Bút ký “Chuyện người dựng nhà trên đá núi” 3/4/2024

Đã có một thời, truyện thơ “Đồi thông hai mộ” của văn sĩ Tùng Giang-Vũ Đình Trung với nội dung khắc họa mối tình bi thương của đôi trai gái người Mường: Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung gây rúng động sâu sắc với các thế hệ độc giả. Thế nhưng, dòng thời gian, những biến động thời cuộc đã khiến tác giả và tác phẩm có một số phận long đong, lận đận. Cách đây gần 5 năm, Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp cùng Hội VHNT Hòa Bình đã tổ chức tọa đàm khoa học “Đồi thông hai mộ: Từ di cảo tới di sản” để lật lại và giải mã những vọng âm của tác phẩm tới đương thời và đời sau. Từ bấy đến nay, đã có một nhà lưu niệm được xây dựng trên vùng núi đá Kim Bôi (Hòa Bình) ngay sát cạnh ngôi mộ đôi của hai tiền nhân-Hai nhân vật chính trong truyện thơ “Đồi thông hai mộ”. Cùng với dấu xưa tích cũ, nhà lưu niệm “Đồi thông hai mộ” kể cùng người hôm nay câu chuyện về “Người dựng nhà trên đá núi”. Đó cũng là nội dung bút ký của nhà báo Võ Hà mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn trong chương trình hôm nay:

Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái

Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái 21/3/2024

TS. Trần Thị Ánh Nguyệt, Giảng viên Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng là một trong những đại diện quen thuộc khi nhắc tới phê bình sinh thái ở nước ta. Gần đây, cuốn sách của chị và PGS.TS Lê Lưu Oanh có nhan đề “Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái” đã được tái bản. Đây là chuyên luận được GS.TS Trần Đình Sử đánh giá là “đã cung cấp một danh sách các tác giả và tác phẩm viết về sinh thái trong văn học Việt Nam đương đại”, đồng thời “khẳng định xác thực sự có mặt của khuynh hướng văn học này”.

KTS Phạm Hoàng Phương:

KTS Phạm Hoàng Phương: "Công viên, vườn hoa tạo dựng bản sắc kiến trúc, tính nhận diện cho đô thị" 18/3/2024

So với các nước trên thế giới, không gian công cộng ở nước ta còn khá đơn giản về thể loại, hình thức thiết kế, hay trải nghiệm. Thêm vào đó, số lượng mảng xanh cùng không gian chung đang dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện, Hà Nội đang tích cực triển khai chỉnh trang một số công viên, vườn hoa trên địa bàn. Việc làm này, theo Thạc sỹ-KTS Phạm Hoàng Phương đã nhận được sự đánh giá cao của giới KTS và sự vui mừng, phấn khởi của người dân. Cũng xin nói thêm, KTS Phạm Hoàng Phương hiện công tác tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng); là người có hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch - quản lý phát triển đô thị:

Vĩnh biệt nhà văn - nhà phê bình uyên bác Mai Quốc Liên

Vĩnh biệt nhà văn - nhà phê bình uyên bác Mai Quốc Liên 11/3/2024

Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên, sinh ngày 8/6/1940, tại xã Điện Phước, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội), Đại học Hán học, Cao học Hán học (Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam). Nhà văn từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Tổng Biên tập tạp chí Hồn Việt; Từng là Ủy viên Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình-Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Văn học. Nhà văn, GS-TS Mai Quốc Liên đã xuất bản hơn 10 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm tiểu luận, nghiên cứu, phê bình có giá trị như: Nhà thơ, cơn bão và những cánh hoa; Ngô Thì Nhậm trong nền văn học Tây Sơn; Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ; Trước đèn; Khảo luận Văn chiêu hồn; Nguyễn Du toàn tập; Phê bình và tranh luận văn học; Tạp luận; Nguyễn Trãi toàn tập; Cao Bá Quát toàn tập; Vị mặn biển đời…Nhà văn vừa từ biệt chúng ta vào một ngày cuối tháng Giêng. Bài viết “Nhà văn, nhà PBVH Mai Quốc Liên: Người coi trọng văn phong với ngòi bút uyên bác” của nhà văn Lê Quang Trang như nén tâm hương tưởng nhớ ông. Mời các bạn cùng nghe:

Bút ký “Chuyện một người phụ nữ khuyết tật”

Bút ký “Chuyện một người phụ nữ khuyết tật” 6/3/2024

Không ít người sinh ra và lớn lên, hoặc là do chiến tranh, hoặc là do bẩm sinh, cơ thể không may bị khuyết tật, và luôn chịu áp lực trước định kiến của những người xung quanh. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người tỏ ra bi quan, chán nản, phó mặc cho số phận. Nhưng cũng không hiếm người đã biết vượt qua hoàn cảnh bất trắc của bản thân, vươn lên trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Người phụ nữ trong bút ký “Chuyện một người phụ nữ khuyết tật” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến mà các bạn nghe sau đây là một người như vậy

Bút ký “Giữa những mùa hoa nở”

Bút ký “Giữa những mùa hoa nở” 29/2/2024

Bằng tình yêu và trách nhiệm với đất nước, cùng phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, những người lính biên phòng trên tuyến biên giới tỉnh Thanh Hóa cùng già làng, trưởng bản, đảng viên, người có uy tín, những hộ dân nơi đây tham gia bảo vệ đường biên cột mốc; tuần tra, kiểm soát trên tuyến biên giới; bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia…Bút ký “Giữa những mùa hoa nở” của nhà văn Nguyễn Xuân Thủy ghi nhận những việc làm cụ thể của các chiến sỹ biên phòng và người dân nơi miền biên viễn Xứ Thanh:

PGS-TS Bùi Hoài Sơn:

PGS-TS Bùi Hoài Sơn: "Ngôi chùa giờ đây không chỉ là một thiết chế tâm linh, mà còn là không gian sáng tạo..." 27/2/2024

Trong chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sĩ tuần trước, nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng đã giúp chúng ta hiểu về việc đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng. Đi lễ chùa là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ, và nhận về mình những tình cảm cùng bao điều khuyên nhủ. Còn đi lễ chùa mà cầu xin tiền bạc, công danh, chức tước, bổng lộc là điều không đúng và không nên làm. Cũng với tinh thần ấy, PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, ngôi chùa giờ đây không chỉ là một thiết chế tâm linh, nơi con người không chỉ nương tựa về tinh thần, rèn luyện, thực hành về đạo đức, mà còn là nơi khai sáng trí tuệ và giải trí sáng tạo cho mọi lứa tuổi:

Em ơi mùa xuân đã về

Em ơi mùa xuân đã về 27/2/2024

“Mùa xuân như khúc ca / hát về miền sâu thẳm / gương mặt em đằm thắm / sưởi ấm niềm yêu thương”, những câu thơ giàu hình ảnh gợi về mùa xuân và tình yêu của tác giả Nguyễn Đăng Độ đã được cất cánh thành giai điệu rộn ràng, vui tươi. Nhạc sĩ Võ Xuân Hùng phổ nhạc ca khúc này theo phong cách trẻ trung, tươi mới, giai điệu rộn ràng, vui tươi, cảm giác như chúng ta đang được đắm mình trong không gian của mùa xuân đầy hương sắc, giàu sức sống. (Điểm hẹn văn nghệ)

Nhà văn Hoàng Anh Sướng:

Nhà văn Hoàng Anh Sướng: "Đến chùa là để học đạo, học đạo để có sự tỉnh thức..." 20/2/2024

Đi lễ chùa đầu năm là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ, và nhận về mình những tình cảm cùng bao điều khuyên nhủ. Vậy nhưng, câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”, cũ nhưng luôn mang tính thời sự, đó là việc đi lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh khác đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này. Đi lễ chùa nhưng lại không có hiểu biết nhất định về không gian, về sự tích, sự linh thiêng nơi mình đến. Đó là còn chưa nói đến việc thắp hương, đặt lễ, đốt vàng mã quá nhiều. Rồi rải tiền lẻ ở trên ban thờ, nhét tiền vào kẽ tay chân tượng Phật, bẻ lá vặt cành hái lộc, xả rác bừa bãi…Phóng viên chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sĩ có cuộc trò chuyện với nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng về câu chuyện đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng. Cũng xin nói thêm, nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng là người chuyên tâm nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, đạo Phật, Thiền và trà đạo; tác giả của các đầu sách “Hạnh phúc đích thực”, “Bùa ngải xứ Mường”, “Nhân quả và Phật pháp nhiệm màu”:

Tùy bút “Đất nước đang trên đường lớn”

Tùy bút “Đất nước đang trên đường lớn” 7/2/2024

Các bạn thân mến! Đất nước đã bước vào Xuân Giáp Thìn 2024, năm thứ 79 của nước Việt Nam giữa thời đại mới. Mùa xuân năm con Rồng gợi cho chúng ta nghĩ đến cái thế rồng bay lên với những khát vọng về sự phát triển lớn lao vươn tới thịnh vượng hùng cường. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, ngày hôm nay, cùng với bao trăn trở vượt thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, đổi mới đã hình thành, và trở nên chủ đạo. Cơ đồ đã hiện ra với những tạo dựng bền vững cho một vòng xoáy phát triển mới, bắt đầu từ những con đường lớn rộng, những đại lộ thênh thang… Tùy bút “Đất nước đang trên đường lớn” của nhà thơ Nguyễn Thành Phong đã thể hiện khát vọng ấy với niềm hy vọng đầy tự hào, hãnh diện:

Nhà văn Hoàng Anh Sướng:

Nhà văn Hoàng Anh Sướng: "Lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm" 6/2/2024

Tục lệ mừng tuổi, có từ ngàn đời nay, tuy nhiên ngày một trở nên phiền phức trong xã hội hiện đại. Phú quý sinh lễ nghĩa đã làm biến tướng một phong tục tốt đẹp. Không còn giữ được ý nghĩa gốc về “món tiền nhỏ may mắn”, lì xì trở thành gánh nặng với không ít người. Theo nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng, lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm. Ví dụ như có thể lì xì bằng sách, đồ chơi phù hợp với đối tượng người nhân. Trong phong gói quà mình viết thiệp chúc mừng năm mới kèm một lời chúc ý nghĩa tới người nhận. Những món quà ấy sẽ giúp người nhận, đặc biệt là trẻ em hình thành thói quen đọc sách, phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng những hạt giống thiện lành:

Hình tượng Đảng, Bác Hồ trong sáng tác văn học nghệ thuật

Hình tượng Đảng, Bác Hồ trong sáng tác văn học nghệ thuật 2/2/2024

Sáng tác về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mùa xuân của đất nước luôn là đề tài lớn trong xúc cảm của nghệ sĩ. Những năm qua, các tác phẩm văn học nghệ thuật ngợi ca về chủ đề này luôn mang đến cho chúng ta cảm xúc mới, tràn đầy niềm tin và hi vọng. Văn nghệ sĩ trẻ mang trong mình lòng kính trọng và tri ân các thế hệ đi trước đã dày công gìn giữ và xây đắp nền hòa bình độc lập, để chúng ta có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc ngày hôm nay. Có lẽ cũng chính điều này mà văn nghệ sĩ trẻ đã không ngừng cố gắng để tìm cách tiếp cận độc đáo khi sáng tác về Đảng, Bác Hồ và Mùa xuân. (Điểm hẹn văn nghệ 03/02/2024)

Huyền thoại tuổi thanh xuân: Câu chuyện về những người lính Việt Nam bảo vệ Moskva mùa đông 1941

Huyền thoại tuổi thanh xuân: Câu chuyện về những người lính Việt Nam bảo vệ Moskva mùa đông 1941 2/2/2024

“Huyền thoại tuổi thanh xuân” được viết với giọng văn đặc trưng của Đoàn Tuấn. Những câu văn ngắn, chắc và sắc. Nhịp văn nhanh, khi gấp gáp dồn dập, lúc như nghẹn lại, lúc dở dang, lúc cứa vào đau xót tâm can. Theo câu chuyện của 6 chiến sỹ, lại gợi dẫn ra bao câu chuyện khác, liên quan đến buổi đầu trứng nước của cách mạng nước nhà. Vượt lên giới hạn, ngăn cách giữa các châu lục về địa lý - văn hóa - hệ tư tưởng, những người cộng sản Việt Nam đã tận hiến cuộc đời cho chính nghĩa, cho những giá trị nhân văn...

"Tuyệt không dấu vết" - Cuộc chơi tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Việt Hà 31/1/2024

“Tuyệt không dấu vết” là tiểu thuyết được nhà văn Nguyễn Việt Hà viết trong vòng 5 năm, với thể loại tiểu thuyết trinh thám kiếm hiệp. Đây là một trong 3 tác phẩm thuộc thể loại văn xuôi nhận được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua. Câu chuyện xoay quanh thám tử Tuấn và hành trình tìm kiếm nhiều người mất tích giữa thành phố trong thời mạt, rồi dần dần trở thành cuộc chu du giữa hai bờ mơ - thực để dấn sâu vào tiềm thức con người. Văn phong nửa Tây nửa Tàu, nửa cổ nửa kim thể hiện một sự tìm tòi và phá cách về hình thức biểu đạt của nhà văn Nguyễn Việt Hà. Về cuốn sách này, nhà văn Nguyễn Việt Hà đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Vân Khánh.

“Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”- sự xung đột giữa thể xác và tâm hồn

“Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”- sự xung đột giữa thể xác và tâm hồn 5/1/2024

Chủ nhân của Giải thưởng Tác giả Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua đã gọi tên tác giả Đức Anh với tiểu thuyết “Nhân sinh kép”. Đức Anh sinh năm 1993, hiện làm việc trong ngành xuất bản tại Hà Nội. Anh là tác giả của các tiểu thuyết tâm lý, trinh thám như “Tường lửa”, “Thiên thần mù sương”, “Đảo bạo bệnh” và gần nhất là “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”. Ngoài sáng tác, anh còn gây chú ý với nhiều tiểu luận về văn chương và nghề văn. Từ tiểu thuyết đầu tay cho đến nay, Đức Anh đã ngày một khẳng định được vị trí của mình trong giới văn chương. Từng bộc bạch rằng “một nền văn học không chỉ trông đợi vào những thiên tài trời cho” mà còn cần những người “chịu khó thai nghén và bung sức đúng lúc”, để trở thành “đích nhắm hoặc công thức thành công cho nhiều người tiềm năng khác”, vậy “công thức thành công” của Đức Anh là gì? Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện sau đây giữa tác giả Đức Anh và phóng viên chương trình.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu