Nguyễn Thiên Ngân – Dưới trời này sao sáng cũng vì nhau 25/1/2024

Trong các tác giả thơ nữ đương đại thuộc thế hệ 8x sinh sống và làm việc tại khu vực TP HCM khoảng 15 trở lại đây, Nguyễn Thiên Ngân là một cái tên gây được nhiều sự chú ý đặc biệt. Khởi đầu bằng văn xuôi với Giải Nhất truyện ngắn cuộc thi Chân dung tuổi mới lớn của báo Mực tím năm 2005, cho đến năm 20 tuổi đã có 4 tập truyện được in nhưng sau đó Nguyễn Thiên Ngân gây dấu ấn mạnh hơn cả với thơ. Từ tập thơ đầu mang tên Mình phải sống như mùa hè năm ấy (2012), chị đã lần lượt công bố thêm 3 tập thơ khác là: Lạ lùng sao, đớn đau này (in lần đầu 2013, tái bản 2017), Ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời (in lần đầu 2015, tái bản 2018), Có người sực tỉnh cơn mơ (2018). Nhiều bài thơ, câu thơ của chị đã trở thành trào lưu của giới trẻ, được nhiều diễn đàn văn học trên các mạng xã hội đăng tải và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ độc giả, nhất là giới học sinh, sinh viên. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Nguyễn Thiên Ngân với tên gọi: Nguyễn Thiên Ngân – Dưới trời này sao sáng cũng vì nhau

Nhà thơ Thy Nguyên và những trang thơ trong tập

Nhà thơ Thy Nguyên và những trang thơ trong tập "Phố vợ cũ" 12/1/2024

Thơ, trước tiên là những giăng mắc nỗi đời. Có khi những nỗi đời ấy được hình tượng hóa, thấm thía, cô đọng trong cảm xúc thơ. Nhưng cũng có khi, tác giả giãi bày một cách trực diện, ám ảnh trên từng trang viết. Thơ của Thy Nguyên (Tên thật là Phạm Thúy Nga) ở Hải Phòng hòa quyện hai cách viết ấy, ở đó trội lên vẫn là những độc thoại đầy dằn vặt. Tập thơ mới nhất của nữ nhà thơ đất Cảng có nhan đề “Phố vợ cũ” ăm ắp nỗi niềm thân phận.

Nguyễn Đức Mậu – Mùi thơm của hương trầm

Nguyễn Đức Mậu – Mùi thơm của hương trầm 11/1/2024

Trong các cây bút trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Đức Mậu là một gương mặt đặc biệt. Cùng được giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1972-1973 với ba nhà thơ khác là Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ và Hoàng Nhuận Cầm song có thể thấy, chất thơ của Nguyễn Đức Mậu đi theo một lối riêng: Kín đáo và bình dị, lặng lẽ mà bền bỉ, ngày càng dày thêm về nội lực, sâu sắc về cách nhìn đời sống. Trải qua hơn nửa thế kỷ lao động nghệ thuật, Nguyễn Đức Mậu vẫn không ngừng có thêm những tác phẩm mới, được bạn đọc chào đón. Nhân dịp Nguyễn Đức Mậu vừa in hai tuyển tập thơ và trường ca như một tổng kết hành trình của mình vào tháng 12 vừa qua, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Đức Mậu – Mùi thơm của hương trầm.

Nguyễn Phúc Lộc Thành và lục bát

Nguyễn Phúc Lộc Thành và lục bát "Đồng sen tàn" 5/1/2024

Thưa các bạn! Một năm trôi qua, thật gần rồi lại thật xa. Thơ cũng như dòng chảy cuộc sống không ngừng chuyển động. Mới đó mà đã lại gặt hái các mùa giải thưởng. Hội Nhà văn Việt Nam vừa mới công bố danh sách các tác giả và tác phẩm đoạt giải thưởng năm qua. Giải thưởng thơ được trao cho tập “Đồng sen tàn” của nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành. Sách do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. BTV Tiếng thơ đã gặp và ghi nhận những cảm xúc, chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành. Mời các bạn cùng theo dõi:

Tĩnh lặng mùa thơ

Tĩnh lặng mùa thơ 29/12/2023

Ngay lúc này, thời khắc này, chương trình mời các bạn thưởng thức những câu thơ ngân lên trong tĩnh lặng. Cảm xúc lắng đọng ấy cũng dàn trải trong tập thơ mới của họa sĩ Trần Thắng. Thời điểm chuyển giao này, chúng ta cùng nhìn lại điểm nhấn của thơ năm nay qua trao đổi giữa BTV Ban VHNT (VOV6) với nhà thơ Trần Anh Thái – Chủ tịch Hội đồng thơ – Hội Nhà văn Việt Nam.

Nguyễn Quang Thiều và hành trình thơ về siêu tưởng

Nguyễn Quang Thiều và hành trình thơ về siêu tưởng 20/12/2023

Nguyễn Quang Thiều là một trong những tên tuổi nổi bật của đời sống văn học Việt Nam đương đại. Từng được Giải A giải thưởng thơ Hội Nhà văn Việt Nam năm 1992, hành trình sáng tạo của ông hơn 30 năm qua đã khẳng định thành tựu ở nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi, chân dung văn học, tiểu luận nhưng thể loại căn cốt nhất của Nguyễn Quang Thiều vẫn là thơ. Hành trình thơ của ông từ tập đầu tay Ngôi nhà tuổi 17 (1990) cho đến nay đã đi qua nhiều bước phát triển, đổi mới về bút pháp, thi pháp cùng những cái nhìn ngày càng đa chiều hơn, sâu sắc hơn về cuộc sống khách quan cũng như thế giới tâm hồn con người. Nhân dịp tập thơ mới của ông vừa được ra mắt cách đây chưa lâu, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ NQT với tên gọi: Nguyễn Quang Thiều và hành trình thơ về siêu tưởng.

Nhà thơ Hồ Minh Tâm và những sáng tác xúc động viết về người lính

Nhà thơ Hồ Minh Tâm và những sáng tác xúc động viết về người lính 19/12/2023

Thuộc thế hệ những người sinh ra trong thời chiến, trưởng thành trong thời bình, sáng tác của nhà thơ Hồ Minh Tâm, quê ở Quảng Bình mang cảm thức gạch nối với nhiều cảm xúc quá khứ và thời đại. Nhà thơ Hồ Minh Tâm đã có những sáng tác xúc động viết về người lính.

Nguyễn Đức Sơn – Còn mãi với ngàn thông

Nguyễn Đức Sơn – Còn mãi với ngàn thông 6/12/2023

Trong các gương mặt thơ nổi danh của miền Nam từ trước 1975, Nguyễn Đức Sơn là một tên tuổi đặc biệt. Được người đương thời xếp vào tứ trụ thi ca của miền Nam, ông cũng được coi là một kỳ nhân bởi phong cách thơ và cá tính độc đáo của mình. Sau một thời gian sinh sống bằng nghề dạy học ở nhiều nơi như Phan Rang, Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Blao…, ông cùng gia đình chuyển lên ngọn đồi Phương Bối, Bảo Lộc, Lâm Đồng sinh sống và phát nguyện sẽ trồng đủ một vạn cây thông. Không những ông dành cả cuộc đời mình để trồng hàng vạn cây thông, ông còn truyền được tình yêu ấy cho thế hệ kế tiếp của mình là các con của ông, góp phần mang lại một cảnh quan thiên nhiên thật đặc biệt cho vùng Phương Bối, Bảo Lộc. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Đức Sơn – Còn mãi với ngàn thông.

Xứ núi trong thơ

Xứ núi trong thơ 24/11/2023

Chương trình “Tiếng thơ” của Ban VHNT (VOV6) chủ đề Núi chuyển tới các bạn sáng tác của các nhà thơ La Quán Miên, Tạ Bá Hương, Lò Cao Nhum, Thu Loan, Ngô Thanh Vân, các nhà thơ nước ngoài Miguel Ángel Asturias, Koun qua trình bày của các Nghệ sĩ Hoàng Long, Vương Hà, Quốc Hưng, Thanh Tâm, Lâm Tùng – Tư liệu từ Trung tâm Sản xuất và Lưu trữ chương trình – Đài Tiếng nói Việt Nam.

Lục bát Nguyễn Duy

Lục bát Nguyễn Duy 22/11/2023

Nhà thơ Nguyễn Duy thuộc thế hệ trưởng thành trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mới bước vào làng thơ, ông đã giành ngay giải Nhất trong cuộc thi thơ 1972-1973 của Tuần báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam. Hơn nửa thế kỷ qua, Nguyễn Duy đã tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ qua hàng chục tập thơ đã xuất bản. Ông đã nhận Giải thưởng thơ hạng A của Hội Nhà văn VN năm 1985 cho tập thơ Ánh trăng, nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2007. Trong gia tài thơ Nguyễn Duy, những bài lục bát giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Chúng không chỉ chiếm số lượng lớn trong tương quan với các thể loại khác mà nhiều bài, nhiều câu đã có một sức ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) lần này xin được dành một cuộc trò chuyện mang tên Lục bát Nguyễn Duy để cùng tìm hiểu, trao đổi về thể loại đặc sắc này của ông.

Văn Cao: Mùa chữ, mùa người

Văn Cao: Mùa chữ, mùa người 10/11/2023

Những ngày này, dường như thơ Văn Cao đang trở lại, một cách liền mạch hơn. Những sáng tạo “vượt ngưỡng” trong thơ ông đang được giới thiệu một cách rộng rãi hơn qua sự kết nối của một số đơn vị như Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT TW, báo Nhân dân, Ban Văn học – Nghệ thuật (Đài Tiếng nói Việt Nam). Nhà báo Trần Nhật Minh chia sẻ về ấn phẩm “Văn Cao - Mùa chữ, mùa người” cùng với hội thảo cùng tên do Ban VHNT (VOV6) thực hiện đào sâu những cống hiến của người nghệ sĩ tài hoa ở các thi phẩm.

Văn Cao – Giữa hai bờ thơ nhạc

Văn Cao – Giữa hai bờ thơ nhạc 8/11/2023

Trong các tên tuổi văn nghệ sĩ đi theo cách mạng từ nửa đầu thế kỷ 20, Văn Cao ( 15/11/1923 – 10/07/1995) là một nhân vật thật đặc biệt bởi những đóng góp phong phú của ông ở cả ba lĩnh vực: thơ, nhạc, họa. Sáng tác của ông trải khắp các giai đoạn trước 1945, giai đoạn kháng chiến và sau 1975. Cả thơ và nhạc của Văn Cao đều đa dạng, biến hóa về phong cách thể hiện, song hành hòa quyện giữa cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực, qua đó có thể thấy một bức tranh sống động về đất nước và con người Việt Nam từ những ngày đau thương đói khổ cho đến những tháng năm kiêu hãnh hào hùng rồi cả những sâu lắng, trăn trở nghĩ suy trong thời hậu chiến. Trong đó, bản Tiến quân ca do Văn Cao sáng tác đã trở thành Quốc ca của Việt Nam từ 1945 đến nay. Nhân dịp kỷ niệm tròn 100 năm ngày sinh Văn Cao, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam xin được gửi tới quý thính giả một cuộc trò chuyện về chân dung Văn Cao với tên gọi: Văn Cao – Giữa hai bờ thơ nhạc

Dấu ấn bản quán trong thơ Vĩnh Phúc

Dấu ấn bản quán trong thơ Vĩnh Phúc 3/11/2023

Chương trình đêm nay của Ban VHNT (VOV6) gửi tới các bạn những sáng tác nổi tiếng của các nhà thơ sinh trưởng ở quê hương Vĩnh Phúc. Đó là các nhà thơ Phùng Cung, Ngô Văn Phú, Hữu Thỉnh, Quang Chuyền, Bùi Văn Dung.

Nguyễn Thụy Kha – Máu vẫn còn xanh

Nguyễn Thụy Kha – Máu vẫn còn xanh 25/10/2023

Nhìn lại các cây bút trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Thụy Kha có thể xem là một cái tên đặc biệt bởi những cống hiến và sáng tạo của ông song hành trên cả hai mảng thơ – nhạc. Điều thú vị hơn nữa, vốn được biết đến đầu tiên với tư cách một nhà thơ, nhưng vào dịp tháng 5 vừa qua, đông đảo công chúng lại được chia vui với ông khi biết tin ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với hai tác phẩm thuộc chủ đề Phê bình âm nhạc: Thế kỷ âm nhạc Việt Nam – Một thời đạn bom và Thế kỷ âm nhạc Việt Nam – Một thời hòa bình. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT (VOV6), Đài TNVN xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Thụy Kha – Máu vẫn còn xanh

Nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ và những bài thơ tuổi đôi mươi

Nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ và những bài thơ tuổi đôi mươi 23/10/2023

Nguyễn Anh Vũ sinh năm 1974, là kiến trúc sư, họa sĩ, thiết kế mỹ thuật, đồng thời là gương mặt quen thuộc của Sân thơ trẻ trong Ngày thơ Việt Nam hằng năm. Nguyễn Anh Vũ có nhiều sáng tác in trên các báo, tạp chí văn học. Anh từng đoạt giải Nhì cuộc thi Truyện ngắn và thơ trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội trong hai năm 2008 - 2009 với chùm tác phẩm “Cửa Bắc”, “Ngủ giữa hoa sen”; giải thưởng Mỹ thuật xuất sắc nhất trong vở kịch Sang sông tại Liên hoan sân khấu thử nghiệm năm 2008. Một số bài thơ của Nguyễn Anh Vũ cũng để lại nhiều cảm xúc với bạn đọc, công chúng. Những cuộc chia ly hơn lúc nào hết gợi lại dấu ấn trăn trở của một đời người. Sự ra đi mới đây của nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ – Một nghệ sĩ tài hoa và cá tính để lại cho người ở lại bao nỗi luyến tiếc. Những bài thơ tuổi đôi mươi của anh vẫn đẹp mãi giữa đời.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00

Xin chờ hồi kết (đang phát)

20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya