Những tiếng nói từ thơ trẻ5/10/2016

Cố gắng chọn một góc quan sát khác, một lối diễn đạt khác để câu thơ không rơi vào nhịp điệu quen thuộc, hình ảnh thơ gợi mở đa chiều giác quan hơn, đây là điều thường thấy trong sáng tác của các tác giả trẻ. Dù vẫn thiếu một nhịp nội tâm mạnh mẽ, thiếu những trăn trở ở tầm cao hơn về tư tưởng, những day dứt về lẽ sống lẽ tồn tại, nhưng những nỗ lực của các tác giả trẻ là điều cần ghi nhận. (Tiếng thơ 05/10/2016)

Những gương mặt thơ trẻ

Những gương mặt thơ trẻ 26/9/2016

Đã thành thông lệ, sau năm năm, nhiều cây viết trên cả nước lại gặp nhau tại Hội nghị những người viết văn trẻ do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Nhân dịp này, chúng tôi giới thiệu một số gương mặt thơ trẻ cùng các sáng tác do họ thể hiện. (Tiếng thơ 28/9/2016)

Những vần thơ gửi lại

Những vần thơ gửi lại 22/9/2016

Giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật là giải thưởng cao quý, khẳng định giá trị của các tác phẩm cùng đóng góp của văn nghệ sỹ gắn bó với từng chặng đường đất nước. Trong những tác giả được tôn vinh ở lần trao giải thứ V này, nhiều người đã qua đời, song sáng tác của họ vẫn còn đó, tươi xanh. (Tiếng thơ 21/9/2016)

Biển đảo trong sáng tác thi ca

Biển đảo trong sáng tác thi ca 14/9/2016

Biển đảo Tổ quốc là một phần máu thịt thiêng liêng, nối với đất liền bằng dằng dặc sóng nước. Có hòn đào từ đất liền nhìn ra như một chấm mờ xa, cũng có những hòn đảo vời vợi trùng khơi, nhưng khoảng cách càng xa thì lòng người càng muốn gần lại, dõi theo với nhiều cung bậc cảm xúc: tự hào, yêu thương, trăn trở. (Tiếng thơ 18/9/2016)

Trang thơ của các nhà thơ Đài Tiếng nói Việt Nam

Trang thơ của các nhà thơ Đài Tiếng nói Việt Nam 8/9/2016

Gắn bó với những chương trình như "Đọc truyện đêm khuya", "Tiếng thơ", "Văn nghệ", để lại nhiều dấu ấn đối với đồng nghiệp thế hệ sau nhưng lại rất kiệm lời khi nói về mình – đó dường như là đặc điểm chung của các nhà thơ từng làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Cũng với sự lặng lẽ và kiên nhẫn ấy, họ làm thơ, dùng thơ để bộc lộ nỗi niềm riêng tư với cuộc đời, dùng thơ để thỏa mãn cá tính sáng tạo. (Tiếng thơ 07/9/2016)

Thơ ca viết về Tổ quốc

Thơ ca viết về Tổ quốc 1/9/2016

Trên bản đồ địa lý, nước ta mang hình chữ S, trải dài từ Bắc xuống Nam, lưng tựa núi, hướng nhìn ra biển Đông. Dáng hình đất nước đi vào thơ ca với nhiều cách gọi khác nhau: “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu” (Tạ Hữu Yên), “Tổ quốc tôi như một con tầu” (Xuân Diệu), “Đất nước hình chim câu” (Trần Quang Đạo), "Đất nước những cánh cung" (Chung Tiến Lực)… Mỗi hình dung đều gửi gắm tình cảm và khát vọng của người viết nghĩ suy về đất nước. (Tiếng thơ 03/9/2016)

Mùa thu qua các miền đất nước

Mùa thu qua các miền đất nước 26/8/2016

Dấu ấn của thiên nhiên thời tiết không tách rời tâm trạng - cảm xúc của con người, dự phần cả vào lịch sử của dân tộc. Như những ngày tháng này, khi mùa thu đang chiếm lĩnh không gian, thì những hình ảnh của mùa thu năm xưa lại trở về, trong sắc vàng của nắng, sắc xanh của bầu trời - cây cỏ. (Tiếng thơ 24/8/2016)

Nhớ mẹ mùa Vu Lan

Nhớ mẹ mùa Vu Lan 15/8/2016

“Nhớ mẹ mùa Vu Lan” là chủ đề mà Tiếng thơ muốn chia sẻ cùng các bạn trong tiết Ngâu tháng bảy, qua sáng tác của các tác giả: Công Phương Diệp, Hoàng Trọng Muôn, Nguyễn Duy, Trương Nam Hương, Đồng Đức Bốn... (Tiếng thơ 13/8/2016)

Thơ viết trong mùa bão

Thơ viết trong mùa bão 12/8/2016

Thơ viết trong mùa bão của các tác giả: Đỗ Vinh, Nguyễn Bích Phụng, Nguyễn Bùi Vợi, Trần Hữu Dũng Nhà thơ xứ Huế Hồ Đăng Thanh Ngọc chia sẻ về những trải nghiệm đối với thơ tân hình thức Chùm thơ nước ngoài qua bản dịch của nhà thơ Bằng Việt. (Tiếng thơ 10/8/2016)

Nhà thơ Dương Kỳ Anh và chuyện

Nhà thơ Dương Kỳ Anh và chuyện "Người đi tìm phần mộ em trai mình" 29/7/2016

Chiến tranh đã qua đi, biết bao gia đình được đoàn tụ, cũng không ít gia đình vẫn lặn lội tìm kiếm, hy vọng gặp được một phần thân thể, hoặc chỉ là một nắm đất nơi con em mình hy sinh. Trong số những gia đình ấy có gia đình nhà thơ Dương Kỳ Anh. Bản thân ông đã thực hiện nhiều chuyến đi tìm mộ em trai. Những chuyến đi có thực và cả những chuyến đi trong tâm tưởng này được ông tâm sự trong bài thơ “Người đi tìm phần mộ em trai mình”. (Tiếng thơ 27/7/2016)

Tình yêu biển đảo Tổ quốc trong thơ

Tình yêu biển đảo Tổ quốc trong thơ 26/7/2016

Những vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc ta luôn gợi nên tình cảm sâu sắc tận đáy lòng của mỗi người dân Việt Nam. Với mỗi nhà thơ, cảm xúc về biển trời Tổ quốc chạm đến trái tim nhạy cảm, nồng nàn của họ để viết nên những bài thơ hay nhất. Hình ảnh những người lính hải quân, những ngư dân luôn bám biển để khẳng định chủ quyền thiêng của Tổ quốc là những hình tượng đẹp trong thơ. Các bạn đến với xúc cảm thơ về vùng biển đảo thân yêu của Tổ quốc qua sáng tác của các nhà thơ: Nguyễn Trọng Tạo, Thy Hoàng, Huệ Triệu và Đỗ Phú Nhuận. Sau đó là chân dung nhà thơ Triệu Từ Truyền gắn bó với thơ ca.(Tiếng thơ 24/7/2016)

Thơ Hoàng Hữu - Nửa vầng trăng vẫn sáng

Thơ Hoàng Hữu - Nửa vầng trăng vẫn sáng 14/7/2016

Dẫu biết mình chỉ có nửa vầng trăng, song thi sỹ ấy luôn khát khao về một vầng trăng tròn đầy, viên mãn. Trăng cũng là hình tượng trở đi trở lại trong thế giới thơ ca của Hoàng Hữu. Hiểu như thế sẽ nhận ra “Hai nửa vầng trăng” không chỉ là một bài thơ tình mà còn chứa đựng trăn trở nghệ thuật của một nhà thơ khao khát tới được “Bến bờ anh tim dội sóng đến vô cùng”. (Tiếng thơ 13/7/2016)

Tình cảm miền Trung thao thức trong thơ

Tình cảm miền Trung thao thức trong thơ 11/7/2016

Miền Trung – mảnh đất đầy nắng gió và đời sống lam lũ vất vả đã đi vào trong sáng tác thơ bằng những gương mặt đời sống vô cùng sinh động. Mỗi nhà thơ sinh ra ở quê hương miền Trung tìm thấy những nét đáng yêu của quê nhà để rồi nâng niu, trân trọng. Đó chính là máu thịt và hơi thở đã gắn bó tình người hòa quyện sâu đậm cùng tình đất thân thương, như các nhà thơ Hoàng Trần Cương, Hữu Loan, Hoàng Cát, Khuất Bình Nguyên và Nguyễn Thanh Kim. Trao đổi với nhà thơ Trần Quang Quý về nét đồng quê trong thơ hiện đại. (Tiếng thơ 10/7/2016)

Hành trình thơ Lermontop ở Việt Nam

Hành trình thơ Lermontop ở Việt Nam 29/6/2016

Chính thức bước lên thi đàn Nga vào ngày 10/2/1837, ngày “mặt trời thi ca Nga” Puskin bị bắn tử thương, Lermontop được giới sáng tác và phê bình thơ Nga đánh giá là người kế tục, “người có thể thay thế Puskin”. Thơ Lermontop được giới thiệu ở nước ta từ khá sớm, mà những bản tiếng Việt đầu tiên được dịch từ tiếng Pháp. Một trong những người yêu mến và chịu ảnh hưởng thơ Lermontop từ thời sinh viên, đó là nhà giáo ưu tú – dịch giả Vũ Thế Khôi. (Tiếng thơ 29/6/2016)

Tâm tình người và đất phương Nam

Tâm tình người và đất phương Nam 22/6/2016

Miền đất phương Nam mênh mang, trù phú thấm đượm bao giọt mồ hôi và tâm huyết đi vào trong những câu ca dao, những câu hò, điệu lý đậm đà tình cảm. Những nhà thơ phương Nam tiếp nối mạch nguồn cảm xúc ấy trong rất nhiều bài thơ mang phong vị riêng. Con người và thiên nhiên xanh mát của xứ sở đã làm nên nét chân dung khá đặc sắc. Các bạn cùng hòa điệu với các nhà thơ Vũ Hồng, Trần Ngọc Hưởng, Phạm Trọng Thanh, Trịnh Bửu Hoài, Hoàng Yên Linh và Phạm Minh Dũng trong tình cảm chân thực, mộc mạc của người dân quê "Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng. Về sông ăn cá, về đồng ăn cua". (Tiếng thơ 19/6/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Đối thoại mở
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Đối thoại mở
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ