Mảnh đất Phương Nam tươi ròng sự sống hôm nay là kết tinh của mồ hôi, công sức và tâm huyết của cha ông xưa với khát vọng mở mang bò cõi.Chân dung miền đất hiện hữu trong tình yêu và sự gắn bó của mỗi người hôm nay.Thơ Trúc Chi, Lê Thanh Xuân, Hữu Nhân, Nguyễn Giang San,Trần Thị Thắng và Lê Thị Xuân Hương; Nhà thơ In-ra-sa-ra băn khoăn về đầu tư cho thơ dân tộc thiểu số(Tiếng thơ 14+15/06)
Những vùng núi đá bạt ngàn, hùng vĩ như bức phên dậu bảo vệ Tổ Quốc.Vẻ đẹp của núi đá đi vào cảm xúc thơ thật sâu lắng mà mãnh liệt.Các nhà thơ Hoàng Cát, Lò Ngân Sủn, Nguyễn Chí Hoan, Lương Sơn, Cầm Giang và Ngô Trầm Tư bày tỏ xúc động về núi đá trong thơ. Nhà thơ Thụy Anh chia sẻ kỷ niệm về nước Nga.(Tiếng thơ 7,8/6).
Hình ảnh nắng với muôn màu cảm xúc trong thơ. Tình yêu biển đảo trong sáng tác thơ Trần Đăng Khoa. Và thơ tình Hen-ric Hai-nơ và On-ga Béc-gôn trong màu sắc mùa hạ. (Tiếng thơ 4 và 11/6)
Luôn luôn gắn bó thủy chung với con người, môi trường thiên nhiên là nguồn cảm xúc bất tận cho thi ca. Chia sẻ và nâng đỡ tâm hồn, bạn nghe có thể tìm thấy trong thơ Hữu Loan, Võ Quê, Từ Kế Tường, Nguyễn Linh Khiếu và Đoàn Min; cùng với đó là Hộp thư Tiếng thơ tháng 5/2015v (Tiếng thơ 31/5 và 1/6)
Mỗi vùng biên đảo xa xôi của Tổ quốc Việt Nam đều sâu nặng tình yêu của quân và dân ta đang ngày đêm gìn giữ và bảo vệ chủ quyền đất nước. Mỗi nhà thơ, mỗi người dân luôn lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình qua từng con sóng biển. Xúc cảm thơ Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Ngọc Trạch, Anh Ngọc,Phan Thành Minh, Phạm Quang Thuận sâu đậm tình yêu ấy. (Tiếng thơ 24, 25/05)
Những bài thơ về Trường Sơn đi cùng năm tháng là chủ đề chính của chương trình tiếng thơ đêm nay; Tiết mục “Nhà thơ và tác phẩm”, nhà thơ Trương Đăng Dung bộc lộ những thao thức về thời gian qua thi phẩm “Anh không thấy thời gian trôi”; Góc thơ dịch giới thiệu chùm thơ của Koun-nhà thơ đương đại nổi tiếng của Hàn Quốc. (Tiếng thơ 21/05 và 28/05/2015)
Cuộc đời thanh cao mà bình dị của Bác Hồ đã để lại trong lòng nhân dân ta niềm yêu mến và kính trọng sâu sắc.Tưởng nhớ Bác qua những vần thơ xúc động của các nhà thơ Hải Như, Phạm Đức, Thanh Tùng, Nguyễn Thiên Sơn, Trần Hữu Thung và Trần Quang Hiển.(Tiếng thơ 17,18/5)
Cuộc đời thanh cao mà bình dị của Bác Hồ đã để lại trong lòng nhân dân ta nhiều niềm yêu mến và kính trọng sâu sắc. Nhiều nhà thơ VN và nước ngoài dành những vần thơ xúc động, chân thành ngợi ca Người...(Tiếng thơ phát 17+18/05)
Tình yêu quê hương miền Nam da diết trong lòng các nhà thơ cầm súng đánh giăc như Lê Anh Xuân, Nguyễn Bá, Chim Trắng và Văn Lê. Những năm tháng sống và viết ở Củ Chi, ở miền Nam luôn sống dậy trong ký ức Hà Phương, Lê Điệp, Trần Thị Thắng, Hoài Vũ, Giang Nam...( Tiếng thơ 26,27/4)
Những địa danh lịch sử gắn với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước qua thơ. Góc nhìn của các nhà thơ chống Mỹ về một thời để nhớ. Một Việt Nam nhẫn nại và cao khiết trong thơ của cựu binh Mỹ Kevin Bowen...(Tiếng thơ 23+30/4)
Niềm vui ngày thống nhất đất nước vỡ òa trong cảm xúc các nhà thơ Bùi Việt Phương, Đinh Thị Thu Vân, Trúc Chi và Nguyễn Trọng Tín. Nhà thơ Nguyễn Đình Phúc bày tỏ nỗi xúc động qua thơ về biển đảo Tổ Quốc gắn liền với truyền thống văn hóa dân gian Đất Tổ.(Tiếng thơ 19,20/04)
Tình cha mẹ là tình cảm gần gũi mà thiêng liêng của mỗi một con người. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật uyển chuyển, giàu hình tượng, thơ ca đã khắc họa tình cảm cao quý và lay động bao trái tim đồng điệu...(Tiếng thơ 12+13/04)
Những vần thơ da diết lưu lại khoảnh khắc đặc biệt của một ngày cuối tháng tư. Nhà thơ Trần Quang Quý-người tự nhận mình "lớn lên từ đất" sẽ nói điều gì về những ám ảnh của đất trong thơ mình? Chùm thơ Tomas Transtromer giúp chúng ta hình dung phần nào về thế giới thơ của một nhà thơ Thụy Điển-chủ nhân giải thưởng Nobel văn chương danh giá năm 2011 (Tiếng thơ 9/4/2015)
Nhà thơ Vũ Quần Phương nói về nét đẹp của thơ chống Mỹ. Ký ức về thời gian sống và viết ở chiến trường Quảng Đà qua hồi nhớ của nhà thơ Thanh Quế. Tình quê hương trong thơ Trần Thị Nương; Nguyễn Thanh Hải, Lê Đức Nghinh và Huỳnh Kim Bửu.( Tiếng thơ 05+06/04)