"Chim Sắt" là biệt danh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Thu Nguyệt. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên tham gia đội Biệt động Sài Gòn. Trong thời gian hoạt động cách mạng, 3 lần bà bị đày ra Côn Đảo. (Điểm hẹn văn nghệ 01/8/2020)
Với đề bài “Em hãy viết thông điệp gửi một người lớn về thế giới chúng ta đang sống”, cuộc thi năm nay tiếp tục thu hút sự tham gia của rất nhiều bạn nhỏ. (Điểm hẹn văn nghệ 25/7/2020)
“Bao giờ cho đến mùa thu / Anh nắm tay em trở về cổ tích / Áo xanh ngọc / Khăn nơ hồng ngọn lửa / Thời gian bùng khao khát / Cháy không nguôi...” (trích đoạn bài thơ “Bao giờ cho đến mùa thu” của nhà thơ Vương Cường - hội viên Hội Nhà văn Việt Nam). (Điểm hẹn văn nghệ 04/7/2020)
“Tuổi thơ vùng vẫy cầu ao / Có con đom đóm bay vào giấc mơ / Tuổi thơ sợi nắng như tơ / Vầng trăng như chiếc lược thưa cài đầu…”. Nhạc sĩ Trần Quang Sơn sáng tác ca khúc “Tuổi thơ” từ lời thơ chan chứa kỷ niệm và ân tình của họa sĩ, nhà báo Lê Tiến Vượng. (Điểm hẹn văn nghệ 20/6/2020)
Tác phẩm được trao Giải A Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020. Tiểu thuyết viết về đề tài cách mạng và kháng chiến giai đoạn từ 1942 đến 1952 của các tổ chức cách mạng và kháng chiến ở vùng dân tộc miền núi Yên Bái. (Điểm hẹn văn nghệ 06/6/2020)
”
Bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được sản xuất năm 1995. Phim đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế. (Điểm hẹn văn nghệ 23/5/2020)
Bộ phim xoay quanh câu chuyện về công việc và tình yêu của nhân vật nữ chính Beth - cô gái hồn nhiên nhưng cũng rất bản lĩnh trong cuộc sống. (Điểm hẹn văn nghệ 16/5/2020)
“Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết / Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi / Như vị muối chung lòng biển mặn /Như dòng sông thương mến chảy muôn đời...”. Bài hát “Tiếng Việt” do nhạc sĩ Lê Tâm phổ từ bài thơ “Tiếng Việt” của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Ca khúc này là sự gặp gỡ của hai tâm hồn đồng điệu. (Điểm hẹn văn nghệ 18/4/2020)
“Các anh đi khi em còn rất trẻ/ Chưa biết yêu chưa có mối tình đầu/ Em trải nhẹ từng cánh hoa tươi thắm / Để nhớ ngày mang nghĩa nặng tình sâu…” (Bài hát của nhạc sĩ Đào Quang Minh phổ thơ của tác giả Đào Trọng Thắng). Âm hưởng mạnh mẽ được kết hợp với lời thơ sâu lắng, trữ tình, tạo cho ca khúc một sắc màu riêng so với các ca khúc hào sảng về đề tài chiến tranh cách mạng. (Điểm hẹn văn nghệ 04/4/2020)
Bức tranh “Tháng ba” vẽ cảnh nắng xuân xua tan băng giá. Băng tan thành vũng nước trên mặt đất lộ dần. Đụn tuyết cuối cùng trên nóc nhà cũng sắp biến mất. Rừng thông; hàng cây hoàng diệp liễu non tơ; chú ngựa đang sưởi nắng... làm nên một vẻ đẹp rất Nga. (Điểm hẹn văn nghệ 21/3/2020)
Tháng ba - Tháng của những bông hoa cà phê trắng muốt hòa quyện với màu xanh của mây trời, của Biển Hồ… đã tạo nên nét quyến rũ riêng của vùng đất Tây Nguyên hùng vỹ. Điều đó đã đi vào những tác phẩm văn học nghệ thuật sinh động và cuốn hút lạ thường. (Điểm hẹn văn nghệ 07/3/2020)
Bộ phim "Ký sinh trùng" giành chiến thắng vang dội với 4 tượng vàng Oscar, trong đó có hạng mục quan trọng nhất: “Phim truyện xuất sắc”. Trong lịch sử, Oscar luôn là sân chơi riêng của Hollywood, chưa có bộ phim nào không sử dụng tiếng Anh đoạt giải “Phim truyện xuất sắc” sau gần 100 năm. (Điểm hẹn văn nghệ 22/02/2020)
“Khi gió đồng ngát hương, rợp trời chim én lượn/ Cây nẩy đầy chồi xanh, mây trắng bay yên lành...” (Bài hát “Mùa chim én bay” do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Diệp Minh Tuyền). (Điểm hẹn văn nghệ 08/02/2020)
8 tác phẩm được trao giải: Tập ký sự “Trụ lại” của nhà văn Hồ Duy Lệ, tập truyện ngắn “Quán thủy thần” của nhà văn Nguyễn Hải Yến; hai tập thơ “Bay trong mơ” của nhà thơ Trần Quang Đạo và “Nguồn” của nhà thơ Trần Quang Quý; ba tác phẩm lý luận phê bình “Nhận diện và lý giải các hiện tượng văn học” của PGS.TS Phan Trọng Thưởng, “Những sinh thể văn chương Việt” của PGS.TS Lý Hoài Thu, “Tư tưởng và phong cách nhà văn - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của GS.TS Trần Đăng Suyền; tập thơ dịch “Kiếm Hồ hoài cổ” (tập 2) thơ chữ Hán danh nho Việt Nam do Nguyễn Hữu Thăng dịch. Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp 59 hội viên mới thuộc chuyên ngành: thơ, văn xuôi, lý luận phê bình, văn học dịch, văn học thiếu nhi. (Điểm hẹn văn nghệ 18/01/2019)