Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh: “Ta năm mươi ngồi viết thơ buồn" 30/8/2024

Nhà thơ Nguyễn Tiến Thanh sinh năm 1968, nổi tiếng trong giới sinh viên Hà Nội khi anh là gương mặt thơ nổi bật của phong trào thơ sinh viên Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Nhiều bài thơ của Nguyễn Tiến Thanh viết trong khoảng thời gian này hiện vẫn có người thuộc nằm lòng. Hơn 20 năm làm công tác quản lý tại cơ quan báo chí, mới đây, nhà thơ chuyển qua sang mảng xuất bản sách. Nguyễn Tiến Thanh đã xuất bản hai tập thơ “Chiều không tên như vết mực giữa đời” và “Loạn bút hành” cùng với tiểu luận mang tên “Thời của tạp chí”. 39 bài thơ trong tập “Viễn ca” của Nguyễn Tiến Thanh thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ về cuộc sống, tình yêu khi bước vào tuổi trung niên. Tập thơ này vẫn phảng phất chất lãng mạn, trữ tình trong thơ Nguyễn Tiến Thanh một thời, mặt khác, đầy ắp những suy tư, triết lý qua chiêm nghiệm và thẩm thấu được từ những chặng đời đã qua. BTV Tiếng thơ đã có những ghi nhận về tập thơ “Viễn ca” với nỗi niềm Nguyễn Tiến Thanh: “Ta năm mươi ngồi viết thơ buồn”:

Vườn trong thi ca Việt

Vườn trong thi ca Việt 21/8/2024

Rất nhiều người trong số chúng ta đều lớn lên từ một vùng quê. Khi đi xa và nhớ về quê hương của mình, ngoài nỗi nhớ những người thân yêu, ta còn nhớ cả những không gian quen thuộc của quê hương. Không gian ấy có thể là giếng nước gốc đa sân đình như ca dao vẫn thường nhắc, hoặc cũng có thể là cánh đồng, ngôi chùa, nhà thờ, rặng tre, bờ ao, con đường làng…Nhưng có một không gian nhỏ nhắn hơn, liền kề với ngôi nhà ta ở mỗi ngày, nơi có thể cất giữ giùm ta đầy ắp những kỷ niệm ấu thơ, đó chính là mảnh vườn thân thuộc. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Vườn trong thi ca Việt.

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim:

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim: "Giữa hoang vu nhặt một giọt trầm" 19/8/2024

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim sinh năm 1981 tại Đô Lương (Nghệ An), hiện công tác tại Cục Truyền thông Công an nhân dân, ra mắt tập thơ đầu tay năm 20 tuổi. Chị từng được trao giải thưởng thơ Tiền phong, tạp chí Văn nghệ quân đội, giải thưởng Hồ Xuân Hương - Nghệ An... Ngoài sáng tác thơ, Trần Hoàng Thiên Kim còn là tác giả của nhiều tập ký chân dung và sách chuyên khảo. Tập thơ thứ 4 của chị vừa phát hành năm ngoái, vẫn là những ánh nhìn sâu thẳm và cảm xúc mê mải với quá khứ và nhịp sống hôm nay. Chị giãi bày cùng Tiếng thơ về những cảm hứng sáng tác, gần đây nhất thể hiện trong tập thơ “Mộng uyên ương”.

Nhà thơ Trần Đức Tín:

Nhà thơ Trần Đức Tín: "Tôi Cà Mau bốn bề nước mặn" 12/8/2024

Trần Đức Tín còn có bút danh Khét, sinh năm 1989 tại Khánh Hội, U Minh, Cà Mau. Anh đã xuất bản 3 tập thơ riêng, nhận các giải thưởng văn học: Giải Khuyến khích cuộc thi thơ Lục bát trên tập san Áo Trắng, NXB Trẻ 2019; Giải Nhì cuộc thi Thơ Đồng bằng Sông Cửu Long lần VI năm 2020; Giải Khuyến khích cuộc thi Thơ báo Văn Nghệ 2019 – 2020; Giải Nhà văn Trẻ – Hội Nhà văn TPHCM 2021 với tập thơ Ở đậu trong nhau; Giải Tác giả Trẻ – Hội Nhà văn Việt Nam 2022 với tập thơ Chín nhánh da vàng. Năm 2023, biến cố ập tới với Trần Đức Tín khi anh không may bị tai nạn, phải điều trị một thời gian dài trong bệnh viện. May thay, sự chăm sóc của gia đình và tấm lòng của bè bạn văn chương đã tiếp thêm niềm tin, nghị lực để nhà thơ “tôi cà mau bốn bề nước mặn” hồi phục sức khỏe. Rất nhiều bài thơ đã được anh viết trên giường bệnh trong những ngày phải chống chọi với những cơn đau.

Nguyên Sa – Năm ngón tay có bốn mùa trái đất.

Nguyên Sa – Năm ngón tay có bốn mùa trái đất. 7/8/2024

Cứ mỗi khi Hà Nội vào thu, thì một trong những nhà thơ khiến tôi nhớ đến đầu tiên chính là Nguyên Sa bởi ông có rất nhiều những câu thơ tình say đắm in dấu trong ký ức bao thế hệ bạn đọc: Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm/ Chả biết tay ai làm lá sen, Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn/ Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh, Hãy gửi nhau từng hơi thở mùa thu/Có gió heo may và nắng vàng rất nhẹ. Nguyên Sa sinh ra và lớn lên ở đất Bắc nhưng lại lập nghiệp trong Nam và trở thành một gương mặt thơ đặc sắc của Sài Gòn trước 1975, lập kỷ lục đặc biệt với tập thơ đầu tay được tái bản đến 7 lần trong một thời gian ngắn. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Nguyên Sa – Năm ngón tay có bốn mùa trái đất.

Hoàng Cát – Cây táo mãi nở hoa

Hoàng Cát – Cây táo mãi nở hoa 24/7/2024

Hàng năm, cứ đến dịp Ngày thương binh liệt sĩ, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng những xúc động khôn nguôi về bao thế hệ cha anh đã đổ xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc. Trong những người chiến sĩ băng mình vào mặt trận ấy có không ít những người cầm bút. Có thể kể đến rất nhiều tên tuổi văn chương đã ngã xuống trong hai cuộc kháng chiến như: Thôi Hữu, Trần Mai Ninh, Thâm Tâm, Nam Cao, Hoàng Lộc, Nguyễn Mỹ, Lê Anh Xuân…. Và cũng có không ít những nhà thơ, nhà văn được trở về với cuộc sống thời bình nhưng cơ thể mang đầy thương tích. Thế nhưng họ vẫn miệt mài sáng tạo, lao động nghệ thuật để dâng tặng biết bao tác phẩm có giá trị cho cuộc đời. Hoàng Cát chính là một trong những nhà thơ như thế. Thay cho nén tâm nhang tưởng nhớ nhà thơ Hoàng Cát vừa tạ thế ngày 01/07 vừa qua, chương trình Đôi bạn Văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi: Hoàng Cát – Cây táo mãi nở hoa

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người ở mãi trong lòng nhân dân

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Người ở mãi trong lòng nhân dân 20/7/2024

Những ngày gần đây, sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã và đang gây xúc động, tiếc thương cho đồng bào cả nước. Nỗi đồng cảm này lan toả tới Chính phủ, nhân dân nhiều nước, lãnh thổ và kiều bào ta ở nước ngoài. Tấm gương đạo đức và những cống hiến của Tổng bí thư đối với đất nước đã lay động trái tim và ngòi bút nhiều tác giả.

Hàm Anh – Con chim trú mưa ngậm giọt nước mắt bay đi

Hàm Anh – Con chim trú mưa ngậm giọt nước mắt bay đi 10/7/2024

Hàm Anh thuộc thế hệ nhà văn cuối cùng được cử sang Liên Xô học trường Viết văn Goocki năm 1989. Chị từng đoạt giải Nhì (không có giải Nhất) về dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam và tuần báo Văn nghệ năm 1994 với những bài thơ của nữ sĩ Nga Anna Akhmatova. Cho tới nay, Hàm Anh đã xuất bản 2 tập thơ: Màu tự nhiên (2008) và Gọi tháng ba (2016). Với gần 100 bài thơ qua hai tập đã xuất bản, Hàm Anh đã tạo ra một giọng điệu riêng, một hơi thở riêng không giống với bất kỳ ai. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Hàm Anh với tên gọi: Hàm Anh – Con chim trú mưa ngậm giọt nước mắt bay đi

"Đêm hoa vàng" của Bình Nguyên Trang: Còn tình yêu kia còn đó chân trời 5/7/2024

Có những ám ảnh thi tứ gắn với một nhà thơ, một tác giả mà thời gian không thể xóa nhòa. Với bạn đọc, người yêu thơ lứa 7x, 8x từng say mê những tờ báo tuổi hoa một thời như Hoa học trò, Mực tím, Bình Nguyên Trang là một cái tên khó quên. Mẹ, tháng Ba, hoa gạo hay màu hoa vàng… là những hình ảnh đã trở thành biểu tượng thơ của Bình Nguyên Trang thuở ấy. Mới đây, nữ nhà thơ quê thành Nam ra mắt độc giả, công chúng yêu thơ tập thơ mới với nhan đề “Đêm hoa vàng”. Vẫn là những “Bài thơ dở dang hai chữ một mình”... Là “Mùa đã mới mà nỗi buồn vẫn cũ/ Lòng tan hoang như ô cửa gió lùa”

Hải Thanh – Lời một người quê

Hải Thanh – Lời một người quê 26/6/2024

Làng quê tự bao đời đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ thi sĩ. Từ văn học trung đại cho đến văn học hiện đại, chúng ta có thể gọi ra vô vàn những tác giả, những bài thơ, câu thơ hay về làng quê Việt Nam. Làng quê bao giờ cũng đẹp nhưng ở mỗi thời lại có thêm một câu chuyện riêng. Câu chuyện riêng ấy gắn với những đổi thay của xã hội, lịch sử đồng thời in dấu tâm trạng của con người. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành cuộc trò chuyện về chân dung một nhà thơ đương đại có rất nhiều bài thơ đau đáu một niểm quê. Đó là nhà thơ Hải Thanh, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc. Chương trình của chúng tôi hôm nay có tên gọi: Hải Thanh – Lời một người quê

Cõi sen và những vần điệu

Cõi sen và những vần điệu 26/6/2024

Hoa sen trong Phật giáo là biểu tượng của sự thanh tịnh, thuần khiết, nhắc nhở về giác ngộ của chúng sinh. Ý niệm ấy phảng phất trong nhiều sáng tác thơ ca. Mỗi sắc thái, dáng nét của sen đều gợi cảm xúc, những liên tưởng tế vi, đầy trắc ẩn.

Trương Xuân Thiên và cuộc trở về cùng lục bát

Trương Xuân Thiên và cuộc trở về cùng lục bát 13/6/2024

Nhìn vào thơ Việt đương đại, chúng ta có thể thấy đa số các tác giả trẻ thường lựa chọn hình thức tự do cho mỗi bài thơ của mình. Thế nhưng cũng có không ít người vẫn say đắm, mặn mà, tìm về các thể thơ truyền thống và gặt hái được không ít thành tựu. Trương Xuân Thiên (sinh năm 1979) là một trong những gương mặt như vậy. Sau hai tập thơ đầu: Tư duy S (NXB Văn học 2005) và Homo Sapiens Người tinh khôn (NXB Văn học 2009), Trương Xuân Thiên đã tìm về thể lục bát với sự ra mắt hai tập thơ: Áo hồ ly (NXB Văn học, 2017) và Lục bát tình nhân (NXB Thanh Hóa, 2021). Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Trương Xuân Thiên với tên gọi: Trương Xuân Thiên và cuộc trở về cùng lục bát.

NSND Hoàng Cúc trò chuyện cuộc đời bằng thơ

NSND Hoàng Cúc trò chuyện cuộc đời bằng thơ 10/6/2024

Trong thời khắc khó khăn trong cuộc đời, nhiều người đã tìm đến những vần thơ để giãi bày. Lý do thường thật giản đơn bởi thơ là giấc mơ, là khát vọng từ những ngày rất xa. Khi cảm xúc cho trang thơ bỗng nhiên một ngày chợt đến, họ đón nhận và viết như lẽ thường tình. NSND Hoàng Cúc là một người như thế. Mới đây, bà bất ngờ ra mắt một trường ca mang tên “Cúc” trải lòng cùng độc giả bao suy tư, ký ức cuộc đời.

Rừng trong văn chương Việt

Rừng trong văn chương Việt 29/5/2024

Rừng là một trong những nguổn tài nguyên vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Chúng ta từng tự hào là đất nước có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, diện tích rừng xếp thứ 45 trên tổng số 193 quốc gia được khảo sát, theo số liệu của tổ chức World Factbook công bố năm 2011. Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/3 hàng năm làm Ngày Quốc tế về rừng. Còn ở nước ta, bắt đầu từ năm 1995, ngày 28/11 được chọn là Ngày Lâm nghiệp Việt Nam. Rừng cũng đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho bao tác phẩm văn học nghệ thuật trong suốt tiến trình văn học sử. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài TNVN lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi Rừng trong văn chương Việt để gửi tới các quý vị thính giả.

Nhà thơ Hoàng Đình Quang và những trang thơ của người cha

Nhà thơ Hoàng Đình Quang và những trang thơ của người cha "gà trống nuôi con" 27/5/2024

Là một người lính từng đi qua chiến tranh, trở về đời thường với công việc sáng tác văn chương, báo chí và xuất bản, cuộc đời nhà thơ Hoàng Đình Quang có biết bao vui buồn, kỷ niệm. Cách đây hơn 10 năm, trước ngưỡng tuổi 60, người bạn đời của ông không may mất đi, để lại một khoảng trống mênh mang và nỗi buồn, nỗi nhớ khôn nguôi.Nhiều năm sau khi mất người bạn đời, nhà thơ Hoàng Đình Quang vẫn rưng rưng xúc động khi đọc lại những sáng tác viết để tưởng nhớ bà.Trong hoàn cảnh “gà trống nuôi con”, qua những trang thơ Hoàng Đình Quang, người đọc, người nghe cảm nhận được nhịp tim khắc khoải, tấm lòng trắc ẩn của người cha tự nhận mình “nông nổi, lại cỗi cằn yêu thương”

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ