"Tằng cẩu" - Số phận truân chuyên của người con gái Thái24/7/2023

Sinh ra ở Hưng Yên nhưng nhà văn Hoàng Thế Sinh gắn bó với mảnh đất Yên Bái. “Xứ mưa” đem đến cho ông nhiều nguồn cảm hứng để viết nên nhiều tác phẩm từ thơ ca, bút kí tới truyện ngắn, tiểu thuyết. Nói như nhà phê bình văn học Văn Giá: “Yên Bái, tuy không phải là quê gốc, nhưng ông đã ăn đời ở kiếp cùng xứ sở này. Văn chương của ông đi vào đời sống tinh thần của người Yên Bái theo cái cách thật thú vị. Không ít các danh xưng đã trở nên thân thuộc của đồng rừng Yên Bái lại được đi ra từ các tác phẩm của Hoàng Thế Sinh.”. Sau khi nhận Giải thưởng Văn học sông Mekong năm 2021 với tiểu thuyết “Cánh đồng Chum mùa hoa ban”, ông vẫn tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm mới, gắn với “xứ mưa”. Trong đó, gần nhất là tiểu thuyết “Tằng cẩu”, do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Nhà thơ Bế Thành Long: Người đạp xe ngược dốc

Nhà thơ Bế Thành Long: Người đạp xe ngược dốc 17/7/2023

Nhà thơ Bế Thành Long là người dân tộc Tày, sinh ngày 16 tháng 10 năm 1938, quê quán thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Ông đã xuất bản hai tập thơ: Cỏ may và Ở nguồn. Một đặc điểm dễ nhận thấy trong thơ Bế Thành Long chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, con người… thể hiện trong cách nhìn trẻ trung, hồn nhiên, trong trẻo đến kỳ lạ. Vì tuổi cao sức yếu bệnh nặng, nhà thơ Bế Thành Long đã qua đời ngày 16 tháng 7 vừa qua ở tuổi 85. Sinh thời, nhà thơ Y Phương rất quý nhà thơ Bế Thành Long. Bài viết “Nhà thơ Bế Thành Long: Người đạp xe ngược dốc” của nhà thơ Y Phương như một nén tâm nhang tưởng nhớ ông:

Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn

Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn 14/7/2023

“Di sản đô thị thời Pháp thuộc ở Hải Phòng cần được nhìn nhận bằng tư duy nhân văn” - đó là nhận định của các nhà nghiên cứu tại hội thảo khoa học “Phát huy giá trị di sản đô thị thời Pháp thuộc gắn với phát triển du lịch văn hóa, trường hợp nghiên cứu: khu phố Pháp tại Thành phố Hải Phòng” do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Trường Đại học Phương Đông và Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội phối hợp tổ chức tại Hà Nội vừa qua. Với vai trò là một đô thị lớn ở miền Bắc, Hải Phòng có nhiều khả năng phát triển tiếp nối trong chuỗi lịch sử phát triển tự nhiên một đô thị, dựa vào quỹ di sản đô thị, quỹ tài nguyên hình thái học đô thị để phát triển một cách có trình tự, hài hòa giữa cái cũ và cái mới...

"Vitamin F" - Để cha là nhà 13/7/2023

Sinh năm 1963, nhà văn Nhật Bản Kiyoshi Shigematsu đã bén duyên với sự nghiệp sáng tác văn học sau một thời gian làm việc ở nhà xuất bản. Năm 1991, ông ra mắt tác phẩm đầu tay “Before Run” và được đông đảo bạn đọc đón nhận. Sau đó là sự ra đời của “Vitamin F”. Tác phẩm này đã giành được một trong những giải thưởng văn học danh giá nhất Nhật Bản là Giải Naoki lần thứ 124. Vừa qua, ấn bản tiếng Việt của cuốn sách đã được ShineBooks và NXB Dân Trí giới thiệu ở nước ta qua phần chuyển ngữ của dịch giả Ngân Nhi. Là cuốn sách viết về những ông bố trung niên, đang phải đối diện với khủng hoảng trong gia đình, “Vitamin F” đem lại trải nghiệm gì cho người đọc? Chúng ta cùng bước vào thế giới của tác phẩm này qua bài “Để cha là nhà” của BTV Nguyễn Hà.

Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển”

Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển” 12/7/2023

Việt Nam có bờ biển dài, thềm lục địa rộng lớn. Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, dồi dào hải sản và nhiều loại khoáng sản như: dầu khí, than, sắt, ti tan, cát thủy tinh…Biển là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước. Đặc biệt, trong thời điểm hiện tại chúng ta cần xây dựng ý thức vươn ra biển, làm giàu một cách bền vững từ biển trong cộng đồng người dân nước ta. Thế nhưng, đâu đó, cũng vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà người ta đã khai thác nguồn lợi hải sản một cách tận diệt…khiến biển cạn kiệt, đớn đau. Bút ký “Lời thỉnh cầu từ đáy biển” của tác giả Nguyễn Tiến Nên thay lời muốn nói của biển cả gửi tới chúng ta:

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vĩnh biệt khoảng trời

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ vĩnh biệt khoảng trời 7/7/2023

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949, quê ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Nhà thơ từng làm phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Sông Hương; Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế; Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế; Ủy viên BCH Hội Nhà văn Việt Nam khóa III và khóa IV. Giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ 1971-1973; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam cho tập thơ Bài thơ không năm tháng; Giải A thơ của Ủy ban toàn quốc các Hội LHVHNT Việt Nam năm 1999; Giải A thơ Giải thưởng văn học Nghệ thuật Cố đô (1998-2004) của UBND tỉnh và Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế. Năm 2007, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật với 3 tập thơ: Trái tim sinh nở (1974), Bài thơ không năm tháng (1983) và Đề tặng một giấc mơ (1988). Năm 2005, tập thơ Cốm non (Green rice) của bà được dịch ra tiếng Anh, in và phát hành tại Hoa Kỳ”. Bà vừa vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 74. Chương trình Văn nghệ hôm nay xin dành thời gian tưởng nhớ nhà thơ

Chuyện kể của Đại sứ Nguyễn Chiến Thắng

Chuyện kể của Đại sứ Nguyễn Chiến Thắng 6/7/2023

Thường được biết đến với bút danh Thăng Sắc, nhà văn Nguyễn Chiến Thắng là người viết đa dạng nhiều thể loại từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến bút kí. Trong đó, có thể nhắc đến một số tác phẩm tiêu biểu như tiểu thuyết “Ngụ cư”, “Láng giềng”, “Đi trong lốc xoáy”…; tập truyện ngắn “Chớp mắt cùng số phận” và tập bút kí in chung có nhan đề “Chuyện nghề, chuyện nghiệp ngoại giao” (in chung). Trong cuộc sống đời thường, ông là người dành trọn cả cuộc đời cho công tác ngoại giao. Ông từng là đại sứ ở các nước Pháp, Algeria và Campuchia. “Chuyện kết của một đại sứ” là tác phẩm mới nhất của ông, do NXB Hội Nhà văn và Công ty Cổ phần Văn hóa & Truyền thông Liên Việt ấn hành. Về cuốn sách này, BTV Nguyễn Hà có bài “Chuyện kể của Đại sứ Nguyễn Chiến Thắng”:

"Từ giờ thứ sáu tới giờ thứ chín": Viết về sự tàn bạo mà không oán hờn 29/6/2023

Gần đây, Lễ ra mắt tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một đã diễn ra tại Hà Nội với sự góp mặt của đông đảo bạn bè và những người yêu mến văn chương. Sau tiểu thuyết “Đất trời vần vũ” và “Ngược mặt trời”, nhà văn Nguyễn Một đã “tạm rời phong cách huyền ảo quen thuộc để đào sâu mảnh đất hiện thực bằng những chiêm nghiệm đời sống của chính tác giả”. Sách do Công ty Cổ phần văn hóa và truyền thông Liên Việt cùng NXB Hội Nhà văn phối hợp ấn hành. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của tác phẩm này qua bài của PV Nguyễn Hà có nhan đề “Từ giờ thứ sáu tới giờ thứ chín”: Viết về sự tàn bạo mà không oán hờn

Tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình”

Tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình” 19/6/2023

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý sinh ra tại một miền quê nghèo khó huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1974, ông xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, gia nhập Binh đoàn Trường Sơn. Trong sự nghiệp sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý viết rất nhiều về đề tài chiến tranh và người lính, trong đó nổi bật là 3 tập trường ca: “Sinh ở cuối dòng sông”, “Vạn lý Trường Sơn”, “Hạ thủy những giấc mơ”. Ngoài thơ ông còn viết văn xuôi với các thể loại như: truyện ngắn, lý luận phê bình, bút ký, tản văn, bình thơ...Dù sáng tác thơ văn hay viết báo, các tác phẩm của Nguyễn Hữu Quý luôn hướng về nhân dân, về Tổ quốc. Hiện tuy đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn cộng tác đều đặn với các báo, tạp chí ở TƯ và địa phương. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý gửi tới chương trình tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình” như một lời tự sự, sẻ chia với bạn đọc, đồng nghiệp về nghề báo vinh quang nhưng cũng rất đỗi nhọc nhằn, khắc nghiệt. Mời các bạn cùng nghe:

Tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình”

Tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình” 19/6/2023

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý sinh ra tại một miền quê nghèo khó huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Năm 1974, ông xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc, gia nhập Binh đoàn Trường Sơn. Trong sự nghiệp sáng tác, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý viết rất nhiều về đề tài chiến tranh và người lính, trong đó nổi bật là 3 tập trường ca: “Sinh ở cuối dòng sông”, “Vạn lý Trường Sơn”, “Hạ thủy những giấc mơ”. Ngoài thơ ông còn viết văn xuôi với các thể loại như: truyện ngắn, lý luận phê bình, bút ký, tản văn, bình thơ...Dù sáng tác thơ văn hay viết báo, các tác phẩm của Nguyễn Hữu Quý luôn hướng về nhân dân, về Tổ quốc. Hiện tuy đã nghỉ hưu, nhưng ông vẫn cộng tác đều đặn với các báo, tạp chí ở TƯ và địa phương. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý gửi tới chương trình tùy bút “Nhà báo, phải vượt qua chính mình” như một lời tự sự, sẻ chia với bạn đọc, đồng nghiệp về nghề báo vinh quang nhưng cũng rất đỗi nhọc nhằn, khắc nghiệt. Mời các bạn cùng nghe:

Dám sống với ước mơ

Dám sống với ước mơ 15/6/2023

Tự giới hạn bản thân trong những lựa chọn là tư duy sai lầm của nhiều phụ nữ. Họ không tin rằng mình có thể vừa thành công trong công việc, vừa viên mãn trong tình cảm. Nỗi băn khoăn này đã được tác giả Vũ Phương Mai (bút danh Maii Vũ) gói ghém trong tác phẩm “Dám sống với ước mơ” do Công ty trách nhiệm hữu hạn Văn hóa và Truyền thông AZ Việt Nam và Nhà xuất bản Thế giới ấn hành. Cuốn truyện là cuộc hành trình vượt thoát khỏi những giới hạn, kìm kẹp trong tư duy của nhiều người phụ nữ, thông qua các câu chuyện có thật được tác giả Maii Vũ sâu chuỗi lớp lang, có điểm nhấn. Buổi ra mắt sách diễn ra trong không gian ấm áp, tràn đầy niềm tin vào chính bản thân của nhiều bạn trẻ, cũng như những người phụ nữ đã ít nhiều có sự chông chênh trong cuộc sống. Phóng viên Dương Hà tới dự buổi ra mắt sách và có bài cảm nhận “Thành công không đồng nghĩa với sự đánh đổi”.

Tuổi trẻ như “Mùa hè xanh biếc”

Tuổi trẻ như “Mùa hè xanh biếc” 14/6/2023

“Phù Dung không tiễn Lý. Thật ra là Lý chạy trốn Phù Dung. Cô nợ Phù Dung một lời xin lỗi. Cô không thể cười được với Phù Dung trước khi rời đi, khi Phù Dung bảo: “Lý à! Nếu cô trở lại dự đám cưới chúng tôi, chắc anh Hải và tôi hạnh phúc lắm!”. Lý ra sân bay, bỏ lại mùa hè xanh biếc và những ký ức về cù lao mỏng như tờ giấy. Mọi thứ cần trôi tuột đi, những lỗi lầm vụng dại và cả sự ích kỷ. Kể cả ánh mắt bối rối như đang run lên của Hải. Là để cho người ở lại mãi bình an...” – truyện ngắn “Mùa hè xanh biếc” của tác giả Trần Huyền Trang (Điểm hẹn văn nghệ)

Nhà văn Hermann Hesse và “Câu chuyện dòng sông”

Nhà văn Hermann Hesse và “Câu chuyện dòng sông” 14/6/2023

“Câu chuyện dòng sông” - tiểu thuyết mang tính cách ngôn của Hermann Hese kể về hành trình tâm linh của một người Ấn Độ tên là Siddhartha. Đây là cuốn sách thứ chín của Hermann Hesse, được viết bằng tiếng Đứ, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1922, sau khi ông trải qua một thời gian ở Ấn Độ. Sách được xuất bản ở Mỹ năm 1951 và trở nên có ảnh hưởng lớn vào thập niên 60 thế kỷ XX. (Điểm hẹn văn nghệ)

Nhà văn Hoàng Anh Tú:

Nhà văn Hoàng Anh Tú: " Hãy cho trẻ được tận hưởng một mùa hè đúng nghĩa" 12/6/2023

Trẻ em đọc gì, xem gì, làm gì, chơi ở đâu trong những ngày nghỉ hè là câu hỏi không có gì mới. Nhưng với một tác giả có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật dành cho thiếu nhi và từng có thời gian giữ chuyên mục “Anh Chánh Văn” của báo Hoa Học Trò như nhà văn Hoàng Anh Tú thì câu hỏi ấy luôn thường trực trong anh suốt nhiều năm nay. Theo nhà văn Hoàng Anh Tú, ngày hè là dịp để các em vui chơi thư giãn sau những ngày học tập, thi cử căng thẳng. Vì thế các bậc phụ huynh cần lên một kế hoạch cùng con đi hết mùa hè bắt đầu bằng việc hiểu con mình thích gì, tính cách như thế nào. Hãy cho trẻ được tận hưởng đúng nghĩa một mùa hè rảnh rỗi thay vì cuống cuồng chạy hết từ lớp học này sang lớp học kia… (Văn nghệ 13/06/2023)

"Điệu foxtrot Thượng Hải" – “Chìm sâu trong xa hoa, bấu chặt lấy cuộc sống” 8/6/2023

Mục Thời Anh là một trong những nhà văn Trung Quốc nổi bật trong thập niên 1930. Qua đời ở tuổi 28, nhà văn họ Mục có quãng đời sáng tác không dài. Tuy nhiên, ông vẫn để lại dấu ấn trên văn đàn khi trở thành cây viết tiên phong thuộc trường phái văn học Tân cảm giác Thượng Hải với hàng loạt các tác phẩm như “Giao lưu”. “Cực Nam Bắc”, “Nghĩa trang”, “Pho tượng nữ bạch kim”, “Tình yêu của thánh nữ còn trinh”… Gần đây, tác phẩm của ông đã được giới thiệu với độc giả Việt qua tập truyện “Điệu foxtrot Thượng Hải”. Sách do Công ty Cổ phần sách và truyền thông San Hô (San Hô Books) & NXB Thanh niên ấn hành, dịch giả Cẩm Ninh và Tố Hinh chuyển ngữ. (Văn nghệ 9/6/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya