Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm và trang viết về đề tài chiến tranh cách mạng16/2/2017

Giải thưởng cao nhất của cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016 dành cho nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm ở Thanh Hóa. Chùm ba sáng tác của anh “Xin về nhận lại”, “Đối thoại ở rừng” và “Nhận hoa” thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với lịch sử với quá khứ đồng thời không quên nhắc nhở chính mình về lẽ sống sao cho xứng đáng với hy sinh của bao người đã ngã xuống, đã mất một phần xương máu cho quê hương đất nước. Thông điệp trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm không mới nhưng chân thành và day dứt. (Tiếng thơ 22/02/2017)

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XV: Đã thực sự mới mẻ?

Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XV: Đã thực sự mới mẻ? 11/2/2017

Ngày Thơ Việt Nam năm nay tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) có chủ đề “Đồng hành và sáng tạo cùng đất nước”. Không chia thành hai sân thơ (sân thơ truyền thống và sân thơ trẻ) như mọi năm, các hoạt động ngâm thơ, trình diễn thơ, thả thơ được diễn ra trên một sân khấu chính. Các hoạt động triển lãm, giao lưu, trưng bày thơ cũng được chú trọng ở những không gian khác nhau của Văn Miếu. BTV Vũ Hà và Anh Thư chuyển tới các bạn những điểm nhấn của Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XV. (Tiếng thơ 11/02/2017)

Ngập ngừng lời tháng giêng

Ngập ngừng lời tháng giêng 3/2/2017

Tháng giêng là thời điểm bắt đầu một năm, bắt đầu một mùa, là không gian để mỗi người nhận về từ đó nhiều suy tư, xúc cảm và hoài niệm. Nhà thơ Xuân Diệu từng thảng thốt “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Sau Xuân Diệu, nhiều nhà thơ cũng cảm nhận về tháng giêng, chiêm ngưỡng và thao thức về tháng giêng gắn với thời tuổi trẻ đẹp tươi, thanh thản. (Tiếng thơ 01/02/2017)

Thơ với mùa xuân tha phương

Thơ với mùa xuân tha phương 25/1/2017

“Xa xứ”, “tha hương” đâu phải là câu chuyện riêng, bởi mấy ai được sống trọn vẹn, đủ đầy ở nơi mình sinh ra và lớn lên. Phần đông chúng ta đều có những thời điểm phải xa gia đình, học tập, làm việc, lập nghiệp và sinh sống ở một nơi khác. Từ điểm nhìn này, chuwong trình tiếng thơ “Với người xa xứ” như một sự kết nối tâm hồn giữa những người thân, giữa anh em bè bạn, để trong khoảng khắc chuyển giao năm cũ và năm mới này, chúng ta cùng hướng về nhau, cảm nhận tiếng lòng gần gũi trong nhau... (Tiếng thơ 27/01/2017)

Tiếng vọng thời gian

Tiếng vọng thời gian 23/1/2017

Không chỉ quan tâm tới những gì thuộc về mình, ở gần mình, cuối năm dường như cũng là thời điểm để suy tư về nhân thế như lắng đọng hơn, sâu xa hơn. Vị thế mỗi người trong xã hội hình như hơn nhau ở chữ Công Danh. Công thành danh toại là nguyện vọng, là ước ao, là niềm tự hào không chỉ của cá nhân mà của cả gia đình, dòng tộc. Nhưng bền vững hơn công danh là khí tiết, là phẩm giá. Vượt lên áng công danh để giữ mình, đó là lẽ sống của người xưa lan tỏa đến đời nay. (Tiếng thơ 25/01/2017)

Nhà thơ Minh Giang và

Nhà thơ Minh Giang và "Hơi ấm mùa đông năm ấy" 15/1/2017

Chùm thơ mới thu thanh của các tác giả: Trúc Thông, Minh Giang, Hương Sinh, Trần Kim Anh. Ghi chép "Dấu ấn Phạm Huy Thông" tổng hợp những tham luận nghiên cứu tại hội thảo kỉ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ. (Tiếng thơ 14/01/2017)

Tuổi trẻ trên những chặng đường đất nước

Tuổi trẻ trên những chặng đường đất nước 5/1/2017

Nối dài cảm xúc về quê hương đất nước, ở thời điểm bắt đầu một năm mới, mỗi người thường theo đuổi suy tư về thời gian, về hy vọng và ước vọng sẽ đến trong hành trình phía trước. Mùa xuân – tuổi trẻ và tình yêu đã trở thành những phạm trù mang tính biểu tượng cho khát vọng sáng tạo, vươn lên và chiếm lĩnh. (Tiếng thơ 11/01/2017)

Những mặn nồng mùa đông

Những mặn nồng mùa đông 28/12/2016

Trong những năm gần đây, với biến động của thời tiết khí hậu, mùa đông xứ Bắc giống như người có tính cách thất thường, lúc êm ả, lúc dữ dằn khắc nghiệt. Nhưng dẫu sao, vẫn phải cảm ơn mùa đông, bởi chỉ cần chút lạnh thôi cũng đủ để nhắc nhớ về một miền ấm áp, đủ để cân bằng bao tất bật lo toan.(Tiếng thơ 28/12/2016)

Thơ trên những bước đường kháng chiến

Thơ trên những bước đường kháng chiến 19/12/2016

Trong kháng chiến, thơ vừa là nơi kí thác tâm sự, vừa động viên tinh thần người ở hậu phương và người ngoài mặt trận. Trong thời bình, thơ có điều kiện để nhìn lại, ngẫm lại và nới dài những suy tư mà trước kia chưa thể hoặc chưa có điều kiện tỏ bày. Dù vậy, thơ viết trong hay sau kháng chiến vẫn luôn có điểm gặp gỡ, ấy là niềm tự hào, là tình yêu đối với Tổ quốc, nhân dân – cội nguồn của sức mạnh, của giá trị dân tộc. (Tiếng thơ 25/12/2016)

Những gương mặt thơ kháng chiến

Những gương mặt thơ kháng chiến 8/12/2016

Nói theo ngôn từ thơ Xuân Diệu, Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đem tới “nguồn thơ mới”, nhưng phải đến khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, các nhà thơ bước vào thực tế thời chiến, cùng tản cư, cùng thâm nhập đời sống của nhân dân, của chiến sỹ, và đặc biệt, hình thành một thế hệ nhà thơ trưởng thành trong sắc xanh áo lính, thì lúc đó tiếng thơ mới thực sự mới mẻ, vừa bắt nguồn từ cuộc sống, vừa bay cao hơn cuộc sống. (Tiếng thơ 14/12/2016)

Thơ từ

Thơ từ "Nóc nhà Tổ quốc" 5/12/2016

Tiếng thơ mở đầu bằng chùm thơ của các tác giả: Đỗ Trung Lai, Đỗ Xuân Thu, Nguyễn Vũ Quỳnh, Nguyễn Khánh Toàn, Kai Hoàng, Hà Linh. Tiếp đó là ghi nhận về hội thảo “Tú Xương với thơ đường luật Việt Nam”. (Tiếng thơ 03/12/2016)

Những không gian tình yêu trong thơ

Những không gian tình yêu trong thơ 24/11/2016

Một trong những sứ mạng của thơ ca là ca ngợi tình yêu, một trong những niềm rung cảm tuyệt vời vô tận của người làm thơ là viết về tình yêu, khai thác những cung bậc, nỗi niềm, cùng bao mối liên quan ràng buộc. Ở góc độ hẹp, nếu ví mỗi bài thơ như một tấm ảnh, thì trong tấm ảnh đó hiển hiện một không gian mang dấu ấn tâm trạng gắn với từng khoảnh khắc của hai người yêu nhau... (Tiếng thơ 23/11/2016)

Trang thơ của các nhà giáo

Trang thơ của các nhà giáo 21/11/2016

Có duyên với nghề dạy học, nhiều thầy cô giáo cũng nhận được chữ duyên từ thơ, bởi thơ tiếp cho họ thêm động lực, cảm hứng, vừa nối dài những suy tư đôi khi khó tỏ bày. Chương trình tiếng thơ giới thiệu sáng tác của các nhà thơ - nhà giáo: Đặng Nguyệt Anh, Mai Văn Hoan, Trần Ngọc Hưởng, Lê Đức Đồng,Anh Tuyết, Trần Văn Lợi. (Tiếng thơ 20/11/2016)

Thơ của cựu sinh viên khoa Ngữ Văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)

Thơ của cựu sinh viên khoa Ngữ Văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội) 9/11/2016

“Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp” là một thương hiệu bền vững, ẩn chứa niềm tự hào của bao thế hệ từng học tập, trưởng thành từ nơi đây. Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo được đào tạo ở khoa đã vào chiến trường, dâng hiến tuổi trẻ cho lý tưởng, cho khát vọng độc lập thống nhất đất nước. Trong không khí kỷ niệm 60 năm truyền thống khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-2016), Tiếng thơ trân trọng giới thiệu sáng tác của một số nhà thơ - cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, thay lời tri ân đối với những đóng góp của một địa chỉ đào tạo đại học uy tín. (Tiếng thơ 16/11/2016)

Những cánh đồng Nga, những thảo nguyên Nga trong thi ca

Những cánh đồng Nga, những thảo nguyên Nga trong thi ca 7/11/2016

Dẫu không gần về mặt địa lý, nhưng đất nước Nga, con người và văn hóa Nga lại không hề xa lạ với chúng ta. Ấn tượng này đặc biệt sâu đậm đối với những trí thức văn nghệ sỹ từng sinh sống, học tập và làm việc ở nơi này. Chính họ là cầu nối đưa những tác phẩm nghệ thuật đến với công chúng trong nước, truyền tình yêu nước Nga qua những vần thơ nồng hậu, da diết. (Tiếng thơ 06/11/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30

Văn nghệ (đang phát)

08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya