh dẫu đã đi qua 40 năm… (Tiếng thơ 01/01/2020)

Day dứt mối tình thời hoa đỏ

Day dứt mối tình thời hoa đỏ 26/12/2019

Bài thơ “Thời hoa đỏ” của nhà thơ Thanh Tùng mang nhiều yếu tố tự bạch. Dường như tác giả cởi hết lòng mình, trút hết những dồn nén qua bao ngày tháng, để giãi bày cùng em, giãi bày và thanh minh với chính mình. Từng câu thơ như từng cánh hoa đỏ, và tụ lại cả một vùng hoa đỏ, một miền hoa đỏ. Màu đỏ của thời gian, của tâm thức, của quá khứ, và quá khứ ấy vẫn bùng lên trong hiện tại cũng như còn khắc khoải mãi trong tương lai… (Tiếng thơ 25/12/2019)

Có một con đường của thơ ca

Có một con đường của thơ ca 20/12/2019

Quốc lộ 7 là tuyến giao thông quan trọng của Nghệ An, dài hơn 200 km tính từ thị trấn huyện Diễn Châu đến cửa khẩu Nậm Cắn huyện Kỳ Sơn. Đây còn là tuyến giao thông liên quốc gia, nối Việt Nam với Lào ở cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn và chạy về Xiêng Khoảng. Trong những năm đất nước ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, từ con đường này, bộ đội tình nguyện Việt Nam đã sang giúp đỡ quân đội Pathet Lào, góp phần giải phóng cánh đồng Chum – Xiêng Khoảng. Đường 7 là con đường của tình hữu nghị và khát vọng hòa bình, con đường của thơ ca… (Tiếng thơ 22/12/2019)

Imadaddin Nasimi  - Người nổi loạn vĩ đại của dân tộc Azerbaijan

Imadaddin Nasimi - Người nổi loạn vĩ đại của dân tộc Azerbaijan 11/12/2019

Imadaddin Nasimi, nhà thơ lớn của đất nước Azerbaijan, sinh năm 1369, mất năm 1417. Ông có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của tư tưởng văn học và nghệ thuật Azerbaijan. Những di sản tinh thần ông để lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà nổi bật là tình yêu thương và tôn vinh con người với những giá trị cao cả, đẹp đẽ và nhân văn. Tại hội thảo kỉ niệm 650 năm sinh nhà thơ Nasami do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam tổ chức, chân dung nhà thơ từng được mệnh danh là “Người nổi loạn vĩ đại của dân tộc Azerbaijan” được hiện lên qua những nét phác thảo của các dịch giả, các nhà nghiên cứu… (Tiếng thơ 11/12/2019)

Nhà thơ Trần Nhương:

Nhà thơ Trần Nhương: "Cuộc chiến đã kéo chúng ta đi..." 5/12/2019

Gắn bó với nghề báo, say mê thơ ca hội họa, nhà thơ Trần Nhương có cơ hội được đi nhiều nơi, trải nghiệm nhiều vùng đất. Song những gì thuộc về ký ức bên đồng đội những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước luôn là khoảng thời gian – không gian vô cùng thiêng liêng máu thịt, đưa ông trở lại với thời thanh niên mộng mơ, sôi nổi, dẫu đầy gian khó mà cũng đầy khát vọng. BTV Tiếng thơ có cuộc trò chuyện cùng ông nhân dịp ông cũng đồng đội thăm lại chiến trường Lào...(Tiếng thơ 07/12/2019)

Nhà thơ Phạm Quốc Ca với “Cơn mưa mạ vàng”

Nhà thơ Phạm Quốc Ca với “Cơn mưa mạ vàng” 27/11/2019

Quê Diễn Châu – Nghệ An, nhiều năm giảng dạy ở Đại học Đà Lạt, làm thơ và gắn bó với vùng đất cao nguyên xinh đẹp này. Đó là đôi nét về nhà thơ Phạm Quốc Ca. "Cơn mưa mạ vàng" (Tuyển thơ từ 1970 đến 2017) là tập thơ thứ 6, tập hợp những sáng tác chọn lọc cùng những bản dịch thơ của ông. Có thể coi “Cơn mưa mạ vàng” là một trạm nghỉ để nhìn lại quãng đường gắn bó với thơ của nhà thơ – nhà giáo Phạm Quốc Ca (Tiếng thơ 27/11/2019)

Nhà thơ Trần Quang Quý từ Nguồn mà đi

Nhà thơ Trần Quang Quý từ Nguồn mà đi 22/11/2019

Ở tập thơ “Nguồn” mới xuất bản, nhà thơ Trần Quang Quý có lời đề từ: "Nguồn cội là dòng chảy văn hóa của sông Đà - Núi Tản huyền ảo, uy linh luôn là nơi chốn đi về trong tâm thức tôi". Trong cuộc đời mỗi con người, quê hương là chặng đầu và chặng cuối hành trình. Trải qua những đốn ngộ, những cuộc kiếm tìm dữ dội, con người ta sẽ bằng an trở về nguồn. Thơ sẽ ra đời ở những khoảnh khắc tìm kiếm và đốn ngộ ấy… (Tiếng thơ 23/11/2019)

Khát vọng trở về trong tập thơ “Một tiếng gọi”

Khát vọng trở về trong tập thơ “Một tiếng gọi” 11/11/2019

Từ “Ngọn lửa đầu tiên” (1999), trải qua “Lá thay mùa” (2008), đến năm nay, nhà thơ Thiên Sơn cho ra mắt tập thơ thứ ba “Một tiếng gọi”. Khoảng cách từ tập thơ đầu tay đến tập thơ này là 20 năm. “Một tiếng gọi” giống như sự giải phóng một phần năng lượng nghệ thuật mà khi viết truyện ngắn, tiểu thuyết hay phê bình… tác giả không thể chuyển tải hết. Nói cách khác, những rung động thơ tựa làn hơi mỏng manh quyến rũ đòi hỏi người viết phải thu lọc lại và chưng cất riêng, đợi ngày tỏa hương… (Tiếng thơ 09/11/2019)

Khói và thơ

Khói và thơ 31/10/2019

Những ngày Hà Nội ô nhiễm khói bụi, nhiều người dồn hỏi lý do về phía những ngọn khói đốt đồng từ ngoại thành tràn vào. Có thể, khói đốt đồng quá đậm đặc theo chiều gió bay vào nội thành, quẩn quanh những vòng xe, những tòa cao ốc, hút mất một phần ô-xy nơi đô thị vốn đã nóng giãy vì bê tông, vì khí thải nhà kính. Nhưng đổ hết nguyên nhân cho khói đốt đồng, e rằng oan uổng. Những làn khói đó có quyền chất vấn chúng ta, rằng chúng ta đang ứng xử với thiên nhiên như thế nào, chúng ta đã bỏ quên quá khứ thế nào, với mái tranh rơm rạ và bếp lửa nồng thơm…(Tiếng thơ 30/10/2019)

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng dưới bóng cây chu đồng

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng dưới bóng cây chu đồng 24/10/2019

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng hiện sống và viết ở Hòa Bình, tác giả của 6 tập thơ mang đậm hồn cốt xứ Mường. Bám vào nguồn cội, làm tươi mới những giá trị thuộc bản sắc dân tộc là ý thức thường trực trong nhà thơ Đinh Đăng Lượng, thể hiện trong cuộc sống và sáng tác… (Tiếng thơ 26/10/2019)

Thơ trẻ và truyền thông thơ

Thơ trẻ và truyền thông thơ 15/10/2019

Tự sáng tác, tự xin giấy phép xuất bản, có sách rồi lại lên kế hoạch truyền thông để đưa tác phẩm đến với công chúng – đó là một chặng đường đã trở nên quen thuộc với người làm thơ hôm nay, đầy hứng thú song cũng không ít mệt nhọc và tốn kém. Từ câu chuyện về giới thiệu, truyền thông trong thơ, cho thấy người làm thơ, đặc biệt các cây bút trẻ rất cần sự quan tâm giúp đỡ từ các hội nghề nghiệp, để những nỗ lực sáng tạo không bị bỏ quên (Tiếng thơ 16/10/2019)

Trang thơ Những người mẹ Tổ quốc

Trang thơ Những người mẹ Tổ quốc 11/10/2019

Đất nước này, non sông tươi đẹp này thấm máu đào của bao anh hùng liệt sỹ, thấm nước mắt và cả máu của bao người mẹ. Khi cách mạng còn non trẻ, chính là tấm lòng người mẹ đã bao dung, nuôi dưỡng, chở che những cán bộ Việt minh hoạt động bí mật. Khi kháng chiến thành công, chính là mẹ nén dòng nước mắt, đón đồng đội của con như thể chính con trở về… (Tiếng thơ 12/10/2019)

30 năm quân tình nguyện Việt Nam:

30 năm quân tình nguyện Việt Nam: "Đất bên ngoài Tổ quốc" 26/9/2019

“Đi qua mùa khô vừa hết tuổi con trai/chúng tôi thật sự trở thành người lính/chúng tôi sống những tháng năm không hề yên tĩnh/trái tim còn nóng ran hơi thở của rừng” (Lê Minh Quốc). 30 năm sau ngày hoàn thành nhiệm vụ, những người lính tình nguyện năm xưa đã đi qua thời tuổi trẻ. Thẳm sâu bên trong họ vẫn thực hiện những nhiệm vụ mà nội tâm thúc giục, sống trách nhiệm với cuộc đời, với đồng đội, người thân. Và kí ức nơi miền đất khô khát vẫn khiến họ trở mình trong những giấc mơ… (Tiếng thơ 28/09/2019)

Những khuynh hướng sáng tác thơ Hà Nội đương đại

Những khuynh hướng sáng tác thơ Hà Nội đương đại 25/9/2019

Buổi sinh hoạt thường kỳ của Hội nhà văn Hà Nội với chủ đề “Những khuynh hướng sáng tác thơ Hà Nội đương đại” có vẻ hơi rộng, hơi quá sức so với khuôn khổ một tọa đàm, song đã xới lên được nhiều nội dung của thơ hôm nay gắn với những xu hướng, quan niệm sáng tác, không chỉ trong không gian Hà Nội mà phần nào đó là các xu hướng sáng tác của thơ ca cả nước nói chung...(Tiếng thơ 25/09/2019)

"Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc" 19/9/2019

“Cái gì cũng có một thời/ Bao nhiêu máu chảy trong lời vua ban/ Cái gì rồi cũng tiêu tan/ Bao nhiêu xương trắng nằm oan dưới mồ”... Đó là những câu thơ mở đầu bài “Hư vô” của nhà thơ Nguyễn Quang Huy. Biết là thế, nhưng vì mỗi sáng thức dậy, thời gian mở ra phía trước, ta có muốn cũng không thể quay lại phía sau, nên cái mà ta có thể định vị được chính là hiện tại. Thế nên, nắm bắt và trân quý từng phút giây đang thở đang sống là thái độ tích cực nhất… (Tiếng thơ 21/09/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya