Sau thành công của hai tiểu thuyết kinh dị là “Tết ở làng Địa Ngục” và “Ngủ cùng người chết”, tác giả Thảo Trang tiếp tục ra mắt tiểu thuyết “25 độ âm”, do NXB Phụ nữ Việt Nam ấn hành. 25 độ âm” tái hiện hành trình “chết chóc” từ Nga sang Anh bằng đường bộ xuyên rừng của những người nhập cư bất hợp pháp. Cuốn sách từ một sự kiện có thật cách đây 5 năm khi cảnh sát Anh phát hiện ra thi thể của 39 người Việt tử vong trong chiếc container đông lạnh… Tác phẩm được coi là hướng đi mới của Thảo Trang khi thử sức với thể loại tâm lý xã hội, khác với dòng kinh dị vốn đã gắn bó với tên tuổi của tác giả. Về cuốn sách này, tác giả Thảo Trang đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình:
Cuộc sống hối hả, nhiều giá trị truyền thống dường như đã có phần bị lỏng lẻo. Chính vì thế mỗi chúng ta nên dành thời gian sống chậm để nhìn lại những gì đã qua, đặc biệt là về giá trị của gia đình, về mỗi quan hệ giữa con cái và cha mẹ, mà đôi khi chúng ta vì nhiều lý do đã vô tình lướt qua. Và để neo giữ kỷ niệm thân thương về gia đình đặc biệt là về cha, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức Cuộc thi viết “Cha và con gái”. Giải nhất cuộc thi viết năm nay thuộc về tác phẩm "Cha tôi và những kỷ niệm sống mãi cùng thời gian" của PGS. TS Lưu Khánh Thơ (Hà Nội). (Điểm hẹn văn nghệ)
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người thầy vĩ đại. Không người thầy vĩ đại nào lại không có những học trò xuất sắc. Nếu các bậc tiền bối như Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… đã xuất sắc lập những chiến công oanh liệt vào hàng bậc nhất trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm, đặt nền móng phát triển; thì Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Khóa XI, XII, XIII của Đảng là người cộng sản trung kiên, làm trụ cột chống lại sự nghiêng đổ của phẩm giá con người, của chế độ; trung thành và vận dụng sáng tạo lý luận Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đưa cách mạng XHCN ở Việt Nam lên một tầm cao mới. Tùy bút “Đồng chí Nguyễn Phú Trọng-Người con của nhân dân, con người của lịch sử” của nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại mà các bạn nghe sau đây phần nào giúp các bạn hiểu thêm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng-người lấy lại niềm tin, khơi dậy sức mạnh của nhân dân; người làm sáng tỏ về mặt lý luận của con đường Cách mạng nước ta.
Cũng giống như nhiều văn nghệ sĩ khác, ngay khi vừa nghe tin TBT Nguyễn Phú Trọng từ trần, nhà thơ Trịnh Công Lộc đã xúc động viết nên những vần thơ tưởng nhớ vị Tổng Bí thư của nhân dân. Những câu thơ thay cho lời muốn nói của các văn nghệ sĩ gửi tới TBT Nguyễn Phú Trọng-người luôn quan tâm đến các văn nghệ sĩ và nền văn hóa văn nghệ nước nhà: “Bác Trọng xa giữa những ngày tháng Bẩy/ Tháng linh thiêng cả nước tri ân/ Trời Hà Nội mấy ngày mưa nặng hạt/ Dòng người đi lặng lẽ âm thầm/ Tiễn biệt Bác-Bác Trọng ơi, tiễn biệt/ Trọn một đời bình dị, sắt son/ Giữa ánh sáng trong ban mai tinh khiết/ Tinh khiết Hồ Chí Minh và thế giới người hiền/ Người mất đi, gia tài để lại/ Đâu phải nhà cao, đất rộng, bạc vàng…/ Đâu phải thứ dễ bày ra ăn được/ Mà chính con đường đưa đất nước vinh quang/ Xin được thắp tâm nhang nhớ Bác/ Vẫn như còn thấy Bác giữa đàn em/ Công việc lớn Bác vẫn cùng gánh vác/ Cho đất nước, người dân hạnh phúc, hòa bình”.
Ca khúc “Lặng thầm” của nhạc sĩ Thế Hiển phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Ái Phương. Thời trẻ ông rất hay đọc báo Mực tím và luôn mang theo những cuốn báo mới bên mình. Chính lẽ đó ông đã có duyên đọc bài thơ “Lặng thầm” của tác giả Ái Phương in trên tập san này. Hình ảnh tà áo dài của nữ sinh tung bay trong gió tựa những đàn bướm trắng khiến chàng trai tuổi mới lớn ngẩn ngơ, tương tư. Nội dung của bài thơ như nói hộ nỗi lòng của chàng trai Thế Hiển năm nào. Vậy nên ông đã giữ nguyên ý tứ, câu từ của tác giả Ái Phương. (Điểm hẹn văn nghệ)
Chủ đề của cuộc thi gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính thế giới (viết tắt là UPU) có nội dung: “Trong suốt những năm qua, UPU đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để nói về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa". Vượt qua rất nhiều bức thư tham dự Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, bức thư của em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9/1 trường Trung học cơ sở- Trung học phổ thông Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã đoạt Giải Nhất với số phiếu tuyệt đối của Ban giám khảo. Bức thư của em Quang Minh kể về một nhân viên làm việc tại bưu cục ở ngôi làng ông gia Noel, có tên là Pullattie. Hằng ngày ông trực tiếp đọc những lá thư của trẻ em trên toàn thế giới gửi về. Vì vậy, ông Pullattie đã quyết định viết thư gửi ngài Tổng Giám đốc UPU của năm 2174 để chia sẻ cảm nhận về việc trẻ em thiếu tình thương và rất cần một nơi để giãi bày tâm sự, đó là thông qua những lá thư. (Điểm hẹn văn nghệ)
Sau thành công của tiểu thuyết “Tơ vò” về đề tài chống tiêu cực, tham nhũng, mới đây nhà báo-nhà văn Vũ Xuân Bân tiếp tục cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết thứ hai cũng viết về đề tài này mang tên “Cây thay lá” với bút danh Quân Yên. Sách do NXB Hội Nhà Văn ấn hành. “Cây thay lá” gồm 11 chương khắc hoạ khá đậm nét tham nhũng quyền lực ở phạm vi cấp tỉnh, khá hấp dẫn bạn đọc. Có ba nhân vật là Bí thư Tỉnh uỷ Thuỳ Lê, Chủ tịch tỉnh Lý Tơ và nhân vật Ngọc Quý là nạn nhân trong vụ án về dự án “trang trại Đồng Cạn”, tác giả thay tên khác, còn lại các nhân vật như Phạm Vấn, Ngọc Hồn, Thạch Phí, Trương Tồn, Phụng Tiên… đều bắt nguồn từ tiểu thuyết Tơ Vò và diễn tiến tiếp trong tiểu thuyết “Cây thay lá”. Những gì mà bạn đọc sẽ gặp trong tiểu thuyết này là sự tiếp nối những số phận, những tính cách nhân vật trong tiểu thuyết “Tơ Vò” theo phép duy vật biện chứng. Chính nhờ quãng thời gian dài làm báo đã cho người viết văn có những trải nghiệm nhìn ra cái gì là bản chất của sự vật hiện tượng, để xây dựng những nhân vật thành hình tượng điển hình trong những hoàn cảnh điển hình của một giai đoạn lịch sử xã hội nước ta thời hiện đại qua “Cây thay lá”-tiểu thuyết mang tính thời sự sâu sắc, gắn với hơi thở cuộc sống đương đại. Tác giả Quân Yên trò chuyện với chúng ta về tác phẩm mới ra mắt và đang được bạn đọc chú ý này:
“Tật xấu người Việt” bao gồm 48 câu chuyện về tính tự ái, trọng tình hơn lý, sự phiến diện, thích đổ lỗi, lười cảm ơn, lười đọc sách, lười biểu hiện cảm xúc tích cực mà chỉ ưa nói thẳng những điều tiêu cực, chê vùi dập khen bốc giời, vô duyên hay xen vào chuyện cá nhân, trọng nam khinh nữ, hay cả nể, hay gây ồn ào, quan cách, ưa hối lộ, tham nhũng vặt, ưa thành tích, thích làm thầy không thích làm thợ, sính bằng cấp, học chỉ để thăng tiến, thiếu tính độc lập, sĩ diện, hay khoe khoang, tham lam chủ nghĩa, không bảo vệ tài sản công cộng, ích kỷ, nghĩ ngắn chỉ thấy lợi ích trước mắt, thói quen phạm luật, không bao giờ biết đủ, lãng phí… Sách do Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam phối hợp với Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành cuối năm ngoái. Ngay khi mới phát hành, cuốn sách đã liên tục tái bản. Điều gì làm nên sức hấp dẫn của cuốn sách này? Các bạn phần nào sẽ có câu trả lời sau khi nghe cuộc trò chuyện giữa tác giả cuốn sách-nhà văn Di Li và phóng viên chương trình:
“Qua giêng rồi anh ở nơi đâu / Về cùng em mình đi trẩy hội / Về cùng em câu chờ câu đợi / Về cùng anh duyên thắm lá trầu…” (Bài hát “Quan họ anh về” thơ Nguyễn Thiện, nhạc Minh Dương). (Điểm hẹn văn nghệ)
Vừa qua, nhà xuất bản Hội Nhà văn xuất bản cuốn sách “Những cuộc trà trên căn gác cũ” của nhà báo Trần Nhật Minh. Cuốn tản văn thứ 2 này gửi đến những độc giả yêu văn chương hiểu thêm về vẻ đẹp, phong vị của Hà Nội những năm 80, 90 của thế kỷ trước; về chân dung những nhà thơ gắn với làn sóng Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam, về những suy ngẫm lắng sâu của tác giả về tình người, tình đời, ứng xử nhân tình thế thái…Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có bài viết “Những cuộc trà trên căn gác cũ – Miền lắng sâu ký ức yêu thương”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Trong 10 năm, kể từ năm 2014 đến nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật làn lượt cho ra mắt bạn đọc 5 tác phẩm của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Đó là các tác phẩm “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75”, “Lời tựa một tình yêu”, “Thời tôi sống”, “Viết và đối thoại” và “Sống đến bình minh”. Cuốn tự truyện “Sống đến bình minh” là những lát cắt ký ức của tác giả về những sự việc, câu chuyện, cảnh ngộ đã diễn ra trong cuộc đời và sự nghiệp của nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có bài viết “Sống đến bình minh” – Những lát cắt của ký ức”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.
Nhà báo Trần Mai Hưởng (nguyên Tổng Giám đốc Thông Tấn Xã Việt Nam) - phóng viên chiến trường đã có nhiều phen vào sinh ra tử với ngòi bút, máy ảnh làm vũ khí. Ông là tác giả của bức ảnh “Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975”. (Điểm hẹn văn nghệ)
Các tác phẩm giành giải trong cuộc thi nghệ thuật quốc tế - UOB Painting of the Year mùa đầu tiên tại nước ta trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 8 gương mặt nghệ sĩ được vinh danh với những tác phẩm thể hiện sự khám phá, tìm tòi và chiêm nghiệm trong hình thức và chủ đề hội họa, qua đó bộc lộ góc nhìn về cuộc sống đương đại, những câu chuyện ẩn giấu bên trong đời sống nội tâm. Cuộc thi này cũng mở ra nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ trẻ đương đại, được giao lưu với khu vực và thế giới. Sự kiện cũng cho thấy sự quan tâm của các nhà sưu tập, tổ chức nước ngoài với thị trường nghệ thuật trong nước, đặc biệt là hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ trẻ. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ở nước ta, phê bình kiến trúc là “con đường chẳng mấy ai đi”. Nhưng vẫn có những cá nhân bền bỉ theo đuổi công việc này trong suốt nhiều năm và đem đến nhiều công trình có giá trị. Một trong số đó chính là TS, Kiến trúc sư Trần Minh Tùng (Trường ĐH Xây dựng Hà Nội). Năm ngoái, tác phẩm “Kiến trúc và con người” của anh, do NXB Xây dựng ấn hành đã giành “cú đúp” khi đồng thời nhận được giải Đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 15 và tặng thưởng mức C của Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. Cuốn sách “Kiến trúc và con người” mang đến những kiến thức xoay quanh mối quan hệ giữa hai yếu tố vừa là chủ thể, vừa là khách thể này nhằm chứng minh mối quan hệ biện chứng “con người nào thì kiến trúc đó, và ngược lại”. Nội dung quyển sách gồm 4 chương: “Mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên và kiến trúc”, “Kiến trúc của con người, do con người và vì con người”, “Thực hành kiến trúc dưới góc độ nhân học” và “Kiến trúc Việt Nam giữa dòng chảy văn hóa Đông – Tây”. Mỗi chương vừa là một câu chuyện riêng nhưng vừa đóng góp cho bạn đọc hiểu về một câu chuyện chung. Để hiểu thêm về cuốn sách này, mời quý vị và các bạn cùng nghe bài viết của BTV Nguyễn Hà.