Nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc: Thơ đi theo nhịp rơi trái tim mình14/9/2017

Miệt mài với công việc của một nhà báo và không ngừng nuôi dưỡng những cảm xúc cho thơ – đó là một phần chân dung tinh thần của nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc (Chủ tịch Hội nhà văn Thừa Thiên-Huế; Tổng biên tập Tạp chí Sông Hương). Anh có một quan niệm về thơ khá cởi mở, tôn trọng mọi tìm tòi khác biệt trong thơ, mong muốn được đón nhận nhiều hơn những sắc hương phong phú của vườn thi ca. Từ suy nghĩ này, anh đến với thơ Tân hình thức, dùng thơ Tân hình thức để diễn đạt những trạng thái khác mà theo anh sẽ không phù hợp lắm nếu biểu đạt bằng thể thơ truyền thống. (Tiếng thơ 13/9/2017)

Nhà thơ Võ Thanh An: Một giọng thơ Xứ Nghệ

Nhà thơ Võ Thanh An: Một giọng thơ Xứ Nghệ 8/9/2017

Nhà thơ Võ Thanh An (tên khai sinh là Trần Quang Vinh) sinh năm 1942. Bút danh Võ Thanh An ghép từ ba chữ của quê ông: xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông viết không nhiều, luôn khắt khe với ngòi bút của mình và thường được nhắc đến với những nét tính cách đặc trưng Xứ Nghệ. Do tuổi cao bệnh nặng, nhà thơ Võ Thanh An đã qua đời tại Hà Nội, hưởng thọ 76 tuổi. Để nhớ đến ông, mục "Thơ tác giả tự đọc” gửi tới các bạn một chùm thơ qua giọng đọc của chính tác giả (Băng lưu trữ trong kho tư liệu Đài Tiếng Nói Việt Nam). (Tiếng thơ 09/9/2017)

Trang thơ về mùa thu đất nước

Trang thơ về mùa thu đất nước 1/9/2017

Trong bốn mùa của xứ Bắc, mùa thu luôn để lại những xúc cảm dịu dàng tinh tế. Mùa thu cũng là mùa bão. Vì thế, đó là mùa bình yên và cũng không bình yên, mùa đặc biệt mang gió heo may xoay vần lịch sử, để từ đó bao thế hệ người Việt Nam lại bắt đầu những hành trình mới, ngược xuôi theo chiều dài Tổ quốc, thực hiện sứ mạng mà lịch sử giao phó. Đứng trước mùa thu, cảm xúc thơ cứ ngân lên, mỗi cá nhân lại cảm nhận sâu sắc hơn mối dây liên hệ giữa mình và đất nước. (Tiếng thơ 02/9/2017)

Nhà thơ Trúc Phương và trường ca

Nhà thơ Trúc Phương và trường ca "Mẹ, đất nước và lưu dân" 1/9/2017

Trường ca “Mẹ, đất nước và lưu dân” của nhà thơ Trúc Phương được hoàn thành sau một quá trình lao động chữ nghĩa nhọc nhằn và cũng đầy hứng thú. Tác phẩm được nhận Giải ba Cuộc vận động sáng tác văn học về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công, nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sỹ. Trường ca mang âm hưởng sử thi, là sự kết hợp hài hòa cảm hứng của cái tôi công dân với cái tôi cá nhân, khi nghĩ về những bước đi của đất nước, của dân tộc, những bước đi của chính cuộc đời mình. (Tiếng thơ 30/8/2017)

Thơ và câu chuyện

Thơ và câu chuyện "thôi", "xao" 28/8/2017

Trong bất cứ một lĩnh vực lao động nào, sự sáng tạo luôn được đề cao. Với lao động nghệ thuật, sáng tạo là một hành trình dài vừa hấp dẫn vừa khó nhọc. Đã có nhiều giai thoại nhà thơ phải lao tâm khổ tứ vì một chữ, dùng sao cho tinh xác, linh diệu, khiến đã hạ bút rồi thì ai đó tài đến mấy cũng khó thay nổi. Mặt khác, lại có những câu chuyện kể về những trường hợp nhầm lẫn mà lại đem đến cho thơ hiệu ứng tích cực ngoài mong đợi của tác giả. Bài “Sự nhầm lẫn đáng khen” của nhà thơ Vân Long ghi lại nhiều câu chuyện ý nghĩa và thú vị đó.(Tiếng thơ 26/8/2017)

Cùng tác giả Đông Hà

Cùng tác giả Đông Hà "Đi ngược đám đông" 21/8/2017

Sau "Người đàn bà che mặt", “Đi ngược đám đông” là tập thơ thứ tư của nữ tác giả Đông Hà. Chị sinh năm 1976, hiện là giáo viên Ngữ văn trường THPT chuyên Quốc học Huế, hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên - Huế. Tập thơ bộc lộ một góc nhìn, một thái độ sống của người phụ nữ đang ở độ tuổi đằm chín nhất, yêu thương nhất đồng thời cũng luôn tỉnh táo, luôn hướng về phía trước. (Tiếng thơ 16/8/2017)

Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội lần thứ 12: Nỗi niềm thi sỹ

Đại hội Hội Nhà văn Hà Nội lần thứ 12: Nỗi niềm thi sỹ 14/8/2017

Đại hội lần thứ 12 Hội Nhà văn Hà Nội diễn ra trong những ngày hè thủ đô oi nóng. Đây cũng là dịp để các tác giả ở Hà Nội gặp gỡ, cùng trao đổi hoặc trò chuyện bên lề, cùng bộc lộ những mối quan tâm chung. BTV chương trình Tiếng thơ ghi lại được tâm tư của các nhà thơ về một số vấn đề của đời sống sáng tác. (Tiếng thơ 13/08/2017)

Nhà thơ Võ Quê - một mảnh hồn của Huế

Nhà thơ Võ Quê - một mảnh hồn của Huế 3/8/2017

Sinh trưởng, học tập và làm việc ở Huế, nhà thơ Võ Quê có lẽ là người may mắn khi gắn bó với không gian văn hóa này trọn cuộc đời. Từ thời trai trẻ hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên đến những ngày tháng ở Côn Đảo hay trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau sau này, ông vẫn giữ nguyên vẹn một tấm tình nồng nhiệt đầy trách nhiệm với quê hương, mong muốn làm những điều thật ý nghĩa. Chính ông đã góp phần không nhỏ vào sự tồn tại của ca Huế, giữ cho ca Huế bản sắc riêng không pha trộn trong đời sống thị trường. Nhà thơ Võ Quê từng bộc bạch: "Cuộc sống và tác phẩm văn học là một. Nhà văn sống đẹp, sống tốt với đời, với người để mỗi trang văn, mỗi tứ thơ luôn lấp lánh hạnh phúc, ngợi ca sự hướng thiện”. (Tiếng thơ 02/8/2017)

Nối tiếp những vần thơ tri ân

Nối tiếp những vần thơ tri ân 31/7/2017

"Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ / Đáy sông còn đó bạn tôi nằm / Tan chợ chiều xuôi đò có vội / Xin đừng khuấy đục nước dòng trong"...Làm gì thì làm nhưng “Xin đừng khuấy đục nước dòng trong”. Những mái chèo hãy nhẹ, những bán mua hãy nhẹ. Dưới đáy sông bạn tôi đang nằm. Dưới đáy sông những người lính năm xưa đang nghỉ. Hãy để các anh yên nghỉ với sự yên tĩnh và thanh thản của tâm hồn. Hãy để những dòng sông đừng bị vẩn đục vì bất cứ lý do gì. Dẫu hòa bình hôm nay là rất đẹp. (Trích "Những vần thơ tri ân" của nhà thơ Nguyễn Trác - Tiếng thơ 29/7/2017)

Những vần thơ tri ân

Những vần thơ tri ân 20/7/2017

Tri ân những anh hùng liệt sỹ và người có công với đất nước với nhân dân là một chủ đề lớn,được tiếp nối tự nhiên qua từng thế hệ cầm bút. Sáng tác của các tác giả trưởng thành sau năm 1975 là một minh chứng đậm nét về điều này. Họ viết bằng cảm xúc trái tim, bằng lý trí và tinh thần trách nhiệm của ngườiu đang sống, đang được nhận bao an lành mà thế hệ trước đã đổ máu xương đem lại. (Tiếng thơ 19/7/2017)

Khúc tưởng niệm

Khúc tưởng niệm 17/7/2017

Ở bất cứ nơi nào trên đất nước chúng ta cũng có những nghĩa trang, đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ. Ở đồng bằng thành thị, hay trên miền biên giới, còn bao ngôi mộ vô danh, bao ngôi mộ chưa được quy tập bị thời gian lặng lẽ phủ vùi. Trong từng nắm đất, trong lòng sông khe suối, hay lòng biển khơi mặn chát là xương cốt, là linh hồn các anh. "Thay cho màu cỏ thanh minh là xanh rợp trời cao Thay cho dòng tên khắc trên bia là trùng trùng sóng trắng Thay cho đất nâu là vô cùng biển thẳm Các anh chết rồi tên tuổi cũng lênh đênh...". (Tiếng thơ 15/7/2017)

Nhà thơ Hải Như: Đạo và đời

Nhà thơ Hải Như: Đạo và đời 7/7/2017

Nhà thơ Hải Như (tên khai sinh: Vũ Như Hải) sinh năm 1923 tại Nam Định, đã qua đời tại TP.Hồ Chí Minh, hưởng thọ 94 tuổi. Ông thuộc lớp nhà báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam, từng làm phóng viên, biên tập viên các báo Vệ quốc quân, Cứu quốc, Giác ngộ. Ở góc độ thơ ca, ông nổi tiếng với nhiều bài thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà gây xúc động nhất là bài “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” viết khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời. Nhà thơ Hải Như quan niệm: “Đề tài của nhà thơ, nhà văn phải là đề tài có tính nhân loại, cái mà nhân loại quan tâm. Con người thuộc mọi dân tộc, mọi màu da, mọi thời đại đều yêu cái đẹp, cái thật và ghét cái xấu, cái ác, đều hướng về chân - thiện - mỹ". Bài viết “Nhà thơ Hải Như – chuyện đạo và đời” của tác giả Phan Huỳnh góp một hình dung rõ hơn về quan niệm sống và viết này. (Tiếng thơ 05/7/2017)

Tôi muốn nói bằng tiếng nói Tổ quốc tôi

Tôi muốn nói bằng tiếng nói Tổ quốc tôi 4/7/2017

Cuộc sống với bao bộn bề hối hả, ngày từng ngày nối tiếp nhau làm chúng ta lãng quên đi nhiều điều, có phần thờ ơ với tồn tại xung quanh. Nhưng nếu để ý dọn lòng một chút, lắng lại một chút, sẽ phát hiện bao đáng yêu của cuộc sống đang tuần hoàn, đang ùa vào trong ta, làm thức tỉnh giác quan. Những bài thơ mới thu thanh góp một phần vào sự vận động tuần hoàn đó của cuộc sống. Xin giới thiệu: Tiếng chim buổi sáng (Võ Ngột), Chị tôi (Nguyễn Ngọc Hưng), Tôi muốn nói bằng tiếng nói Tổ quốc tôi (Hoàng Vũ Thuật), Bóng chữ (Lê Đạt)...(Tiếng thơ 01/7/2017)

Trang thơ các nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam

Trang thơ các nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam 21/6/2017

Trong hình dung về nghề báo không thể thiếu những chuyến đi giúp người làm báo thực hiện các công việc nhiệm vụ cụ thể. Mặt khác, những chuyến đi còn đem lại cho họ bao hiểu biết về đời sống xã hội, về sự dài rộng của đất nước, về chiều sâu lịch sử văn hóa dân tộc. Đó là những chuyến đi truyền cảm hứng, giúp cây bút cái nhìn của người làm báo thêm sâu sắc, rung động, mở rộng hồn mình với đất nước và nhân dân. Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Tiếng thơ gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới các nhà báo, các thính giả trên mọi miền đất nước, và xin được giới thiệu tới quý vị những bài thơ xúc động, ấm áp tình cảm gia đình, tình quê hương đất nước của các nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam. (Tiếng thơ 21/6/2017)

Tạp chí Sông Hương: Đổi mới từ trang thơ

Tạp chí Sông Hương: Đổi mới từ trang thơ 19/6/2017

Là một tạp chí văn học nghệ thuật địa phương, nhưng Sông Hương là địa chỉ uy tín về chất lượng văn học, về diện phủ sóng. Trang thơ trên Sông Hương luôn đầy đặn, được chăm chút cẩn thận. Một trong những yếu tố mà những người biên tập quan tâm, ấy là chất lượng thơ cùng tiêu chí đổi mới. Cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ Hồ Đăng Thanh Ngọc (Chủ tịch Hội Nhà văn Thừa Thiên-Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương) sẽ chia sẻ với chúng ta nội dung này. (Tiếng thơ 17/6/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00

Câu chuyện nghệ thuật (đang phát)

10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya