Trịnh Bửu Hoài: Một hồn thơ dung chứa9/12/2022

Nhà thơ Trịnh Bửu Hoài, người vẫn được xem như sở hữu nhiều sách nhất miền Tây Nam Bộ mới đây qua đời ở tuổi 71. Sự ra đi của ông để lại nỗi luyến thương cho nhiều bạn thơ, người yêu thơ bởi Trịnh Bửu Hoài ngoài sáng tác lâu nay còn được quý mến bởi bản tính tài tử chân thành. Có thể nói tình yêu và tình quê là hai nguồn cảm hứng thường trực trong sáng tác của nhà thơ Trịnh Bửu Hoài. Trong cuộc đời cầm bút, tuy viết nhiều thể loại nhưng thơ luôn là một góc đặc biệt trong tâm hồn ông. “Tài tử Nam Bộ chân thành” Trịnh Bửu Hoài đã rời bỏ cõi đời, nhưng tấm lòng gắn bó với quê hương, bản quán thể hiện qua những sáng tác ông để lại mãi còn lưu nhớ trong lòng độc giả, công chúng.

Vũ Hữu Định và vòng nguyệt quế cho Pleiku

Vũ Hữu Định và vòng nguyệt quế cho Pleiku 7/12/2022

Nhìn lại nền văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20, có một khu vực rất quan trọng còn chưa được giới nghiên cứu phê bình tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng, đó là những cây bút ở miền Nam với các sáng tác trước 1975 và nối dài trong những thập niên sau đó. Có rất nhiều số phận cùng các câu chuyện bị chìm khuất sau tấm bụi mờ của thời gian mà nhà thơ Vũ Hữu Định là một trong những tên tuổi như vậy. Sinh thời, ông chưa kịp in một tập thơ nào vì gia cảnh quá khó khăn. Mãi đến năm 1996, tập thơ duy nhất của ông được sự góp sức chung tay của bạn bè văn nghệ mới được ra mắt độc giả với cái tên Còn một chút gì để nhớ, do NXB Trẻ ấn hành. Nhân dịp tròn 80 năm sinh của ông, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Vũ Hữu Định và vòng nguyệt quế cho Pleiku.

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên:

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên: "Im lặng đêm Hà Nội" 28/11/2022

Trời đã lập đông nhưng vẫn còn đó những dư vị của buổi tàn thu. Thời khắc dùng dằng giữa đôi mùa, khi ca khúc “Im lặng đêm Hà Nội” của nhạc sĩ Phú Quang, phổ thơ Phạm Thị Ngọc Liên ngân lên gợi nhớ trong nhiều người những cảm xúc lắng đọng. Và tác giả bài thơ – Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên trở về với hồi ức năm cũ.

Bằng Việt –  Đồng hành cùng tuổi trẻ, tình yêu

Bằng Việt – Đồng hành cùng tuổi trẻ, tình yêu 28/11/2022

Tính từ bài thơ được công bố đầu tiên là bài Qua Trường Sa năm 1961, nhà thơ Bằng Việt đã có hành trình hơn 60 năm cầm bút với một sự nghiệp văn học dày dặn, phong phú trên nhiều thể loại, trong đó đặc sắc nhất chính là thơ. Bằng Việt nằm trong lứa những nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ và tiếp tục có nhiều đóng góp quan trọng trong những giai đoạn sau, khi đất nước bước sang thời kỳ hòa bình. Từ thập niên 70 đến thập niên 90 của thế kỷ trước, Bằng Việt là một trong những nhà thơ được giới học sinh, sinh viên đặc biệt say mê, nâng niu nhiều thi phẩm của ông trong những trang sổ tay của mình. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Bằng Việt với tên gọi: Bằng Việt – Đồng hành cùng tuổi trẻ, tình yêu

Tiếng thơ của nhà thơ, nhà giáo Bùi Kim Anh

Tiếng thơ của nhà thơ, nhà giáo Bùi Kim Anh 14/11/2022

Ở tuổi 74, nhà thơ Bùi Kim Anh, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đã ra mắt công chúng, bạn đọc tổng cộng 12 tập thơ. Ấy là một đam mê, nỗ lực không ngưng nghỉ. Nhà thơ Bùi Kim Anh vốn là một cô giáo dạy Văn có tiếng ở Hà Nội. Mấy chục năm đã trôi qua, tiếng thơ của một nhà giáo vẫn còn đó với ánh nhìn tha thiết với cuộc đời.

Chu Hoạch – Thi sĩ Gió đầu ô

Chu Hoạch – Thi sĩ Gió đầu ô 3/11/2022

Nhắc về lứa những thi sĩ nổi danh trong thập niên cuôi cùng của thế kỷ 20 và thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, chúng ta không thể quên Chu Hoạch, một trong những gương mặt thơ độc đáo. Ngay từ khi những bài thơ đầu tiên xuất hiện, Chu Hoạch đã được ví như một làn gió mới với một giọng thơ phóng khoáng, lãng tử. Những khó khăn chật vật trong cuộc sống đời thường những năm tháng sau này như càng hun đúc thêm những phẩm chất đặc biệt trong thơ ông. Nhân dịp tròn 15 năm ngày mất của nhà thơ Chu Hoạch, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Chu Hoạch – Thi sĩ Gió đầu ô

Thơ Ngô Văn Phú: Còn đó những vụ mùa phong thu, bát ngát

Thơ Ngô Văn Phú: Còn đó những vụ mùa phong thu, bát ngát 28/10/2022

Một đời người, đời thơ lặng lẽ với nhiều nỗi niềm đã được nhà thơ Ngô Văn Phú thể hiện gần như trọn vẹn trong các sáng tác của ông. Qua cảm nhận thơ và những tư liệu ghi lại của BTV VOV6, mời các bạn cùng ngẫm nghĩ về “những vụ mùa phong thu, bát ngát” trong thơ Ngô Văn Phú:

Tạ Anh Thư – Những thanh âm đồng vọng

Tạ Anh Thư – Những thanh âm đồng vọng 19/10/2022

Trong khoảng 5 năm gần đây, Tạ Anh Thư là một trong những gương mặt thơ nữ phía Nam gây được ấn tượng với nhiều độc giả yên văn chương bởi một giọng điệu thơ trữ tình riêng biệt với những hình thức biểu hiện phong phú, từ các thể thơ truyền thống như lục bát, ngũ ngôn, bảy chữ cho đến thơ tự do, thơ văn xuôi. Đề tài thơ chị chủ yếu xoay quanh tình yêu, tuổi trẻ và những khoảnh khắc buồn vui trong thế giới tâm hồn của chính mình. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Tạ Anh Thư với tên gọi: Tạ Anh Thư – Những thanh âm đồng vọng

Miền cảm thức người mẹ quê trong tập “Mẹ và Sen” của tác giả Nguyễn Văn Song

Miền cảm thức người mẹ quê trong tập “Mẹ và Sen” của tác giả Nguyễn Văn Song 14/10/2022

Sinh năm Giáp Dần (1974) tại Vân Điềm – Vân Hà – Đông Anh – Hà Nội, hiện là giáo viên dạy Văn tại trường THPT Phù Cừ - Hưng Yên, tác giả Nguyễn Văn Song được xem là một trong những “hiện tượng” thơ lục bát nổi bật vài năm gần đây. Thơ anh được biết đến nhiều hơn kể từ sau giải thưởng cao nhất trong cuộc thi Thơ Tuần báo Văn nghệ kéo dài hai năm 2019 – 2020. Thực ra trước đó khá nhiều năm, sáng tác của Nguyễn Văn Song đã được đăng tải trên các tạp chí Văn nghệ và ít nhiều gieo vào lòng độc giả cảm tình về một cây bút thơ lục bát mộc mạc, nhiều nỗi niềm với mẹ và làng quê. Tới năm nay, Nguyễn Văn Song ra mắt bạn đọc cùng lúc hai tập thơ – Tập đầu tiên có nhan đề “Đi từ phía cổng làng” và tập thứ hai là “Mẹ và Sen”; Trong đó tập “Mẹ và Sen” có những bài thơ như rút ruột từ hoàn cảnh, câu chuyện về người mẹ quê của chính tác giả. Cùng BTV chương trình và tác giả, các bạn văn, bạn thơ của Nguyễn Văn Song, mời các bạn cảm nhận nỗi niềm lắng đọng ấy qua những tứ thơ lục bát dung dị.

Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Mối tình thơ bất tử

Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh: Mối tình thơ bất tử 6/10/2022

Nói về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Xuân Quỳnh, không thể không nhắc tới người bạn đời của bà là nhà thơ – nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, người đã cùng đồng hành với Xuân Quỳnh từ 1973 cho đến ngày cả hai người từ giã cuộc đời. Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ là hai gương mặt thơ tiêu biểu của nửa cuối thế kỷ 20, họ vừa tiếp thêm sức mạnh cho nhau, là điểm tựa tinh thần của nhau, vừa là nguồn cảm hứng để cùng cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật. Nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh nhà thơ Xuân Quỳnh, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ: Mối tình thơ bất tử

Tiếng thơ

Tiếng thơ "Tự hát" của nữ sỹ Xuân Quỳnh 3/10/2022

Đêm Thơ – Nhạc – Kịch mang tên “Hoa cúc xanh” do Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt cùng ê – kip "Se sẽ chứ" tổ chức đúng dịp sinh nhật lần thứ 80 của nhà thơ Xuân Quỳnh diễn ra vào hai đêm 5- 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình quy tụ ê – kip sáng tạo tài năng với Tổng đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc âm nhạc Quốc Trung, Đạo diễn sân khấu – NSUT Trần Lực, Thiết kế sân khấu – Họa sĩ Hà Nguyên Long. Từ nội dung chương thứ 3 của chương trình nghệ thuật “Hoa cúc xanh” với tâm điểm là các sáng tác thơ, BTV chương trình đã có ghi nhận về Tiếng thơ Xuân Quỳnh nặng mang nỗi niềm về mùa thu, mùa sinh, mùa của những cảm xúc tự sự lắng đọng còn mãi với thời gian:

Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai

Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai 21/9/2022

Kể từ tập thơ đầu tay Cọng rơm vàng (NXB Văn học, 1993), Trịnh Thanh Sơn đã sớm ghi được những dấu ấn đậm nét trong lòng công chúng yêu thơ. Tiếp đến là sự ra đời của các tập thơ Giậu cúc tần (1995), Đóa tầm xuân (2000) và Giàn thiên lý (2004). Sau khi ông qua đời, gia đình đã in bộ sách Trịnh Thanh Sơn toàn tập đồ sộ hơn 2600 trang, trong đó riêng các tác phẩm thơ của ông lên tới con số gần 300 bài. Nhân dịp kỷ niệm tròn 15 năm ngày nhà thơ Trịnh Thanh Sơn đi xa, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trịnh Thanh Sơn – Người rót biển vào chai.

Thi phẩm

Thi phẩm "Tiếng thu" của nhà thơ Lưu Trọng Lư: Còn đó những dư ba 19/9/2022

Bài thơ “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư xưa nay vẫn được xem là một trong những thi phẩm viết về mùa thu nổi tiếng nhất trên thi đàn nước ta. Qua thời gian, “Tiếng thu” đã khẳng định được những vang động và cùng với những thi phẩm khác của nhà thơ Lưu Trọng Lư, đưa ông trở thành tên tuổi tiêu biểu của phong trào Thơ Mới, một tiếng thơ tài hoa, độc đáo. Thế nhưng, mấy chục năm về trước, đã có những điều tiếng xung quanh bài “Tiếng thu” cho rằng tác giả đã mượn ý tưởng, nội dung sáng tác của một tác giả người Nhật Bản. Gần đây, sự việc này “xôn xao” trở lại. Cùng với một số nhà thơ, nhà nghiên cứu Vương Trung Hiếu đã có những nhận định riêng về vấn đề này

Nhà thơ Trần Quang Quý: Người tạo lập thể thức và giọng điệu thơ riêng

Nhà thơ Trần Quang Quý: Người tạo lập thể thức và giọng điệu thơ riêng 11/9/2022

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, vừa mới đây, nhà thơ Trần Quang Quý đã rời bỏ cõi đời. Sự ra đi của ông gây bàng hoàng, xúc động với nhiều bạn thơ, người yêu thơ bởi với Trần Quang Quý, năng lượng sáng tạo hãy còn đong đầy. Sinh năm 1955 tại Thanh Thủy - Phú Thọ, gần 40 năm cầm bút, được công chúng biết đến kể từ sau khi đoạt Giải Nhì thơ tạp chí Văn Nghệ Quân đội năm 1984, tốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du, ông đã dành cả cuộc đời cho sáng tác, trong đó nổi bật là sáng tác thơ ca. Trần Quang Quý được đánh giá là một trong những gương mặt tiêu biểu của thi đàn nước ta hai thập niên đầu thế kỷ 21.

Lâm Huy Nhuận - Bạn đến cùng tôi chia bóng tôi

Lâm Huy Nhuận - Bạn đến cùng tôi chia bóng tôi 9/9/2022

Mỗi năm cứ bước vào tháng 9 là toàn thể những người làm chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung, các cán bộ của Ban Văn học Nghệ thuật nói riêng lại náo nức chuẩn bị chào đón ngày thành lập Đài Tiếng nói, gắn với mùa thu cách mạng lịch sử 1945 của dân tộc. Bên cạnh nhiệm vụ thực hiện các chương trình phát thanh văn nghệ phục vụ đông đảo công chúng cả nước, nhiều biên tập viên của Ban Văn học Nghệ thuật còn có niềm say mê yêu thích sáng tác văn học. Họ là những hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và có nhiều tác phẩm đóng góp trên văn đàn. Có thể kể đến những tên tuổi như Trần Nhật Lam, Vũ Quần Phương, Nguyễn Bùi Vợi, Lê Đình Cánh, Trúc Thông, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh…Nhân ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ Lâm Huy Nhuận, một trong những gương mặt văn nghệ sĩ tiêu biểu của Đài, người đã có nhiều đóng góp cho các chương trình văn nghệ trong suốt những năm tháng công tác cho đến khi nghỉ hưu

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ