Triển lãm " Câu chuyện Phương Đông" của họa sĩ Triệu Khắc Tiến (giảng viên trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đang diễn ra tại Trung tâm giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam. (Điểm hẹn văn nghệ)
Tiểu thuyết “Cánh đồng Chum mùa hoa ban” của nhà văn Hoàng Thế Sinh kể lại cuộc chiến đấu gian khổ và anh dũng của quân tình nguyện Việt Nam trong chiến dịch Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, Lào năm 1971 - 1972. Đây là chiến dịch phòng ngự của liên quân Việt - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm đất Lào trong mùa mưa của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vùng giải phóng Cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng. Nhân vật chính trong tiểu thuyết là Thanh Bình, Yên Hoàng, Minh Phú, Dương Minh... Họ là những người bạn học cùng lớp, ở tuổi hai mươi đã vào đội quân tình nguyện Việt Nam, lên đường làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào. Với “Cánh đồng Chum mùa hoa ban”, nhà văn Hoàng Thế Sinh muốn gửi gắm điều gì khi viết về nơi từng là một phần kí ức của chính mình? Câu trả lời sẽ được bật mí trong cuộc trò chuyện qua điện thoại giữa nhà văn và phóng viên chương trình.
Là một trong những đơn vị truyền thống chuyên xuất bản sách nghệ thuật, NXB Mỹ thuật đã đem đến cho độc giả nhiều tác phẩm có giá trị, đẹp về hình thức, chất về nội dung. Tuy nhiên, do khâu quảng bá còn hạn chế, nhiều cuốn sách vẫn chưa đến được tay bạn đọc. Để góp phần làm cầu nối, “Thư viện VOV6” sẽ tìm hiểu và giới thiệu tới quý vị và các bạn một số đầu sách mới, đặc sắc của NXB Mỹ thuật. Một trong số đó là cuốn “Tranh tứ bình – Sưu tập chọn lọc tranh dân gian Việt Nam” do NXB Mỹ thuật và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp ấn hành.
Là một nhà báo, tác giả Lưu Vĩ Lân đã có nhiều bài viết về vùng đất Quảng Trị. Năm 1994, ông đã xuất bản cuốn sách “Trở về chiến trường xưa” để hướng dẫn tham quan nơi này và các địa danh diễn ra cuộc đấu tranh lịch sử tại đây. Sau 24 năm, ám ảnh về vùng đất Quảng Trị, nơi có vĩ tuyến 17 chia đôi đất nước, có Đường 9 cắt ngang đại ngàn Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh huyền thoại trở thành một trong những thôi thúc để tác giả Lưu Vĩ Lân viết tiểu thuyết “Mật đạo”, mà sau này hợp thành một bộ ba cùng với “Ngẫu tượng” và “Nghiệp chướng”.
“Dưới trăng, dòng sông trôi rất dịu dàng/ Như dải lụa vàng xuôi về phương Đông/ Gành Hào ơi nửa đêm ai hát lên câu hoài lang/ Vầng trăng nghiêng xuống trên vạt rừng tràm…”. Con sông Gành Hào được nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển vẽ lên bằng những nốt nhạc dìu dặt trong ca khúc “Đêm Gành Hào nghe điệu hoài lang”, để rồi khi nghe qua, những tâm hồn chai sạn cũng mềm như nước, mong được một lần xuôi dòng sông và trôi về phía biển, được sống trong vài khoảnh khắc ngắn ngủi của cuộc đời mình nhưng nhiều ý nghĩa. Chính cái ý nghĩ ấy dẫn dụ nên tác giả Trương Chí Hùng chẳng ngại ngần cưỡi trên con ngựa sắt rong ruổi xuống miền hạ, để nghe tiếng thở của cỏ cây lau lách, chạm vào vị mặn của từng thớ đất phía cuối trời Nam, và sống cùng nỗi buồn mênh mông thiên cổ…(Văn nghệ 15/03/2022)
Điền nhớ mãi ngày anh quyết định trở về thuê một cái ốt nho nhỏ cạnh trường học để mở lò bánh. Những ngày đầu khách chưa quen tiệm, anh dậy sớm nướng bánh rồi ủ vào thùng xốp đạp xe vào tận ngõ ngách xóm làng rao bán. Bánh mì Thơm nhờ thế ngày một làm ăn nên nổi, cuộc sống của vợ chồng anh nhờ thế cũng đỡ lên phần nào. Cho đến bây giờ anh vẫn mãi không quên động lực đã làm nên sức mạnh khiến anh về lại quê hương lập nghiệp. Đó là tình yêu của Thơm, tình yêu như lửa ấm đã giúp anh trở về... (Trích truyện ngắn “Lửa ấm” của nhà văn Trần Quỳnh Nga). (Điểm hẹn văn nghệ)
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Hương “còm”, một trí thức mới về nước sau quãng thời gian du học ở nước ngoài. Người đàn ông này tràn đầy nhiệt huyết, nhưng những trò nhiễu nhương của xã hội đã làm anh cảm thấy chán nản. Lấy bối cảnh đất nước những năm đầu thời kỳ đổi mới, Nguyễn Phúc Lộc Thành đã cho người đọc thấy muôn mặt của đời sống trong một giai đoạn rất khó quên. Bằng ngòi bút của mình, nhà văn đã “mổ phanh” vào hiện thực, cho người đọc thấy rõ biết bao thứ trắng đen, tốt xấu ở đời. Trải qua bao gian khó của chiến tranh và đói nghèo, giống như bao người khác, nhân vật Hương luôn đặt niềm tin vào một tương lai tốt đẹp, nhưng chính sự tàn khốc của hiện thực đã giết chết chút hy vọng nhỏ nhoi đang le lói ấy. Hệ thống nhân vật của tác phẩm rất đa dạng, từ trí thức, công nhân, nông dân, người lao động nghèo, đến trộm cướp, giang hồ… nhân vật nào cũng hiện lên trên trang viết của Nguyễn Phúc Lộc Thành một cách rất có hồn, đầy tỉ mỉ. Tác giả là một người có vốn sống dày dặn. Sự từng trải của anh thể hiện rõ ràng qua văn phong và lối miêu tả của tác phẩm.
Được in lần đầu năm 1937 bằng tiếng Anh, “Châu Phi nghìn trùng” của tác giả người Đan Mạch Isak Dinesen đã nhanh chóng gây tiếng vang lớn ở Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, phải đến năm ngoái, cuốn sách này mới được dịch giả Hà Thế Giang và NXB Phụ nữ giới thiệu tới độc giả Việt. Một cuộc gặp gỡ có phần muộn màng nhưng đem lại nhiều trái ngọt khi “Châu Phi nghìn trùng” đã được xướng tên trong hạng mục Dịch thuật của Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Để hiểu thêm về cuốn sách, mời quý vị và các bạn nghe bài viết của BTV Nguyễn Hà có nhan đề “Châu Phi nghìn trùng” – Sự lộng lẫy của ngôn từ.
Sinh năm 1980, tại một thị trấn nhỏ ven biển ở Giang Tô, Trương Gia Giai là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng ở Trung Quốc. Một số tác phẩm của anh đã giới thiệu ở nước ta như “Ngang qua thế giới của em”, “Hãy để tôi ở bên bạn” và mới nhất là cuốn “Ngang qua thị trấn Ngàn Mây”, do dịch giả Tố Hinh chuyển ngữ, Công ty Văn Việt và NXB Thanh niên ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách, mời quý vị và các bạn nghe bài “Luôn có một quê hương chờ bạn trở về…”.
Trong suốt 15 năm hoạt động, Công ty sách Thái Hà (Thái Hà Books) không ngừng nỗ lực đẩy mạnh văn hóa đọc và khuyến đọc với hàng loạt chương trình như: Tết sách-Tôn vinh sách, Mừng tuổi sách, tổ chức Booktour tới các doanh nghiệp, trường học hay các hoạt động Reading Books Together, ATM Sách miễn phí, tủ sách gia đình, tủ sách doanh nghiệp, tủ sách nhà văn hóa, tủ sách làng xã…Ngoài ra, Thái Hà Books kết nối với các tổ chức trên thế giới, những người có ảnh hưởng và tâm huyết với sách trên thế giới để tổ chức các hội thảo, các chương trình truyền cảm hứng yêu sách cho độc giả. Để hoạt động khuyến đọc có thể lan tỏa mạnh mẽ và có sức tác động sâu đậm đến với đông đảo mọi người, trong ngày hôm nay, 22 tháng 2, Thái Hà Books phát động Dự án khuyến đọc Việt Nam với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa. Nhân dịp này, phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Mạnh Hùng-Người sáng tập, Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books-tác giả của hàng chục đầu sách về văn hóa, kỹ năng sống
“Yêu sách của Antigone” là tác phẩm cô đúc các bài giảng của học giả Judith Butler tại các trường đại học lớn như Đại học California, Cornell và Princeton năm 1998, bàn về tác phẩm kinh điển “Antigone” của Sophocles dưới góc độ nữ quyền. Vở kịch, nằm trong bộ 3 câu chuyện thành Thebes, kể về gia đình bi thương của ông vua Oedipus-kẻ đã giết cha lấy mẹ, số phận cô con gái Antigone (kết quả của mối tình oan nghiệt này) và bi kịch của nàng. “Yêu sách của Antigone” được đánh giá là “một trong những tác phẩm quan trọng nhất của giới học thuật trong 50 năm qua