Hữu Thỉnh – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình 11/10/2023

Trong những ngày cuối tháng 9 vừa qua, Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hải Phòng và thành công tốt đẹp. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn Văn chương của Ban VHNT (VOV6), Đài TNVN xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ lão thành Hữu Thỉnh, người đã có nhiều đóng góp, cống hiến ở sự nghiệp văn học cũng như đóng góp cho sự phát triển của Hội Nhà Văn VN. Chương trình hôm nay có nhan đề: Hữu Thỉnh – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình.

Biên độ thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành qua hai tập thơ mới

Biên độ thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành qua hai tập thơ mới 6/10/2023

Sáng tác thơ trong dòng chảy cuộc sống bộn bề thật không mấy dễ dàng. Vậy mà mới đây nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành đã ra mắt cùng lúc tới hai tập thơ. Tập thơ “Đồng sen tàn” gồm 108 bài lục bát, và tập thơ “Mẹ” tuyển lọc 36 bài lục bát viết về người Mẹ nhân gian. Trước đó nhà thơ sinh năm 1964, người Hà Nội, tốt nghiệp khóa 5 Trường Đại học Viết văn Nguyễn Du đã ra mắt 8 tập sách, cả thơ và văn xuôi.

Trương Đăng Dung – Nghe tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi

Trương Đăng Dung – Nghe tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi 27/9/2023

Cho đến nay, Trương Đăng Dung có thể nói vẫn là một cái tên gây ngỡ ngàng với nhiều bạn yêu thơ. Có thể nói như vậy vì đông đảo giới văn chương biết đến ông đầu tiên với tư cách một PGS.TS ở Viện Văn học, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu đã công bố. Cho dù Trương Đăng Dung đã có những bài thơ đầu tiên đăng báo Văn nghệ từ năm 1978, nhưng phải bẵng đi đến gần một phần tư thế kỷ, ông mới lại công bố thơ trên Tạp chí sông Hương vào năm 2002. Cho đến năm 2011, khi sắp chạm ngưỡng 60 tuổi, Trương Đăng Dung mới in tập thơ đầu tiên mang tên Những kỷ niệm tưởng tượng. Nhưng tập thơ ngay lập tức đã gây tiếng vang lớn, được giới nghiên cứu, giới sáng tác cũng như nhiều bạn đọc văn chương đặc biệt quan tâm. Tập thơ dành Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội trong năm, được tái bản trong nước năm 2014, được dịch và xuất bản ở Hungary năm 2018. Không hề vội vàng, lại cho tới gần 10 năm sau Trương Đăng Dung mới công bố tập thơ thứ 2 mang tên Em là nơi anh tị nạn (NXB Văn học 2020) với nhiều tác phẩm thấm đẫm hơi thở đương đại. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) hôm nay xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trương Đăng Dung – Nghe tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi.

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý

Hình tượng vầng trăng trong những vần thơ cuối của nhà thơ Trần Quang Quý 22/9/2023

Vầng trăng – một biểu tượng thiên nhiên muôn đời cũng là một ám ảnh trong thơ Trần Quang Quý. Trong ba tập thơ mới ra mắt của thi sĩ quá cố, trăng trở đi trở lại, vừa là ký ức, vừa là soi rọi của hiện tại cuộc đời.

Trần Đăng Khoa – Phía sau những khoảng trời

Trần Đăng Khoa – Phía sau những khoảng trời 13/9/2023

Nhìn lại thế hệ những cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, không thể quên gương mặt thơ độc đáo Trần Đăng Khoa, người được coi là thần đồng của làng thơ Việt với những bài thơ đầu tiên được đăng báo khi Trần Đăng Khoa mới 8 tuổi. Tập thơ Góc sân và khoảng trời được tái bản liên tiếp suốt mấy chục năm qua để đến với hàng triệu bạn đọc trên cả nước. Kể từ 1975, Trần Đăng Khoa nhập ngũ và có thêm nhiều sáng tác mới, mang dấu ấn của một thời kỳ trưởng thành. Trong quá trình công tác, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã có thời gian 7 năm làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, lần lượt giữ các chức vụ: Trưởng Ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ phát thanh có hình VOVTV, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy. Ông đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của các chương trình Văn học nghệ thuật trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Trong những ngày tháng 9 này, cũng là tháng có ngày kỷ niệm thành lập Đài, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Trần Đăng Khoa với tên gọi: Trần Đăng Khoa – Phía sau những khoảng trời

"Dần sáng": Một thi điệu đẹp 13/9/2023

Những câu thơ tượng hình từ hình ảnh ký ức tuổi thơ luôn có một sức lay động riêng. Còn nhớ trong cuộc thi thơ kéo dài hai năm 2019 đến năm 2020 trên báo Văn Nghệ, chùm thơ đoạt giải Ba của tác giả Nguyễn Thị Kim Nhung rất giản dị nhưng lại gieo vào lòng độc giả nhiều dư vị. Trong đó, bài thơ có nhan đề “Dần sáng” được tác giả tự nhận là sáng tác ưng ý nhất của chị.

NSND Lê Huy Quang và thôi thúc một đời thơ

NSND Lê Huy Quang và thôi thúc một đời thơ "Phải khác" 25/8/2023

80 năm cuộc đời, NSND Lê Huy Quang không ngừng sáng tạo ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Trong thơ ca, ông luôn quyết liệt đổi mới. Thơ Lê Huy Quang là kết tinh của tài năng và trí tuệ, chân thành và say đắm. Còn nhớ năm 2009, ở tuổi 65, nhà thơ Lê Huy Quang in tập “Phải khác” gồm 108 bài thơ được làm trong khoảng thời gian 40 năm, từ năm 1968 đến năm 2008. “Phải khác” cũng là tâm niệm trong cuộc đời sáng tạo của Lê Huy Quang.Luôn tự thôi thúc bản thân mình phải khác, phải đổi mới, cội nguồn sáng tạo trong thơ Lê Huy Quang vẫn là những rung động trước tình yêu, tình đời, tình mẹ. Trong những tứ thơ, những câu từ có vẻ khác biệt vẫn run rẩy bao xúc cảm đời thường.

Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi

Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi 24/8/2023

Lưu Quang Vũ viết những bài thơ đầu tiên khi mới 16 tuổi, năm 21 tuổi đã có tập thơ Hương cây – Bếp lửa in chung cùng nhà thơ Bằng Việt. Tài năng thơ của ông tiếp tục nở rộ sau đó nhưng phải cho đến sau khi ông mất, các tập thơ như Mây trắng của đời tôi (1989) và Bầy ong trong đêm sâu (1993) mới được công bố. Riêng ở lĩnh vực kịch nói, cho đến nay, Lưu Quang Vũ vẫn được coi là một đỉnh cao chưa ai có thể vượt qua khi chỉ trong vòng khoảng 10 năm, ông đã viết tới 50 kịch bản sân khấu, gây tiếng vang mạnh mẽ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày ông đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Lưu Quang Vũ – Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi.

“Ngoài mây trời đầy trống vắng”: Những nhỏ nhoi tráng lệ

“Ngoài mây trời đầy trống vắng”: Những nhỏ nhoi tráng lệ 14/8/2023

Nhà thơ Đoàn Văn Mật sinh năm 1980 tại Nam Định. Anh để lại nhiều dấu ấn trong thi đàn với các tập thơ, trường ca như “Giữa hai chiều thời gian”, “Bóng người trước mặt”, “Sóng trầm biển dựng”. Vừa qua, anh ra mắt tập thơ “Ngoài mây trời đầy trống vắng” sau thời gian dài ấp ủ. Sau đây, mời các bạn cùng gặp gỡ nhà thơ gốc Nam Định để cùng cảm nhận về tập thơ mới nhất của anh:

Lục bát Trần Thắng

Lục bát Trần Thắng 11/8/2023

Trong giới văn nghệ sĩ nước ta xưa nay, có nhiều người vừa là họa sĩ vừa viết văn, làm thơ. Và dường như có một mối tương giao đặc biệt giữa hai loại hình nghệ thuật này mà sáng tác của họ: kể cả tranh vẽ và thơ, văn đều có những đường nét khó trộn lẫn. Họa sĩ Trần Thắng là tác giả của tập thơ “Dốc im lặng” với 55 bài thơ và 32 phụ bản tranh ra mắt độc giả mới đây. Trần Thắng sinh năm 1971, quê ở Nam Định. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, là họa sĩ của Báo Ảnh Dân tộc Miền Núi (Thông tấn xã Việt Nam). Trước “Dốc im lặng”, những sáng tác đã xuất bản của Trần Thắng có thể kể đến tập thơ “Kẻ Bắc người Nam”, các tập thơ in chung với thành viên Quán Chiêu Văn, tập “Ngày qua còn mãi”.

Mây trong thơ Việt

Mây trong thơ Việt 9/8/2023

Trong cuộc đời mỗi chúng ta, có lẽ ai cũng đã từng đôi lần ngắm mây. Có làn mây trôi ngang ta buổi sớm, có áng mây như dừng lại lúc trời chiều. Có đám mây bồng bềnh phiêu lãng trên trời cao, có bóng mây in dưới làn nước hồ sâu thẳm. Vừa là một vẻ đẹp của thiên nhiên, con người nhiều khi cũng mượn mây để gửi gắm, ký thác những tình cảm của lòng mình. Thế nên bao đời qua, mây đã trở thành nguồn cảm hứng lớn của văn chương nghệ thuật, trong đó có thi ca. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT (VOV6) lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với chủ đề: Mây trong thơ Việt

Câu chuyện của những chiếc lá

Câu chuyện của những chiếc lá 27/7/2023

Chương trình đêm nay, mời các bạn cùng thưởng thức chùm thơ về câu chuyện của những chiếc lá. Tiếp đó, mời các bạn gặp gỡ nhà thơ Lê Văn Lộc để nghe ông chia sẻ về thể loại thơ 5 câu. Phần cuối chương trình nhà thơ Vũ Thế Đường – Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc đọc và chia sẻ về hai sáng tác “Những lời mẹ răn” và “Nghe câu duyên phận”.

Lâm Thị Mỹ Dạ: Lá dịu dàng thăm thẳm của tôi ơi

Lâm Thị Mỹ Dạ: Lá dịu dàng thăm thẳm của tôi ơi 24/7/2023

Trong các nhà thơ nữ thuộc thế hệ kháng chiến chống Mỹ, người ta thường nhắc đến ba gương mặt trụ cột là Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Lâm Thị Mỹ Dạ. So với hai nhà thơ đàn chị đi trước, Lâm Thị Mỹ Dạ sớm có tác phẩm nổi tiếng khi mới 23 tuổi đã viết được bài thơ Khoảng trời hố bom, được trao giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1973. Bà tiếp tục có một hành trình bền bỉ trong những giai đoạn sau khi lần lượt cho ra mắt các tập thơ: Trái tim nỗi nhớ, Bài thơ không năm tháng, Hái tuổi em đầy tay, Mẹ và con, Đề tặng một giấc mơ, Hồn đầy hoa cúc dại; cùng nhiều tập truyện dành cho thiếu nhi. Lâm Thị Mỹ Dạ đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Ngày 6 tháng 7 vừa qua, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời tại nhà riêng ở TP HCM sau 14 năm chống chọi với căn bệnh Alzheimer. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện để tưởng nhớ bà với nhan đề: Lâm Thị Mỹ Dạ: Lá dịu dàng thăm thẳm của tôi ơi.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - Thơ là cái đẹp, mãi mãi như vậy 7/7/2023

Các bạn thân mến! Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18-9-1949 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trong sự nghiệp của mình bà không chỉ là một nhà thơ nổi tiếng được công chúng yêu mến với các thi phẩm như “Khoảng trời - hố bom”, “Chuyện cổ nước mình”, “Tin ở bàn tay”, “Bài thơ không năm tháng”…mà bà còn là một phóng viên, biên tập viên giàu nhiệt huyết của tạp chí Sông Hương, tỉnh Thừa- Thiên Huế. Ngày 06/07 vừa qua, bà qua đời ở tuổi 74 để lại nhiều tiếc thương với gia đình, bè bạn và công chúng yêu thơ. “Tiếng thơ” đêm nay xin được tưởng nhớ nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng bài thơ “Khoảng trời - hố bom”:

Nguyễn Ngọc Tư – Trên cánh đồng người bất tận

Nguyễn Ngọc Tư – Trên cánh đồng người bất tận 5/7/2023

Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, khi nhắc về những cây bút văn xuôi Nam Bộ, Nguyễn Ngọc Tư là một trong những tên tuổi nổi bật. Tính từ tập truyện ngắn đầu tay Ngọn đèn không tắt (NXB Trẻ, 2000), cho đến nay, Nguyễn Ngọc Tư đã cho ra mắt 28 tập tác phẩm bao gồm nhiều thể loại: truyện ngắn, tản văn, ký, tạp bút, truyện thiếu nhi, tiểu thuyết và thơ. Nguyễn Ngọc Tư đã nhận được nhiều giải thưởng, trong đó tiêu biểu phải kể đến Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2006 cho tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận, Giải Liberaturpreis 2018 do Hiệp hội Quảng bá văn học châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh tại Đức bình chọn. Năm 2019, Nguyễn Ngọc Tư lọt vào Top 50 người phụ nữ có ảnh hưởng nhất tại Việt Nam năm 2018 do tạp chí Forbes bình chọn. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung văn học của Nguyễn Ngọc Tư với tên gọi: Nguyễn Ngọc Tư – Trên cánh đồng người bất tận. Do thời lượng có hạn, chương trình lần này chỉ tập trung trao đổi, bàn luận về các tác phẩm truyện ngắn và tản văn của Nguyễn Ngọc Tư, phần tiểu thuyết và thơ của chị xin được hẹn thính giả vào một dịp khác

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu