“Huyệt rừng”: Trân trọng giá trị văn hóa, lịch sử của một vùng đất7/6/2024

Ở truyện ngắn “Huyệt rừng”, thủ pháp đồng hiện - tự sự được sử dụng nhuần nhuyễn đưa người đọc, người nghe từ hiện tại trở về quá khứ rồi từ quá khứ trở lại hiện tại, đan xen giữa hai bờ hư thực. Thủ pháp trên buộc người đọc, người nghe phải tập trung theo dõi. Từ đó xâu chuỗi từng tình tiết và hành động của các nhân vật mới hiểu rõ nội dung và ý nghĩa nhân văn của truyện. Tác giả Đỗ Ngọc Bích đã khéo léo đan cài các sự kiện lịch sử giống như trình chiếu một thước phim. Chúng ta hồi hộp dõi theo bước chân của nhân vật Thư đi qua từng cánh cửa dần dần được mở ra và theo bóng lưng thoắt ẩn thoắt hiện của ông già bí hiểm. Thư được chứng kiến cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân dưới sự chỉ huy tài tình của bảy anh em họ Lỗ - bảy vị anh hùng vùng núi Ngang chống lại đội quân Nguyên Mông hung hãn, tàn bạo để bảo vệ vua Trần, bảo vệ quê hương. Thư ngỡ ngàng nhận ra cái dự án lớn mà tập đoàn Đại Tín đang tìm mọi cách thực hiện ở khu vực núi Ngang thực chất là đang tàn phá rừng phòng hộ, gây nguy hại đến cuộc sống của người dân nơi đây. Thư càng bất ngờ hơn khi tận mắt chứng kiến Vũ - Giám đốc xây dựng của tập đoàn cũng là người tình của Thư chính là kẻ đã đứng sau thuê Ngòi đốt phá rừng phòng hộ, lừa người dân ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất rừng nhằm hợp thức dự án. Với vị chủ tịch tập đoàn và với Vũ, lợi nhuận khủng từ dự án mới là thứ quan trọng hay với Ngòi - kẻ có lai lịch không rõ ràng, đồng tiền đã che mờ mắt hắn. Diễn biến truyện được đẩy kịch tính, cao trào khi thầy lang họ Lỗ và người dân trừng trị kẻ xấu. Rừng núi Ngang từng là mồ chôn quân xâm lăng. Giờ đây, rừng là mồ chôn những kẻ phá hoại rừng. Tuy chi tiết kịch tính đó xuất hiện qua cơn mê man của nhân vật Thư nhưng một loạt các diễn biến sau đó khiến người đọc, người nghe bất ngờ, ám ảnh trước cái chết của Ngòi và căn bệnh lạ mà Chủ tịch Tín và Giám đốc Vũ mắc phải. Dự án phải tạm dừng. Cái ác phải trả giá. Chi tiết cuối truyện tạo dư ba để chúng ta phải suy ngẫm về nhân quả ở đời. “Huyệt rừng” có cốt truyện dày, đề cập vấn đề mang tính thời sự về việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý giá đồng thời cần biết trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử linh thiêng của một vùng đất.

Con trâu trong ngôn ngữ ca dao

Con trâu trong ngôn ngữ ca dao 7/6/2024

Nói đến hình ảnh con trâu là nói đến nền sản xuất nông nghiệp và văn hoá làng xã. Ngày nay, thời đại máy móc và công nghiệp, chúng ta ít thấy hình ảnh con trâu kéo cày trên cánh đồng như những ngày xưa. Thật đáng quý là vẫn còn lại những câu ca cho thấy quan niệm của cha ông về một loài vật gắn bó thân thuộc, và sâu đậm hơn cả là ân tình gửi gắm trong hình ảnh đẹp về lao động sản xuất nông nghiệp.

"Lũ vịt giời": Lắng nghe tiếng nói của người nông dân 4/6/2024

Truyện ngắn chúng ta vừa nghe lấy bối cảnh nông thôn Việt Nam cuối thập niên 70 thế kỷ trước, khi chúng ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh chưa lâu. Nền kinh tế đang vận hành theo lối bao cấp, phát triển hợp tác xã ở nông thôn, mọi hoạt động nông nghiệp đều vận hành dưới sự chỉ đạo của chính quyền. Vậy nên mới sinh ra những câu chuyện dở khóc dở cười mà lão Khổ là nhân vật đại diện, được nhà văn tập trung khắc họa. Bi kịch lần đầu xảy ra với lão Khổ và nông dân cả làng Cổ do bệnh sính hình thức của lãnh đạo. Lúa chín vàng những chưa cho gặt bởi còn chờ lãnh đạo huyện về thăm quan. Rốt cuộc lúa bị trận mưa đá phá hỏng, gần như mất trắng. Bi kịch lần hai xảy đến khi lão Khổ chuyển hướng làm kinh tế sang chăn vịt thì bị đánh thuế quá đắt, tận 7 đồng 1 con. Lão Khổ cũng như những nông dân chăn vịt khác nghĩ ra mẹo cho vịt đi ăn đêm để trốn thuế, không ngờ lại bị chính quyền rình bắt, phạt mỗi con 2 đồng và chủ vịt 20kg thóc. Truyện kết thúc bằng cảnh ông Khổ mua đôi vịt và nghe anh hàng vịt nói mỉa mai về việc muốn rẻ chỉ có mua vịt giời. Chỉ có vịt giời xuống ăn lúa thi không bị chính quyền xã phạt mà thôi. Chọn tên truyện là Lũ vịt giời, nhà văn đã dùng thủ pháp phản khách vi chủ, biến cái phụ thành cái chính để làm nổi bật cái giễu nhại, chua chát về sự ấu trĩ một thời trong quản lý kinh tế ở nông thôn. Truyện được viết cách đây đã 35 năm nhưng vẫn còn giá trị nguyên vẹn, đáng để cho mỗi người nghe người đọc suy ngẫm về việc thực thi các chính sách, điều hành xã hội cũng như phải biết lắng nghe và quan tâm nhiều hơn đến đời sống của người nông dân.

“Người ngủ lại đồng bưng”: Sự hi sinh gian khổ của người lính trên chiến trường

“Người ngủ lại đồng bưng”: Sự hi sinh gian khổ của người lính trên chiến trường 30/5/2024

Các bạn thân mến, truyện ngắn như bộ phim chiến tranh chống Mỹ vô cùng sống động và chân thực. Hơi thở của chiến tranh, mùi bom đạn, mùi máu như tỏa ra từ từng câu chữ trong truyện. Qua lời kể của nhân vật tôi, người đọc người nghe dõi theo từng chặng đường hành quân, chứng kiến từng trận đánh khốc liệt của người lính Cách mạng tại Miền Nam. Người lính phải chiến đấu với bom đạn của kẻ địch, chống chọi với cái đói, với cơn buồn ngủ. Chiến trường quá khốc liệt, chiến trận liên miên, nhân vật cũng như đồng đội phải vừa di chuyển vừa chiến đấu mấy ngày liên không có phút giây chợp mắt. Trong những lúc hiếm hoi vắng tiếng súng thì việc được ngủ thật là điều hạnh phúc với họ. Với giọng văn sinh động, chân thực, truyện ngắn đã lột tả được những hi sinh, gian khổ của người chiến sĩ trên chiến trường. Bom đạn kẻ thù khiến lực lượng bộ đội ta tổn thất nặng nề. Với người lính thì sự sống và cái chết thực sự quá gần nhau. Mới hôm qua thôi đồng đội còn trò chuyện tếu táo về tương lai mà ngày mai có những người đã ra đi mãi mãi. Để có được ngày thống nhất, hòa bình là xương máu của biết bao thế hệ người lính trong hai cuộc kháng chiến. Vì lý tưởng cao đẹp, họ sàng sáng hi sinh vì tổ quốc. Người lính còn sống là còn chiến đấu như chi tiết nhân vật Biền bị thương tới 7 lần. Điều day dứt nhất với nhân vật tôi cũng như đồng đội đó là việc không thể tìm thấy Thái. Suốt mấy chục năm, việc phải tiếp tục hành quân mà không kịp tìm Thái là nỗi đau trong lòng các anh. Nhân vật Thái cũng như nhiều người lính khác trở thành trường hợp mất tích trong chiến tranh. Có lẽ Thái đã mãi mãi ngủ lại chiến trường năm xưa. Truyện ngắn để lại nhiều cảm xúc với người đọc, người nghe bởi những chi tiết chân thực về sự hi sinh gian khổ của người lính trên chiến trường. Truyện ngắn giúp chúng ta hiểu hơn một thời kỳ hào hùng của dân tộc, ghi nhớ công lao của những người chiến sĩ Cách mạng cho ngày hòa bình, hạnh phúc hôm nay.

Ý nghĩa đằng sau câu chuyện

Ý nghĩa đằng sau câu chuyện "nắm xôi" trong bài ca dao "Thằng Bờm" 29/5/2024

Bài ca dao “Thằng Bờm” nói về câu chuyện đổi chác kịch tính gay cấn giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp đối lập trong xã hội phong kiến. Bài ca dao kết thúc với hình ảnh “nắm xôi” gần gũi với người lao động.Không phải ngẫu nhiên mà bài ca dao “Thằng Bờm” phổ biến trong dân gian, già trẻ, lớn bé đều thích, đều thuộc. Câu chuyện “nắm xôi” tưởng giản đơn nhưng giá trị mà những câu ca để lại vô cùng đa nghĩa và thấm thía.

Rừng trong văn chương Việt

Rừng trong văn chương Việt 29/5/2024

Rừng là một trong những nguổn tài nguyên vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Chúng ta từng tự hào là đất nước có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú, diện tích rừng xếp thứ 45 trên tổng số 193 quốc gia được khảo sát, theo số liệu của tổ chức World Factbook công bố năm 2011. Liên hợp quốc đã chọn ngày 21/3 hàng năm làm Ngày Quốc tế về rừng. Còn ở nước ta, bắt đầu từ năm 1995, ngày 28/11 được chọn là Ngày Lâm nghiệp Việt Nam. Rừng cũng đã trở thành nguồn cảm hứng dồi dào cho bao tác phẩm văn học nghệ thuật trong suốt tiến trình văn học sử. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài TNVN lần này xin được dành một cuộc trò chuyện với tên gọi Rừng trong văn chương Việt để gửi tới các quý vị thính giả.

Nhà thơ Hoàng Đình Quang và những trang thơ của người cha

Nhà thơ Hoàng Đình Quang và những trang thơ của người cha "gà trống nuôi con" 27/5/2024

Là một người lính từng đi qua chiến tranh, trở về đời thường với công việc sáng tác văn chương, báo chí và xuất bản, cuộc đời nhà thơ Hoàng Đình Quang có biết bao vui buồn, kỷ niệm. Cách đây hơn 10 năm, trước ngưỡng tuổi 60, người bạn đời của ông không may mất đi, để lại một khoảng trống mênh mang và nỗi buồn, nỗi nhớ khôn nguôi.Nhiều năm sau khi mất người bạn đời, nhà thơ Hoàng Đình Quang vẫn rưng rưng xúc động khi đọc lại những sáng tác viết để tưởng nhớ bà.Trong hoàn cảnh “gà trống nuôi con”, qua những trang thơ Hoàng Đình Quang, người đọc, người nghe cảm nhận được nhịp tim khắc khoải, tấm lòng trắc ẩn của người cha tự nhận mình “nông nổi, lại cỗi cằn yêu thương”

"Người khách kỳ dị": Những điều tốt đẹp trong đời 24/5/2024

Truyện ngắn chúng ta vừa nghe chỉ gồm hai nhân vật: Đoan (người lái xe taxi) và Giàng A Tống, người Mông, muốn nhờ Đoan chở mình về Lào Cai. Tình huống truyện mở ra bất ngờ: trong một đêm mưa bụi, bỗng có người khách vẫy taxi muốn đi một hành trình khá dài, hơn 300 cây số từ Hà Nội về Lào Cai. Đoan ban đầu cũng có chút ngần ngại vì sợ những nguy hiểm tiềm ẩn, nhưng sau đã bị thuyết phục trước vẻ thật thà chất phác của Giàng A Tống. Thế nhưng, cái nút thắt quan trọng của truyện nằm ở vẻ kỳ dị của người khách đi xe, khi ông luôn khư khư ôm chiếc hòm gỗ dài nửa mét, đôi khi còn nức nở rên la đau đớn ngay cả trong giấc ngủ. Cao trào của truyện đến với sự kiện đá núi sụt lở nghiêm trọng trên con đường Đoan đưa Giàng A Tống về quê. Và khoảnh khắc mà Đoan đưa xe thoát hiểm thành công diễn ra trong gang tấc, chỉ chậm vài giây thôi thì chiếc xe rơi xuống vực. Tất cả chỉ được hé mở ở cuối truyện, khi Giàng A Tống nghẹn ngào quỳ trước hộp gỗ, bởi trong đó chính là di hài của vợ ông, muốn được về quê hương yên nghỉ. Câu chuyện giản dị mà cảm động, được nhà văn dẫn dắt và kể lại một cách tài tình, hấp dẫn, cuốn hút. Tác phẩm mang đến cho mỗi người nghe, người đọc những thông điệp sâu sắc về tình nghĩa vợ chồng, về sức mạnh của tâm linh và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.

Ca dao về vòng đời của hạt gạo

Ca dao về vòng đời của hạt gạo 23/5/2024

Người nông dân xưa và cả ngày nay đều vô cùng phấn khởi khi có những mùa vàng bội thu. Hạt thóc thu hoạch về nhà được xay xát thành gạo, thành tấm, cám, làm lương thực, rơm rạ, tro, tro trấu được sử dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Thấu hiểu vòng đời của hạt thóc, hạt gạo, cha ông ta có những ví von, ẩn dụ hết sức sâu sắc với nhiều cảnh tình trong đời sống.

"Đường biên": Biên giới nào cho lòng tốt, nhân tâm? 21/5/2024

Truyện lấy bối cảnh hai khoang bình dân và thương gia trên máy bay, cuộc đối thoại, thái độ xung đột và hòa giải giữa hai phụ nữ lớn tuổi đại diện cho hai đối tượng hành khách của chuyến bay. Chừng ấy nguồn cơn đã dễ trở thành một câu chuyện khá hấp dẫn. Mấu chốt kịch tính là cuộc sinh nở bất ngờ và cũng đầy nguy hiểm của một nữ hành khách trẻ tuổi khác. Tác giả đã đẩy cao để rồi làm dịu xuống khác biệt gây nên thái độ có phần hậm hực, cay cú của người phụ nữ ở khoang hành khách bình dân với người phụ nữ đồng lứa ở khoang hạng thương gia. Biến cố xảy ra đồng nghĩa với ranh giới giữa những con người mua vé máy bay hạng thường và hạng đặc biệt bị xóa nhòa. Họ đều là những phụ nữ lớn tuổi giàu lòng trắc ẩn, sốt sắng trước lằn ranh sinh tử và đều giang tay tình nguyện cứu giúp người sản phụ tội nghiệp. Mỗi con người, một hoàn cảnh mà phải trải qua hành trình tới nơi đất khách quê người, cuộc sống đặt ra cho họ những lựa chọn, tấm vé máy bay họ được con cái mua cho khẳng định vị trí của họ trên phương tiện di chuyển tới một vùng đất. Những tấm vé đặt ra ranh giới chỗ ngồi và cũng vô tình tạo ra khoảng cách trong lòng người, thậm chí chia cắt chân tình. Điều đó thật đáng sợ thế nhưng chỉ khi đặt vào hoàn cảnh cụ thể, những thử thách thót tim mới sáng lên nhân tâm, lòng tốt mà không một đường biên nào có thể ngăn cách. Tác giả đã thực sự kể cho người đọc, người nghe một câu chuyện đẹp như cổ tích giữa đời thường.

“Cao xanh còn những dịu dàng”: Vun vén gia đình hạnh phúc

“Cao xanh còn những dịu dàng”: Vun vén gia đình hạnh phúc 17/5/2024

Các bạn thân mến, nếu với những đôi vợ chồng hiếm muộn thì việc có được một em bé thì họ phải bỏ bao công sức, thời gian và tiền bạc. Niềm hạnh phúc của họ thật sự vỡ òa khi em bé ra đời. Thế nhưng với vợ chồng Hoài và Thương trong truyện thì việc người vợ mang bầu lại mang đến biết bao nỗi lo lắng. Bởi hai vợ chồng đã có hai cô con gái, thêm một đứa nhỏ là thêm bao điều phải lo cơm áo gạo tiền nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Cả hai vợ chồng đều là công nhân lao động, đồng lương có hạn nên việc phát sinh đứa bé thứ ba khiến Hoài chỉ thấy nặng lòng mà không thấy sung sướng. Tuy vậy, được sự động viên của chồng, của bố mẹ chồng thì Hoài cũng đón chào thành viên thứ 5 và nuôi con khỏe mạnh. Cuộc sống gia đình tuy có chút vất vả nhưng cũng tràn đầy hạnh phúc nếu không có vụ tai nạn bất ngờ xảy ra. Thương bị trấn thương nặng và có khả năng sống đời sống thực vật. Đôi vai gầy của người phụ nữ phải gồng gánh các con lại chăm lo người chồng bị bệnh. Trách nhiệm của một người mẹ, một người vợ khiến Hoài không thể gục xuống khi giờ đây cô trở thành trụ cột của cả gia đình. Dù vô vàn khó khăn nhưng trong lòng Hoài vẫn luôn hy vọng cái ngày chồng khỏi bệnh. Truyện ngắn về cuộc sống đời thương vất vả với niềm vui và nỗi buồn của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình. Hoài hạnh phúc khi có một người chống hiền lành, chăm lo cho gia đình, hạnh phúc khi có bố mẹ chống yêu thương mình. Nhưng bên cạnh đó là nỗi nhọc nhằn vất vả lo toan cho gia đình cũng như nỗi bất hạnh khi chồng bị tai nạn. Tuy truyện ngắn có không ít chi tiết buồn như Hoài sớm mồ côi cha mẹ hay Thương phải sống đời sống thực vật nhưng tông màu chủ đạo vẫn là nét tươi sáng và niềm tim vào tương lai của một người vợ, người mẹ. Cuộc đời con người luôn có những thăng trầm và hạnh phúc chỉ đến với những ai biết đối mặt và vượt qua nó.

Lúa thóc trong ca dao

Lúa thóc trong ca dao 15/5/2024

Từ ngàn năm nay, ruộng đồng và cây lúa không chỉ nuôi nấng để bao thế hệ con người Việt Nam trưởng thành mà hơn thế nữa đã trở thành một phần ký ức, ký thác nỗi niềm, tâm sự của cả một đời người. Trong những áng ca dao viết về cây lúa, chúng ta thấy hiện lên thân phận và quan niệm về cuộc sống của người nông dân. Nghiên cứu từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tiến hành khảo sát và phát hiện lời ca thuộc về trường nghĩa chỉ lúa và các sản phẩm làm từ lúa, chiếm hơn 8 % trong tư liệu “Kho tàng ca dao người Việt”. Như vậy, số lượng các từ ngữ chỉ lúa và sản phẩm làm từ lúa xuất hiện trong ca dao là khá phong phú, đa dạng. Từ những tên gọi cây lúa cho đến bộ phận của cây lúa, giống lúa, sản phẩm được làm từ lúa và món ăn cơ bản từ lúa của cư dân nông nghiệp lúa nước như lúa, mạ, thóc, gạo, cơm, cháo, xôi, bánh,… xuất hiện nhiều lần trong ca dao.

Tô Thùy Yên – Giọt rượu hồng trong cuộc bể dâu

Tô Thùy Yên – Giọt rượu hồng trong cuộc bể dâu 15/5/2024

Trong các gương mặt thi ca miền Nam nổi danh trước 1975, Tô Thùy Yên được xem là một trong những tên tuổi nổi bật. Ông có thơ đăng báo Đời mới từ trước 20 tuổi và là người miền Nam duy nhất góp phần xây dựng nhóm Sáng tạo với một tinh thần quyết liệt đổi mới thi ca. Trải qua những biến cố thăng trầm trong đời sống cá nhân, gắn vói những bước ngoặt lịch sử của dân tộc, Tô Thùy Yên sang Mỹ định cư từ 1993 và qua đời sau đó 26 năm, hưởng thọ 81 tuổi. Nhân dịp kỷ niệm tròn 05 năm ngày Tô Thùy Yên qua đời, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài TNVN xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Tô Thùy Yên – Giọt rượu hồng trong cuộc bể dâu

"Ngưu hoàng": Hồn làng xưa 14/5/2024

Truyện ngắn Ngưu hoàng kể câu chuyện về hồn làng xưa đang rã ra từng mảnh từ câu chuyện ứng xử với căn nhà từ đường của cha ông trong một gia đình nông thôn dần bỏ làng ra phố. Thổ cư của lão bá hộ rộng cả mẫu với những cây ăn trái lâu năm đã thành rừng cây cổ thụ, nhà ngang dãy dọc, chuồng trại, nhà kho khang trang lại có nhà cho kẻ ăn người ở…Trong ngôi nhà cổ bày biện toàn đồ gia bảo, nhưng “Bọn phá hoại”. Lão rủa inh lên mỗi độ về thăm nhà. Nhưng là rủa chung chung thôi. Bọn phá hoại chính là ba thằng con trai lão. Đứa này xin tấm phản gỗ dày cả gang tay về xẻ làm sa lông thẻ, đứa kia xin cái tràng kỷ chạm khắc xà cừ về kê nằm mát, đứa thì cái mâm đồng, đứa thì chở chum vại, hũ có tuổi hơn trăm năm… Rồi những đồ đạc quý ấy cũng chẳng còn ở trong nhà ba đứa con. Đứa bán cho đám đồ cổ, đứa vứt đi thay đồ hiện đại…Tan hoang này có lỗi của lão. Chính lão cũng không thấy hết giá trị ngôi nhà của cha mẹ để lại và đã dễ dãi vứt bỏ. Ba đứa con trai không đứa nào thèm nhận nhà từ đường và lão cũng hùa về phố ở với chúng. Cuối cùng, cảm thấy mình sắp chết, lão về lại cơ ngơi xưa. Về để lão tự cứu mình, cứu ngôi nhà tổ tiên. Ký ức vụt dậy, câu chuyện về ngưu hoàng – cái túi mật của con bò vàng do lão thầy Miên nói, là một loại kỳ dược, có thể cải tử hoàn sinh. Bản năng sống âm ỷ trong cơ thể rệu rã của lão bùng lên như bấc cạn dầu, mùi hương của đàn bà, cả hương âm con ma nữ áo trắng đi từ dưới ao lên từng trong mơ biến gã trai mười bảy là lão thành đàn ông rồi cứ nương vào hương vợ, cả các cô con dâu lẫn đứa người làm mà thức dậy, lan tỏa, mời gọi lão. Hồn làng xưa ngụ trong hồn của lão, hồn lão ngụ trong cơ thể đang dần tàn lụi còn chính lão thì ngụ trong ngôi nhà rường đang mòn mỏi giữa đàn mối mọt kiên trì và ráo riết gặm nhấm. Kết truyện, lão bá hộ chết ngay trên chính mảnh đất cha ông thật có ý nghĩa, và mang tính biểu tượng…

"Ngưu hoàng": Hồn làng xưa 14/5/2024

Truyện ngắn Ngưu hoàng kể câu chuyện về hồn làng xưa đang rã ra từng mảnh từ câu chuyện ứng xử với căn nhà từ đường của cha ông trong một gia đình nông thôn dần bỏ làng ra phố. Thổ cư của lão bá hộ rộng cả mẫu với những cây ăn trái lâu năm đã thành rừng cây cổ thụ, nhà ngang dãy dọc, chuồng trại, nhà kho khang trang lại có nhà cho kẻ ăn người ở…Trong ngôi nhà cổ bày biện toàn đồ gia bảo, nhưng “Bọn phá hoại”. Lão rủa inh lên mỗi độ về thăm nhà. Nhưng là rủa chung chung thôi. Bọn phá hoại chính là ba thằng con trai lão. Đứa này xin tấm phản gỗ dày cả gang tay về xẻ làm sa lông thẻ, đứa kia xin cái tràng kỷ chạm khắc xà cừ về kê nằm mát, đứa thì cái mâm đồng, đứa thì chở chum vại, hũ có tuổi hơn trăm năm… Rồi những đồ đạc quý ấy cũng chẳng còn ở trong nhà ba đứa con. Đứa bán cho đám đồ cổ, đứa vứt đi thay đồ hiện đại…Tan hoang này có lỗi của lão. Chính lão cũng không thấy hết giá trị ngôi nhà của cha mẹ để lại và đã dễ dãi vứt bỏ. Ba đứa con trai không đứa nào thèm nhận nhà từ đường và lão cũng hùa về phố ở với chúng. Cuối cùng, cảm thấy mình sắp chết, lão về lại cơ ngơi xưa. Về để lão tự cứu mình, cứu ngôi nhà tổ tiên. Ký ức vụt dậy, câu chuyện về ngưu hoàng – cái túi mật của con bò vàng do lão thầy Miên nói, là một loại kỳ dược, có thể cải tử hoàn sinh. Bản năng sống âm ỷ trong cơ thể rệu rã của lão bùng lên như bấc cạn dầu, mùi hương của đàn bà, cả hương âm con ma nữ áo trắng đi từ dưới ao lên từng trong mơ biến gã trai mười bảy là lão thành đàn ông rồi cứ nương vào hương vợ, cả các cô con dâu lẫn đứa người làm mà thức dậy, lan tỏa, mời gọi lão. Hồn làng xưa ngụ trong hồn của lão, hồn lão ngụ trong cơ thể đang dần tàn lụi còn chính lão thì ngụ trong ngôi nhà rường đang mòn mỏi giữa đàn mối mọt kiên trì và ráo riết gặm nhấm. Kết truyện, lão bá hộ chết ngay trên chính mảnh đất cha ông thật có ý nghĩa, và mang tính biểu tượng…

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ