“Quê mẹ con về”: Tình cảm sâu nặng với quê hương 26/2/2023

“Mỗi lần lòng thấy chơi vơi/ Mỗi lần đường đời vấp ngã/ Con tìm về lời ru của mẹ / Con tìm ánh mắt của cha / Con tìm về với làng quê / Bình yên giữa tháng ngày giông bão / Cho con sà vào lòng mẹ / Cho con hơi ấm của cha”. Ca khúc “Quê mẹ con về” của nhạc sĩ Đào Mạnh Kiên phổ từ bài thơ cùng tên của tác giả Nguyễn Thiện. Sự gặp gỡ giữa tác giả thơ Nguyễn Thiện và nhạc sĩ Đào Mạnh Kiên không chỉ trong đời sống mà họ còn kết hợp rất ăn ý trong sáng tác nghệ thuật. Với rất nhiều ca khúc phổ nhạc và đặc biệt là ca khúc “Quê mẹ con về”, một lần nữa cho chúng ta cảm nhận được tình cảm của các tác giả dành cho gia đình, quê hương. (Điểm hẹn văn nghệ)

"Tiếng vọng đèo Khau Chỉa": Hồi ức chân thực về cuộc chiến nơi biên cương phía Bắc 23/2/2023

Chiến tranh có thể coi là một đề tài kinh điển trong văn học nước nhà. Chúng ta đã có nhiều tác phẩm đỉnh cao về đề tài này. Nhưng những câu chuyện về chiến tranh dường như chưa bao giờ được kể hết. Vẫn còn đó những mất mát, đau thương, những hi sinh thầm lặng, những góc khuất mà mỗi lần nhớ đến đều khiến người trong cuộc phải nhức nhối. “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” của tác giả Nguyễn Thái Long cũng ra đời từ những ám ảnh như thế. Sau nhiều năm trăn trở, người y sĩ năm nào mới có thể hoàn thành tâm nguyện của bản thân và đồng đội: đó là viết một cuốn hồi kí về mặt trận Cao Bằng – Hà Giang những năm chống quân xâm lược 1979 – 1989. Sách do NXB Phụ nữ Việt Nam và Nhã Nam ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách, mời quý vị và các bạn nghe bài của tác giả Trinh Nguyễn có nhan đề “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa, hồi kí đầu tiên của người lính về chiến tranh biên giới”.

Bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê”

Bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” 20/2/2023

Sinh năm 1954 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 25 tuổi bị tai nạn lao động. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, Trần Văn Thước trở về đời thường với đôi chân bại liệt, sống và viết, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn. Một vài nét phác thảo về chân dung ông trong bút ký “Nhà văn Trần Văn Thước - Người đứng giữa làng quê” của BTV Anh Thư. (Văn nghệ phát 21/2/2023)

"Bạc màu áo ngự": Một góc nhìn lịch sử 17/2/2023

Xuất hiện chững chạc ở nhiều thể loại: truyện ngắn, bút kí, khảo cứu…, nhà văn Lê Vũ Trường Giang dường như luôn khiến người đọc ngạc nhiên mỗi lần ra mắt tác phẩm. Từ “Ngủ giữa trùng sơn”, “Đi như là ở lại”, “Nở tàn biên niên ký”, “Khúc phong cầm trên cát”, “Căn cước xứ mưa” và gần đây nhất là tập truyện ngắn “Bạc màu áo ngự”. Đây cũng là tác phẩm đưa anh tới Giải thưởng Tác giả trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua ở hạng mục Văn xuôi. Tập truyện “Bạc màu áo ngự” có ý nghĩa như thế nào trong con đường văn chương của nhà văn Lê Vũ Trường Giang? Để tài lịch sử qua góc nhìn của anh có gì thú vị? Chúng ta cùng nghe nhà văn xứ Huế bộc bạch qua cuộc trò chuyện sau đây với phóng viên chương trình.

"Công chúa Đồng Xuân": Giải oan cho cuộc biển dâu này 9/2/2023

“Công chúa Đồng Xuân” là bộ tiểu thuyết 2 tập, tái hiện khoảng 40 năm đầy biến động từ năm 1859 đến năm 1900. Nhân vật chính là Đồng Xuân công chúa (tức công chúa Gia Phúc), con gái của vua Thiệu Trị. Tên tuổi của bà gắn liền với vụ “hòa gian” tai tiếng với chính người anh ruột cùng cha khác mẹ. Đây là một trong những nghi án lớn nhất triều Nguyễn mà nhiều người cho rằng còn che giấu nhiều điểm khuất tất. Sau thành công của “Từ Dụ Thái hậu”, “Công chúa Đồng Xuân” của nhà văn Trần Thùy Mai liệu có đem đến cho người đọc một trải nghiệm mới về tiểu thuyết lịch sử? Sau đây, chúng ta cùng nghe một vài cảm nhận của BTV Nguyễn Hà.

"Lênh đênh bốn biển" - Câu chuyện về 30 năm Bác Hồ tìm đường cứu nước 6/2/2023

Tiểu thuyết “Lênh đênh bốn biển” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ khắc họa hình tượng Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc ở Pháp, Anh, Mỹ, các nước châu Phi, tới Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan... cho tới ngày Người trở về Tổ Quốc, ngày 28 tháng 1 năm 1941. So với tập 1 “Nợ nước non” thì khối lượng tư liệu, nhất là tính tư tưởng của tác phẩm, của nhân vật, sự kiện ở tập 2 “Lênh đênh bốn biển” lớn hơn, rộng hơn rất nhiều. Ở Pháp, Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp năm 1918; chủ động, chủ trì cùng các ông Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường gửi “Yêu sách của nhân dân An Nam” đến Hội nghị Véc-xây; viết “Bản án chế độ thực dân Pháp; bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ Ba (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (ngày 29-12-1920) và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.

Tùy bút “Nhìn ra biển rộng, trời cao…”

Tùy bút “Nhìn ra biển rộng, trời cao…” 17/1/2023

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tôc ta, truyền thuyết về Lạc Long Quân dẫn 50 người con xuống biển nói lên rằng: từ xa xưa tổ tiên ta đã gắn bó với biển khơi. Hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với sông nước, lấy thuyền làm phương tiện làm ăn sinh sống. Rồi quan tài hình thuyền trong những ngôi mộ cổ được tìm thấy ở Tràng Kênh-Hải Phòng, khẳng định cư dân sống nhờ thuyền, chết cũng không rời hình ảnh con thuyền. Điều đó đủ thấy, dân tộc ta là dân tộc hướng biển, khát vọng chinh phục biển khơi là tự nhiên, như máu chảy liên tục trong trái tim người Việt…Ngày nay biển càng quan trọng với chúng ta, là không gian sinh tồn, là nơi để phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng-an ninh bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Tùy bút “Nhìn ra biển rộng, trời cao…” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong được viết trong niềm cảm hứng từ dòng chảy lịch sử và thời gian hiện thực:

“Cõi yêu”: Khám khá cung bậc cảm xúc trong tình yêu

“Cõi yêu”: Khám khá cung bậc cảm xúc trong tình yêu 12/1/2023

Tác giả Trần Vân Anh, bút danh Phong Nguyên (Hội Văn nghệ Lạng Sơn) vinh dự được tặng Giải A Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022 của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, cho tập truyện ngắn “Cõi yêu” do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. Tập truyện gồm 3 tác phẩm: “Cõi yêu”, “Hồng Gai” và “Không thể khiên cưỡng” được viết bằng bút pháp lạ, truyện lồng trong truyện xoay quanh chủ đề muôn thuở tình yêu. (Điểm hẹn văn nghệ)

Bút ký “Cơm bộ đội trên hải trình DK1”

Bút ký “Cơm bộ đội trên hải trình DK1” 11/1/2023

Ðã thành thông lệ, hàng năm cứ vào dịp trước Tết Nguyên đán là những chuyến tàu của Quân chủng Hải quân và Kiểm ngư lại lên đường ra quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 và các đảo tiền tiêu trên khắp các vùng biển Tổ quốc, đem những món quà Tết và tấm lòng của nhân dân cả nước đến với các cán bộ, chiến sĩ đang làm nhiệm vụ ngoài hải đảo xa xôi. Trong một chuyến đi như thế cách đây chưa lâu, nhà văn Phan Mai Hương đã có dịp chứng kiến tinh thần làm việc, ý thức trách nhiệm của các chiến sĩ trên tàu; sự quan tâm chăm sóc cũng như tình cảm của các anh dành cho đoàn công tác, trong đó có các nhà văn nhà báo. Nhà văn Phan Mai Hương đã xúc cảm viết nên bút ký “Cơm bộ đội trên hải trình DK1” đong đầy sự cảm phục và niềm tin yêu đối với các chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam (Văn nghệ 10/1/2023)

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị quy tụ sự đoàn kết của mọi người

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị quy tụ sự đoàn kết của mọi người 9/1/2023

Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như của cả dân tộc. Chúng ta đã có những nghiên cứu, đúc kết về các Hệ giá trị ấy. Tuy nhiên, Hệ giá trị không phải là một cái gì đó tĩnh tại mà nó luôn luôn thay đổi cùng với thời gian. Điều này là do bối cảnh xã hội luôn luôn thay đổi, vào mỗi bối cảnh xã hội cụ thể thì chúng ta lại có những mơ ước, những mong muốn, những định hướng cụ thể. Đó là lý do trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần có những Hệ giá trị mới, để dẫn dắt, định hướng, quy tụ sự đoàn kết của mọi người tạo nên một sức mạnh tổng thể với khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc…Như đã hẹn, hôm nay, chúng ta cùng gặp lại PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội để nghe ông trò chuyện về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị quốc gia cũng như mối quan hệ biện chứng giữa hai hệ giá trị này với hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người:

"Tri âm cùng con chữ”: Tấm chân tình của người cầm bút 5/1/2023

Trong 25 tác phẩm văn học được nhận Giải thưởng VHNT năm vừa qua của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam có tập tiểu luận phê bình “Tri âm cùng con chữ” của nhà giáo, nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (nhận Giải B). Ông là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa, đồng thời là một trong những cây viết sung sức, có nhiều bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí văn nghệ. Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức đã ra mắt một số tác phẩm như “Lý luận phê bình văn học Thanh Hóa”, tập thơ “Hương biển”. Tập tiểu luận phê bình “Tri âm cùng con chữ” là tác phẩm mới nhất của ông. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm này qua cuộc trò chuyện giữa nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức và phóng viên chương trình.

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của đất nước, của gia đình và của mỗi cá nhân

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: Hệ giá trị dẫn dắt sự phát triển của đất nước, của gia đình và của mỗi cá nhân 3/1/2023

Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chúng ta đang đẩy mạnh nghiên cứu, phân tích, làm rõ các hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Vậy ngoài những điều cơ bản thì các hệ giá trị này có điều gì mới và mối quan hệ biện chứng giữa các hệ giá trị đó ra sao. Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ với sự tham gia của PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Ngọt ngào sơn ca-Tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật Việt-Hán-Choang

Ngọt ngào sơn ca-Tác phẩm nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật Việt-Hán-Choang 29/12/2022

Vào ngày 4/1 tới đây, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam sẽ tổ chức trao giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2022. Các tác phẩm được vinh danh thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm các ấn phẩm, tranh, ảnh, tác phẩm điêu khắc, phim tài liệu… Một trong những gương mặt trẻ nhận giải năm nay là tác giả Hoàng Diệp Hằng, Hội viện Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn. Chị nhận Giải C cho tập nghiên cứu, sưu tầm dịch thuật Việt – Hán – Choang có nhan đề “Ngọt ngào sơn ca”, do NXB Văn hóa dân tộc ấn hành. Nghiên cứu về ca dao dân tộc Choang – dân tộc thiểu số có số dân đông nhất Trung Quốc trong mối liên hệ với ca dao dân tộc Tày – Nùng (Lạng Sơn), tác giả Hoàng Diệp Hằng đã gặp phải những khó khăn gì? Chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện sau đây giữa tác giả và phóng viên chương trình.

Người chiến binh mang tên sông Thạch Hãn

Người chiến binh mang tên sông Thạch Hãn 24/12/2022

“Tuổi ấu thơ quê hương Quảng Trị / Những đêm về mẹ hát ru con / Nhà trống vắng võng đưa kẽo kẹt / Lời ru mẹ lời của dòng sông / Chỉ mong cho con lưng dài vai rộng / Để lấp biển vá trời như ai / Mẹ bảo rằng tên con là Hãn / Là Thạch Hãn dòng sông quê nhà / Người đi xa bao năm bao tháng / Mà lòng vẫn Thạnh Hãn, Bích La…”. Ca khúc “Người chiến binh mang tên sông Thạch Hãn”, nhạc sĩ Ngọc Khuê phổ nhạc từ bài thơ “Tuổi ấu thơ của một chiến binh” của nhà thơ Châu La Việt. Là đôi bạn văn nghệ thân thiết nên sau khi tham gia trại sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng do Tổng cục Chính trị tổ chức tại Cần Thơ, nhà thơ Châu La Việt đã chia sẻ bài thơ đầy xúc động mà hào hùng, ý nghĩa với nhạc sĩ của “Làng lúa làng hoa”. (Điểm hẹn văn nghệ)

Tùy bút “Trở về miền sương ngọt”

Tùy bút “Trở về miền sương ngọt” 15/12/2022

Khắp nơi trong tỉnh Quảng Trị đều ra sức xây dựng nông thôn mới, mỗi huyện, mỗi xã, mỗi thôn đều có những cách làm hay. Trong đó có Cam Lộ, huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị về đích nông thôn mới. Đạt được điều ấy ngoài nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân thì còn nhờ vào truyền thống yêu nước trong tiến trình xây dựng và bảo vệ quê hương. Tùy bút “Trở về miền sương ngọt” của nhà thơ Nguyễn Hữu Quý thể hiện điều ấy vừa đậm chất hiện thực vừa đầy chất thơ:

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ
nghe và phản hồi nhiều
(Đọc truyện đêm khuya)
(Văn nghệ thiếu nhi)
(Văn nghệ thiếu nhi)