"Hà Nội ngày trở về": Tiếng lòng của những người con xa thủ đô28/12/2017

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, dẫu rằng bây giờ đã chọn mảnh đất phương Nam để phát triển sự nghiệp, song tình yêu và nỗi nhớ Hà Nội luôn cồn cào da diết trong trái tim người nhạc sĩ đa cảm. Nó đã thôi thúc và hun đúc để nhạc sĩ Phú Quang viết nên những bài hát hay nhất dành cho Hà Nội như: “Em ơi Hà Nội phố”, “Im lặng đêm Hà Nội”, “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”, “Chiều phủ Tây Hồ”, “Nỗi nhớ mùa đông”, “Khúc mùa thu”, “Mơ về nơi xa lắm”, “Tôi muốn mang hồ Gươm đi” và 'Hà Nội ngày trở về"...Nghe ca khúc "Hà Nội ngày trở về" để được trở về với tuổi thơ, về với những gì thân thương, gắn bó với mình nhất. (Điểm hẹn văn nghệ 30/12/2017)

Bộ phim

Bộ phim "Dạ cổ hoài lang": Nỗi lòng người xa xứ 15/12/2017

Bộ phim "Dạ cổ hoài lang" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng được dựng lại dựa trên vở kịch cùng tên do tác giả Hoàng Thanh chuyển thể cách đây hơn 20 năm. Từ sân khấu kịch đến màn ảnh rộng, bộ phim “Dạ cổ hoài lang” luôn khiến khán giả phải thổn thức bởi nỗi cô đơn, buồn tủi của một số người Việt đang sinh sống và làm việc nơi xứ người (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). Nốt nhạc trầm trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 20: lần đầu tiên điện ảnh nhà nước hoàn toàn vắng bóng ở hạng mục Phim điện ảnh. Chút băn khoăn khi hầu hết những bộ phim điện ảnh tham dự LHP đều chú trọng yếu tố giải trí, thương mại được nhà báo, nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Những kỷ niệm ngọt ngào của tác giả Bùi Văn Dung khi ông sáng tác bài thơ "Gửi nắng cho em" và được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc thành bài hát cùng tên cũng sẽ được nhà thơ Nguyễn Thị Mai cảm nhận trong chuyên mục "Thơ phổ nhạc". (Điểm hẹn văn nghệ 16/12/2017)

"Đừng ví em là biển": Em chỉ là em thôi 27/11/2017

Phần đầu chương trình là chia sẻ của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng khi phổ nhạc ca khúc "Đừng ví em là biển" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm" là sự đồng điệu của cô giáo Thanh Tâm cùng bào thơ "Nỗi nhớ mùa đông" của tác giả Đậu Hoài Thanh. Phần cuối chương trình mời các bạn cùng rộn ràng với chuyện tình "Yêu là cưới" của vợ chồng nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân. (Điểm hẹn Văn nghệ 25/11/2017)

Bài thơ

Bài thơ "Hoa sữa" và những ca khúc phổ thơ 13/11/2017

“Chỉ mùa thu còn trọn vẹn yêu thương/ Hương hoa sữa cứ trở về mỗi độ/ … Tình yêu đầu mang hương sắc mùa thu/ Mùi hoa sữa tan trong áo em và mái tóc"... “Hoa sữa” là dòng hoài niệm về chút tình đầu mong manh, trong sáng. Chính cái nhìn hoài niệm đã khiến cho bài thơ mang ý vị sâu sắc, làm day dứt lòng người. Nhiều năm đã qua, nhưng nhà thơ Nguyễn Phan Hách vẫn thầm cảm ơn cuộc gặp gỡ ấy, người bạn gái ấy, không gian ấy, đã đem đến cho hồn thơ ông những rung động sâu xa (Thơ phổ nhạc). Những nét mới trong chương trình "Không gian nghệ thuật trong rừng" năm nay (Câu chuyện phóng viên). (Điểm hẹn văn nghệ 18/11/2017)

Những góc phố mùa thu Hà Nội

Những góc phố mùa thu Hà Nội 30/10/2017

Những góc phố Hà Nội luôn làm xiêu lòng những ai ghé chân qua. Và có lẽ, phố Hà Nội mùa thu lại tình hơn bao giờ hết với cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ, hương cốm bùi ngọt như thời gian. Để rồi "Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội". "Điểm hẹn Văn nghệ" cuối tháng 10, xin được hẹn các bạn bên những góc phố Hà Nội cùng triển lãm "Phố phường Hà Nội". Tiếp đó, các bạn thưởng thức tiểu thuyết "Phố" của nhà văn Chu Lai, lắng nghe ca khúc "Im lặng đêm Hà Nội" (nhạc Phú Quang, phổ thơ Phạm Thị Ngọc Liên). Phần cuối chương trình, mời các bạn nghe giai thoại "Tiếng sét ái tình của nhạc sĩ Văn Cao và giai nhân Hà Thành". (Điểm hẹn văn nghệ 28/10/2017)

"Hà Nội đêm trở gió": Một trong những ca khúc hay nhất về mùa thu Hà Nội 16/10/2017

Hà Nội bắt đầu đón nhận gió mùa đông bắc tràn về, cơn mưa và cái lạnh khiến không ít người bồi hồi xúc động và tìm nghe ca khúc "Hà Nội đêm trở gió" của nhạc sĩ Trọng Đài. Ca khúc này dường như đã trở nên quá đỗi thân quen với người Hà Nội nói riêng và những người yêu Hà Nội nói chung. Nhưng không phải ai cũng biết về xuất xứ đặc biệt của ca khúc này. (Điểm hẹn văn nghệ 14/10/2017)

Tập ảnh

Tập ảnh "Hà Nội dấu yêu": Góc nhìn trầm lắng về Hà Nội 9/10/2017

Tập ảnh ký sự "Hà Nội dấu yêu" của nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo với gần 200 bức ảnh đen trắng chụp về người lao động ở thủ đô trong gần 40 năm vừa được nhận Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội ở hạng mục "Tác phẩm" (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). Bài hát "Cơn bão nghiêng đêm" (nhạc Thanh Tùng, thơ Tế Hanh) là nét nhạc trầm, một tiếng thở dài của đôi lứa yêu nhau khi không đến được với nhau (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Những đóng góp của ngành sân khấu nước nhà cùng một số mong muốn của các nghệ sĩ trong ngày "Sân khấu Việt Nam" (Chuyên mục "Câu chuyện phóng viên"). (Điểm hẹn văn nghệ 07/10/2017)

Hãng Phim truyện Việt Nam: Câu chuyện về những giọt nước mắt

Hãng Phim truyện Việt Nam: Câu chuyện về những giọt nước mắt 2/10/2017

Thực hiện cổ phần hóa ở Hãng Phim truyện Việt Nam là điều tất yếu. Nhưng cổ phần hóa như thế nào để đảm bảo lợi ích chung liên quan đến một thương hiệu nghệ thuật, liên quan đến quyền lợi và sức sáng tạo của các nghệ sỹ? Cổ phần hóa như thế nào để góp phần phát triển nền điện ảnh Việt Nam chứ không phải là lợi dụng để trục lợi cho một doanh nghiệp hay cá nhân nào đó? Những giọt nước mắt của bao nghệ sỹ tâm huyết có là vô ích, liệu họ có nhận được một câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này? (Điểm hẹn văn nghệ 30/9/2017)

Phim tài liệu

Phim tài liệu "Dấu tích Sa Huỳnh": Nền văn hóa cổ xưa của dân tộc Chăm 18/9/2017

Chuyên mục "Câu chuyện phóng viên": Cảm nhận của nhà báo Tuyết Mai về triển lãm “Nét” của họa sĩ Lưu Công Nhân - người được xem là “Bậc thầy thuốc nước”. Chuyên mục “Thơ phổ nhạc” là những giai điệu trữ tình sâu lắng của nhạc phẩm “Thư tình cuối mùa thu” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ thi sĩ Xuân Quỳnh. Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm" giới thiệu bộ phim tài liệu "Dấu tích Sa Huỳnh" của đạo diễn Phùng Ngọc Tú. Nền văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 3000 năm nằm trên dải đất miền Trung. Cùng với hai nền văn hóa khác cùng thời kỳ là Đông Sơn ở Bắc bộ, văn hóa Óc Eo ở Nam bộ, văn hóa Sa Huỳnh đã trở thành 1 trong 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta. (Điểm hẹn văn nghệ 16/09/2017)

Sức lan tỏa của các Cuộc thi viết thư quốc tế UPU

Sức lan tỏa của các Cuộc thi viết thư quốc tế UPU 12/9/2017

Năm nay, tròn ba thập kỷ Việt Nam tham gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU. Trong chuyên mục “Câu chuyện phóng viên”, các bạn sẽ hình dung rõ hơn về sức lan tỏa của các Cuộc thi viết thư quốc tế UPU. "Ôi Tổ quốc, biên cương chưa yên giấc / Đêm quặn lòng máu thịt Hoàng Sa / Ngày đỏ mắt Trường Sa giông bão / Lại bút, gươm giữ cõi, xây nhà...". Bài thơ "Tổ quốc" của nhà báo - nhà thơ Nguyễn Thế Kỷ được nhạc sĩ Lê Quang phổ nhạc thành ca khúc cùng tên. Tác giả thơ và nhạc sĩ tâm sự và trải lòng về ca khúc "Tổ quốc" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Tài ứng biến của nhà thơ Huy Cận (Giai thoại Văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn Văn nghệ 09/9/2017)

Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu tuổng chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017: Đã là cơ hội cho người trẻ?

Cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu tuổng chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017: Đã là cơ hội cho người trẻ? 28/8/2017

27 Huy chương vàng, 20 Huy chương bạc đã được trao cho các nghệ sỹ trong Cuộc thi tài năng trẻ sân khấu tuồng chèo chuyên nghiệp toàn quốc 2017. Bên cạnh niềm vui, những thành công từ cuộc thi, vẫn còn đó nhiều băn khoăn của người trong cuộc là các nghệ sỹ, nhà báo và khán giả. Đây cũng là nội dung bàn luận trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên" với sự tham gia của nhà báo - soạn giả Mai Văn Lạng. (Điểm hẹn văn nghệ 26/8/2017)

Vì sao đại hội XII Hội Nhà văn Hà Nội chậm gần hai năm?

Vì sao đại hội XII Hội Nhà văn Hà Nội chậm gần hai năm? 14/8/2017

Vừa qua, tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, số 58 phố Quán Sứ, Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức đại hội lần thứ 12 (nhiệm kỳ 2015-2020). Tại sao đại hội lần này bị chậm gần hai năm? Không khí đại hội như thế nào? Những vấn đề đặt ra tại đại hội là gì? Đó là những điều mà phóng viên Anh Thư chia sẻ trong chương trình "Điểm hẹn văn nghệ" (12/8/2017)

Câu chuyện về những lá thư thời chiến

Câu chuyện về những lá thư thời chiến 31/7/2017

"Những lá thư thời chiến" là tên gọi của một cuộc hội thảo, tên gọi của một cuốn sách trong tủ sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" do nhà thơ Đặng Vương Hưng sưu tầm biên soạn, tập hợp những lá thư của người ở hậu phương và người ở chiến trường gửi cho nhau. Nhưng những lá thư thời chiến không chỉ nằm trong trang sách mà vẫn còn nhiều, rất nhiều, nằm sâu trong những hộc tủ cũ kỹ, giắt trên những mái nhà mối mọt, hay trong chiếc lọ thủy tinh chôn dưới gốc cây rừng, hoặc đã mãi mãi hòa cùng xương thịt với người ra đi. Không chỉ là câu chuyện của những lá thư. Đó còn là câu chuyện của tình yêu, tình người, câu chuyện của lịch sử, của những số phận vô danh và hữu danh. (Điểm hẹn văn nghệ 29/7/2017)

Mẹ gọi tên anh

Mẹ gọi tên anh 17/7/2017

Giai điệu cảm xúc sâu lắng của ca khúc "Mẹ gọi tên anh" được nhạc sĩ Trọng Lưu phổ thơ từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Lương Hữu Quang có hình tượng xuyên suốt là dáng hình người mẹ mỏi mòn ngóng chờ tin con. Câu hát "Mẹ ngồi đấy nhiều năm chờ đợi / Thành tượng người vô cảm sóng thời gian" hay " Anh đã thành đám mây Trường Sơn / Theo gió trời quanh quẩn bên mồ cha..." khiến nhiều cựu chiến binh nghĩ tới các đồng đội đã ngã xuống trong những trận đánh. Nhiều người trong số họ vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Vì thế gia đình và thân nhân của họ vẫn luôn hy vọng các anh sẽ trở về, dù chỉ là những kỷ niệm. (Điểm hẹn văn nghệ 15/7/2017)

Phim hoạt hình

Phim hoạt hình "Dáng hình thanh âm": Khi yêu thương tìm về 3/7/2017

Là một trong những bộ phim hoạt hình hiếm hoi làm về đề tài bạo lực học đường, "Dáng hình thanh âm" của đạo diễn Naoko Yamada đem đến cho người xem một góc nhìn mới - góc nhìn của chính những đứa trẻ trong cuộc - về bạo lực học đường. Không né tránh những cảnh bạo lực, nhưng phim vẫn có một cái kết sáng, một cách giải quyết nhân văn chứ không u ám như một số bộ phim dành cho độ tuổi trưởng thành. Có lẽ chỉ với tuổi thơ, sự nhân hậu và tình yêu, người ta mới có thể tin rằng ký ức được viết từ bút chì, có thể xóa bỏ những mảng đen tối nhất và chỉ giữ lại những gì đẹp đẽ nhất. (Điểm hẹn văn nghệ 01/7/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ