Kịch truyền thanh Đôi bờ thương nhớ9/7/2024

Hiệp định đình chiến Giơ-ne-vơ tháng 7 năm 1954 chấm dứt một thế kỷ cai trị của người Pháp tại Đông Dương, đồng thời, cũng từ thời khắc này đôi bờ sông Bến Hải, vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời chia đất nước ta thành hai miền Nam - Bắc. Nhân dân hai bờ sông Bến Hải dũng cảm, kiên cường đấu tranh hơn 20 năm để xóa bỏ sự chia cắt Bắc Nam, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Vở kịch truyền thanh Đôi bờ thương nhớ kể về mối tình son sắt, thủy chung, trải dài theo năm tháng của đôi nam thanh nữ tú Nam & Bắc bờ sông Bến Hải, là biểu tượng sợi dây gắn bó khăng khít không gì có thể tách rời, ngợi ca khát vọng hòa bình và nỗ lực đấu tranh của cả dân tộc vì ngày thống nhất đất nước.

Kịch truyền thanh

Kịch truyền thanh "Quyết định thay đổi lịch sử" 10/6/2024

Vở kịch “Quyết định thay đổi lịch sử” phản ánh về diễn tiến của tướng lĩnh hai bên chiến tuyến trong trận đánh tại Điện Biên Phủ năm 1954. Tác phẩm đi sâu vào tâm thế của những chiến tướng đi vào huyền thoại lịch sử. Trong tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tướng Navarre, tướng De Castries …họ đều là những con người tài năng song ở cuộc chiến Điện Biên Phủ minh chứng cho chân lý: tài năng thôi chưa đủ, đó không phải là yếu tố tiên quyết làm nên vĩ nhân mà quan trọng là “tài và đức” luôn quyện chặt. Điều làm nên những vĩ nhân cao cả, ghi danh sử sách Việt Nam và thế giới như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp bởi họ xót thương và đau đáu vì hòa bình, hạnh phúc của nhân dân, chiến đấu vì chính nghĩa nên họ không chỉ có quân đội mà có cả triệu triệu nhân dân một lòng kiên trung hợp sức. Tác phẩm này có độ lùi xa về thời gian nên người viết có điều kiện đi sâu lý giải tâm lý chiến, thế trận và khắc họa rõ nét số phận từng nhân vật ở hai bên chiến tuyến một cách tỉ mỉ, kỹ càng. Những trận đối mặt, đối thoại trong những phân cảnh là cách trực tiếp nói về sự khác biệt trong thế và lực của trận chiến Điện Biên Phủ, đồng thời lý giải về chiến thắng chấn động địa cầu, qua đó khắc họa chân dung nhân vật vừa gần gũi, vừa tạo sự thích thú, hiểu sâu về cuộc chiến và thấy Bác Hồ, Bác Giáp …đáng trân trọng, tự hào biết bao

Kịch truyền thanh Đỏ - Đen

Kịch truyền thanh Đỏ - Đen 14/3/2024

“Cờ bạc là bác thằng bần - cửa nhà bán hết tra chân vào cùm”, câu ca dao này thật đúng với hai nhân vật Tính và Toán trong vở kịch truyền thanh “Đỏ đen” của tác giả Minh Nguyêt. Vì ham mê cờ bạc, họ đã vét sạch tiền của gia đình để nướng vào cờ bạc, bỏ bê công việc, trở mặt với vợ con. Khi thua hết tiền, mất nhà cửa họ mới giật mình tỉnh ngộ. Liệu rằng con đường hối cải có còn kịp với hai nhân vật Tính và Toán hay không? Cùng nghe kịch truyền thanh Đỏ - Đen của tác giả Minh Nguyệt

Kịch truyền thanh: Nỗi nhớ Giêng Hai

Kịch truyền thanh: Nỗi nhớ Giêng Hai 14/2/2024

Vẻ đẹp của những làn điệu quan họ cũng như những nét đặc sắc của di sản văn hóa này chính là sự hoà quyện giữa giai điệu và lời ca, giữa trang phục truyền thống độc đáo gắn với cách ứng xử văn hóa của các liền anh, liền chị. Câu chuyện tình không trọn vẹn song luôn để lại nỗi nhớ thương và tình cảm tốt đẹp về nhau, từ hai hội Quan họ kết nghĩa mà liền anh Thành Chung đành ẩn giấu tình cảm của mình, dời xa quê hương, phát triển sự nghiệp, trở thành giảng viên về Kịch hát dân tộc. Trái đất tròn, hơn 20 năm sau, con gái của người thương lại là học trò cưng của thầy, cô sinh viên đã khéo léo kéo thầy về với Hội Lim, về với nỗi nhớ Giêng hai để thỏa lòng yêu nhớ cội nguồn.

Kịch truyền thanh: Tết biên cương

Kịch truyền thanh: Tết biên cương 13/2/2024

Tết biên cương của đôi vợ chồng trẻ là cô giáo cắm bản và chồng là bộ đội biên phòng. Lần đầu tiên cô giáo trải nghiệm cuộc sống, phong tục văn hóa đón xuân cùng đồng bào dân tộc vùng cao. Bên bếp nấu bánh chưng chiều 30 Tết, câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ như thước phim với những hình ảnh chuyển động theo chiều dài đất nước từ Bắc đến Nam, từ miền núi xuống đồng bằng, từ đất liền ra hải đảo. Họ chính là những con thoi kết nối, gắn liền các vùng miền đất nước để Tết bản hòa cùng mùa xuân của đất trời và đất nước.

Kịch ngắn Hoa mai ngày Tết: Tặng hoa vì quý trọng người!

Kịch ngắn Hoa mai ngày Tết: Tặng hoa vì quý trọng người! 12/2/2024

Hoa mai ngày Tết là câu chuyện dung dị về lòng nhân ái, nghĩa xóm giềng của những gia đình vốn làm nghề trồng hoa. Cách ứng xử chân thành và ấm áp của họ tạo nên sự gắn bó, lưu giữ những giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau!

Vẫn chưa đến Tết: Trở về để được yêu thương!

Vẫn chưa đến Tết: Trở về để được yêu thương! 10/2/2024

Những ngày giáp Tết, nhìn dòng người xuôi ngược về quê, những người cha người mẹ vẫn luôn có tâm lý mong ngóng con về. Niềm vui của ngày đoàn tụ đối với họ không hẳn là quà to quà nhỏ, mâm cao cỗ đầy mà chính là cảm giác ấm áp, yên bình khi được bên cạnh người thân! Giây phút quây quần bên nhau mọi người cùng nhớ lại những câu chuyện cũ… Từng năm tháng như được nối dài bởi niềm hạnh phúc và sự yêu thương!

Kịch vui: Lãi to

Kịch vui: Lãi to 10/2/2024

Nguyên nhân "mâu thuẫn" của hai ông bạn nối khố và món "lãi" bất ngờ trong chiều cuối năm

Kịch truyền thanh Người và Quỷ

Kịch truyền thanh Người và Quỷ 24/1/2024

Vở kịch “Người và quỷ” hay “Truyền thuyết hoa sim” là câu chuyện giữa lý tưởng và thực tế luôn là một khoảng cách khó có thể định lượng. Nàng Hoa Sim xinh đẹp, trong sáng yêu đắm say chàng Lang Bá tài giỏi. Khi Lang Bá thắng trận trở về, chàng bị mẹ kế lập mưu hãm hại để tiếm quyền. Lang Bá tức giận nhưng đành cùng Hoa Sim ẩn vào rừng sâu để sống cuộc đời thanh tịnh. Phi Sơn – em trai cùng cha khác mẹ với Lang Bá đã khước từ ngôi vị để tìm anh. Chàng lầm tưởng rằng Lang Bá có khí chất một người trị quốc, để mãi sau này chàng đau đớn nhận ra “bóng tối” trong con người thật của Lang Bá. Trước lúc từ rừng sâu trở về Lang Bá đã bị quỷ Lưu Ly dụ dộ, mua chuộc nhưng không thành, còn nàng Hoa Sim bị quỷ thọt bày mưu chiếm đoạt nhưng không được, xong bất hạnh thay Lang Bá lại nghi ngờ nàng. Hoa Sim đã tự thiêu để chứng minh cho sự trong sạch của mình, Lang Bá đã rất ngỡ ngàng vì lửa không hủy hoại dung nhan và mạng sống của Hoa Sim mà ngược lại càng tôn thêm vẻ hào quang ấm áp cho nàng, nhưng cũng chính giây phút đó giữa Hoa Sim và Lang Bá đã có ranh giới của sự ngăn cách. Lang Bá trở lại kinh thành và lên ngôi vua, nhưng chàng cô đơn và không còn tri kỷ, chàng trở nên tàn ác, đố kị và hoài nghi. Đúng lúc chuẩn bị hành hình dì ghẻ, Phi Sơn và Hoa Sim đã trở về để ngăn cản Lang Bá. Lang Bá ngỡ rằng đã đạt được cả quyền uy và tình yêu trong sáng của Hoa Sim, nào ngờ đó chính là quỷ Lưu Ly biến thành Hoa Sim. Lang Bá đau đớn, Hoa Sim vẫn mang trái tim trong sáng, bao dung muốn kéo Lang Bá trở lại bản thể thiện lương. Câu chuyện mang đầy tính triết luận về trong sáng có tối, đó là những người như Lang Bá, như Phù Dung, đức Vua cha và ngược lại những kẻ trong tối vẫn khát khao ra ánh sáng như quỷ Lưu Ly, như quan Nội hầu. Liệu rằng phần tinh khiết, trong sáng như Hoa Sim và Phi Sơn có phủ khắp nhân gian hay không? Đó là câu hỏi cho mỗi chúng ta trả lời.

Kịch truyền thanh: Ngài

Kịch truyền thanh: Ngài "Xuân tóc đỏ" 8/11/2023

Vở hài kịch truyền thanh “Ngài Xuân tóc đỏ” của tác giả Lê Chí Trung phóng tác từ tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng, qua diễn xuất của các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam.

Kịch thiếu nhi: Ngôi nhà bí ẩn

Kịch thiếu nhi: Ngôi nhà bí ẩn 6/11/2023

Trong khu rừng, có ngôi nhà hoang ít người lui tới, chính vì vậy ngôi nhà bị đồn là có ma. Hôm đó Lợn Hồng đi thăm bà ngoại, chiều tà chưa thấy về, nhóm bạn là Nghé Vàng, Sóc Bông, Voi Mít…lên đường tìm đón và bảo vệ bạn Lợn Hồng. Khi đi ngang qua ngôi nhà hoang, nhóm bạn trẻ đã khám phá được bí mật của lời đồn về ngôi nhà ma. Từ đây, tính cách của các con vật được khắc họa sinh động như nghĩa hiệp, hài hước, hờn dỗi, cáu kỉnh được nhân cách hóa. Những con vật trong rừng đã hành động với những tính cách dễ thương, đậm chất nhân văn về cuộc sống nhân gian, nơi giao hòa muôn loài với thiên nhiên vạn vật.

Kịch truyền thanh: Nơi ấy không bình yên

Kịch truyền thanh: Nơi ấy không bình yên 19/9/2023

Ông Đại bị tù oan, công danh sự nghiệp chấm dứt khi còn rất trẻ. “Trong họa có phúc”, trong thời gian bị tam giam để điều tra án, ông Đại gặp được người cùng cảnh, người đó đã giúp ông vững vàng bước qua sóng gió. Sau này vị ân nhân ấy chính là bố vợ của ông Đại. Thời gian trôi đi, ông Đại vẫn sắt son niềm tin với Đảng, vẫn âm thầm gắn bó với tổ chức và được chi bộ Đảng địa phương giúp đỡ. Gần 40 năm sau, ông Đại được minh oan, chính lúc này, sự thật được phơi bày. Người đồng nghiệp năm xưa đẩy ông Đại vào cảnh tù tội, giờ đây tuy thành đạt, leo cao, nhưng sự thật vẫn phải trả về đúng giá trị của nó. Kịch diễn tiến với hai tuyến câu chuyện tưởng như không liên quan nhưng khi những sự kiện đan cài được lật mở cũng là lúc cao trào cùng bí mật lộ ra với những điều thấm thía về “nhân- quả”

Kịch truyền thanh Giấc mơ của Bờm

Kịch truyền thanh Giấc mơ của Bờm 7/6/2023

Giấc mơ của Bờm là câu chuyện giả tưởng về một không gian không giới hạn, ở đó con người và loài vật có thể nói chuyện, giao lưu cùng nhau. Dù diễn ra nơi trần gian hay cõi địa ngục thì cuộc sống luôn đa diện sắc màu, vẫn có người tốt kẻ xấu, cái ác luôn phá hoại cái thiện, nó giống như vòng tròn âm dương luôn có thiện ác trong mỗi sự việc, sự vật. Bờm vì thương mẹ chịu cảnh đói khổ mà em đánh đổi chiếc quạt mo cho Phú Ông để lấy nắm xôi cứu mẹ. Chiếc quạt ấy chỉ là một mo cau bình thường mà mẹ dành quạt mát ru Bờm, nó là biểu tượng của lòng lương thiện và sự yêu thương của tình mẫu tử. Sự ấm áp, ánh hào quang của tình yêu thương đã làm cho kẻ xấu luôn tìm cách chiếm đoạt và hãm hại Bờm. Cũng chính nhờ có tình yêu thương đó đã giúp Bờm vượt qua bao cám dỗ, để khẳng định chân lý: Chỉ có tình yêu thương, lòng lương thiện mới mang lại hòa bình, hạnh phúc cho con người và thế giới vạn vật dù ở bất kỳ thế giới hãy cõi sống nào khác.

Kịch truyền thanh

Kịch truyền thanh "Sợi nhớ sợi thuơng" - Hành trình tôn vinh những giá trị bền vững 12/11/2022

Lụa Hàng Vân – sản phẩm dệt nổi tiếng được lựa chọn may phẩm phục trong cung đình Huế. Theo thời gian một số mẫu hoa, họa tiết vân cổ đã bị mai một, đặc biệt là mẫu hoa văn “dệt hai mặt giống nhau”, nét đặt biệt chỉ riêng lụa Việt mới có. Quá trình khôi phục lại nhưng mẫu hoa, vân cổ của các nghệ nhân và thợ dệt của Làng lụa Hàng Vân mang đậm tình cảm trân quý nghề cũng như tình cảm chân thành, trong sáng của những người thợ lành nghề như Lệ Hằng, Duy Quang... Hành trình tìm lại và phát triển nghề truyền thống của thế hệ trẻ Làng lụa Hàng Vân là hành trình những người trẻ tiếp nối tiền nhân tôn vinh những giá trị bền vững

Kịch truyền thanh:

Kịch truyền thanh: "Bước ngoặt thiên tài" 3/10/2022

Vở kịch lấy bối cảnh lịch sử những năm 1944 - 1945, Chiến tranh thế giới thứ II sắp vãn hồi. Ở Việt Nam, trước vận thế này Trung ương Đảng và Bác Hồ quyết định chuyển hướng chiến lược, khẳng định Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Đây là bước ngoặt lịch sử, tìm kiếm sự ủng hộ của Hoa Kỳ để nhanh chóng tăng sức mạnh nội lực, tạo ra những cơ sở vững chắc, đảm bảo thắng lợi cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Vở kịch “Bước ngoặt thiên tài” cho chúng ta thấu hiểu thấu đáo hơn những ngày không thể nào quên…

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ