“Văn mẫu – Hệ lụy trong tương lai”: Để văn mẫu chỉ là thị phạm27/9/2021

Lâu nay, văn mẫu luôn là một vấn đề nóng mỗi khi năm học mới bắt đầu. Năm nay, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, việc học tập của học sinh ở nhiều tỉnh, thành phố phải chuyển sang hình thức online. Vì thế, việc giảng dạy và học tập, nhất là với môn Ngữ văn, lại càng phải chú trọng hơn. Làm thế nào để cả giáo viên lẫn học sinh không còn phụ thuộc vào văn mẫu trong quá trình học tập và thi cử? Sau đây, mời quý vị và các bạn nghe phóng sự của BTV Dương Hà có nhan đề “Để văn mẫu chỉ là thị phạm”. Đây cũng là phóng sự kì cuối, khép lại vệt bài “Văn mẫu – Hệ lụy trong tương lai” của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6).

Từ trang sách đến gương mặt văn chương

Từ trang sách đến gương mặt văn chương 27/9/2021

“Từ trang sách đến gương mặt văn chương” là tập tiểu luận phê bình văn học của nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam, do Công ty cổ phần Sách Tao Đàn và NXB Hội Nhà văn ấn hành. Là người cho rằng người làm phê bình “hãy trung thực, thậm chí trung thực với sự thiên vị của mình và đừng viết ra những gì mình không/chưa tin tưởng”, tác giả Nguyễn Hoài Nam đã thể hiện quan niệm này như thế nào trong cuốn sách này? Chúng ta cùng tìm hiểu “Từ trang sách đến gương mặt văn chương” qua đôi điều cảm nhận của BTV Văn nghệ.

"Thư mùa dịch": Cuộc chiến của những người trẻ 24/9/2021

Cuộc chiến khi mà kẻ thù là vô hình mang tên covid-19, những người lính phải ra trận, phải đương đầu , phải xả thân không ai khác là lực lượng y tế, là những bác sĩ, y tá, điều dưỡng. Một cuộc chiến không mong đợi, không lường hết những cam go và quá sức với họ. Nhưng với lương tâm trách nhiệm , với trái tim người thầy thuốc , với lời thề danh dự, họ đã nỗ lực hết mình. Họ thật xứng đáng với tên gọi đầy yêu thương Những thiên thân áo trắng . Bài "Cuộc chiến của những người trẻ” của bác sĩ Quan Thế Dân sẽ giúp chúng ta hình dung thêm phần nào công việc và những đóng góp của họ trong những ngày bão tố vừa qua

Bút ký “Shiper áo lính”: Xúc động hình ảnh bộ đội đi chợ giúp dân

Bút ký “Shiper áo lính”: Xúc động hình ảnh bộ đội đi chợ giúp dân 20/9/2021

Quân đội nhân dân, dù trong thời chiến hay thời bình, thời nào cũng vì nhân dân mà phục vụ. Hình ảnh các anh nhường doanh trại, giường chiếu cho người dân ở nơi cách ly dịch bệnh hay băng rừng, trèo đèo, lội suối cứu người bị nạn và giúp dân gặt lúa, dọn dẹp nhà cửa, trường học nơi mưa bão, lũ lụt, sạt lở…có sức lay động biết nhường nào. Và trong những ngày này, cả nước đang dốc sức chống dịch Covid-19, bộ đội còn đi chợ, vận chuyển lương thực, thực phẩm giúp người dân ở tâm dịch TP.HCM. Hơn tất cả mọi lời nói, điều ấy góp phần tô thắm, lan tỏa hình ảnh anh “bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới...Thật dễ thương, khi nhà thơ Phạm Vân Anh gọi họ là những “Shiper áo lính” trong bút ký của mình (Văn nghệ 21/09/2021)

Đi hỏi mùa thu

Đi hỏi mùa thu 12/9/2021

“Thiên nhiên rộng lượng nhưng cũng khó lường. Thôi đành hỏi mùa Thu, rằng bầy chim có cơ hội trở về với ta và cơm nguội, với góc phố này? Hình như thu muốn tỏ bày điều gì đó. Ta thấy tiết trời nhuộm lá ta đỏ hơn, làm lá cơm nguội vàng hơn. Chúng ta đang khoác một chiếc áo rực rỡ, nhưng những nàng ca sĩ của bầu trời còn mải mê ở đâu đó ngoài cao xanh kia. Nào chim chóc, thôi đừng đi nữa, hãy về lại góc phố quen.” (Trích truyện ngắn của tác giả Đinh Thùy Vân). (Điểm hẹn văn nghệ 11/9/2021)

“Ngày bình yên sẽ đến”: Khúc tráng ca nơi tuyến đầu chống dịch

“Ngày bình yên sẽ đến”: Khúc tráng ca nơi tuyến đầu chống dịch 25/8/2021

Bài hát “Ngày bình yên sẽ đến” (thơ của tác giả Nguyên Hùng do nhạc sĩ Đỗ Tiến Lập phổ nhạc) ra đời trong thời gian thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung bị dịch bệnh Covid 19 hoành hành. Với nhịp điệu khỏe khoắn, sôi động ca khúc này như một lời động viên kịp thời đến với đội ngũ y bác sĩ, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin và tự hào về người chiến sĩ áo trắng trong công cuộc phòng chống đại dịch. (Điểm hẹn văn nghệ 21/8/2021)

“Sài Gòn sẽ vui”: Bao nhiêu ân tình trong ngày hoạn nạn

“Sài Gòn sẽ vui”: Bao nhiêu ân tình trong ngày hoạn nạn 12/8/2021

“Bạn bè xót xa, đồng bào lo lắng / Sài Gòn của tôi, Sài Gòn của bạn / Sài Gòn đang ốm nhưng rồi sẽ vui / Đường em đến lớp rộn ràng phố đông / Gánh xôi thơ bé sẽ thơm mùa hè / Hàn huyên cà phê phố khi hết ngày chia ly…”. Cùng cả nước hướng về thành phố Hồ Chí Minh giữa tâm dịch, nhạc sĩ Trần Quang Sơn vô tình biết tới bài thơ mới của nhà báo Nguyễn Đức Hiển. Có được sự đồng cảm với những lời thơ chân thực, giàu xúc cảm, nhạc sĩ Trần Quang Sơn nhanh chóng phổ nhạc và tự mình thể hiện ca khúc “Sài Gòn sẽ vui” để gửi những tình cảm ấm áp, cổ vũ động viên tới TP.HCM nói riêng, cả nước nói chung trong cuộc chiến chống đại dịch . (Điểm hẹn văn nghệ 07/8/2021)

Chưtankra: Câu chuyện xúc động về nghĩa tình đồng đội

Chưtankra: Câu chuyện xúc động về nghĩa tình đồng đội 10/8/2021

Bộ phim tài liệu của đạo diễn Vũ Minh Phương kể về những cựu chiến binh Trung đoàn 209 (còn gọi là Trung đoàn “lính mũ sắt Hà Nội”) trong hành trình tìm kiếm hài cốt đồng đội hy sinh tại dãy núi Chưtankra (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Điểm hẹn văn nghệ 24/07/2021)

“Tình khúc Nguyệt Hồ”: Tìm lại bóng dáng Phố Hiến xưa

“Tình khúc Nguyệt Hồ”: Tìm lại bóng dáng Phố Hiến xưa 27/7/2021

“Anh bảo rằng ngày xưa nơi đây vốn là đất / Em bảo rằng ngày xưa nơi đây vốn là nước / Dáng lưỡi liềm trăng non lung linh từ thuở trước / Đến bây giờ vẫn thế Nguyệt Hồ ơi!” (Bài hát “Tình khúc Nguyệt Hồ”, nhạc sĩ Trần Thanh Tùng phổ nhạc từ bài thơ “Nguyệt Hồ” của tác giả Nguyễn Khắc Hào). (Điểm hẹn văn nghệ 10/07/2021)

Thông điệp 5K qua tranh dân gian

Thông điệp 5K qua tranh dân gian 25/7/2021

Bộ tranh với chủ đề 5K được các họa sĩ của báo Tuổi Trẻ Cười thực hiện trên tinh thần sáng tạo, kết hợp hài hòa từ 5 bức tranh dân gian Đông Hồ: “Vinh hoa”, “Hứng dừa”, “Đám cưới Chuột”, “Đấu vật” và “Chú bé thổi sáo”. Thông qua trí tưởng tượng phong phú và có phần hài hước, 5 bức tranh dân gian Đông Hồ đã trở thành 5 bức tranh tuyên truyền hiệu quả về chủ trương 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng chống Covid: Khai báo y tế, Không tập trung, Khử khuẩn, Khoảng cách và Khẩu trang. (Điểm hẹn văn nghệ 19/06/2021)

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2021: Chưa tìm ra “Hiệp sĩ Dế Mèn”

Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn 2021: Chưa tìm ra “Hiệp sĩ Dế Mèn” 20/7/2021

Năm nay, không có giải cao nhất - giải “Hiệp sĩ Dế Mèn”, mà chỉ có 5 giải đồng hạng “Khát vọng Dế Mèn”: Tiểu thuyết "Đi trốn" của nhà văn Bình Ca; phim hoạt hình "Khúc gỗ mục" của Công ty cổ phần Hãng phim Hoạt hình Việt Nam do NSND Nguyễn Thị Phương Hoa làm đạo diễn và họa sĩ; chùm tranh về thiên nhiên và cuộc sống của hoạ sĩ nhí Xèo Chu (Phó Vạn An); truyện tranh "Ly & Chũn - Tết là nhất, nhất là Tết!" của tác giả Mèo Mốc (Đặng Quang Dũng); bộ truyện "Khác biệt mới tuyệt làm sao" của Nguyễn Hoàng Vũ và các hoạ sĩ. (Điểm hẹn văn nghệ 05/06/2021)

“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”: Nỗi ám ảnh số phận phụ nữ vùng cao

“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá”: Nỗi ám ảnh số phận phụ nữ vùng cao 17/7/2021

“May đi như chạy ra sân, đầu va cả vào dây phơi treo đậu tương, định ra rồi vào luôn để mẹ Già không biết. Nhưng vừa đi qua sân bất chợt May sững lại. Ngay trước mặt May, chỉ cách hai bước chân là mẹ Già. Mẹ Già quay lưng lại phía May, đầu cúi xuống, tấm khăn tuột trên vai, tay mẹ Già đang nắm chặt thanh gỗ cài hai cánh cổng...May bíu lấy gốc lê, cố thở thật khẽ. Ánh trăng cuối tuần mờ quá. Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sót lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá lạt sạt...” (Truyện ngắn “Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thúy). (Điểm hẹn văn nghệ 22/05/2021)

Phim “Trạng Tý”: Cuộc phiêu lưu từ trang truyện đến màn ảnh

Phim “Trạng Tý”: Cuộc phiêu lưu từ trang truyện đến màn ảnh 26/6/2021

Với chi phí sản xuất khoảng 43 tỉ đồng, bộ phim của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn được đầu tư kỹ xảo, kể về hành trình của cậu bé Tý Sún mồ côi cha cùng ba người bạn thân là Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo bỏ nhà đi tìm lời giải đáp bí ẩn về cha của Tý. (Điểm hẹn văn nghệ 08/5/2021)

“Nước như nước mắt”: Ám ảnh thân phận người phụ nữ miền sông nước

“Nước như nước mắt”: Ám ảnh thân phận người phụ nữ miền sông nước 1/5/2021

“Cả hai không xếp hành lý, thậm chí không lấy ghe, cứ ào xuống nước bơi về phía bờ mà ai cũng biết là đã không còn bờ từ nước đuổi. Sau lưng, bè rau càng lúc càng rực rỡ. Ngọn đèn chong Sáo kê sát vách mùng giờ chắc đã bén lửa lan vào tận những đụn rơm phía ngoài. Người đàn ông bơi cạnh Sáo không một lần ngoái lại. Sáng hôm qua khi tiễn con gái nhỏ trở vô trong chợ, anh ta đã xiết nó đến nỗi nó kêu đau. Như không có lần sau. Giây phút đó Sáo nhận ra thứ anh ta quý nhất, đến nỗi sẵn sàng từ bỏ tất cả để có được. Là Sáo.” (Truyện ngắn “Nước như nước mắt” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) (Điểm hẹn văn nghệ 17/4/2021)

“Tướng về hưu”: Truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

“Tướng về hưu”: Truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp 11/4/2021

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Truyện ngắn “Tướng về hưu” (sáng tác năm 1987) là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, đã được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi. (Điểm hẹn văn nghệ 03/4/2021)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ