Một ngày của A Biu24/8/2022

Đến làng Plei Klếch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, hỏi nghệ nhân ưu tú A Biu ai cũng biết. Ông không chỉ giỏi đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, thuộc và kể rất nhiều bài sử thi, truyện cổ dân gian Ba Na… mà còn hát rất hay và chơi được nhiều loại nhạc cụ như ghita, organ, đàn tranh, đàn bầu. Nghệ nhân ưu tú A Biu có một tình yêu đặc biệt với văn hóa truyền thống của dân tộc Ba Na và mong muốn cháy bỏng bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc mình ngay trong cuộc sống đời thường. Để lan tỏa tình yêu ấy đến với mọi người, nghệ nhân A Biu đã xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để du khách trong và ngoài nước có cơ hội trải nghiệm văn hóa Ba Na. Bút ký “Một ngày của A Biu” của nhà văn Phan Mai Hương phác họa đôi nét chân dung nghệ nhân ưu tú đa tài A Biu. Mời các bạn cùng nghe:

"Đây là lạc thú": Góc nhìn khác về phong trào Me Too 18/8/2022

Lấy bối cảnh phong trào metoo, "Đây là lạc thú" là câu chuyện đầy mê lực xoay quanh tình bạn kéo dài hơn hai mươi năm giữa Quin và Margot. Sôi nổi, tinh tế, bảnh bao – Quin, biên tập viên nổi tiếng của giới xuất bản New York, dính phải cáo buộc nhiều lần quấy rối phụ nữ và đối mặt với làn sóng đòi trục xuất khỏi ngành vĩnh viễn của đám đông giận dữ. Trước tình cảnh đó, Margot rơi vào thế lưỡng nan. Mọi chuyện bắt đầu sai từ đâu? Margot đã gián tiếp dung túng cho hành vi quấy rối hay bản thân cáo trạng dành cho Quin cũng có những điểm đáng ngờ?

Trở lại Trường Sa

Trở lại Trường Sa 17/8/2022

Là nhà thơ mặc áo lính nên Nguyễn Hữu Quý có nhiều dịp ra Trường Sa. Lần nào ra với biển đảo, với những người lính cũng để lại trong anh những kỷ niệm khó quên, những cảm xúc mạnh mẽ, là chất liệu để nhà thơ viết nên những vần thơ, những bút ký tràn đầy xúc động. Mới đây, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý lại ra với Trường Sa, như một cơ duyên để rồi từ đó bút ký “Trở lại Trường Sa” ra đời. Trường Sa nay đã thay đổi nhiều, từ cảnh quan môi trường đến các công trình và cuộc sống của bộ đội, nhân dân trên các đảo. Nhưng có một điều vẫn giữ vẹn nguyên không hề suy suyển, đó là tinh thần bảo vệ chủ quyền biển đảo của các chiến sỹ hải quân nhân dân Việt Nam. Tinh thần ấy thể hiện ở sự quyết tâm vượt qua khó khăn, sự hăng say luyện tập trên thao trường, sự cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hy sinh và ở những công việc cụ thể như cứu giúp ngư dân, trồng cây, chăm sóc rau xanh, kè đá, tôn tạo đảo…

"Vệt sáng của bụi": Thương những phận người lam lũ 16/8/2022

Giải thưởng Văn học tuổi 20 luôn đem đến nhiều cá tính cho văn chương. Ở lần thứ bảy được tổ chức, trước khi tạm dừng, cuộc thi đã thu hút 511 tác phẩm dự thi và 12 tác phẩm được chọn vào chung khảo. Chúng ta đã có dịp tìm hiểu tác phẩm “Chopin biến mất” của tác giả Hiền Trang, một mảnh ghép của Văn học tuổi 20 lần thứ bảy. Trong chương trình hôm nay, Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) muốn đem đến một sắc màu khác của cuộc thi này cho quý vị và các bạn. Đó là tập truyện ngắn “Vệt sáng của bụi” của nhà văn Lê Quang Trạng. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng bước vào không gian miền Tây sông nước của tập truyện này qua một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.

Quặn thắt dòng sâu Hậu

Quặn thắt dòng sâu Hậu 5/8/2022

Đất nước ta nhiều sông ngòi, cuộc sống người dân luôn gắn với sông nước. Sông ngàn năm cần mẫn chuyên chở phù sa, nuôi dưỡng con người, bồi đắp nền văn hóa những nơi nó đi qua. Cho dẫu những dòng sông bây giờ cũng đục trong, cạn vơi đi rất nhiều, cá tôm cũng không còn nhiều nữa…nhưng nó vẫn sống trong ký ức của những ai đã từng sinh ra và lớn lên bên cạnh dòng sông. Sông không chỉ là quê hương, là bạn, là người thân mà nó còn là thứ tài sản vô giá của con người: thứ tài sản không phải ai cũng được thừa hưởng bởi vốn dĩ không ai được chọn cho mình một quê hương để sống khi mới sinh ra…Sông Hậu ở miền Tây Nam Bộ là một trong những con sông như thế. Sông có mối liên hệ mật thiết với con người và cảnh vật nơi đây từ bao đời nay. Song con sông này đang bị sạt lở nghiêm trọng và đứng trước nguy cơ bị xâm nhập mặn, cạn kiệt nguồn lợi thủy sản…Cần phải làm gì để cứu lấy sông Hậu, đó là điều trăn trở mà tác giả Trương Chí Hùng gửi gắm trong bút ký “Quặn thắt dòng sâu Hậu”.

"Cá trong chuông”: Hạnh phúc là hành trình, không phải là đích đến 5/8/2022

“Cá trong chuông” xoay quanh câu chuyện về chú cá gỗ Mắt Ngọc được treo bên dưới một chiếc chuông trong ngôi chùa Unjusa. Mắt Ngọc vốn có "nửa kia" tên Mắt Huyền. Ngày ngày, đôi cá cùng ngân lên âm thanh trong trẻo dưới mái hiên, cùng chờ đợi ngọn gió từ rừng thông thổi tới, cùng ngắm nhìn cuộc sống yên bình nơi cửa Phật. Nhưng đến một ngày nọ, Mắt Ngọc cảm thấy "sống" như vậy thì sao mà quẩn quanh, nhàm chán. Nó bỗng trở nên bất an với cả Mắt Huyền. Và nó khao khát được mọc cánh để thoát khỏi chùa Unjusa đi tìm hạnh phúc đích thực…

Con của người lính biển

Con của người lính biển 2/8/2022

“Sau hơn hai tuần, Triều được Hải - bác sĩ bệnh viện thành phố - chăm sóc như với người nhà, anh cảm thấy như không còn gì ngăn cách giữa một bệnh nhân với thầy thuốc. Nhưng khi Hải đưa cặp mắt đen lánh như hai giọt nước nhìn thẳng vào khuôn mặt vuông chữ điền có vầng trán dô bướng bỉnh của Triều với cái nhìn rất lạ, giọng thỏ thẻ: "Mai anh xuất viện rồi! Bố em bảo vào mời anh ra nhà chơi, ăn bữa cơm với gia đình, để bố con em được nói lời cảm ơn anh", thì Triều không ra nhận lời cũng không ra từ chối, lại nói: "Lẽ ra anh phải cảm ơn em và gia đình đã tận tình chăm sóc anh hơn hai tuần nay mới phải, chứ sao em và bố lại cảm ơn anh là thế nào". Hải nói ngay, giọng cởi mở, thân tình: "Chỉ đơn giản là em mới là người gây ra tai nạn làm anh phải nằm viện mà em vẫn như người vô can. Tất cả là do anh lại nhận lỗi về mình". Nói thế là hết lẽ. Triều đưa mắt nhìn Hải đang rạng rỡ cười, chỉ bật lên mỗi tiếng: "Em... !". (Truyện ngắn “Con của người lính biển” của nhà văn Cao Năm) (Điểm hẹn văn nghệ 30/07/2022)

Trịnh Xuân Quang và cơn “Địa chấn” đời nghề”

Trịnh Xuân Quang và cơn “Địa chấn” đời nghề” 29/7/2022

Từng là Trưởng ban Thời sự báo Lao Động, nhà báo Trịnh Xuân Quang được đánh giá là một trong những cây bút phóng sự xuất sắc của làng báo. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều phóng sự của nhà báo Trịnh Xuân Quang như “Mai Châu chân đất”, “Ngư Lộc góa bụa”, “Trôi cả Mường Lay”, “Tom chát Phủ Giầy”… đã găm vào trí nhớ của nhiều người. Nhiều năm sau, khi những phóng sự, ghi chép ấy “trở lại” trong “Địa chấn” (NXB Văn học và Công ty Liên Việt ấn hành), “cơn rung” ấy vẫn còn nguyên vẹn. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của ấn phẩm này qua bài của PV Thúy Quỳnh: “Trịnh Xuân Quang và cơn “Địa chấn” đời nghề”

Nỗi sợ và những khuôn hình

Nỗi sợ và những khuôn hình 21/7/2022

Có thể nhắc tới Lê Anh Hoài ở nhiều phương diện. Anh là nghệ sĩ thị giác nổi tiếng. Đồng thời, cũng là một nhà văn có nhiều dấu ấn, “chủ nhân” của hai tập thơ, hai tập truyện ngắn và hai tiểu thuyết. “Nỗi sợ và những khuôn hình” (do NXB Trẻ ấn hành) là tập truyện ngắn mới nhất của anh. Với những dấu ấn đã có với văn chương, liệu nhà văn Lê Anh Hoài có đem tới điều gì mới mẻ trong “Nỗi sợ và những khuôn hình”? Câu chuyện về nghệ thuật và nghệ sĩ – vốn xuất hiện thường trực trong sáng tác của anh, liệu có trở lại trong tác phẩm này?... Lời đáp ít nhiều sẽ được bật mí trong cuộc trò chuyện sau đây giữa nhà văn Lê Anh Hoài và phóng viên chương trình.

“Bữa tối” không cô đơn

“Bữa tối” không cô đơn 20/7/2022

Tác giả Chu Thùy Anh được độc giả biết đến với nhiều truyện ngắn hay, hấp dẫn, phù hợp với giới trẻ. Truyện của chị với nội dung vừa như mơ như thực, lối viết dung dị, nhẹ nhàng nhưng cũng chứa đầy triết lý. “Ăn tối” là một truyện ngắn hay của cây bút trẻ Chu Thùy Anh. Đây không phải là bữa tối cơ học thường thấy mà đó là bữa tối của những mới lạ, của chiêm nghiệm và cả những nỗi cô đơn nữa.

Tiểu thuyết Lý Đào Lang Vương góp phần phục dựng nhân vật lịch sử

Tiểu thuyết Lý Đào Lang Vương góp phần phục dựng nhân vật lịch sử 14/7/2022

Đề tài lịch sử chưa bao giờ là một địa hạt dễ dàng. Tuy nhiên, trên mảnh đất thách thức ấy, cũng không thiếu những cây bút có sức lao động miệt mài và đáng nể. Một trong số đó là nhà văn Phùng Văn Khai. Chỉ trong khoảng hai năm, nhà văn quân đội đã trình làng tới ba tiểu thuyết lịch sử với dung lượng dày dặn. Đó là “Nam Đế Vạn Xuân”, “Triệu Vương phục quốc”, và “Lý Đào Lang Vương”. Chúng ta đã có dịp gặp gỡ nhà văn Phùng Văn Khai khi anh ra mắt tiểu thuyết “Nam Đế Vạn Xuân” và “Triệu Vương phục quốc”. Với tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương”, cuốn sách có phần ít được chú ý hơn khi “chào đời” vào đúng dịp giãn cách. Tuy nhiên, mỗi một tác phẩm đều có câu chuyện của riêng mình. Vậy câu chuyện phía sau tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương” là gì? Nhà văn Phùng Văn Khai đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Hương trà thơm đỉnh Phia Oắc

Hương trà thơm đỉnh Phia Oắc 6/7/2022

Từ trung tâm thành phố Cao Bằng về phía tây chừng 70 km đến Phia Oắc - Phia Ðén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh thiên nhiên hữu tình được bao phủ bởi mầu xanh ngút ngàn của rừng núi, đồi chè, ruộng bậc thang. Khí hậu ở đây quanh năm trong lành, mát rượi…Trên đỉnh Phia Ðén, một trong những “nóc nhà”, được ví như “Ðà Lạt của Cao Bằng” là những nương chè mênh mông xanh mát. Người góp phần làm cho cao nguyên Phia Oắc - Phia Ðén trước đây chỉ là miền núi rừng hoang sơ, nghèo khó nay xanh thêm, đẹp thêm và đời sống vật chất, tinh thần người dân nơi đây ngày càng ấm êm, đủ đầy chính là doanh nhân Hoàng Mạnh Ngọc-Giám đốc Công ty TNHH Kolia. Bút ký “Hương trà thơm đỉnh Phia Oắc” của nhà văn Phan Mai Hương phác họa đôi nét chân dung doanh nhân Hoàng Mạnh Ngọc-người có duyên với trà và mong muốn làm điều gì đó cho quê hương:

Văn học trẻ Hà Nội có gì mới?

Văn học trẻ Hà Nội có gì mới? 3/7/2022

Tọa đàm chuyên đề "Văn học trẻ Hà Nội có gì mới" do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức. Các tham luận, ý kiến đề cập nhiều vấn đề đáng quan tâm của văn học trẻ hiện nay. (ĐIểm hẹn văn nghệ)

Đi tìm màu chia ly trong trang văn của Bernhard Schilink

Đi tìm màu chia ly trong trang văn của Bernhard Schilink 30/6/2022

Tên tuổi của nhà văn người Đức Bernhard Schilink đã không còn xa lạ với độc giả Việt, nhất là sau thành công của tiểu thuyết “Người đọc”. Gần đây, Công ty Văn hóa & truyền thông Nhã Nam đã tiếp tục giới thiệu tác phẩm mới của ông – tập truyện ngắn “9 màu chia ly”. Sách do dịch giả Lê Quang chuyển ngữ. Được viết ra ở nửa muộn của tuổi bảy mươi, Bernhard Schilink đem đến cho độc giả câu chuyện gì? Dĩ vãng không thể chôn giấu? Tình yêu dang dở thời tuổi trẻ? Hay những suy niệm về tuổi già? Chúng ta cùng bước vào thế giới của “9 màu chia ly” qua bài viết của BTV chương trình.

"Vết dao ngược đêm trăng": Thông điệp nhân văn về cuộc sống 27/6/2022

“Vết dao ngược đêm trăng” là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn Dương Thanh Biểu. Với cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã phản ánh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra vô cùng phức tạp, những góc khuất của ngành tư pháp mà người đọc chưa từng được tiếp cận. Nhà văn đã dũng cảm khi viết lên sự thật và thể hiện cái nhìn nhân văn trong quá trình truy tố, xét xử. BTV Vân Khánh có một vài cảm nhận về tác phẩm này qua bài “Vết dao ngược đêm trăng – Thông điệp nhân văn”.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Làn sóng nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya