Nhà LLPB nhiếp ảnh Vũ Huyến: "70 năm Nhiếp ảnh đồng hành cùng đất nước"20/3/2023

Với đặc trưng là loại hình nghệ thuật đặc biệt, chép sử bằng hình ảnh-nhiếp ảnh đã, đang là một trong những công cụ tuyên truyền đắc lực, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước. Trải qua 70 xây dựng và phát triển, nền nhiếp ảnh đã để lại một kho sử bằng hình ảnh quý giá, đầy tự hào về chặng đường đấu tranh giành độc lập và đổi mới đi lên của đất nước. Vậy ngành Nhiếp ảnh và Chiếu bóng được thành lập dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nào? Cuộc trò chuyện sau đây giữa phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ và nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến phần nào giúp các bạn có câu trả lời:

"Mây trong đáy cốc" - Một "cơn say" của Đỗ Anh Vũ 16/3/2023

Vừa qua, tại Hà Nội, Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp cùng Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật, Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức ra mắt tập tiểu luận “Mây trong đáy cốc” của TS. Đỗ Anh Vũ. Sách do NXB Đà Nẵng ấn hành. “Mây trong đáy cốc” gồm 32 tiểu luận được tác giả viết rải rác trong 5 năm, 32 tiểu luận chia làm 3 phần: Mấy cuộc bể dâu (21 bài viết), từ các ngữ liệu văn học, ca từ ca khúc, tác giả đi vào khảo luận, phân tích, thẩm định các vấn đề quen thuộc, gần gũi; soi gương nhân ảnh (8 bài viết), đi vào các tác giả cụ thể với những điểm nhìn khác nhau trong sự văn chương của họ; hay là - nên thế - đã đành (3 bài viết), xoay quanh vấn đề ngôn ngữ và văn hóa. Cuốn sách này có gì thú vị? Sau đây, chúng ta cùng ngắm “Mây trong đáy cốc” qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.

Bút ký “Tự hào nông thôn mới ở Quỳnh Lưu”

Bút ký “Tự hào nông thôn mới ở Quỳnh Lưu” 16/3/2023

Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An vừa được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Cả huyện đang tưng bừng, rộn rã chuẩn bị đón nhận danh hiệu cao quý này. Là người gắn bó và theo dõi sát sao quá trình nhân dân Quỳnh Lưu phấn đấu xây dựng nông thôn mới, nhà văn Hồ Ngọc Quang bồi hồi nhớ lại những chuyến đi thực tế tại địa phương này và được ông ghi lại trong bút ký “Tự hào nông thôn mới ở Quỳnh Lưu”. Mời các bạn cùng nghe:

"Tại sao ta yêu" - Cùng Hiền Trang "cắt nghĩa" tình yêu 9/3/2023

Có thể nhắc tới cây bút Hiền Trang ở nhiều phương diện: sáng tác, dịch thuật, phê bình. Và ở mỗi lĩnh vực, chị đều ít nhiều để lại dấu ấn trong lòng độc giả, khiến người ta phải chờ đợi các tác phẩm tiếp theo của chị. Gần đây, nữ tác giả 9x đã ra mắt tiểu luận “Tại sao ta yêu”, khắc họa nhiều chân dung nổi tiếng trong văn chương, âm nhạc, điện ảnh và hội họa. Điểm chung giữa họ là được Hiền Trang yêu mến. Chính bằng thứ tình cảm thuần khiết ấy cùng với lượng kiến thức phong phú; tác giả của cuốn sách sẽ đưa bạn đọc du ngoạn cùng cô trên hành trình về với thế giới của riêng cô - thế giới của tình yêu và cái đẹp. Sau đây, chúng ta cùng “cắt nghĩa tình yêu” của Hiền Trang qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.

“Đối mặt sói trắng

“Đối mặt sói trắng": Cuộc chiến không khoan nhượng 2/3/2023

“Đối mặt sói trắng” của tác giả Phan Thế Cải viết về đề tài chống ma túy trên địa bàn Hà Tĩnh. Là nhà báo từng nhiều năm theo dõi lĩnh vực này, tác giả Phan Thế Cải đã phát huy được sở trường về phóng sự điều tra, đem đến một câu chuyện hấp dẫn về việc truy bắt những đối tượng nguy hiểm. Qua “Đối mặt sói trắng”, chúng ta biết thêm những mánh khóe hết sức tinh vi của những tay tội phạm cáo già. Đồng thời, cũng cho thấy sự thông minh, cơ trí của các chiến sĩ biên phòng trên mặt trận đầy hiểm nguy này...Vào năm 2020, truyện kí “Đối mặt sói trắng” được NXB Công an Nhân dân ấn hành với số lượng giới hạn trong khuôn khổ cuộc thi “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống”. Sau này, để tác phẩm có thể đến với đông đảo người đọc, tác giả Phan Thế Cải đã tiến hành chỉnh sửa, bố sung để “Đối mặt sói trắng” được NXB Văn học “trình làng” một lần nữa. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng bước vào thế giới của tác phẩm này qua bài của BTV chương trình có nhan đề “Đối mặt sói trắng – Cuộc chiến không khoan nhượng”.

Tùy bút “Ra đứng đầu làng”

Tùy bút “Ra đứng đầu làng” 28/2/2023

Trên các bước đường của đời người, ra đi, hoà vào con đường chung lớn rộng, người Việt mang cái làng của riêng mình theo cùng. Làng của mỗi người có những phổ quát của cả cộng đồng dân tộc, nhưng đồng thời lại vẫn rất cá tính và riêng biệt của mỗi một con người. Trong bộn bề cuộc sống mưu sinh rồi nhịp sống náo nhiệt của quá trình đô thị hóa, đôi khi ta vô tình quên đi giá trị vĩnh cửu của làng, nhưng rồi cuối cùng ta cũng nhận ra làng là nơi gắn bó ta với cội nguồn, là nơi che chở ta trước những bão giông cuộc đời. Một vài cảm nghĩ về làng trong tùy bút “Ra đứng đầu làng” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong. Mời các bạn cùng nghe:

“Quê mẹ con về”: Tình cảm sâu nặng với quê hương

“Quê mẹ con về”: Tình cảm sâu nặng với quê hương 26/2/2023

“Mỗi lần lòng thấy chơi vơi/ Mỗi lần đường đời vấp ngã/ Con tìm về lời ru của mẹ / Con tìm ánh mắt của cha / Con tìm về với làng quê / Bình yên giữa tháng ngày giông bão / Cho con sà vào lòng mẹ / Cho con hơi ấm của cha”. Ca khúc “Quê mẹ con về” của nhạc sĩ Đào Mạnh Kiên phổ từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Thiện. Sự gặp gỡ giữa tác giả thơ Nguyễn Thiện và nhạc sĩ Đào Mạnh Kiên không chỉ trong đời sống mà họ còn kết hợp rất ăn ý trong sáng tác nghệ thuật. Với rất nhiều ca khúc phổ nhạc và đặc biệt là ca khúc “Quê mẹ con về”, một lần nữa cho chúng ta cảm nhận được tình cảm của các tác giả dành cho gia đình, quê hương. (Điểm hẹn văn nghệ)

"Tiếng vọng đèo Khau Chỉa": Hồi ức chân thực về cuộc chiến nơi biên cương phía Bắc 23/2/2023

Chiến tranh có thể coi là một đề tài kinh điển trong văn học nước nhà. Chúng ta đã có nhiều tác phẩm đỉnh cao về đề tài này. Nhưng những câu chuyện về chiến tranh dường như chưa bao giờ được kể hết. Vẫn còn đó những mất mát, đau thương, những hi sinh thầm lặng, những góc khuất mà mỗi lần nhớ đến đều khiến người trong cuộc phải nhức nhối. “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” của tác giả Nguyễn Thái Long cũng ra đời từ những ám ảnh như thế. Sau nhiều năm trăn trở, người y sĩ năm nào mới có thể hoàn thành tâm nguyện của bản thân và đồng đội: đó là viết một cuốn hồi kí về mặt trận Cao Bằng – Hà Giang những năm chống quân xâm lược 1979 – 1989. Sách do NXB Phụ nữ Việt Nam và Nhã Nam ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách, mời quý vị và các bạn nghe bài của tác giả Trinh Nguyễn có nhan đề “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa, hồi kí đầu tiên của người lính về chiến tranh biên giới”.

Bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê”

Bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” 20/2/2023

Sinh năm 1954 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 25 tuổi bị tai nạn lao động. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, Trần Văn Thước trở về đời thường với đôi chân bại liệt, sống và viết, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn. Một vài nét phác thảo về chân dung ông trong bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” của BTV Anh Thư. (Văn nghệ phát 21/2/2023)

"Bạc màu áo ngự": Một góc nhìn lịch sử 17/2/2023

Xuất hiện chững chạc ở nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí, khảo cứu…, nhà văn Lê Vũ Trường Giang dường như luôn khiến người đọc ngạc nhiên mỗi lần ra mắt tác phẩm. Từ “Ngủ giữa trùng sơn”, “Đi như là ở lại”, “Nở tàn biên niên ký”, “Khúc phong cầm trên cát”, “Căn cước xứ mưa” và gần đây nhất là tập truyện ngắn “Bạc màu áo ngự”. Đây cũng là tác phẩm đưa anh tới Giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua ở hạng mục Văn xuôi. Tập truyện “Bạc màu áo ngự” có ý nghĩa như thế nào trong con đường văn chương của nhà văn Lê Vũ Trường Giang? Để tài lịch sử qua góc nhìn của anh có gì thú vị? Chúng ta cùng nghe nhà văn xứ Huế bộc bạch qua cuộc trò chuyện sau đây với phóng viên chương trình.

"Công chúa Đồng Xuân": Giải oan cho cuộc biển dâu này 9/2/2023

“Công chúa Đồng Xuân” là bộ tiểu thuyết 2 tập, tái hiện khoảng 40 năm đầy biến động từ năm 1859 đến năm 1900. Nhân vật chính là Đồng Xuân công chúa (tức công chúa Gia Phúc), con gái của vua Thiệu Trị. Tên tuổi của bà gắn liền với vụ “hòa gian” tai tiếng với chính người anh ruột cùng cha khác mẹ. Đây là một trong những nghi án lớn nhất triều Nguyễn mà nhiều người cho rằng còn che giấu nhiều điểm khuất tất. Sau thành công của “Từ Dụ Thái hậu”, “Công chúa Đồng Xuân” của nhà văn Trần Thùy Mai liệu có đem đến cho người đọc một trải nghiệm mới về tiểu thuyết lịch sử? Sau đây, chúng ta cùng nghe một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.

"Lênh đênh bốn biển" - Câu chuyện về 30 năm Bác Hồ tìm đường cứu nước 6/2/2023

Tiểu thuyết “Lênh đênh bốn biển” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ khắc họa hình tượng Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Anh, Mỹ, các nước châu Phi, tới Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan... cho tới ngày Người trở về Tổ Quốc, ngày 28 tháng 1 năm 1941. So với tập 1 “Nợ nước non” thì khối lượng tư liệu, nhất là tính tư tưởng của tác phẩm, của nhân vật, sự kiện ở tập 2 “Lênh đênh bốn biển” lớn hơn, rộng hơn rất nhiều. Ở Pháp, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp năm 1918; chủ động, chủ trì cùng các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường gửi “Yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Véc-xây; viết “Bản án chế độ thực dân Pháp; bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ Ba (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (ngày 29-12-1920) và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Tùy bút “Nhìn ra biển rộng, trời cao…”

Tùy bút “Nhìn ra biển rộng, trời cao…” 17/1/2023

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tôc ta, truyền thuyết về Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển nói lên rằng: từ xa xưa tổ tiên ta đã gắn bó với biển khơi. Hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với sông nước, lấy thuyền làm phương tiện làm ăn sinh sống. Rồi quan tài hình thuyền trong những ngôi mộ cổ được tìm thấy ở Tràng Kênh-Hải Phòng, khẳng định cư dân sống nhờ thuyền, chết cũng không rời hình ảnh con thuyền. Điều đó đủ thấy, dân tộc ta là dân tộc hướng biển, khát vọng chinh phục biển khơi là tự nhiên, như máu chảy liên tục trong trái tim người Việt…Ngày nay biển càng quan trọng với chúng ta, là không gian sinh tồn, là nơi để phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng-an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Tùy bút “Nhìn ra biển rộng, trời cao…” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong được viết trong niềm cảm hứng từ dòng chảy lịch sử và thời gian hiện thực:

“Cõi yêu”: Khám khá cung bậc cảm xúc trong tình yêu

“Cõi yêu”: Khám khá cung bậc cảm xúc trong tình yêu 12/1/2023

Tác giả Trần Vân Anh, bút danh Phong Nguyên (Hội Văn nghệ Lạng Sơn) vinh dự được tặng Giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, cho tập truyện ngắn “Cõi yêu” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tập truyện gồm 3 tác phẩm: “Cõi yêu”, “Hồng Gai” và “Không thể khiên cưỡng” được viết bằng bút pháp lạ, truyện lồng trong truyện xoay quanh chủ đề muôn thuở tình yêu. (Điểm hẹn văn nghệ)

Bút ký “Cơm bộ đội trên hải trình DK1”

Bút ký “Cơm bộ đội trên hải trình DK1” 11/1/2023

Ðã thành thông lệ, hàng năm cứ vào dịp trước Tết Nguyên đán là những chuyến tàu của Quân chủng Hải quân và Kiểm ngư lại lên đường ra quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 và các đảo tiền tiêu trên khắp các vùng biển Tổ quốc, đem những món quà Tết và tấm lòng của nhân dân cả nước đến với các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài hải đảo xa xôi. Trong một chuyến đi như thế cách đây chưa lâu, nhà văn Phan Mai Hương đã có dịp chứng kiến tinh thần làm việc, ý thức trách nhiệm của các chiến sĩ trên tàu; sự quan tâm chăm sóc cũng như tình cảm của các anh dành cho đoàn công tác, trong đó có các nhà văn nhà báo. Nhà văn Phan Mai Hương đã xúc cảm viết nên bút ký “Cơm bộ đội trên hải trình DK1” đong đầy sự cảm phục và niềm tin yêu đối với các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam (Văn nghệ 10/1/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu