Trên mọi miền đất nước ta có nhiều vùng văn hóa khác biệt làm nên tên tuổi và cách nhận biết địa danh. Trong đó, vùng đất xứ Nẫu-Phú Yên nổi tiếng với những bãi biển xanh trong, món ăn đậm đà, tính cách hào sảng. Và ấn tượng nhất là giọng nói của người xứ Nẫu mang một thanh âm thô ráp mà mộc mạc gần gũi. Về thăm xứ Nẫu thân thương để khám phá nét đẹp trong văn hóa, tâm hồn con người Phú Yên. Một xứ Nẫu thân thiện, mến khách và rất đỗi nhiệt tình-vùng đất của những tháp Chàm trầm mặc, rêu phong cùng những điệu bài chòi mượt mà, sâu lắng và những con người thật thà chất phác…Trong bút ký “Gởi em xứ Nẫu”, tác giả Trương Chí Hùng đã bày tỏ tình cảm thiết tha với vùng đất “hoa vàng cỏ xanh” này theo một cách rất riêng:
Tác phẩm được tác giả Bùi Thanh Hà lấy cảm hứng từ chính cuộc đời làm nghề dậy học của mình hơn 30 năm qua. Bài thơ có thêm một đời sống tinh thần mới khi nhạc sĩ Trọng Tĩnh phổ nhạc thành bài hát cùng tên ngợi ca người giáo viên. (Điểm hẹn văn nghệ 20/11/2021)
Ma túy có sức tàn phá ghê gớm. Lợi nhuận từ vận chuyển buôn bán trái phép chất ma túy đã cuốn phăng nhiều cuộc đời vào tăm tối, đưa nhiều số phận đến cảnh tù đày, thậm chí là cái chết bi thảm. Nhiều người mê muội vì tiền hoặc thiếu hiểu biết đã dính vào con đường tội lỗi. Chỉ đến khi vào tù, ở phòng biệt giam chờ thi hành án tử hình họ mới sực tỉnh, ăn năn hối lỗi và khao khát trở về cuộc sống bình thường. Họ âm thầm nhận ra, hạnh phúc trên đời này chỉ có được ở sự lao động chân chính và sống tuân thủ theo pháp luật. Nhưng tất cả đã quá muộn, thời gian sống trên đời chỉ còn đếm từng ngày…Lúc này đây, không ai khác, chính những chiến sỹ công an làm nhiệm vụ canh giữ tù nhân lại là người gần họ nhất, quan tâm và lắng nghe nỗi lòng đắng đót của họ. Nhà văn Nguyễn Thị Mai Phương đã đến tận trại giam, gặp gỡ trò chuyện và ghi lại những điều đó trong bút ký “Những thổn thức cuối cùng” (Văn nghệ 23/11)
“Hắn phất tay, rút trong túi ra một chiếc khăn đen, phủ lên miệng bình, lẩm nhẩm như niệm thần chú, hua tay bí ẩn, rồi lại lùng bùng hai tay trong khăn như người làm trò ảo thuật. Khi bỏ khăn ra, cả bọn ồ lên kinh ngạc, trong bình mấy con cá lạ đang nhởn nhơ bơi. Tôi dụi mắt, cho tay vào vớt lên một con, rồi lại thả vào. Rắc vụn bánh, chúng bơi lên ăn. Tôi cảm ơn hắn lắm, nhưng trong lòng phân vân không rõ hư, thực ra sao...Những con cá ngũ sắc đang bơi lượn, hiền minh”(Trích truyện ngắn “Những con cá lạ” của tác giả Đào Duy Hiệp). (Điểm hẹn văn nghệ 06/11/2021)
Diễn ra trong bối cảnh ngành xuất bản chịu tác động nghiêm trọng do dịch Covid 19, Giải thưởng Sách Quốc gia vẫn thu hút sự chú ý khi có sự tham gia của 47 đơn vị xuất bản với 365 ấn phẩm. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu với quý vị và các bạn cuốn “Du hành giữa các văn bản – Nguyễn Huy Thiệp và xã hội Việt Nam sau 1975” của TS. Nguyễn Văn Thuấn – một trong những cuốn sách rất có khả năng nằm trong Giải thưởng Sách Quốc gia năm nay. Sách do NXB Đại học Huế ấn hành.
Hình ảnh các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng được nhà báo, nhiếp ảnh gia Trần Hồng trân trọng và chụp lại những khoảnh khắc trong cuộc sống với một tình yêu từ trái tim của người lính. (Điểm hẹn văn nghệ 23/10/2021)
Đề tài chiến tranh không chỉ thu hút người sáng tác văn chương mà còn hấp dẫn giới phê bình. Với “siêu đề tài” này, chúng ta đã có rất nhiều bài nghiên cứu, khảo sát, chuyên luận. Trong đó, người viết mong muốn góp thêm một tiếng nói, một cách nhìn để khái quát diện mạo của các sáng tác viết về đề tài chiến tranh. Gần đây, TS. Nguyễn Anh Vũ vừa ra mắt chuyên luận “Tự sự về một cuộc chiến tranh qua Dấu chân người lính, Đất trắng và Nỗi buồn chiến tranh”. Sách do NXB Văn học ấn hành. Bằng cách tiếp cận ba tác phẩm tiêu biểu viết về chiến tranh trong nền văn học nước nhà, chuyên luận đã có những hướng đi như thế nào để lí giải về cái mới và cái khác trong hành trình sáng tạo của nhà văn khi cày xới cùng một đề tài? BTV Nguyễn Hà có một vài chia sẻ về tác phẩm. Mời quý vị và các bạn cùng nghe
Chúng ta đang sống trong những ngày bình thường mới. Con người chấp nhận sự tồn tại của virut corona như một thứ thiên tai địch họa, cảnh giác với nó và nếu cần sẵn sàng đối phó một cách bình tĩnh chủ động hơn. Những ngày kinh hoàng với dịch bệnh đã qua đi, song chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ không bao giờ quên được. Từ đó con người dường như trân quí hơn về những ngày đang sống, những giá trị đang thụ hưởng. Tản văn “Yêu nhau thời covid” của nhà văn Sương Nguyệt Minh như một khúc nhạc thư giãn nhắc nhớ về những vui buồn đã qua.
Bốn năm, kể từ khi ra mắt tiểu thuyết đầu tay mang tên “Nhụy khúc”, nhà văn Đinh Phương đã trở lại văn đàn bằng “Nắng Thổ Tang”. Cuốn sách do NXB Hội Nhà văn và Công ty sách Tao Đàn ấn hành đã lập tức gây chú ý. Ấn tượng từ nhan đề lẫn cách mở màn thông qua lời kể của một đao phủ nhưng tiểu thuyết của Đinh Phương, như thường lệ, không phải là một sáng tác dễ đọc. Với lối viết “sương mù”, cây bút trẻ đầy triển vọng này có thể đem lại bất ngờ gì cho người đọc ở tác phẩm này? Chúng ta cùng nghe trích đọc bài “Viết lịch sử, trường hợp Đinh Phương” của nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam.