Vân Long – Nhà thơ không tuổi10/7/2020

Nhà thơ Vân Long sinh năm 1934, nguyên quán ở Khoái Châu, Hưng Yên nhưng lại sinh ra lớn lên ở Hà Nội. Ông có thơ đăng báo từ năm 18 tuổi và có một hành trình thơ kéo dài nửa thế kỷ với nhiều tập thơ. Năm 2002, 154 bài thơ tiêu biểu được chính tác giả tự chọn để in thành tuyển tập Hành trình thơ Vân Long, NXB Hội nhà văn, cùng với lời giới thiệu của nhà thơ Ngô Quân Miện và phần bình luận của 12 tác giả như Nguyễn Viết Lãm, Trần Lê Văn, Tô Hà, Trịnh Thanh Sơn, Nguyễn Hoàng Sơn, Hồ Anh Thái. Và một trong 12 tác giả ấy có cả nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm, cũng là khách mời bình luận trong chương trình Đôi bạn văn chương số đầu tiên hôm nay

"Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình" 3/7/2020

Sau câu thơ hồi hộp những tâm tình/ Những vui buồn đời ký thác cho anh”, Thơ đâu phải điều gì quá cao siêu, ngoài “Những vui buồn ký thác”. Để có đôi ba câu lấp lánh, ở lại, lắm lúc người sáng tác đã phải lao đao trong dòng đời khắc nghiệt, đẩy đưa. Thơ tuy chẳng mang lại bạc tiền, ấy vậy mà cứ như bùa mê thuốc lú dẫn dụ ta đến những bờ bến không cùng. Nhìn trên bề mặt, thơ là những lát cắt của cảm xúc trước va đập của đời thường. Có đủ ngọt ngào, phẫn nộ, ăn năn, chán ghét, dấn thân. Dừng lại hay gắng chắt lọc lấy những tâm thế đằng sau những cảm xúc tức thời ấy là khoảnh khắc đứng trước mốc giới đọc để rồi trôi đi hay đọc để ngẫm, để nghĩ và hiểu về một tâm sự, một nỗi niềm…

Những sáng tạo đi từ nguồn cội

Những sáng tạo đi từ nguồn cội 26/6/2020

Từ quê hương mà đi, trong hành trình sống, mỗi chúng ta luôn mở lòng mình để đón nhận những giá trị mới, và không ngừng nỗ lực sáng tạo. Đó cũng là tinh thần của thơ ca hôm nay. Trong nhiều xu hướng làm mới bài thơ, câu thơ - hoặc kéo dài, hoặc thay đổi nhịp điệu, hoặc tung tẩy tự do thì các nhà thơ cũng đang cố gắng nén lại, khai thác vẻ đẹp của âm điệu, vần và thanh dấu… (Tiếng thơ 24/06/2020)

Về một hội thảo thơ Hà Nội

Về một hội thảo thơ Hà Nội 19/6/2020

Hội thảo “Thơ Hà Nội – sức sống mới sau 45 năm thống nhất đất nước” nằm trong chuỗi hoạt động thường kỳ của Hội nhà văn Hà Nội, tổ chức vào ngày mồng mười hàng tháng. Hội thảo diễn ra khá sôi nổi, với tính tương tác cao, một phần nằm ở đề tài vừa quen thuộc vừa có tính gợi mở; mặt khác, đây cũng là hoạt động đầu tiên của Hội nhà văn Hà Nội được kết nối trở lại sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19… (Tiếng thơ 20/06/2020)

Vùng văn hóa xứ Quảng trong thơ

Vùng văn hóa xứ Quảng trong thơ 15/6/2020

Là đô thị cổ có sự tiếp biến qua các thời kỳ lịch sử, Hội An khác biệt với nhiều di sản văn hóa ở chỗ vẫn có một đời sống riêng, sinh động đến từng hơi thở. Cách thành phố Hội An hơn 20 km về phía Tây là di tích Trà Kiệu nằm ở làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nơi từng là kinh đô của vương quốc Champa. Nhũng dấu ấn của một nền văn minh còn sót lại trong hình hài điêu khắc, kiến trúc, mỹ thuật… cho chúng ta hiểu thêm nhiều điều về lẽ nhân sinh… (Tiếng thơ 10/06/2020)

Nhà thơ Duy Thảo – Một dòng La xanh

Nhà thơ Duy Thảo – Một dòng La xanh 5/6/2020

Nhà thơ-nhà báo Duy Thảo sinh năm 1938, quê quán tại làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Lấy sự rung động chân thành là điểm xuất phát của sáng tạo, các tập thơ của ông thường có tựa đề thật gần gũi: “Lối xanh”, “Sau mùa lá rụng”, “Bến mặn”, “Góc chiều”, “Nỗi xưa”… Tập thơ gần đây nhất mang tên “Lối về” dành riêng tặng mẹ và vợ - hai người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời ông, cũng là lời khẳng định sự trở về với nguồn cội quê hương, với tình nghĩa trước sau như một. Nhà thơ Duy Thảo sinh ra bên dòng sông La, và con người ông, lẽ sống mà ông theo đuổi cũng trong xanh hiền hòa như dòng sông ấy. Xin giới thiệu chân dung nhà thơ Duy Thảo – một dòng La xanh… (Tiếng thơ 06/06/2020

Nhà thơ Trương Hữu Lợi: Về miền

Nhà thơ Trương Hữu Lợi: Về miền "Cõi hoang" 27/5/2020

Nhà thơ Trương Hữu Lợi sinh năm 1948, quê Bắc Lý – Lý Nhân – Hà Nam. Ông thường lấy hai câu thơ: “Người thơ chân thành sám hối/ trước những thánh thần lầm lũi ngày đêm” để nhắc nhở bản thân trong suốt cuộc đời làm báo làm thơ. “Thánh thần” trong quan niệm của ông không phải đấng siêu nhiên mà chính là nhân dân bình dị bao đời. Ông sinh vào tháng năm, ra đi cũng vào tháng năm. Tháng năm này, tròn năm năm nhà thơ Trương Hữu Lợi đi xa… (Tiếng thơ 30/05/2020)

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi đã lỡ lần được gặp Bác

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Tôi đã lỡ lần được gặp Bác 20/5/2020

Vào dịp 19 tháng 5 năm 1968, nhà thơ Trần Đăng Khoa khi ấy là cậu bé hơn mười tuổi đã chép 20 bài thơ của mình và gửi ra Hà Nội để tặng sinh nhật Bác. Hiện nay kỉ vật này đang được được lưu giữ tại bảo tàng Hồ Chí Minh. Với nhà thơ Trần Đăng Khoa, dù chưa một lần được gặp Người, nhưng từng trang thơ trang văn về Người luôn được ông cất giữ trong sâu thẳm trái tim… (Tiếng thơ 20/05/2020)

Nén tâm hương trong ngày sinh nhật Bác

Nén tâm hương trong ngày sinh nhật Bác 13/5/2020

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn mà văn chương nghệ thuật đã và vẫn còn phải tìm hiểu tiếp, viết tiếp về cuộc đời, tư tưởng và nhân cách cao đẹp của Người, đặt ra những trăn trở băn khoăn trước bao vấn đề của đời sống hôm nay đang đi ngược lại với mong muốn tâm huyết của Người. Đây cũng là điều mà nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại trăn trở trong nhiều sáng tác và chia sẻ cùng Tiếng Thơ … (Tiếng thơ 16/05/2020)

Nhà thơ Trịnh Công Lộc: Một trong những thế mạnh của thơ ca là đáp ứng được yêu cầu thời sự

Nhà thơ Trịnh Công Lộc: Một trong những thế mạnh của thơ ca là đáp ứng được yêu cầu thời sự 7/5/2020

Trong những ngày cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid 19, các nhà thơ cũng nhập cuộc đầy hào hứng. Nhiều bài thơ, tứ thơ mới ra đời, vừa cho thấy tâm tư thời đại, vừa cổ vũ động viên nhân dân, đặc biệt những người ở tuyến đầu chống dịch… (Tiếng thơ 06/05/2020)

Ký sự Cánh đồng Chum

Ký sự Cánh đồng Chum 28/4/2020

Sau biết bao nỗ lực, bao hy sinh không mệt mỏi của bộ đội Việt Nam và quân đội Pathet Lào, cuối năm 1972, chiến dịch cánh đồng Chum giành hoàn toàn thắng lợi. Từ đây góp một phần quan trọng vào vị thế của Việt Nam và Lào trên bàn đàm phán ở Paris, góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện cho quân và dân Lào liên tiếp nổi dậy, giành chính quyền trong cả nước và thành lập nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào vào ngày 2-12-1975 (Tiếng thơ 29/04/2020)

Điểm hẹn Sài Gòn

Điểm hẹn Sài Gòn 24/4/2020

“Sài Gòn ơi ta đã về đây” - Câu hát ấy cũng là tiếng reo vui, lời thầm thì trên môi người chiến sỹ. Sài Gòn – điểm hẹn tháng tư, điểm hẹn của những cánh quân từ các miền hội tụ, điểm hẹn của ba mươi năm đất nước chiến tranh. Tin vui thắng trận dồn dập, trải từ miền Trung vào miền Nam, và trong lòng miền Nam, quân dân đồng loạt nổi dậy. Đó là những tháng ngày không ngủ, một ngày mà như thể một đời… (Tiếng thơ 22/04/2020)

Gặp gỡ tháng tư

Gặp gỡ tháng tư 15/4/2020

Tháng tư, thời khắc giao mùa cuối xuân đầu hạ luôn là điểm hẹn lý tưởng để hiện tại và quá khứ gặp gỡ nhau, trong không gian mát màu xanh kỷ niệm. Tháng tư năm 1975 với những bước chân thần tốc, những diễn biến bất ngờ, những khát vọng hội tụ thành sức mạnh, để mở ra một tầm vóc non sông, một vị thế thời đại. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, nhìn lại tháng ngày lịch sử ấy, cảm giác nhẹ nhõm an lành biết bao… (Tiếng thơ 18/04/2020)

Nguyễn Thị Đạo Tĩnh – Con chim xanh trên cánh đồng tình yêu

Nguyễn Thị Đạo Tĩnh – Con chim xanh trên cánh đồng tình yêu 8/4/2020

Sinh năm 1952, từng đi bộ đội, tham gia thanh niên xung phong, dạy học, học viên khóa đầu trường viết văn Nguyễn Du, rồi chuyển sang làm báo, làm biên tập viên văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến lúc nghỉ hưu. Đó là đôi nét về nhà thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, tác giả của hai tập thơ “Bùa lá” và “Miền hoa dại”. Trong đời sống và trong thơ, bà luôn lặng lẽ, sự lặng lẽ ấy đem tới những bài thơ, những câu thơ “trong và buốt như nước mắt” như nhận xét của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Tiếng thơ Nguyễn Thị Đạo Tĩnh trước hết là tiếng lòng của người phụ nữ đi đến tận cùng tình yêu, khao khát sự chân thành, tử tế, không dối lừa… (Tiếng thơ 08/04/2020)

Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng

Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng 3/4/2020

Câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” trở thành lời nhắn nhủ sâu sắc, cho thấy nhu cầu hướng về nguồn cội của bao thế hệ người Việt. Thơ viết về đền Hùng, về vùng đất Phong Châu - Phú Thọ cũng là một vệt đề tài mang tính lịch sử, phong phú về nội dung và màu sắc biểu hiện. Bài viết “Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng” của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn thể hiện góc nhìn mang tính khái quát về nội dung, ý nghĩa của vệt sáng tác này trong lịch sử văn học nước ta (Tiếng thơ 04/04/2020)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu