Vậy là nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, người bạn đồng hành cùng VOV6 trong chương trình Đôi bạn văn chương đã đi xa. Từ tháng 7/2020 đến hết tháng 4/2021, chúng tôi đã cùng nhau thực hiện 23 chương trình trò chuyện với biết bao kỷ niệm buồn vui. Trong chương trình Đôi bạn văn chương lần này, chúng tôi muốn dành một buổi trò chuyện để tưởng nhớ về nhà thơ – chiến sĩ HNC. Không chỉ là một người bạn đàm đạo văn chương, anh còn là một người anh yêu mến, thân tình trong cuộc sống hàng ngày của tôi và biết bao bè bạn. Xin được giới thiệu hai người bạn văn của của nhà thơ HNC sẽ đồng hành cùng tôi trong chương trình hôm nay để cùng chia sẻ những câu chuyện, những kỷ niệm về nhà thơ yêu quý: nhà thơ Nguyễn Việt Chiến và nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân
Tháng Tư có lẽ là tháng đặc biệt nhất trong năm bởi nó mang trong mình cả bốn mùa. Vừa là cuối xuân, vừa là đầu hạ như trong lời ca của Dương Thụ, vừa có chút rét nàng Bân như mùa đông còn sót lại. Và khi đã có sự góp mặt của xuân, hạ, đông thì những thời khắc man mác, dìu dịu của mùa thu tất sẽ xuất hiện khi những cơn mưa lá bất ngờ đổ xuống trên mỗi con đường chúng ta qua. Và trên tất cả, tháng Tư có ngày 30/4 lịch sử-Ngày thống nhất non sông
Vẫn là nỗi ngậm ngùi như sau mọi cuộc tiễn đưa, sự ra đi của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm mới đây gieo niềm xúc động đến nhiều giới, nhiều người, nhiều lứa tuổi. Cũng bởi sức biểu cảm, truyền cảm của các sáng tác thơ Hoàng Nhuận Cầm thực sự sâu sắc, rung động. Nỗi “Thổn thức” mà chất thơ tác giả của những “Chiếc lá đầu tiên”, “Phương ấy”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến” mang lại, nói như nhà thơ, nhà báo Trần Nhật Minh, “luôn rực lên một màu cảm xúc chói gắt”:
Cuối tuần qua, Đảng Ủy- UBND xã Nghĩa Hưng- huyện Vĩnh Tường-Tỉnh Vĩnh Phúc xúc động đón nhận và Khai trương tủ sách do Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc và nhà văn, nhà báo Nguyễn Uyển, cùng nhiều Văn, nghệ sĩ từ Bắc vào Nam gửi tặng. Tham dự sự kiện ý nghĩa này có PGS.TS. Nguyễn Thế Kỷ- Tổng GĐ Đài TNVN, ông Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch thường trực Hội Nhà báo VN, cùng Ban lãnh đạo Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc và các hội viên, cũng như đông đảo bà con xã Nghĩa Hưng...
"Se Sẽ Chứ” năm nay là phiên bản mở rộng của ba mùa trước khi quyền tổ chức được trao vào tay khán giả - những công chúng yêu thi ca. Chủ đề của chuỗi chương trình năm nay là “Chất xúc tác cho tình yêu thi ca nảy nở trong lòng giới trẻ”. Không chỉ riêng Hà Nội, “Se Sẽ Chứ” đã và sẽ có mặt tại Hải Phòng, Hội An, TP Hồ Chí Minh với những hình thức đa dạng như: Một đêm thơ ấm cúng, một buổi trò chuyện, triển lãm, chiếu phim, trưng bày mỹ thuật, diễn kịch,... lấy cảm hứng từ chuyện đời, chuyện nghề và các tác phẩm của hai nhà thơ Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh. Bốn điểm thơ của “Se sẽ chứ” năm nay được đặt tại các trường đại học: Vin Uni, Fulbright, Hoa Sen và Đại học Quốc Gia Hà Nội cùng Studio nghệ thuật Tipsy Art. Mỗi điểm thơ đều là một cá tính riêng biệt với cách thể hiện tình yêu cho thi ca độc đáo.
Có mặt điểm thơ mở đầu do các sinh viên CLB Nghiên cứu khoa học, Đại họcVin Uni tổ chức ở không gian ngoài trời, BTV chương trình đã ghi lại một số phần đọc thơ và cảm nhận...
Phát hiện, nêu danh một số gương mặt bước đầu đã có những một giọng thơ – Đó là kết quả nhãn tiền. Điều mà chung kết cuộc thi thơ của Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam làm được, rộng hơn là hoàn thành bài kiểm tra về thực tế giá trị, ảnh hưởng và lực lượng sáng tác thơ. Làm rõ ra phần nào cục diện quãng dài những năm qua còn mờ tỏ xem ra cũng là một kết quả đã được ghi nhận
Nhà thơ Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội). Ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công, từng là Đại đội trưởng Tiểu đoàn 212, Phó Đoàn tuyên truyền Lào – Việt. Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ. Sau 1954, Quang Dũng về làm biên tập viên tại Báo Văn nghệ rồi chuyển về làm việc tại NXB Văn học. Bên cạnh gia tài thơ ca, Quang Dũng còn sáng tác nhạc, vẽ tranh, viết kịch và một số truyện ngắn. Quang Dũng mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 tại Hà Nội sau một thời gian dài lâm bệnh. Năm 2001, ông được truy tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Mỗi con người sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành, ai cũng mong muốn mình hạnh phúc. Tình cảm ấy, mong ước chung ấy không phân biệt giới tính, lứa tuổi, sắc tộc, tôn giáo. Chỉ có điều, mỗi người lại có một suy nghĩ riêng về hạnh phúc và nhiều khi không phải ai cũng cắt nghĩa được hạnh phúc một cách rõ ràng. Bắt đầu từ năm 2013, Đại hội đồng Liên hiệp quốc với 193 quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua nghị quyết và chọn ngày 20/3 hàng năm làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Từ cảm hứng đó, chương trình Đôi bạn văn chương lần này sẽ gửi tới quý vị và các bạn cuộc trò chuyện với chủ đề: Những bài thơ hạnh phúc. Chúng ta sẽ cùng xem các nhà thơ, nhà văn cắt nghĩa hạnh phúc như thế nào.
Một nơi chốn nào, khi ta sống thật lâu và thật sâu, đủ để quen với những thân thương và cả khắc nghiệt, tự khắc những đổi thay của nơi ấy sẽ dội vào tâm hồn ta những nhịp - điệu. Hơn ba mươi năm gắn bó với Tây Nguyên, làm báo, sáng tác thơ của nhà thơ Đặng Bá Tiến in đậm ánh nhìn và cảm xúc với từng nơi ông đến, từng khúc quanh trong mỗi tuổi đời miền đất đỏ bazan
Cũng như nhiều tác giả ưa dùng Tứ tuyệt để biểu lộ tâm trạng, cảm xúc tức thời, những năm gần đây, nhà thơ Cao Xuân Sơn, người vừa có tập thơ được trao Giải thưởng 2020 của Hội Nhà Văn TP.HCM cũng đang sở hữu một gia tài thơ Tứ tuyệt đáng kể. Ông có những chia sẻ riêng với BTV chương trình về nguồn cảm hứng thú vị này trước thời điểm dự định in một tập thơ Tứ tuyệt ghi lại những dấu mốc trong cuộc đời và sáng tác
Chúng ta đang ở trong những tháng ngày đẹp nhất của mùa xuân. Thời tiết ấm áp, cây cối xanh tươi đâm chồi nảy lộc. Sáng sớm tỉnh giấc, có khi nào chúng ta để ý thấy những giọt sương long lanh vẫn còn đậu trên đầu ngọn cỏ. Trong một không khí tràn sức xuân ùa về, Đôi bạn văn chương lần này muốn gửi tới quý vị một chương trình trò chuyện với chủ đề: Cỏ trong thơ Việt, một hình ảnh vô cùng quen thuộc nhưng đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho nhiều thế hệ thi sĩ từ cổ điển đến hiện đại...
Ngày Rằm Tháng Giêng hàng năm được chọn để tổ chức Ngày thơ Việt Nam. Cũng như năm ngoái, năm nay do những ảnh hưởng của dịch Covid 19, Ngày thơ truyền thống ở Văn Miếu Quốc Tử Giám không thể diễn ra. Để gợi lại không khí của Ngày hội thơ đáng nhớ đã liên tiếp hai năm bị hoãn, nhà thơ Hữu Việt – Hiện công tác ở báo Nhân dân đã chủ trì tổ chức livestream buổi tụ họp đọc thơ của các nhà thơ trẻ hiện đang công tác ở báo Nhân dân cùng các Cộng tác viên thân thiết, các bạn đồng nghiệp tham dự góp vui.
Theo phong tục ngàn đời của người Việt, trong mâm cơm dâng lên tổ tiên, trên bàn thờ của mùng 1 ngày rằm trong năm và nhất là dịp Tết đến, không bao giờ thiếu trà và rượu. Rượu và trà vừa là lễ, vừa là quà, vừa là chút thăng hoa giúp con người chia sẻ tình cảm với nhau. Chương trình Đôi bạn văn chương số đầu xuân lần này, vì thế sẽ dành để bàn về rượu và trà trong thơ Việt.
Nhìn lại năm 2020, một trong những biến động có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đó là đại dịch Covid 19. Đại dịch Covid đã gây ra bao khó khăn cho mỗi gia đình, mỗi vùng miền, mỗi quốc gia; nhưng cũng đồng thời lại là một thử thách để chúng ta biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn. Ttuyển tập thơ xinh xắn, trang nhã mang tên "Mùa nhớ - Thơ những ngày giãn cách" gồm 44 bài thơ của 33 tác giả, do NXB Văn học vừa ấn hành cuối năm qua. Đó chính là tiếng nói trong mùa dịch bằng ngôn ngữ của thi ca...(Đôi bạn văn chương mùng 2 Tết)