Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn của thơ hiện đại, và đến nay vẫn là nguồn cảm hứng để người làm thơ viết tiếp câu chuyện thời đại mình đang sống. Đó là một hình tượng có sức lay động, tỏa sáng, sự tích hợp của cặp phạm trù giản dị và vĩ đại .Làm theo di chúc Bác Hồ cũng chính là thực hiện trách nhiệm công dân, lý tưởng sống, coi trọng lợi ích cộng đồng, lợi ích dân tộc, góp phần giữ vững chủ quyền đất nước... (Tiếng thơ 19/05/2019)
Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn và ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2019), nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ đã được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước. Có thể kể đến chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn” do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 phối hợp cùng Hội truyền thống Trường Sơn Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương tổ chức, phát sóng từ 22h đến 23h ngày 18/05, phát lại vào 22h00 đến 23h00 ngày 22/5 trên kênh sóng VOV2
Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ không thể quên những địa danh đã đi vào lịch sử, đi vào vào tâm thức của biết bao người như cầu Mường Thanh, đèo Pha Đin, đèo Lũng Lô, đồi A1, cứ điểm Hồng Cúm, Him Lam… Mỗi một địa danh kể cho chúng ta biết bao huyền thoại, bao kì tích những ngày xuyên rừng vượt núi để tiến gần đến chiến thắng ngày 07/05/1954 (Tiếng thơ 04/05/2019)
Nhà thơ Nguyễn Phan Hách sinh năm 1944 tại Thuận Thành – Bắc Ninh, từng dạy học, làm nghiên cứu văn hóa dân gian ở quê nhà, sau đó chuyển công tác ra Hà Nội, chuyên tâm với công việc của một người làm văn học, làm báo và xuất bản. Ở tuổi ngoài bảy mươi, ông vẫn viết đều, sáng tác thơ, nhạc, truyện ngắn, và yêu đời tha thiết. Trọng bệnh đã khiến ông phải rời xa nhân thế sớm hơn, song không bất ngờ hay bi quan. Số lượng đầu sách văn xuôi của ông nhiều hơn số tập thơ, nhưng trước hết và sau cùng thơ vẫn rọi chiếu ánh sáng tinh thần tới người viết. Ánh sáng ấy mang màu sắc của hoài niệm, kỷ niệm, được ông nâng niu trên mọi bước đường sống và viết... (Tiếng thơ 24/04/2019)
Từng là một người lính thông tin trong kháng chiến chống Mỹ, khi rời quân ngũ, nhà thơ Phạm Đức gắn bó với nghề biên tập ở nhà xuất bản, và khi nghỉ hưu, ông lại bận bịu cùng phong trào thơ ở các câu lạc bộ. Bên trong người đàn ông có mái tóc bạc trắng ấy là một tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu người. Tình yêu, với ông là sự cho đi mà không đòi hỏi phải nhận về, phải đắn đo, tính toán. Tâm thế ấy thể hiện qua nhiều bài thơ, tiêu biểu như “Đơn phương”, “Ví dầu”, “bên lề”, “Thì anh lại sợ”…(Tiếng thơ phát 20/04/2019)
"Thanh minh trong tiết tháng ba/Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh” – Hai câu thơ trong Truyện Kiều đã gắn bó với đời sống của người Việt Nam ta bao nhiêu năm qua, vào mỗi dịp cuối xuân, đất trời trong sáng, cỏ cây giao hòa. Tiết thanh minh đi tảo mộ để nhớ về nguồn cội tổ tiên. Và Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương cũng nằm trong khoảng thời gian tiết thanh minh. Điều đó cho thấy dường như có một duyên sắp đặt, khi những ứng xử của chúng ta phù hợp thì sẽ nhận được sự ủng hộ, thiên thời địa lợi nhân hòa... (Tiếng thơ 10/04/2019)
Nhà thơ Võ Văn Trực sinh năm 1936, quê làng Hậu Luật, xã Diễn Bình, Diễn Châu, Nghệ An, từng công tác tại Bộ Ngoại giao, NXB Thanh Niên, báo Văn nghệ. Ông đã xuất bản hàng chục đầu sách với các thể loại: Thơ, tiểu thuyết, ký, phê bình, sưu tầm khảo cứu. Vì tuổi cao, bệnh trọng, nhà thơ Võ Văn Trực đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi. Chương trình Tiếng thơ xin được gửi lời chia buồn tới gia đình, bạn bè và người yêu thơ ông…(Tiếng thơ phát 06/04/2019)
“Liễu biếc” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Trác, NXB Hội nhà văn mới ấn hành. Một tập thơ đầy đặn, mang vẻ đẹp thanh nhã của hồn thơ nhân hậu, đủ từng trải để chiêm nghiệm đời sống, chấp nhận những ngổn ngang song vẫn hướng lòng mình về phía ánh sáng, lặng lẽ quan sát bao buồn vui đang diễn ra hàng ngày và có thể mỉm cười bước qua hay ưu tư dừng lại. Lịch sử và văn hóa dân tộc là lớp trầm tích được nhà thơ quan tâm gợi mở, mong muốn gửi một thông điệp cho thế hệ sau...(Tiếng thơ phát 27/3/2019)
Khởi đầu từ chuyên mục “Nói chuyện thơ kháng chiến” do nhà thơ Xuân Diệu phụ trách, trải qua năm tháng, chương trình Tiếng thơ với đóng góp của nhiều thế hệ văn nghệ sỹ, biên tập viên, đã song hành cùng với lịch sử Đài Tiếng nói Việt Nam, bước qua chiến tranh đến hòa bình đổi mới, chung nhịp thở với dân tộc, với nhân dân. Mới đây, buổi giao lưu “Tiếng thơ trong lòng Tiếng nói Việt Nam” do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 thực hiện như một lời cảm ơn tới các thế hệ Văn nghệ sỹ, biên tập viên và thính giả gần xa. Trong không gian Tiếng thơ phát 23/03/2019, cùng theo dõi những nội dung chính của buổi giao lưu này.
Trong những ngày diễn ra Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam lần thứ 4 và Liên hoan thơ quốc tế lần thứ 3 ở Hà Nội và một số địa phương khác, nhà thơ Trần Quang Quý đóng vai trò một thành viên trong ban tổ chức. Nhưng lúc thì ông xuất hiện với vai trò dịch giả, lúc là một người dẫn chương trình, lúc lại là một hướng dẫn viên nhiệt tình. Nhà thơ Trần Quang Quý Từng tham gia một số liên hoan thơ quốc tế, có một tập thơ được in và phát hành ở Mỹ . Và nội dung ông trò chuyện với Tiếng thơ đêm nay liên quan tới việc dịch, quảng bá thơ ca, văn học Việt Nam ra nước ngoài...(Tiếng thơ phát 13/03/2019)
Nhà thơ Lê Đình Cánh sinh ngày 21/9/1941, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hoá. Ông tốt nghiệp Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, sau đó học thêm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là giáo viên dạy văn hoá của lực lượng Thanh niên xung phong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau đó, ông chuyển về công tác ở Ban Văn học – Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam đến khi nghỉ hưu. Mối duyên với thơ ca, mối duyên với báo chí, với phát thanh Văn nghệ trên làn sóng Tiếng nói Việt Nam để lại dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời nhà thơ Lê Đình Cánh (Tiếng thơ phát 6/3/2019)
Sinh – lão – bệnh – tử là quy luật cuộc đời. Biết thế, nhưng bởi cuộc sống quá đẹp, có biết bao điều để yêu thương. Khi đau ốm là lúc con người ta khát khao nhiều nhất, mong nhanh được trở lại nhịp đập ngày thường, mong làm những điều giản dị chưa kịp làm. Tình cảm yêu thương, sự quan tâm chân thành của các y bác sỹ và người thân sẽ tạo động lực, niềm hạnh phúc cho người bệnh...(Tiếng thơ phát 27/2/2019)
Mất ba mươi năm với hàng nghìn đêm không ngủ, giang sơn Việt Nam mới liền một dải. Song chẳng bao lâu sau, tiếng súng đã rộ lên ở biên giới Tây Nam. Tiếng súng lại lan ra mặt trận biên giới phía Bắc. Dân tộc ta thêm một lần nữa phải gồng lên đối diện với kẻ thù lớn mạnh hơn gấp nhiều lần. Tiếng thơ vỡ òa, đôi khi không khỏi xót xa, nghẹn nấc...(Tiếng thơ 23/02/2019)
Nằm trong chuỗi sự kiện gồm Hội nghị quảng bá Văn học Việt Nam lần thứ IV và Liên hoan thơ thế giới lần thứ 3, ngày thơ ở Văn Miếu – Quốc tử Giám – Hà Nội năm nay diễn ra sớm hơn hai ngày so với mọi năm, đặc biệt có sự hiện diện của gần 200 khách mời là các nhà văn, nhà thơ, dịch giả của 46 nước trên thế giới. “Sông núi trên vai” là một hình tượng, một chủ đề được nhấn mạnh trong ngày thơ năm nay (Tiếng thơ phát 17/02/2019)