Chùm thơ lục bát mới thu thanh27/3/2018

Từ trước đến nay, thể thơ lục bát luôn có vị trí đáng trân trọng trong thơ ca dân tộc, bởi sự mềm mại, uyển chuyển, sâu sắc mà giản dị, mà biến ảo lẹ làng thanh thoát. Bén duyên cùng lục bát có lẽ không khó, nhưng để se tơ kết tóc, tạo được những nét riêng đóng góp vào thể loại thì lại là điều không đơn giản. (VOV6 Tiếng thơ 24/03/2018)

Tháng ba về

Tháng ba về 21/3/2018

Theo lịch âm, tháng ba miền Bắc ở trong tiết thanh minh, đất trời trong sáng, cỏ cây mơn mởn nồng nàn, vấn vương chút rét nàng Bân. Lúa đã lên xanh nhưng mùa chưa tới. Tháng ba nông nhàn rảnh rỗi trong kí ức nhiều người còn hằn lên nỗi bùi ngùi của một thời ăn sắn thay cơm. Mỗi bài thơ một sắc thái, khi ngậm ngùi, khi đằm thắm nỗi niềm, tháng ba trong con mắt thơ ca nhân lên trong lòng ta niềm yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha. (VOV6 Tiếng thơ 14/3/2018)

Thơ và những vấn đề của thơ đương đại

Thơ và những vấn đề của thơ đương đại 13/3/2018

Nằm trong chuỗi sự kiện Ngày thơ Việt Nam lần thứ 16, hội thảo “Thơ và những vấn đề của thơ đương đại” nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp của người sáng tác và nghiên cứu phê bình. Một trong những nội dung được đề cập nhiều nhất, thể hiện sự đồng tình, trăn trở của người viết là vấn đề đổi mới thơ. Nhưng đổi mới thơ như thế nào, bắt đầu từ đâu thì mỗi người lại có suy nghĩ khác nhau. Bên lề hội thảo, BTV Anh Thư có cuộc trò chuyện với nhà thơ Dương Kỳ Anh về điều này. (VOV6 Tiếng thơ 10/03/2018)

Khát vọng người phụ nữ xưa trong thơ nay

Khát vọng người phụ nữ xưa trong thơ nay 7/3/2018

Lấy ví dụ trong vở chèo Thị Kính. Hai nhân vật nữ chín và nữ lệch nổi tiếng là Thị Kính và Thị Màu đại diện cho hai tính cách khác nhau. Thị Kính tiêu biểu cho phẩm chất người phụ nữ truyền thống, lấy chữ Nhẫn để đối nhân xử thế, đối lập với Thị Màu hành động mang tính bản năng, cá nhân. Theo thời gian, khi những quy định về đạo đức, luật tục xã hội không còn trói buộc con người ta ngặt nghèo như trước, những phân tích về hai nhân vật này lại đầy thêm chi tiết mới. (Tiếng thơ 08/3/2018)

Ngày thơ Việt Nam có còn hấp dẫn?

Ngày thơ Việt Nam có còn hấp dẫn? 7/3/2018

Nguyên tiêu năm nay, thời tiết mùa xuân khá dễ chịu, phù hợp cho một ngày thơ, một ngày hội. Dẫu có nhiều cố gắng, thay đổi trong cách thức tổ chức, lựa chọn nội dung thể hiện, nhưng ngày thơ Việt Nam lần thứ 16 này không tránh khỏi đơn điệu, đơn giản, mà màn thả thơ diễn ra sớm hơn mọi năm gần tiếng đồng hồ là dẫn chứng cụ thể. Để tạo nên một ngày thơ sống động, giàu sức thu hút hơn, có lẽ cần một kịch bản đầy đặn, dụng công, lôi kéo người yêu thơ nhập cuộc. (VOV6 Tiếng thơ 04/03/2018)

Chủ tịch Hồ Chí Minh với những mùa xuân dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh với những mùa xuân dân tộc 22/2/2018

Có một điều dễ nhận thấy trong những vần thơ xuân thơ Tết, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới nhân dân. Thơ chúc Tết của Người cũng là lời đối thoại, trò chuyện cùng nhân dân về định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của một năm lao động, chiến đấu và dựng xây đất nước. Tổ quốc độc lập và nhân dân được tự do hạnh phúc – đó là khát vọng một đời Bác Hồ theo đuổi. (VOV6 Tiếng thơ giao thừa xuân Mậu Tuất)

Khoảnh khắc đầu năm

Khoảnh khắc đầu năm 21/2/2018

Trong cuộc đời tha hương, lui cui với miếng cơm manh áo, với sức ép lợi danh, thì những lần được trở về quê là được trở lại với chính mình, chân thật nhất, bình dị nhất. Miếng ăn ở quê dường như ngon hơn cao lương mỹ vị xứ người. Ngày Tết ngày giỗ ở quê cũng ấm áp hơn, nghĩa tình hơn. Đó là lý do vì sao trong tâm thức Việt, khoảng thời gian gắn với Tết nguyên đán có một ý nghĩa riêng, một không gian cảm xúc riêng... (VOV6 Tiếng thơ 10/02/2018)

Những bí ẩn tình yêu

Những bí ẩn tình yêu 21/2/2018

Nếu trong suốt cuộc đời không thầm thương trộm nhớ ai, hẳn cũng là điều thiệt thòi, bởi chúng ta sẽ không khám phá được hết con người mình, không mở hết những biên độ cảm xúc và nhận ra mình có những khả năng tuyệt vời như thế nào khi đón nhận hạnh phúc, nỗi đau, sự thăng hoa và niềm tuyệt vọng. Vì thế, tình yêu luôn là đề tài vĩnh cửu của sáng tạo nghệ thuật. Mỗi người viết, qua mỗi cuộc tình, lại góp vào thơ muôn vàn cảm xúc. (VOV6 Tiếng thơ 14/02/2017)

Đảng là nơi nhịp tim tôi đập

Đảng là nơi nhịp tim tôi đập 5/2/2018

Kỉ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2 hàng năm cũng là thời khắc đất trời chuyển tiết xuân. Sự trùng hợp này góp phần lý giải vì sao những vần thơ viết về Đảng luôn có hình ảnh mùa xuân gắn với sức sống sức đi lên của dân tộc. Bên cạnh đó, có không ít băn khoăn suy ngẫm về niềm tin, về lý tưởng và những giá trị sống bị ảnh hưởng bởi tư lợi cá nhân. Bài thơ “Đảng là nơi nhịp tim tôi đập” nhà thơ Nguyễn Sỹ Đại được viết bằng trái tim yêu Đảng, yêu quê hương đất nước và tinh thần phản biện của người trí thức giàu trách nhiệm. (VOV6 Tiếng thơ 31/01/2018)

Nam Trân - Người thơ

Nam Trân - Người thơ "ba trong một" 30/1/2018

Từ lâu, tên tuổi của nhà thơ Nam Trân gắn với phong trào Thơ mới 1930 – 1945. Là người Quảng Nam có nhiều năm học tập và làm quan ở Huế, tập thơ “Huế, đẹp và thơ” xuất bản năm 1939 cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với mảnh đất này. Có lẽ, từ tên gọi tập thơ đó nên đến bây giờ xứ Huế vẫn được định danh ‘đẹp và thơ”. Bản thân Nam Trân không chỉ là nhà thơ mà ông còn là một dịch giả uyên bác, một thầy giáo truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ học trò. Nhân kỉ niệm 110 năm sinh và 40 năm mất của ông, Viện Văn học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức tọa đàm “Nam Trân – cuộc đời và sự nghiệp”. (VOV6 Tiếng thơ 27/01/2018)

Cảm ơn khóc

Cảm ơn khóc 18/1/2018

Trong một sáng tác của nhà thơ Xuân Diệu có hai câu: "Trái đất ba phần tư nước mắt / Đi như giọt lệ giữa không trung". Theo nhà thơ Trần Đăng Khoa, đó là hai câu thơ “giản dị và kỳ vĩ”, có sức khái quát cao. Suy cho cùng, cuộc đời con người, sự thay đổi, phát triển của nhân loại qua từng thời kỳ là gì nếu không là nước mắt? Với mỗi số phận đơn lẻ, thì nước mắt gắn liền với niềm vui, hạnh phúc và đau khổ. Đối diện với nỗi buồn, nước mắt như một người bạn vỗ về, sẻ chia, khiến tâm trí nhẹ nhõm ấm áp hơn, giúp ta đứng dậy sau vấp ngã. (VOV6 Tiếng thơ 17/01/2018)

Tôi đi về phía mặt trời

Tôi đi về phía mặt trời 15/1/2018

Tổ quốc, quê hương, biển đảo luôn là đề tài lớn và chỉ thực sự bật thành thơ khi năng lượng cảm xúc của người viết dâng tràn, muốn được chia sẻ thổ lộ, muốn được giãi bày những trạng thái, suy nghĩ trong mối liên hệ giữa cái tôi riêng lẻ với cái ta chung. Chùm thơ mới thu thanh trong chương trình này, mỗi bài mỗi sắc thái giọng điệu, chạm tới những rung cảm sâu xa trong tâm hồn. Đó là "Cát thờ" (Hữu Thỉnh), "Con về đêm nay" (Ninh Đức Hậu), "Tôi đi" (Nguyễn Hưng Hải), "Tình quê" (Nguyễn Thế Kỷ)... (VOV6 Tiếng thơ 13/01/2018)

Những thi phẩm chọn lọc về tình yêu

Những thi phẩm chọn lọc về tình yêu 5/1/2018

Tình yêu là món quà kỳ diệu mà tạo hóa ban cho con người. Trong muôn mặt tình yêu, thì tình cảm đôi lứa nằm ở góc độ riêng, với những rung động, những liên hệ đặc biệt mà không phải lúc nào cũng lý giải được, giúp con người nhiều trải nghiệm, khám phá chính mình ở những cung bậc khác nhau, có thể tận cùng hạnh phúc song cũng có thể ở đáy sâu tuyệt vọng. Cảm xúc tình yêu giống như những phím đàn mà mỗi người chơi sẽ tạo nên thanh âm khác nhau, nông nổi, giản đơn, hoặc sâu thẳm ngân rung. Chính vì sức hấp dẫn đặc biệt này mà thơ ca ở thời đại nào cũng có những sáng tác hay. (VOV6 Tiếng thơ 03/01/2018)

Thơ trẻ và sáng tạo

Thơ trẻ và sáng tạo 3/1/2018

Trong mươi năm trở lại đây, đời sống thơ – trong đó có thơ trẻ khá yên ắng. Con tàu văn chương nghệ thuật dường như đang nằm ở một ga xép nhường chỗ cho những chuyến tàu khác đi qua. Đây là điều bình thường, xét theo quy luật vận hành của thời đại. Chấp nhận điều đó, và người viết trẻ bên cạnh những bôn ba đời sống, vẫn lặng lẽ vui buồn - thao thức cùng thơ, dùng thơ như một phương tiện không thể thiếu để chuyển tải suy nghĩ nội tâm. Nỗ lực của họ cần được ghi nhận, cần được động viên khích lệ, dù tên tuổi của họ chưa có mặt trong nhiều giải thưởng văn chương. (Tiếng thơ 30/12/2017)

Hoa Hà Nội và B52

Hoa Hà Nội và B52 21/12/2017

Sự kiện 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội, còn gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không" vào những ngày cuối cùng của năm 1972 có thể ví như một chương trong trường ca lớn về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, dữ dội, đau thương và hào hùng. Những ngày đêm ác liệt đó, từng ngọn cỏ, nhành lá, bông hoa cũng phải chịu thử thách chung với con người. Tiếng khóc người ra đi hòa trong tiếng khóc của em bé mới chào đời. Vượt lên tất cả là ý chí, là khát vọng mãnh liệt về sự tồn tại. Chính tinh thần này đã giúp cho Hà Nội cùng cả nước tạo nên một kỳ tích có một không hai trong lịch sử chiến tranh nhân loại. (Tiếng thơ 20/12/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya