Nhắc đến TP.HCM người ta nghĩ ngay tới một trong những thành phố sôi động nhất cả nước. Nhịp sống hối hả, xe cộ tấp nập ngược xuôi. Người người tất bật mưu sinh khiến chúng ta có cảm giác thành phố này không bao giờ nghỉ. Thế nhưng ngoài một Sài Gòn tất bật, xô bồ cũng có một Sài Gòn dễ thương, bình dị nhất. Mảnh đất này bao chứa biết bao điều đáng yêu, thân thương mà khi chúng ta chịu mở rộng lòng mình để cảm nhận, thì bỗng nhiên, Sài Gòn từ mảnh đất lạ bỗng hóa thân thương thật nhiều. Chỉ cần bắt gặp một hình ảnh bình dị, một cử chỉ thân thương thôi cũng khiến cho tâm trạng ta trở nên vui tươi, phấn chấn hơn. Điều này thật đúng với tác giả Trương Chí Hùng ở An Giang. Tuy không sống ở TP.HCM, nhưng thành phố này đã gây nhớ thương trong anh qua cách ứng xử của những bác xe ôm. Tác giả Trương Chí Hùng chia sẻ điều này trong bút ký “Xe ôm Sài Gòn” (Văn nghệ 30/5/2023)
Tác giả Lê Thị Ngọc Hà, bút danh Lê Hà, sinh năm 1983, tốt nghiệp trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn, tản văn, bút kí, phóng sự… xuất hiện trên các báo, tạp chí uy tín như báo Tuổi trẻ, tạp chí Sông Hương, tạp chí Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh… nhưng gần đây, tập truyện ngắn đầu tay “Ô cửa rêu xanh” của chị mới có dịp ra mắt độc giả. Sách do NXB Thuận Hóa ấn hành. Đây cũng là cuốn sách được thai nghén trong quá trình chị chiến đấu với căn bệnh ung thư. Về tập truyện này, mời quý vị và các bạn cùng nghe một vài cảm nhận của BTV chương trình qua bài “Ô cửa rêu xanh – Mở ra một khoảng trời hi vọng”.
Tác giả Lê Thị Ngọc Hà, bút danh Lê Hà, sinh năm 1983, tốt nghiệp trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn, tản văn, bút kí, phóng sự… xuất hiện trên các báo, tạp chí uy tín như báo Tuổi trẻ, tạp chí Sông Hương, tạp chí Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh… nhưng gần đây, tập truyện ngắn đầu tay “Ô cửa rêu xanh” của chị mới có dịp ra mắt độc giả. Sách do NXB Thuận Hóa ấn hành. Đây cũng là cuốn sách được thai nghén trong quá trình chị chiến đấu với căn bệnh ung thư. Về tập truyện này, mời quý vị và các bạn cùng nghe một vài cảm nhận của BTV chương trình qua bài “Ô cửa rêu xanh – Mở ra một khoảng trời hi vọng”.
Sau gần hai tuần tranh tài sôi nổi, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) được tổ chức tại Campuchia đã kết thúc với những tấm huy chương được trao, những kỷ lục bị phá. Bên cạnh dấu ấn chuyên môn, nhiều vận động viên tại SEA Games 32 đã truyền cảm hứng, năng lượng sống tích cực cho người dân các nước trong khu vực thông qua những câu chuyện cảm động, hoàn cảnh éo le, tình huống khó khăn mà họ đã trải qua. Chiến thắng tại sự kiện thể thao không chỉ là những tấm huy chương mà còn từ trong trái tim mỗi vận động viên, và trong lòng người hâm mộ…Là người từng trực tiếp tác nghiệp tại nhiều kỳ SEA Games cũng như các sự kiện thể thao khác trên thế giới, nhà văn-nhà báo Yên Ba có nhiều câu chuyện để kể với chúng ta về niềm cảm hứng mà những vận động viên thể thao mang lại:
Văn hóa Tây Nguyên luôn có một sức hấp dẫn, độc đáo riêng, khiến những ai lên với vùng đất cao nguyên đều yêu mến và say mê. Để gìn giữ sức sống lâu bền ấy, bằng tình yêu của mình các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu đã và đang giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học-Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những người như thế. Bên cạnh công tác giảng dạy, nhiều năm qua anh dành thời gian để đi điền dã, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên. Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2022 đã gọi tên anh với 2 tác phẩm được trao giải Nhì B gồm 2 bộ sử thi Bahnar “Giông, Giỡ tìm Bia Lũi” và “Giông, Giỡ bán ghè thần Rang Blo” phát hành song ngữ Việt-Bahnar. Anh chia sẻ về niềm đam mê sưu tầm, nghiên cứu về sử thi nói riêng và văn hóa Tây Nguyên nói chung:
Sinh sống lâu đời nơi dãy Trường Sơn hùng vĩ, trải bao thế kỷ, đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Vân Kiều đã một lòng theo Đảng, Bác Hồ; son sắt, thủy chung với cách mạng; gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ bờ cõi, giành độc lập tự do và dựng xây đất nước. Bút ký “Những người mang họ Bác Hồ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến viết về đồng bào Vân Kiều ở một xã miền núi thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, qua đó để thấy trong những năm chiến tranh, dù ăn đói, mặc rách, cuộc sống hết sức khó khăn, nhiều thế hệ đồng bào Vân Kiều đã sống, chiến đấu, luôn động viên nhau, cùng nỗ lực để xứng đáng là người mang họ Bác Hồ:
Đây là một bộ phim của Hàn Quốc được làm lại từ tác phẩm có tên là “Thất nguyệt an sinh” của điện ảnh Trung Quốc. “Tri kỷ” là câu chuyện về Mi So và Ha Eun là những cô bé gặp nhau lần đầu năm 13 tuổi, về tình bạn vượt qua thử thách của thời gian và khoảng cách. (Điểm hẹn văn nghệ)
Khi viết về nhà phê bình văn học Phùng Gia Thế, nhà văn Phùng Văn Khai từng chia sẻ: “Với Phùng Gia Thế, viết phê bình là đồng hành và chia sẻ, là đối thoại và lắng nghe phía các tác giả, bạn đọc và bạn nghề từ những ý kiến nhó nhất, có khi hợp với mình, có khi bao trùm mình hoặc có khi ngược chiều cũng đều là có ích.” Trong những cuộc song hành và đối thoại ấy, anh đã cho ra đời nhiều tác phẩm như “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam đương đại (1986 – 2012), “Văn học Việt Nam sau 1986 – Phê bình đối thoại” và gần nhất là tiểu luận phê bình “Hiểm địa văn chương”. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Điều gì đã làm nên một “Hiểm địa văn chương”? Nhà phê bình văn học Phùng Gia Thế đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình.
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”. Hai câu thơ này của nhà thơ Chế Lan Viên dường như luôn đúng với người sáng tác. Một mảnh đất lạ, khi xa rồi, lại rất dễ khơi lên nguồn cảm hứng. Nhà văn Bỉ Jean-Pierre Outers không phải là một ngoại lệ. Với 16 năm sống và làm việc tại nước ta, ông đã viết nên cuốn “Du hành về Nam”, tập hợp những câu chuyện kể về các chuyến đi thực tế, du lịch, gặp gỡ trên dải đất hình chữ S. Hơn 10 năm sau khi ra đời, “Du hành về Nam” đã có ấn bản tiếng Việt nhờ sự hợp tác của Phái đoàn Wallinie – Bruxelles, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Sao Bắc Media. Sách do dịch giả Thi Hoa chuyển ngữ. Việt Nam qua góc nhìn của một nhà văn nước ngoài có gì thú vị? Chúng ta cùng tìm hiểu về tác phẩm này qua cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.
Than đỏ dưới lớp tro tàn” là tập tản văn thứ 5 và là cuốn sách thứ 23 của nhà văn Đỗ Bích Thúy. Tác phẩm được coi là phần tiếp theo của cuốn tản văn “Tôi đã trở về trên núi cao” do Công ty CP Văn Hoá và Truyền Thông Liên Việt xuất bản năm 2018. Hơn ba mươi năm cầm bút, đi nhiều và luôn chăm chú quan sát cuộc sống đã giúp nhà văn Đỗ Bích Thúy viết nên những trang tản văn dường như lẫn cả bụi đường và nước mắt của người viết. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của “Than đỏ dưới lớp tro tàn” qua bài của tác giả Nguyên Tô có nhan đề “Dù ở chốn nào, Đỗ Bích Thúy vẫn mang theo chính mình”.
Cuốn sách HOUSES & PEOPLE (Đoàn Thanh Hà: Nhà cửa & Con người) do TS.KTS Nguyễn Trí Thành, giảng viên Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Việt Nam chủ biên được trao giải Bạc, hạng mục Nghiên cứu Lý luận - Phê bình kiến trúc, Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia lần thứ 15 (2022-2023). Có thể nói, đây là lần đầu tiên những sáng tác cụ thể của một kiến trúc sư trẻ được tập hợp trong một ấn phẩm, cùng những ý kiến đánh giá, phê bình đa chiều.
Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương nghệ thuật. Tuy nhiên, ở trong chính địa hạt đã nhiều người cày xới này, các tác giả vẫn luôn có khả năng khiến bạn đọc bất ngờ và say mê. “Kí họa Venice” của nữ nhà văn người Anh Rhys Bowen là một ví dụ tiêu biểu. Cuốn tiểu thuyết đã được dịch giả Thu Giang chuyển ngữ sang tiếng Việt. Sách do Nhà sách Tân Việt và NXB Văn học ấn hành. “Kí họa Venice” của Rhys Bowen có cốt truyện song song về Juliet Browning (sau này là bà trẻ Lettie) và cháu gái của bà là Caroline. 47 chương sách là câu chuyện về tình yêu, sự mất mát, lòng dũng cảm, tình bạn, những bí mật và sự khám phá sức mạnh nội tại của bản thân. Giữa Venice, thành phố của tình yêu và cái đẹp, hai người phụ nữ Anh đã vượt qua bi kịch cá nhân như thế nào? Để hiểu thêm về cuốn sách này, sau đây, chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện giữa dịch giả Thu Giang và phóng viên chương trình.
Nối tiếp thành công của vở Ballet “Hàm lệ minh châu” lấy cảm hứng từ câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy với sự kết nối giữa truyền thuyết dân gian Việt Nam với vũ điệu ballet cổ điển phương Tây, Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam vừa ra mắt tác phẩm mới mang tên “Đông Hồ", mang đến cho công chúng những trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ về nghệ thuật dân gian được tái hiện trong một hình hài mới...
Xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã ba lần được phong anh hùng. Vùng cát ven biển từng bị bom đạn cày xới trong chiến tranh đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều sáng tác văn học nghệ thuật. Với mong muốn “dựng lên đài tưởng niệm bằng ngôn từ”, gần đây, NXB Hội Nhà văn đã ra mắt hai cuốn sách: “Bình Dương – Vùng đất anh hùng” và “Vườn mẹ”, tập hợp những bài viết chất lượng về mảnh đất đã chịu nhiều đau thương, mất mát này.