Ngày hôm sau ông Duy chở cả nhà đi về hướng Vũng Tàu. Cả gia đình lên một tàu đánh cá của ngư dân chở thuê người tị nạn ra tàu Hải quân cách bờ biển hơn chục hải lý. Sau 3 ngày lênh đênh trên biển, chủ tàu đánh cá thông báo tàu sắp hết dầu nên phải tấp vào một hòn đảo. Hàng trăm người di tản ban đầu rất hoảng hốt. Nhưng sau đó, họ phải lên đảo để chờ tàu đón. Lại nói về Sơn và Hoàng, cả hai được thả tự do. Sơn và Hoàng nhận ra trước mặt họ là những người lính trong quân phục màu xanh. Sài Gòn đã giải phóng. Mọi thứ đã thay đổi, Sơn và Hoàng nhận ra khi đi trên phố. Sơn tìm đến nhà Diễm và nhận được câu trả lời rằng, cả gia đình Diễm đã bỏ trốn hai tuần nay. Sơn nhận được ít tiền từ bà Mười, bà giục Sơn về quê. Sơn lên tàu trở ra Đà Nẵng. Xứ Quảng quê anh sau giải phóng có nhiều sự thay đổi. Gặp lại cha mẹ Sơn đã khóc, mẹ anh khóc oà lên vì mừng. Đứng trước ban thờ 3 người anh cha mẹ Sơn đã không giấu được sự xúc động, năm người con nay chỉ còn hai. Khi biết Sơn trở về làng, Anh Hai cũng về và khuyên Sơn đi học. Sơn được kết nạp vào Đoàn thanh niên. Đây là điều kiện để Sơn tiếp tục được đi học. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Những ngày sống cạnh Hoàng, Sơn nhận ra Hoàng thay đổi khá nhiều. Hoàng quan tâm đến các vấn đề chính trị. Đặc biệt anh tỏ ra bất mãn với nhà cầm quyền đương thời. Hoàng cũng kể với Sơn nhiều lần tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên “chống quân sự hóa học đường”. Hoàng rủ Sơn gia nhập với sinh viên tham gia những cuộc biểu tình nhưng Sơn từ chối. Sơn cảm thấy không phù hợp với một người xuất thân từ làng quê như anh. Sáng chủ nhật hôm đó, Hoàng đứng đầu một nhóm sinh viên và xuống đường biểu tình. Sơn vẫn nằm trên gác, đang nghĩ về Hoàng thì xe cảnh sát đã đỗ xịch trước nhà trọ. Họ khám xét, đưa Sơn về đồn. Sau đó, Hoàng cũng bị bắt. Hoàng và Sơn bị tra khảo nhưng Hoàng rất bình tĩnh. Cảnh sát nghi ngờ Hoàng và Sơn là Việt cộng nhưng Hoàng đã trả lời thẳng thắn, chúng tôi là sinh viên và chúng tôi có quyền được đấu tranh. Nghe tin Sơn bị bắt, Diễm hoảng hốt, cô tìm mọi cách để cứu Sơn ra. Cô tìm đến Trang ở quán bar để kết nối với viên cố vấn Mỹ. Nhưng khi Diễm đến quán bar thì Trang đã đi khỏi nơi này. Chỉ còn một cách, Diễm tìm đến nhà Thành với hy vọng là Thành sẽ giúp nhưng Thành không được về nhà từ mấy tháng nay. Khi Diễm trở về nhà, cô thấy mọi thứ đang đảo lộn. Bà Thu - mẹ cô giục giã cô thu xếp hành lý để sáng mai lên tàu di tản. Nghe lời mẹ, Diễm thu xếp hành lý trong tâm trạng bấn loạn. Cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Những ngày sống cạnh Hoàng, Sơn nhận ra Hoàng thay đổi khá nhiều. Hoàng quan tâm đến các vấn đề chính trị. Đặc biệt anh tỏ ra bất mãn với nhà cầm quyền đương thời. Hoàng cũng kể với Sơn nhiều lần tham gia các cuộc biểu tình của sinh viên “chống quân sự hóa học đường”. Hoàng rủ Sơn gia nhập với sinh viên tham gia những cuộc biểu tình nhưng Sơn từ chối. Sơn cảm thấy không phù hợp với một người xuất thân từ làng quê như anh. Sáng chủ nhật hôm đó, Hoàng đứng đầu một nhóm sinh viên và xuống đường biểu tình. Sơn vẫn nằm trên gác, đang nghĩ về Hoàng thì xe cảnh sát đã đỗ xịch trước nhà trọ. Họ khám xét, đưa Sơn về đồn. Sau đó, Hoàng cũng bị bắt. Hoàng và Sơn bị tra khảo nhưng Hoàng rất bình tĩnh. Cảnh sát nghi ngờ Hoàng và Sơn là Việt cộng nhưng Hoàng đã trả lời thẳng thắn, chúng tôi là sinh viên và chúng tôi có quyền được đấu tranh. Nghe tin Sơn bị bắt, Diễm hoảng hốt, cô tìm mọi cách để cứu Sơn ra. Cô tìm đến Trang ở quán bar để kết nối với viên cố vấn Mỹ. Nhưng khi Diễm đến quán bar thì Trang đã đi khỏi nơi này. Chỉ còn một cách, Diễm tìm đến nhà Thành với hy vọng là Thành sẽ giúp nhưng Thành không được về nhà từ mấy tháng nay. Khi Diễm trở về nhà, cô thấy mọi thứ đang đảo lộn. Bà Thu - mẹ cô giục giã cô thu xếp hành lý để sáng mai lên tàu di tản. Nghe lời mẹ, Diễm thu xếp hành lý trong tâm trạng bấn loạn. Cô không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Nhà thơ, nhà báo Khánh Văn – Trần Nhật Minh sinh năm 1981, quê Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội nguyên phóng viên Báo Phụ Nữ Thủ Đô, biên tập viên – phóng viên VTC14. Đã từng sống một cuộc đời nhiều nhiệt thành, viết cũng đầy nhiệt thành, giờ đây, Trần Nhật Minh đã về với đất mẹ, quê hương Hoàng Xá – Vân Đình (Hà Nội), dấu ấn thi sĩ để lại trong lòng bè bạn vẫn còn nguyên vẹn.
Kinh Bắc vốn là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Nơi đây tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng như tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, nem Bùi, bánh đa nem Thổ Hà, bánh đa Kế, mì Chũ, vải thiều Lục Ngạn... Chính nơi đây, dân ca quan họ và hội Gióng được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể; mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thế giới. Mỗi độ sang Xuân, đất Kinh Bắc lại rộn ràng nhiều lễ hội.
Sơn ở tạm trên căn gác nhà bà Mười. Nhớ Diễm những ngày tháng qua, giờ xa cách chưa có dịp gặp lại. Sơn băn khoăn về mối tình với Diễm. Có điều gì đó cản trở rất mơ hồ, Sơn cảm thấy mình không xứng đáng để có được tình cảm của Diễm - người con gái xinh đẹp, đài các, người mà bao chàng trai có địa vị đang theo đuổi. Nhận được tin dữ từ chú Lê Lý, Sơn đau đớn vô cùng, 3 người anh đã chết. Sơn muốn về quê nhưng chú Lý bảo cha anh kiên quyết không cho về. Sơn đang trốn lính, về quê lúc này sẽ bị bắt, không bên này thì bên kia. Phải trốn lính bằng mọi giá, đợi ngày hết chiến tranh. Nghe lời khuyên của chú Lê Lý, Sơn ở lại. Về Sài Gòn, Sơn gặp lại Hoàng và may mắn, Hoàng đã hẹn Diễm để Sơn được gặp cô ấy. Gặp lại Diễm, Sơn vui mừng nhưng có chút e ngại, băn khoăn bởi Sơn không làm được việc gì ngoài việc tìm nơi ẩn náu. Sơn kể với Diễm những gì đã xảy ra trong thời gian qua. Diễm vẫn luôn dành cho Sơn tình cảm và sự cảm thông, thấu hiểu. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Cuộc chiến đang hồi căng thẳng trước mùa gặt, liên tiếp xảy ra những trận đánh kinh hoàng. Ông Giới và ông Ruộng chứng kiến rõ nhất cảnh trâu bò, lợn gà chạy tán loạn, vướng mìn chết la liệt. Chỉ sau một đêm cảnh tan hoang cửa nhà, người chết, vật chết đầy đường, Nhà ông Ruộng chỉ còn lại đống tro tàn. Đau xót hơn, vừa lúc ấy, ông nhận tin dữ 3 đứa con ông là Trí ,Giang và Thủy đã chết. Trí và Thủy là lính cộng hòa còn Giang là bộ đội của quân giải phóng. Vợ ông, bà Kha Ly suy sụp khi chứng kiến 3 đứa con nằm cạnh nhau chờ lính đến khâm liệm và mai táng. Ông Ruộng bình tĩnh hơn vợ. Ông nhận tiền tử tuất của 2 thằng con và nhờ ông Tư Duy lo cho Sơn - thằng con trai út của ông đang bị Việt cộng bắt vào rừng. Giữ lời hứa với ông Ruộng, ông Lý Lê và ông Tư Duy đã giúp Sơn. Sơn có giấy hoãn dịch và thẻ sinh viên giả để không phải đi lính. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp theo tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Theo lời kể của bà Mười thì ông Tư cụt tên thật là Nguyễn Văn Dũng, tên thánh là Phê-rô. Ông là con thứ tư trong một gia đình Công giáo. Của cải từ thời ông cố để lại, đến đời cha mẹ ông thêm nghề buôn bán tơ lụa với người Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc… nên trở thành nhà tư sản lớn nhất thời ấy ở phía Bắc. Dũng ngay từ nhỏ tính khí hiền lành nên được cha mẹ gửi vào nhà thờ. Vì thế khi biến cố gia đình xảy ra thì may mắn thoát nạn và Dũng đã theo dòng người di cư vào Nam. Anh kết hôn với cô Lài và sinh ra Hùng Hippie. Sơn rất cảm phục Hùng vì tính khí mạnh mẽ, quyết đoán, luôn mang trong mình lý tưởng về công cuộc giải phóng. Phải chăng vì điều này mà chính quyền Sài Gòn đã ra lệnh bắt giữ ông Dũng, tức Tư cụt hòng khiến Hùng Hippie phải lộ diện? Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Sơn đã rất bất ngờ khi nhìn thấy lá cờ có hình ngôi sao vàng ở giữa đang nằm gọn trong bao tải bột mì mà anh đã dùng để gối đầu trong suốt thời gian trú nhờ nhà bà Mười. Vậy bà Mười là ai? Tại sao bà ấy lại sẵn sàng cưu mang khi biết anh là người của quân Giải phóng vừa từ chiến khu trở về? Sơn cảm thấy bà Mười không phải là người đơn giản. Bằng chứng là bà không chỉ bán rượu cho các thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng hòa, mà còn chơi thân, giúp đỡ và nhận một phi công Mỹ làm con nuôi… Vậy tại sao bà Mười lại phải làm thế? Sơn muốn đi tìm câu trả lời cho điều thắc mắc này. Trở lại với tâm trạng của Diễm khi đọc bức thư của Sơn. Mặc dù cô đang rất buồn vì nội dung thư không hề nhắc tới tình cảm của anh dành cho mình, nhưng cô lại khá bất ngờ vì lý tưởng mà Sơn đang theo đuổi. Hình ảnh của Sơn cùng câu chuyện về thời niên thiếu của anh bỗng chốc chiếm trọn tâm trí Diễm. Thậm chí cô đã xúc động khi Sơn chia vẻ về cuộc đời xấu số của người bạn tên Hương thời học phổ thông. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Tác phẩm vinh dự được nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua.
Trong một lần Diễm cùng với Thành tới thăm mộ của anh hai Trần Văn Tâm thì họ đã gặp Hùng Hippie và Hoàng Phong. Cuộc gặp này đã giúp Diễm biết được đôi chút tin tức về Sơn, rằng anh ấy đã tham gia vào lực lượng quân Giải phóng ở tỉnh Tây Ninh. Nhưng Diễm đâu biết rằng đây chỉ là một phần kế hoạch đã được Sơn và Ba Em thực hiện nhằm giúp hai người nhanh chóng có cơ hội quay trở lại thành phố.
Sau hai tháng Sơn gặp Hùng ở Tây Ninh, thì trong một lần bị quân địch càn quét, Sơn đã bị mất liên lạc với Ba Em khi hai người đang ẩn lấp trong rừng. Nhờ già làng Điểu Hạp cùng dân làng sinh sống ở Sóc Bưng Sê giúp đỡ, nên Sơn đã thuận lợi trở lại thành phố. Hiện anh đang ở trên căn gác của nhà bà Mười, cách nhà của Diễm vài trăm bước chân. Tại sao cơ hội thuận lợi như vậy mà Sơn lại chưa đến gặp Diễm?
Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Truyện ngắn Thông trên núi Sơn Viện của tác giả Lê Đình Trung là tiếng vọng từ quá khứ, sống dậy trong nhân vật kể chuyện xưng Tôi-người con gái mang tâm hồn vụn vỡ, ký ức là những mảnh ghép đau thương chắp vá, vì không đủ mạnh mẽ để đối diện, cô chọn cách trốn chạy đau buồn trong suốt mười năm mới trở lại thăm quê. Truyện lên án tư tưởng trọng nam khinh nữ, cái tư tưởng lỗi thời, lạc hậu nhưng vẫn còn bám rễ ăn sâu vào nết ăn lối nghĩ của không ít người nhà quê. Sự ám ảnh của tư tưởng ấy như ngọn lửa thiêu rụi đi lương tri, sự tỉnh táo cần có của một con người, khiến con người ấy đánh mất mình và làm tan vỡ hạnh phúc gia đình. May thay, sau tất cả những đớn đau, những biến cố, tình người là thứ còn lại duy nhất để xoa dịu, chữa lành những vết thương sâu hoắm, nhức buốt tưởng như khó có thể lành được. Thông trên núi Sơn Viện có nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, văn phong giản dị, tình tiết truyện chân thực đã chạm đến cảm xúc, rung động trong trái tim người đọc người nghe.
Sơn và Ba Em sau khi trở về Cam Bốt thì nhanh chóng được đồng chí Nguyễn Văn Bảy, phụ trách mặt trận khu vực Bắc Tây Ninh mời tham gia vào lực lượng Việt Minh. Tuy chưa biết tương lai sau này thế nào, nhưng cả Sơn và Ba Em đều đồng ý làm thủ tục gia nhập lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Hằng ngày được làm việc cùng với anh Ngợi và cô du kích tên Hiền đã phần nào giúp Sơn nguôi ngoai nỗi nhớ Diễm. Bởi Hiền có nhiều nét giống với Diễm, đặc biệt là khuôn mặt và mái tóc. Lúc này thì Thành đang có cơ hội rất lớn để bày tỏ tình cảm dành cho Diễm. Nhưng anh lại e ngại bởi nếu nói ra điều này mà bị Diễm từ chối thì coi như vĩnh viễn mất cô ấy. Trong cuộc sống Thành không thiếu một thứ gì bởi cha anh là doanh nhân Trần Xuân Danh- Giám đốc Công ty Âu dược Thành Danh – chuyên cung cấp thuốc và thiết bị y tế lớn nhất Sài Gòn và Thủ Biên. Thành hiện đang là sĩ quan Không quân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Vậy những gì Thành đang có, có giúp anh chinh phục được Diễm không? Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp theo tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Những trang truyện đằm sâu khi viết về thời gian ở cữ nhiều khó khăn của Trang khi cô có con ngoài giá thú với Giôn- một người lính không quân của quân đội Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Lúc cô sinh con thì Giôn đang nhận nhiệm vụ ném bom ngoài miền Bắc. Thời gian sau, Trang cũng không thấy anh ta quay trở về tìm cô. Để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi con, Trang quyết định quay trở lại quán bar Thiên Thai làm việc, mặc cho Diễm và dì Thục Hạnh can ngăn và phản đối. Trong khi đó thì Sơn và Ba Em đã được anh Hai Khánh khuyên nên trở về khu rãy Cam Bốt (thuộc tỉnh Tây Ninh) của gia đình để lánh nạn chờ thời cơ. Đây được xem là nơi an toàn nhất cho cả hai người khi không muốn tham gia vào nghĩa vụ quân sự. Sau nhiều ngày băng rừng, Sơn và Ba Em đã trở về Cam Bốt được an toàn. Hai người gặp lại chị Hai Khánh. Thời gian sống ở đây càng khiến Sơn nghĩ nhiều tới Diễm và quê hương Quảng Nam của mình. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp theo tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Những ngày tháng Hai, tháng Ba âm lịch, không khí hội Xuân rộn ràng ở nhiều đền chùa khắp đất nước ta. Nhiều câu ca dao xưa truyền tụng tới ngày nay diễn tả một cách sinh động như một cách nhắc nhớ về các hội Xuân lâu đời.